Bạn đang băn khoăn cách viết CV song ngữ Anh Việt như thế nào?Liệu CV song ngữ có khó viết so với CV bằng tiếng Việt. Vậy thì bạn hãy đọc bài này để có được CV song ngữ hoàn hảo cho mình nhé.
Hiện nay toàn cầu hóa ngày một phát triển, cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam cũng ngày một rộng mở. Nếu bạn muốn tìm cho mình một vị trí tốt tại một công ty lớn thì đừng bỏ qua CV song ngữ trong hồ sơ xin việc của mình. Vậy CV song ngữ là gì, cần chú ý những gì khi viết CV? Hãy cùng 123Job tìm hiểu ngay sau đây.
Mục Lục Bài Viết
I. CV là gì? CV Song ngữ là gì?
1. CV là gì?
CV (Curriculum Vitae) là một bản tóm tắt sơ lược thông tin về trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm. CV hiệu quả là CV nêu bật được những kĩ năng mà bạn có và những đặc điểm tạo nên sự khác biệt của bạn so với những ứng cử viên khác cho vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
CV thường được xem xét đầu tiên bởi nhà tuyển dụng khi nhận hồ sơ của một ứng viên. CV đóng vai trò cung cấp thông tin quan trọng cho người thuê nhân công và nên được chuẩn bị cẩn thận bởi ứng viên. Mặc dù CV hiệu quả không đồng nghĩa với việc bạn đã trúng tuyển nhưng CV hiệu quả cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn có cơ hội được lọt vào vòng phỏng vấn.
Bạn hãy tạo ra một bản CV có nội dung phù hợp với vị trí công việc mà bạn đang tìm kiếm. Điều này không có nghĩa là tất cả những kinh nghiệm công việc của bạn đã làm phải liên quan trực tiếp đến vị trí công việc, mà điều đó có nghĩa là rằng CV của bạn phải nêu bật được những kĩ năng, phẩm chất năng lực mà nhà tuyển dụng dựa vào đó để đánh giá bạn.
2. CV song ngữ là gì?
CV song ngữ là CV được trình bày bởi hai ngôn ngữ trở lại, thông thường là tiếng Anh và tiếng Việt. Hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng đã yêu cầu CV song ngữ để tìm ra ứng viên sáng giá cho công ty. Chính vì vậy để có được vị trí mình mong muốn ở các công ty nước ngoài, bạn không thể bỏ qua CV song ngữ.
3. Một vài lời khuyên khi viết CV
Ngôn ngữ CV nên là:
1. Cụ thể thay vì khái quát chung chung
2. Chủ động thay vì bị động
3. Viết mạch lạc thay vì hoa mỹ
4. Viết đúng sự thật (xác định nội dung cần viết và chất lượng viết)
5. Viết để cho nhà tuyển dụng có thể đọc lướt nhanh mà vẫn hiểu được các nội dung chính bạn viết là gì
Xem thêm: Hướng Dẫn Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Trong CV Hay Nhất 2021
II. Cách viết CV song ngữ
CV song ngữ không phải là loại phổ biến. Tuy nhiên CV song ngữ sẽ rất có ích cho ban trong trường hợp bạn muốn gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng mà băn khoăn không biết họ có đọc được bản CV Tiếng Anh không. Bản CV xin việc song ngữ cũng có cấu trúc giống các loại CV thông thường, cũng là một bản tóm tắt thông tin về bản thân bạn (Tên, tuổi, mục tiêu công việc, kinh nghiệm làm việc,…)
CV xin việc song ngữ Anh Việt mangtuyendung.vn
Bản CV song ngữ cũng gồm các phần chính sau:
1. Thông tin cá nhân
2. Mục tiêu nghề nghiệp
3. Trình độ học vấn và bằng cấp
4. Kinh nghiệm làm việc
5. Hoạt động mà bạn đã tham gia
6. Chứng chỉ
7. Giải thưởng
8. Sở thích
10. Ngôn ngữ
11. Kỹ năng
12. Phần mềm
Các đề mục trên là những đề mục có thể có trong CV, không bắt buộc phải có đầy đủ 12 đề mục, bạn có thể bớt hoặc sắp xếp lại sao cho đúng ý bạn nhất nhé.
1. Thông tin cá nhân (Personal details)
Thông tin cá nhân ở đây là họ tên đầy đủ (Full name) của bạn, ngày sinh (Date of birth), Địa chỉ (Address), Số điện thoại (Phone number), email liên lạc (Email),…
Thông tin chính xác sẽ đảm bảo không xảy ra trường hợp khi bạn trúng tuyển mà không liên lạc được nhé.
Lưu ý trong phần này:
-
Thông tin cần chính xác
-
Trình bày ngắn gọn
-
Nên đưa 1 số điện thoại và 1 email hay dùng. Email cũng cần nghiêm túc, chuyên nghiệp, ở dạng tencuaban123@gmail.com. Ví dụ: Minhanh147@gmail.com Không nên dùng những email meoconcute@gmail.com hay boydeptrai@gmail.com nhé
-
Ảnh kèm theo CV có thể có hoặc không tùy theo yêu cầu nhà tuyển dụng. Nếu có nên chọn ảnh nghiêm túc, nền xanh hoặc trắng, tóc và trang phục gọn gàng
2. Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV song ngữ Anh Việt hay còn gọi là Career objective, bạn nên chia thành 2 mục: NMột là mục tiêu ngắn hạn (Short term) và mục tiêu dài hạn (Long term) để nhà tuyển dụng có thể thấy trong CV song ngữ của bạn có sự sắp xếp và kế hoạch rõ ràng ở mục tiêu làm việc.
Chẳng hạn như bạn đang ứng tuyển vào vị trí chuyên viên marketing, hãy trình bày mẫu CV song ngữ Anh Việt của mình như sau:
+ Mục tiêu ngắn hạn: trở thành nhân viên marketing xuất sắc của công ty. Trong quá trình làm việc tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc. (Short term: becoming a senior marketing in the company. In work, getting more experience).
+ Mục tiêu dài hạn: từ 2 đến 3 năm tiếp theo trở thành nhân viên cấp cao, nòng cốt của công ty. (Long term: the next two to three years, becoming the core of senior staff).
Khi viết mục tiêu, bạn đừng nên nói quá lên về cá nhân mình, mà những mục tiêu bạn đưa ra nên gắn liền với sứ mệnh và mục tiêu chung của công ty. Hơn nữa, mục tiêu cũng cần ngắn gọn, súc tích, không quá xa vời và phải có định hướng rõ ràng,… Như vậy với cách viết objective trong CV rõ ràng, mang những thông điệp quan trọng thì CV của bạn đã trở nên giá trị hơn rất nhiều.
Mục tiêu nghề nghiệp
Lưu ý:
- Viết mục tiêu gắn với công ty bạn đang muốn xin việc
- Mục tiêu cần ngắn gọn, có thời gian và định hướng rõ ràng.
3. Trình độ học vấn và bằng cấp (Education and Qualifications)
Trong mọi bản CV bất kể ngành nghề gì, ngôn ngữ gì thì phần trình độ học vấn trong CV (Education and Qualifications) cũng là phần đơn giản nhất. Mọi thứ bạn cần làm là cung cấp cho nhà tuyển dụng thấy đơn vị đào tạo mà bạn đã theo học, chuyên ngành, chuyên môn của bạn là gì cũng như bạn đạt được thành tích gì trong quá trình nghiên cứu của mình nhé!
Ví dụ:
2001 – 2007: Ha Noi University of Commerce
Bachelor of Commerce, major in International Marketing and Ex-Import
4. Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
Kinh nghiệm là một phần rất quan trọng trong bản CV. Vì là CV song ngữ Anh Việt nên bạn nên viết cả 2 ngôn ngữ song song với nhau. Kinh nghiệm ở đây bạn nên chọn những việc làm có liên quan đến ngành nghề mà bạn đang muốn ứng tuyển nhé hoặc có thể những việc làm không liên quan nhưng lại cho bạn những kỹ năng mềm hay kỹ năng có liên quan. Nên tâp trung vào một điểm duy nhất là công việc mà bạn muốn ứng tuyển.
Nếu như trình độ học vấn chỉ là một phần tương đối đơn giản, thì kinh nghiệm nghề nghiệp lại là một danh mục gây được sự chú ý nhất của nhà tuyển dụng, bạn cũng nên chú ý đầu tư công sức trong việc tạo nội dung cho danh mục này. Bạn cần viết song song hai ngôn ngữ, nội dung có nghĩa phải trùng khớp với nhau, vì bạn đang phải viết CV song ngữ mà, đúng không nào? Lúc này kinh nghiệm làm việc trong CV tiếng anh sẽ thực sự hữu ích cho bạn khi viết CV bằng hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Nếu đã từng làm việc ở nhiều vị trí khác nhau, bạn chỉ nên đưa vào mục này những thông tin vị trí công việc có liên quan hay tương tự với công việc hiện tại mà bạn đang ứng tuyển. Đồng thời bạn cũng nên cho nhà tuyển dụng biết công việc bạn từng làm đã mang lại những kinh nghiệm, kỹ năng gì để có thể hỗ trợ cho công việc của bạn hiện tại.
Ví dụ: Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
- 02/2015: Nhân viên quản lý Marketing (Marketing manager)
- 10/2018: Công ty CV365 (CV365 Company)
+ Tạo các kế hoạch tiếp thị quảng cáo sản phẩm mới ra mắt (Creating marketing plans for promoting new product launches).
+ Thực hiện các chương trình khuyến mãi để đẩy khối lượng bán hàng (Implement promotion programs to push sales volume).
+ Tuyển dụng PGs cho chương trình khuyến mãi (Recruit PGs for promotion programs).
Kinh nghiệm làm việc
5. Các hoạt động mà bạn đã tham gia (Activities)
Activities – mục hoạt động trong CV là cơ sở để doanh nghiệp tuyển dụng đánh giá được tính cách, sự nhiệt huyết, năng lượng và tinh thần của bạn khi tham gia vào các hoạt động tập thể. Nếu trong quá trình học tập và làm việc trước đây, bạn đã từng tham gia vào các chương trình, sự kiện mang tính cộng đồng, hay đã thực hiện được một dự án thiện nguyện chẳng hạn,… hãy liệt kê chúng vào phần này.
Bạn dù chỉ đảm nhận công việc nhỏ trong đó nhưng bạn nên liệt kê vào phần hoạt động ngoại khóa nhé. Nên nhớ nhấn mạnh vào những kinh nghiệm và kỹ năng mà hoạt động ngoại khóa đó đem lại cho mình. Phần này thực ra là phần để những nhà tuyển dụng có thể thấy nhiều hơn kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, đồng thời là sự năng động trong bạn.
Nên nếu không có một hoạt động ngoại khóa nào thì cũng không sao nhé, vì bạn có thể gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng thông qua những phần mục bên dưới của bản CV song ngữ nữa nhé.
6. Chứng chỉ (Certifications)
Chứng chỉ có thể là về ngôn ngữ hoặc tin học,… Bạn nên đưa hết những chứng chỉ bạn có vì chứng chỉ có độ đánh giá cao hơn so với việc bạn nói miệng.
Ví dụ:
2017: IELTS 7.0
2018: Microsoft Office Specialist (MOS) Excel.
Hoặc
2013-05: Chứng chỉ Tin học (Certificate in Computing)
2014-05: Chứng chỉ IELTS 6.5 (IELTS 6.5)
Chứng chỉ tiếng anh
Xem thêm: Cách viết email gửi CV bằng tiếng Anh không thể bỏ qua
7. Giải thưởng (Awards)
Giải thưởng cũng là một “vũ khí” giúp bạn “hạ gục” nhà tuyển dụng đó nhé. Một bản CV có mục giải thưởng và một bản CV không có sẽ khác hẳn. Nếu bạn là nhà tuyển dụng, tất nhiên sẽ ấn tượng với CV xin việc song ngữ mà có mục giải thưởng hơn đúng không?
Tuy nhiên không phải giải thưởng nào bạn cũng cho vào nhé. Chỉ đưa vào những giải thưởng liên quan đến tính chất công việc và kỹ năng làm việc thôi nha.
Ví dụ: Không đưa giải thưởng về văn nghệ vào nếu tính chất công việc của bạn liên quan đến công nghệ, nghiêm túc.
8. Sở thích (Interests)
Sẽ dễ dàng hơn với những bạn đã nắm bắt sở thích trong CV tiếng anh và thể hiện những sở thích cá nhân của mình một cách hiệu quả trong những bản CV trước đó. Tuy nhiên với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì phần này trong CV song ngữ sẽ là một thách thức. Bởi phần sở thích (Interests) trông có vẻ như đơn giản, nhưng bạn biết không, ở một số lĩnh vực, bạn có thể thông qua mục sở thích để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự là ứng viên phù hợp nhất với vị trí mà họ đang tuyển dụng đấy. Sở thích mà mangtuyendung muốn gợi ý với bạn là những sở thích liên quan đến những thói quen tốt như: Reading books (đọc sách), nghiên cứu các chương trình máy tính…. Đừng nên viết quá lan man nếu không sẽ phản tác dụng đó nhé.
9. Kỹ năng (Skills)
Những kỹ năng trong CV tiếng Anh bao giờ cũng khó viết hơn trong CV tiếng Việt, và trong CV song ngữ Anh Việt cũng vậy. Bạn hãy luôn nhớ rằng: Skills hay Kỹ năng cũng là một phần quan trọng trong một bản CV. Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn sở hữu những kỹ năng tuyệt vời, có thể thuận lợi trong công tác làm việc trong tương lai. Tốt nhất là liệt kê các kỹ năng mềm (soft skills) như:
+ Communication skills: kỹ năng giao tiếp
+ Teamwork/ Collaboration skills: làm việc nhóm
+ Written skills: kỹ năng viết lách
+ Time management skills: quản lý thời gian
+ Leadership skills: lãnh đạo
+ Computer skills: kỹ năng máy tính
+ Problem – solving skills: kỹ năng giải quyết vấn đề
Những mục trên có thể thêm hoặc bớt tùy theo ý của mình. Tuy nhiên hãy biết nhấn mạnh, làm nổi bật Cv của mình bằng cách sắp xếp các phần. Phần nổi bật đưa lên đầu, phần yếu đưa xuống dưới. Ngoài ra, để đơn giản hơn, bạn có thể tham khảo các mẫu cv tại đây: Tổng hợp các mẫu cv theo nhóm ngành.
III. Những lưu ý khi viết CV song ngữ
1. Những thứ bạn phải tuyệt đối nói KHÔNG
1. Viết tắt
2. Sử dụng phong cách viết tự thuật, kể chuyện
3. Đánh số hoặc viết chữ cái ở các hạng mục
4. Sử dụng tiếng lóng hoặc thành ngữ
5. Đề cập đến tuổi hoặc giới tính nếu như làm việc ở 1 công ty nước ngoài như Anh, Mỹ
6. Gián đoạn nội dung 1 mục trong CV bằng việc chuyển sang trang khác . Nếu mục nào đó viết không đủ trang thì nên căn chỉnh với các mục khác, làm sao cho bất kỳ mục nào trong CV cũng chỉ viết trọn trong trang đó. Nếu còn thừa ít phần giấy thì có thể chuyển sang trang khác.
3. Những điều bạn nên
1. Nhất quán về nội dung và format
2. Dễ đọc và dễ theo dõi
3. Sử dụng dấu cách, gạch chân, in nghiêng, in đậm, và viết hoa để nhấn mạnh
4. Liệt kê những hạng mục chính (như là Kinh nghiệm cá nhân…) theo trình tự về mức độ quan trọng
5. Trong hạng mục chính, liệt kê thông tin theo thứ tự thời gian (hạng mục gần nhất là đầu tiên)
6. Tránh gián đoạn thông tin, viết logic và mạch lạc
7. Đảm bảo rằng format của bạn thích hợp khi chuyển sang định dạng file pdf.
Xem thêm: Mẫu CV xin việc cho người chưa có kinh nghiệm chuẩn nhất 2021
IV. Kết luận
Mong rằng những chia sẻ trên của 123Job sẽ giúp bạn có được CV song ngữ ưng ý, ghi điểm với nhà tuyển dụng. Hãy cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về viết CV, hồ sơ xin việc,…