Kinh nghiệm kinh doanh thực tế luôn là điều cần thiết để biến ý tưởng của bạn thành công nhanh chóng. Dù bạn muốn kinh doanh ở lĩnh vực nào thì hãy đọc bài viết về kinh nghiệm kinh doanh của 123Job nhé!
Kinh doanh là một trong những lĩnh vực lớn, quan trọng, đem lại nguồn thu nhập cao trong xã hội ngày nay. Khi đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, nhu cầu mua bán của con người càng tăng lên thì thị trường kinh doanh càng tất bật. Vậy nếu bạn muốn kinh doanh thì cần bắt đầu từ đâu? Để kinh doanh hiệu quả thì bạn cần lưu ý những gì? Cùng mangtuyendung.vn tìm hiểu về những kinh nghiệm kinh doanh quý báu mà chúng tôi đúc kết trong bài viết này nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. 10 lời khuyên dành cho những người muốn kinh doanh
1. Học hỏi về nghệ thuật bán hàng
Trong kinh doanh, nghệ thuật bán hàng là chìa khóa vô cùng quan trọng, quyết định xem bạn có bán được nhiều hàng hay không. Người bán hàng giỏi là người nắm trong tay nghệ thuật bán hàng online xuất sắc. Họ biết cách tạo dựng một cuộc giao tiếp thân thiện, làm khách hàng cảm thấy nhận được nhiều lợi ích và quyết định mua hàng. Đây được xem là kinh nghiệm kinh doanh quý báu nhất và là lời khuyên đầu tiên dành cho người mới bắt đầu.
Học hỏi nghệ thuật bán hàng là chìa khóa quan trọng để thu hút khách hàng
2. Nghệ thuật bán hàng cũng có thể giúp ích cho bạn
Nghệ thuật bán hàng không chỉ giúp bạn thuận lợi trong công việc, nó còn tập cho bạn những thói quen tốt trong cuộc sống. Nó giúp bạn tránh được sự bất hòa, phòng ngừa xích mích và tạo được ảnh hưởng lên người xung quanh. Đây là nguyên tắc mà khi bạn đạt đến vị trí nào cũng cần nắm vững. Chính đặc trưng của nghệ thuật bán hàng là luôn tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nên nó sẽ giúp bạn học cách quan tâm đến người khác, thấu hiểu và giúp đỡ họ. Từ đó, họ sẽ tôn trọng bạn, giúp bạn có uy tín trong nghề.
3. Tập luyện cách bán hàng trong một năm
Bạn muốn có kinh nghiệm kinh doanh thì hãy bắt đầu tập luyện cách bán hàng trong ít nhất một năm. Tập cách bán hàng sẽ giúp bạn cải thiện được cách tạo ảnh hưởng đến người khác. Khi bạn đã bán được hàng cho khách hàng nghĩa là họ tin vào những điều bạn nói về sản phẩm. Dần dần, khi bạn đã quen và trở thành nhân viên bán hàng chuyên nghiệp thì bạn sẽ có được cho bản thân tính khả ái, nhanh trí, sự thấu hiểu, tài dẫn dắt và sự tự tin.
Tập luyện bán hàng trong một năm
4. Tập bán một món hàng chuyên môn trong một hai năm
Bán được nhiều món hàng khác nhau chưa phải là điều khó nhất trong kinh doanh, điều khó nhất chính là việc cùng một mặt hàng nhưng bạn bán được với giá cao hơn đối thủ. Nhưng bạn phải đảm bảo được rằng khách hàng hài lòng với mức giá đó và lợi ích họ nhận được. Đặc biệt là trong kinh nghiệm kinh doanh quần áo, giá có cao nhưng khách hàng vẫn sẵn sàng mua và lợi nhuận thu được cao bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào sự tài giỏi trong bán hàng và cách tạo thương hiệu của bạn.
5. Có chính sách bán hàng thật rõ ràng
Khi quyết định kinh doanh, bạn phải nghiên cứu thật kỹ xem đối tượng khách hàng mình hướng tới là ai? Bạn cần xác định rõ mình muốn phục vụ và giữ lượng khách hàng ở phân khúc nào, sau đó sẽ phân bổ những mặt hàng mà khách hàng muốn có.
Ví dụ: Đối tượng cửa hàng giày cao gót hướng đến là doanh nhân nữ thành đạt thì bạn không thể bán những đôi giày hàng nhái, hàng kém chất lượng giá rẻ, có thể bạn sẽ bán được cho nhóm đối tượng khác nhưng sẽ mất đi khách hàng mục tiêu.
“Đừng vì chạy theo đồng xu để mất đồng bạc” – Đây là kinh nghiệm kinh doanh đắt giá mà bạn phải suy ngẫm thật kỹ đó.
6. Quan niệm danh từ “giá bán” ra sao
Giá bán = Giá vốn + Tiền lãi
Nếu bạn kinh doanh không có lãi thì đó không được gọi là kinh doanh. Không có một việc kinh doanh nào có thể tồn tại được mà không có lãi, dù ít hay nhiều thì bạn cũng phải có. Dẫu biết nhiều khi bán hàng, chúng ta phải bán với mức giá chỉ đủ thu lại vốn (nghĩa là không có lãi), với trường hợp như vậy, số tiền bạn thu vào không được gọi là giá bán mà chỉ là một phần của giá bán mà thôi.
7. Bán “phá giá” là một bước đường cùng
Trong kinh nghiệm kinh doanh mà bạn được truyền lại từ người đi trước, bán “phá giá” được xem là bước đường cùng của kinh doanh. Cách này không chỉ làm mất thêm tiền của bạn mà còn phá đi công cuộc làm ăn buôn bán của người khác, khi bạn bán như vậy, không khách hàng nào lại đi mua một sản phẩm tương đương mà có giá cao hơn nhiều cả. Bạn hãy nhớ rằng, chỉ sử dụng đến nó khi bạn không còn cách khác để giảm thua lỗ nặng.
Bán phá giá được xem là bước đường cùng trong kinh doanh
8. Căn cứ trên phẩm chất món hàng hơn là giá bán
Trong kinh doanh, bạn không được phép bán hàng kém phẩm chất. Dù bạn có bán những món hàng bình thường nhưng hãy tạo cho nó những giá trị nhất định để khách hàng cảm thấy số tiền mình bỏ ra tuy ít nhưng sẽ nhận lại được nhiều. Với kinh nghiệm kinh doanh online sẽ thấy được điều này rõ nhất, khách hàng rất lo sợ về sản phẩm trên hình không giống với thực tế khi nhận hàng. Khi lập giá bán, bạn phải tính cả phần tiền lãi bằng cách đề cao những ưu điểm của món hàng thay vì chỉ để ý đến giá rẻ. Khách hàng sẽ thích mua với giá đắt hơn một chút nhưng nhận được món hàng chất lượng đó.
9. Không nên sản xuất cũng đừng kinh doanh những món hàng xoàng xĩnh
Nói về phẩm chất của một món hàng sẽ có 3 mức thể hiện: Thật tốt, tốt và rất không tốt. Nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh thì phải học cách loại ra tất cả những món hàng xấu.
Từ kinh nghiệm kinh doanh của những người đi trước, bạn muốn kinh doanh thành công thì không thể kết nạp những thứ đồ xoàng xĩnh, dù chỉ là việc bán những giấy tờ viết tay, viết thư… Những người chuyên bán những đồ không tốt có thể kiếm được rất nhiều tiền nhưng ngoài tiền ra thì họ không nhận được một thứ gì khác. Họ không thể nổi tiếng trong thương trường được, và sự tin tưởng và nổi tiếng chẳng phải là mục tiêu cuối cùng trong kinh doanh sao.
10. Căn cứ trên phẩm chất của món hàng, không phải trên giá bán rẻ
Ngày nay, chính sách hạ giá không còn được khách hàng đánh giá cao mà có khi dẫn đến thảm bại trong kinh doanh. Khách hàng tỏ ra nghi ngờ, tại sao lại thường xuyên giảm giá các mặt hàng như vậy, liệu chất lượng có được đảm bảo? Hãy thật khôn ngoan khi quyết định những chính sách hạ giá đó, và hãy căn cứ trên phẩm chất của món hàng bạn bán ra.
II. 5 kinh nghiệm kinh doanh dành cho người mới bắt đầu
Khi bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về kinh nghiệm kinh doanh, về vốn…. Vậy bạn phải làm thế nào để thành công? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Chọn đúng lĩnh vực sở trường
Nếu bước ban đầu bạn đã chọn sai thì bạn sẽ thất bại và không thể cạnh tranh với những thương hiệu tên tuổi đã khẳng định được mình trên thị trường. Hãy bắt đầu từ kinh nghiệm kinh doanh và sở trường bạn giỏi nhất để đầu tư nghiêm túc thời gian, tiền bạc, công sức vào kinh doanh. Khi đó, bạn có thể đưa ra được phương án kinh doanh tốt nhất vì bạn hiểu sâu về lĩnh vực đó.
Ví dụ: Bạn có kinh nghiệm kinh doanh homestay thì bạn có thể tiếp tục kinh doanh, có thể là một địa điểm khác thuận lợi hơn thay vì chọn kinh doanh một lĩnh vực khác chưa có kinh nghiệm.
2. Phát triển nguồn vốn kinh doanh
Với số vốn kinh doanh ban đầu bạn phải tính toán cẩn thận để tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn ở mức an toàn (mức hòa vốn). Khi công việc kinh doanh ổn định rồi thì bạn nên nghĩ đến các phương án tái đầu tư hay mở rộng thị trường để phát triển cho nguồn vốn của công ty.
Có rất nhiều cách để mở rộng nguồn vốn của công ty như đầu tư gia tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ hiện tại, đầu tư cho sản phẩm mới, mở rộng thị trường…. Nhưng dù làm gì thì bạn luôn cần học hỏi kinh nghiệm kinh doanh cà lường trước được những rủi ro có thể gặp phải và có sẵn phương án giải quyết.
Hãy nắm bắt cơ hội để phát triển nguồn vốn kinh doanh
3. Bắt đầu chậm mà chắc
Giai đoạn đầu của việc kinh doanh luôn là giai đoạn khó khăn và dễ vấp ngã nhất nên bạn phải vun đắp, cải thiện từng bước một, trau dồi kinh nghiệm kinh doanh để doanh nghiệp dần phát triển và mạnh mẽ hơn. Để thành công thì bạn không thể nóng vội, bắt đầu chậm mà chắc chắn.
Bạn đừng tham vọng và làm hoành tráng ngay từ đầu khi chưa có vốn nhiều, vừa làm vừa tích vốn là kinh nghiệm kinh doanh nhất thiết bạn phải nhớ kỹ. Đừng đầu tư lớn ngay khi bạn mới chỉ khởi nghiệp kinh doanh nhỏ, vì rủi ro sẽ đến rất nhiều, bạn khó có thể chống đỡ được.
4. Hãy bắt đầu với sự sáng tạo
Các startup thành công luôn có những ý tưởng kinh doanh độc đáo. Tốt nhất là bạn bắt đầu kinh doanh với những sản phẩm mới có trên thị trường. Tuy việc này không có nhiều kinh nghiệm kinh doanh và có rất nhiều rủi ro khi bạn phải bắt đầu từ con số 0 nhưng thực sự thì kinh doanh là một trò chơi của sự sáng tạo. Ai là người sáng tạo hơn thì người đó sẽ chiến thắng.
Hãy bắt đầu bằng sự sáng tạo
Vậy làm thế nào để sáng tạo trong kinh doanh? Bạn hãy học cách quan sát thị trường, đánh giá nhu cầu của thị trường, nhiều khi sáng tạo lại nằm trong những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống.
Ví dụ: Bút chì hình tròn rất dễ lăn xuống đất, thay vào đó, bạn sản xuất ra bút chì dáng lục giác, sẽ khắc phục được yếu điểm trên.
5. Luôn giữ vững niềm tin và động lực
Khi kinh doanh, thách thức là điều khó tránh khỏi, bạn phải học hỏi kinh nghiệm kinh doanh từ những người cùng lĩnh vực.
Ví dụ: Bạn yêu thích cafe và muốn kinh doanh mặt hàng này thì hãy học hỏi kinh nghiệm kinh doanh quán cafe từ những chủ cửa hàng đã có thương hiệu, họ sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích.
Những lời khuyên và kinh nghiệm đó chỉ là một phần trong kinh doanh, bạn và doanh nghiệp của bạn phải xây dựng những thành tích, lấy được sự yêu mến của khách hàng….Muốn làm được điều đó, bạn phải luôn giữ được quyết tâm và động lực trong kinh doanh.
III. Kinh nghiệm kinh doanh nhỏ lẻ: Muốn thành công phải có chiến lược
Những người đã từng có kinh nghiệm kinh doanh cho rằng buôn bán với quy mô vừa và nhỏ có khả năng thành công cao hơn bởi vì bạn sẽ dễ dàng tập trung phục vụ phân khúc khách hàng mục tiêu. Nhưng bạn phải biết rằng, bạn kinh doanh mặt hàng hay quy mô nào cũng cần phải có chiến lược cụ thể. Dù bạn có kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ, kinh nghiệm kinh doanh đồ ăn sáng nhỏ lẻ đến kinh nghiệm kinh doanh bất động sản lớn thì một chiến lược tốt sẽ giúp việc kinh doanh của bạn hiệu quả và thành công nhanh chóng.
1. Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định được khách hàng và hành vi mua sắm của họ được xem là chiến lược quan trọng nhất để thành công trong lĩnh vực bán lẻ. Khi nắm vững được những điều trên, bạn sẽ biết phải hướng đến nhóm khách hàng nào để bán sản phẩm phù hợp, sau đó tùy vào nhu cầu mà thay đổi tính năng, chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, dù bạn có là một nhà bán hàng đã có kinh nghiệm kinh doanh hay mới bắt đầu thì bạn cũng cần đọc và tham khảo thêm một số chiến lược đã được chứng minh về sự thành công của các doanh nghiệp nổi tiếng.
Chiến lược kinh doanh quan trọng là xác định được khách hàng mục tiêu
2. Kết thân với những khách hàng chịu chi trả cho đa phần những mặt hàng có lợi nhuận cao
Trong kinh nghiệm kinh doanh, bạn hãy tập trung đáp ứng đối tượng khách hàng luôn đặt ra câu hỏi: Bạn có gì mới không? Một khách hàng như vậy luôn sẵn sàng chi trả một số tiền để có được sản phẩm đó. Chỉ khi nào bạn xác định được những mặt hàng cần có trong cửa hàng của mình, tức là bạn đã thực sự hiểu khách hàng của bạn cần gì thì khi đó khách hàng sẽ tự đến mua sản phẩm của bạn.
3. Lựa chọn hàng hóa tốt nhất
Có quá nhiều lựa chọn chưa chắc đã là điều tốt nhất trong kinh nghiệm kinh doanh được truyền lại. Là một khách hàng, họ chỉ luôn mong muốn nhận được sự lựa chọn tốt nhất. Điều đó có nghĩa là bạn nên sắp xếp, trình bày cửa hàng một cách khoa học với các mặt hàng chất lượng nhất, khách hàng dễ dàng nhìn thấy nhất. Như vậy là bạn đã bước đầu thành công trong việc bán hàng rồi.
4. Thu hút khách hàng
Một doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp tạo được niềm tin và gây được sự chú ý của khách hàng. Có rất nhiều cửa hàng khi khách bước vào nhưng không nhận được sự chào hỏi từ người bán, không thì lại nói quá nhiều khiến khách hàng cảm thấy phiền phức…. Kinh nghiệm kinh doanh để cuốn hút khách hàng là bạn phải để họ cảm thấy thật thoải mái, bạn có thể thể hiện sự quan tâm thông qua cuộc trò chuyện tư vấn ngắn mua hàng hay chỉ đơn giản là để khách hàng tự do lựa chọn sản phẩm.
Tạo ấn tượng và thu hút khách hàng là yếu tố quan trọng để kinh doanh thành công
5. Mời họ quay trở lại
Điều cuối cùng cần làm trước khi khách hàng hoàn tất việc mua sắm là nói một lời chào và mời họ quay lại cửa hàng vào lần sau. Bạn cần cảm ơn với thái độ thân thiện, gần gũi, như vậy thì nếu bạn có quên lời mời thì họ cũng sẽ đến mua hàng tại cửa hàng của bạn vào lần tới.
IV. Kết luận
Với những kinh nghiệm kinh doanh được chia sẻ trên, hy vọng có thể giúp ích được một phần nhỏ trong công việc kinh doanh của bạn. Đừng lo lắng khi bạn là người mới vào nghề vì ai cũng cần có lần đầu, khi đã vượt qua được, bạn sẽ mạnh mẽ bước tiếp với những bước đi chắc chắn. Chúc các bạn thành công!