Kỹ năng luôn là điều kiện cần thiết ở mỗi con người, đặc biệt là kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Xuất phát từ những nhu cầu khác nhau nhưng cả hai kỹ năng này đều đóng vai trò to lớn trong việc tạo nên những thành tựu.
Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng ngày nay không còn là khái niệm xa lạ đối với mọi người nhưng chưa chắc đã hiểu hết về chúng. Vận dụng tốt hai kỹ năng này là bước tiến lớn giúp bạn tiến gần hơn sự hoàn thiện bản thân, sự thành công trong công việc và xây dựng thói quen tốt. Sự gắn bó chặt chẽ của kỹ năng mềm và kỹ năm cứng đôi khi tạo ra sự nhầm lẫn ở cách con người hiểu và sử dụng chúng. Điểm khác nhau giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng là gì và cách phân biệt như thế nào?
Kỹ năng là gì? Kỹ năng cứng là gì? Kỹ năng mềm là gì?
Mục Lục Bài Viết
I. Khái niệm
1. Kỹ năng
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”.
Theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”. Theo ông, người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ông còn nói thêm, con người có kỹ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế.
Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động”. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định.
Kỹ năng có rất nhiều cách định nghĩa. Phần lớn những định nghĩa này đều thường bắt nguồn từ góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của từng người.
Từ những nhận định trên, kỹ năng có thể hiểu một cách cơ bản: Kỹ năng là khả năng con người vận dụng kiến thức, cách thức đúng đắn để thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó trong thực tiễn đi đến kết quả, mục đích đã đề ra trong những điều kiện xác định của cuộc sống.
Nếu xét theo tổng quan thì kỹ năng phân ra làm 3 loại:
- Kỹ năng chuyên môn
- Kỹ năng sống
- Kỹ năng làm việc
Nếu xét theo liên đới chuyên môn:
- Kỹ năng cứng
- Kỹ năng mềm
- Kỹ năng hỗn hợp.
Nếu xét theo tính hữu ích cộng đồng:
- Hữu ích
- Phản lợi ích xã hội
2. Kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng được hiểu là một phần của bộ kỹ năng được yêu cầu cho một công việc. Điều đó bao gồm những kiến thức, đúc kết và thực hành tính chất thiên về kỹ thuật, mang tính chất chuyên môn nghề nghiệp.
Kỹ năng cứng là khái niệm để chỉ những loại kiến thức mà cá nhân thu lượm được có tính hệ thống và sách vở. Lượng kiến thức này có được từ học tập và rèn luyện mà có. Không chỉ vậy kiến thức cứng có tính phổ cập, có nghĩa là bất kì ai cũng có thể học được thành thạo nó.
3. Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là thuật ngữ liên quan đến khả năng thiên về mặt tinh thần mang tính cá nhân dùng để tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh không phụ thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức.
Kỹ năng mềm sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác đi, vận dùng kỹ năng mềm nhằm đảm bảo cho quá trình thích ứng với người khác, công việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ tích cực và góp phần hỗ trợ thực hiện công việc một cách hiệu quả.
II. Phân biệt “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm”
Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng thuộc hai mảng kĩ năng khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về chúng, bạn hãy xem cách phân biệt kĩ năng mềm và kỹ năng cứng dưới bảng sau:
Tiêu chí |
Kỹ năng cứng | Kỹ năng mềm |
Bao gồm |
– Sử dụng các phương tiện hỗ trợ với các bảng tính. – Đánh máy. – Sự thành thạo trong sử dụng các phần mềm ứng dụng. – Khả năng vận hành máy móc. – Phát triển phần mềm. – Khả năng ngoại ngữ. – Tính toán… |
– Kỹ năng Giao tiếp – Kỹ năng Thuyết trình – Kỹ năng làm việc đồng đội – Kỹ năng Quản lý thời gian – Kỹ năng Tư duy hiệu quả – Kỹ năng giải quyết vấn đề – Kỹ năng Đàm phán – Kỹ năng Học và Tự học – Kỹ năng Họp – Kỹ năng Quản lý xung đột… |
Mức độ đóng góp vào thành công trong cuộc sống của một người |
Khoảng 15% – 25% |
Khoảng 75% |
Tính chất |
Kỹ năng cứng có tính cứng ngắt, cố định và ít thay đổi. Ví dụ: Muốn trở thành bác sĩ, kỹ năng cứng bạn phải học là kỹ năng khám chữa bệnh và kiến thức chuyên môn về sinh học. Trong công việc, kỹ năng này có cách thức thực hiện gần như nhau dù là bệnh nhân trong nước hay bệnh nhân nước ngoài. |
Kỹ năng mềm có tính linh động, có thể tùy biến theo hoàn cảnh và môi trường. Ví dụ: Cách thức giao tiếp với đồng nghiệp sẽ khác nhau khi tiếp xúc với những đối tượng mang đặc điểm riêng biệt. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp được sử dụng nhằm đàm phán với đối tác trong nước sẽ khác nhiều so với bàn bạc công việc với khách hàng đến từ ngoại quốc. |
Môi trường rèn luyện |
Kỹ năng cứng tích lũy qua các môn học đào tạo chính khóa, có liên kết logic chặt chẽ, và xây dựng tuần tự. Thời gian để có được kỹ năng cứng thường rất dài: Bắt đầu từ các bài bản tại các trường học, các cơ sở giáo dục thường xuyên,… thông qua các kiến thức môn học chính khóa. Sau đó, những kiến thức này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông qua việc giảng dạy, thực hành một cách hệ thống tại các trường cao đẳng, đại học. Trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng chuyên môn tại các cơ sở dạy nghề và trung tâm đào tạo, giảng dạy nghề nghiệp. Tiếp thu kiến thức bằng việc trải nghiệm thực tế đời sống và thị trường kinh doanh. |
Kỹ năng mềm được lĩnh hội đa dạng các nguồn khác nhau:
|
Thể hiện |
Trình độ chuyên môn và năng lực nghề nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá kỹ năng cứng của bạn. Một số những kỹ năng cứng được chứng minh bằng những bài kiểm tra, bằng cấp và chứng chỉ có liên quan. |
Không có mức tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng mềm nào rõ ràng, phần lớn phụ thuộc vào quan điểm của từng người. Kỹ năng mềm biểu hiện thông qua các thói quen hàng ngày, cách sống, cách tương tác với mọi người xung quanh; thực hiện và xử lý tình huống thực tế. |
Đối tượng | Bất kì ai đều phải học tập và rèn luyện kỹ năng cứng. |
Ai cũng cần có kỹ năng mềm nhưng đối với mỗi người ở vị trí, công việc khác nhau sẽ không có mức độ rèn luyện giống nhau. Kỹ năng mềm rất đa dạng được con người chọn lựa và sử dụng rộng rãi ở công việc cũng như đời sống hàng ngày. Những người làm việc liên quan đến máy tính, máy móc điện tử,… sẽ có ít kỹ năng mềm hơn so với người cần tương tác, giao tiếp cho nghề nghiệp. |
Chi phí |
Tiền học phí được tính dựa theo mức tiêu chuẩn học phí nhà nước quy định và điều chỉnh sao cho hợp lý với nhà trường và các cơ sở giáo dục chính thống. Với những trung tâm dạy kỹ năng cứng khác, học phí trả tương xứng với mức độ mình muốn trên được xây dựng sẵn từ nơi giảng dạy. |
Phần lớn là chi phí chi cho kỹ năng mềm được tính bằng thời gian, thái độ tích cực sẵn sàng thay đổi bản thân và công sức rèn luyện chứ không mất quá nhiều tiền học phí. |
Vai trò |
Kỹ năng cứng là tiền đề, công cụ cốt lõi để xây dựng và duy trì công việc, tạo ra thu nhập đảm bảo đời sống. |
Kỹ năng cứng là phương tiện rút ngắn quá trình tiến gần với sự chuyên nghiệp trong công việc; là nền tảng thành đạt của bất cứ ngành nghề nào, nó rất ít thay đổi, vì vậy, phải được tôi luyện thật kỹ, thật rắn chắc, thật cứng. Kỹ năng mềm là một trong những yếu tố nhà tuyển dụng kì vọng nhằm tìm ra ứng viên thực sự bên cạnh trình độ chuẩn. Trong xã hội hiện nay, kỹ năng mềm đang trở thành một xu hướng quan trọng hơn so với kỹ năng cứng. Ví dụ: Bất cứ ai tham gia làm việc trong lĩnh vực dịch vụ đều hiểu kỹ năng mềm là phương tiện hữu hiệu nhất trong việc “chinh phục” của khách hàng. Ai đàm phán, thuyết phục khôn khéo; đồng cảm với khách hơn sẽ đem lại giá trị công việc cao hơn. |
III. Kỹ năng cứng và mềm, bên nào quan trọng hơn?
Kỹ năng mềm hay kỹ năng cứng quan trọng hơn?
Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm thường được đặt lên bàn cân và so sánh xem giá trị bên nào “nặng” hơn. Điều ấy cho đến nay vẫn là vấn đề nhận được nhiều sự tranh cãi. Đứng trên góc độ một nhà tuyển dụng, họ sẽ mong bạn có đầy đủ cả hai kỹ năng. Bởi vậy nên câu trả lời thường gặp là kỹ năng nào cũng có cũng quan trọng. Tuy nhiên, tầm quan trọng ấy không phải lúc nào cũng ở trạng thái cân bằng. Tùy thuộc vào vị trí của bạn trong xã hội mà cán cân vai trò của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm sẽ thay đổi.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng kỹ năng mềm là “đòn bẩy” thúc đẩy sự tồn tại và “thăng hoa” kỹ năng cứng. Một nhân viên có kiến thức chuyên môn cao nhưng chỉ biết làm việc độc lập, không thể phối hợp với mọi người, không thích hoạt động theo tập thể chung thì cả tổ sẽ không bao giờ tìm được hướng đi chung trong mục tiêu và bạn cũng khó nắm bắt được nhịp độ trôi chảy của kế hoạch.
Môt nhân viên có kỹ năng mềm tốt sẽ đóng góp tích cực vào sự thành công của một tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Họ luôn đề cao sự trải nghiệm của khách hàng và tạo dựng xây dựng thương hiệu dựa trên sự tin yêu từ mọi người. Kỹ năng mềm đang có sự chuyển mình không ngừng và bước tiến lớn. Điều ấy được thể hiện rõ trong tiêu chuẩn chính thức khi tuyển chọn hoặc đánh giá năng lực tại Canada. Ngoài ra chính phủ Canada còn tài trợ rất nhiều ngân sách cho các tổ chức đào tạo kỹ năng mềm cho những người mới nhập cư, họ được học miễn phí hoàn toàn, để nhanh chóng hòa nhập với xã hội mới.
Dẫu vậy cũng không thể gạt bỏ hoàn toàn vị thế của kỹ năng cứng trong công việc. Cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đều có vai trò riêng nhằm đem đến thành công cho mỗi người. Nếu kỹ năng mềm có tác dụng xúc tiến khi làm việc thì kỹ năng cứng lại là gốc rễ để phát triển sự xúc tiến đó. Một nhà lãnh đạo chỉ giỏi “điêu thuyền” mà không biết về kỹ năng chuyên môn sẽ khó lòng đạt được sự tín nhiệm của nhân viên và cũng có thể bị cấp dưới gài bẫy hạ bệ gây ra những thất thoát cho công ty. Một nhân viên mới ra trường sẽ được nhà tuyển dụng quan tâm nhiều hơn khi có thành tích học tập tốt hơn là sự nhiệt huyết trong công tác tình nguyện. Bởi kỹ năng cứng mới là yếu tố mang lại giá trị thực.
Đúc kết lại, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm nên được ưu tiên quan tâm ở từng thời điểm khác nhau. Bởi “thế kỷ 21 là thời đại của kỹ năng” nên bạn không thể lơ là bất kỳ yếu tố nào. Theo một bài khảo sát thực tế tại Việt Nam, hơn 60% cử nhân đang yếu kém cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Vì thế, bạn cần xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng ngay. Ở thời điểm đầu khá khó khăn kéo chúng lại với nhau nhưng thành tựu mà bạn đạt được trong tương lai là vô cùng rực rỡ.
IV. Top 10 kỹ năng quan trọng nhất cho người đi làm
Top 10 kỹ năng quan trọng nhất cho người đi làm
1. Đặt mục tiêu
Điều này tưởng chừng như đơn giản nhất nhưng cách thức tiến hành và duy trì nó thường thất bại. Rất nhiều người chỉ coi việc đi làm đơn thuần là đến đúng giờ, về đúng lúc và nhận lương. Sống như vậy ngày qua ngày, không hề có mục đích rõ ràng sẽ khiến bạn “chán ngấy” với “món đồ ăn cũ rích” mang tên công việc.
Đặt mục tiêu là kỹ năng mềm giúp khiến bạn bắt đầu thoát khỏi “cái lồng” chặt hẹp, bó buộc sự phát triển. Biết mình muốn làm gì, đạt được điều gì trong tương lai là động lực, kích thích đam mê của bạn. Mỗi người tại mỗi thời điểm là khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo được tính hợp lý, khả thì và tâm huyết cố gắng thực hiện mục tiêu. Đây là kỹ năng mềm mang một tín hiệu tốt đưa bạn chạm tay đến thành tựu trong sự nghiệp.
2. Sáng tạo trong công việc
Bạn chắc hẳn sẽ làm ngán ngẩm những công việc lúc nào cũng đi theo một lối mòn. Lúc này, bạn cần vận dụng khả năng sáng tạo để tạo nên “dấu ấn” khác biệt trong cách thức làm việc. Khả năng sáng tạo của con người là vô tận. Khi đi làm không ai dạy bạn sự sáng tạo, họ chỉ hướng dẫn bạn cách làm để đạt được hiệu quả tốt nhất theo cách mà họ biết.
Cảm hứng sáng tạo đến từ cách bạn đưa “ống kính vạn hoa” của mình áp dụng vào quá trình nhìn nhận, phân tích vấn đề. Phá bỏ giới hạn cũ, tạo nên sự khác biệt là phương pháp “thần kỳ” trong việc tìm ra hướng đi mới cho công việc, nhất là đối với những ai đang hoạt động trong đội ngũ sáng tạo.
3. Biết tiếp thu những góp ý từ mọi người
Ai cũng có thể lắng nghe nhưng cách tiếp thu và thái độ của mỗi người chắc chắn không giống nhau. Kỹ năng tiếp thu là một trong những bí quyết thành công vô cùng quan trọng mà chúng ta nên rèn luyện và tích lũy.
Tiếp thu là một kỹ năng mềm mà không phải người nào cũng có thể nắm bắt được nó trọn vẹn. Muốn tiếp thu một cách tốt nhất, trước tiên, bạn phải là người biết lắng nghe và thấu hiểu.
4. Giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả luôn được xem là yếu tố then chốt đối với sự phát triển toàn diện của một người, dù là trong công việc hay các mối quan hệ riêng tư. Kỹ năng mềm này là nghệ thuật truyền tải thông điệp một cách nhẹ nhàng, cô đọng để hầu hết số đông đều hiểu và nắm bắt được thông tin nhanh chóng.
Tuy nhiên, bạn nên để ý rằng giao tiếp phải có người nói và có người nghe. Trong khi truyền đạt có tính một chiều, có sự chuẩn bị từ trước còn giao tiếp có tính phát sinh liên tục ở quá trình tương tác qua lại. còn giao tiếp. Chính vì vậy bạn cần có các kỹ năng mềm khác như kỹ năng lắng nghe, phân tích, đưa ra câu trả lời nhanh chóng và thuyết phục.
Sống và làm việc trong thế giới hiện đại ngày nay, mỗi cá nhân cần có mức độ kỹ năng mềm giao tiếp hiệu quả tối thiểu. Điều này không chỉ cải thiện những mối quan hệ xung quanh bạn tốt hơn mà giúp bạn hiểu biết được nhiều hơn. Kỹ năng mềm này sẽ giúp bạn thu hẹp khoảng cách giữa những gì bạn biết và những gì bạn muốn biết.
5. Tự tin, hòa đồng
Người ta thường nói: kỹ năng tự tin là kỹ năng mềm quyết định thành công. Nhút nhát là rào cản lớn nhất trong việc duy trì, phát triển mối quan hệ cũ và tạo dựng những mối quan hệ mới. Vì thế, bạn phải thay đổi chính mình để thay đổi cả tương lai sự nghiệp của mình.
Tự tin và hòa đồng là hai kỹ năng mềm có sự tác động qua lại lẫn nhau. Tự tin sẽ giúp bạn luôn sẵn sàng đón nhận những điều mới và đối mặt với thử thách. Hòa đồng giúp cho kỹ năng tự tin được phát triển khi tiếp xúc với người lạ ở những chốn đông người.
Thực chất, hai kỹ năng mềm là điều bạn nên rèn luyện ngay từ bây giờ vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp sau này của bạn. Đó là cách thức tuyệt vời để bạn thử nghiệm năng lực cũng như luôn sẵn sàng cho việc giao tiếp với mọi người, không chỉ người thân quen mà cả những người mới, cả những người bình thường và những người “quan trọng”.
6. Làm việc nhóm
Kỹ năng mềm làm việc nhóm hay còn gọi teamwork là sự phối hợp của các thành viên trong nhóm để cùng đạt được mục tiêu chung. Tinh thần đồng đội và kỹ năng làm việc nhóm là một trong những yếu tố dẫn lối thành công. Chúng ta có thể không phải là một cá nhân giỏi, nhưng chúng ta có thể tạo ra một tập thể mạnh nếu biết cách phát huy thế mạnh của teamwork, và khơi dậy tiềm năng của mỗi người.
Một trong những lợi ích lớn mà kỹ năng mềm này mang lại chính là cảm hứng và sự sáng tạo. Khi chúng ta làm việc nhóm, chúng ta sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người có những suy nghĩ và tư duy khác nhau. Điều này sẽ giúp chúng ta mở rộng vốn kiến thức, và tăng thêm khả năng sáng tạo, tăng hiệu suất công việc.
7. Tự chủ bản thân
Kỹ năng tự chủ là khả năng tự bản thân mình đưa ra quyết định sáng suốt, không bị ép buộc, tự chủ trong lời nói, suy nghĩ, tình cảm, tự chủ với hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh. Kỹ năng tự chủ là kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng tới sự thành công hay lụi bại của bạn cả công việc và đời sống hàng ngày.
Kỹ năng tự chủ giúp bạn biết điều khiển bản thân và sử dụng tối đa những tiềm năng của mình để đem lại lợi ích trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Một khi con người nắm bắt được kỹ năng mềm này là tiến gần hơn tới sự trưởng thành, phá bỏ kìm hãm của sự quản thúc và bao bọc.
8. Quản lý thời gian tốt
Mấu chốt của hiệu quả công việc nằm ở việc sắp xếp và sử dụng thời gian hợp lí, khoa học. Người sử dụng thời gian hiệu quả, là người “giàu có” thời gian hơn.
Để vận dụng tốt kỹ năng mềm này, phương pháp sử dụng danh sách lên kế hoạch cần làm để viết ra mọi thứ là một cách rất tuyệt để kiểm soát các dự án và công việc của bạn, khiến bản thân bạn sắp xếp có tổ chức hơn. Hãy tập xóa bỏ các thói quen xấu tiêu tốn thời gian, học cách nói “không” với những yêu cầu có mức yêu tiên thấp và bạn sẽ có nhiều thời gian làm việc quan trọng hơn. Loại bỏ tư tưởng “nước đến chân mới nhảy” và xây dựng cho mình tính kỉ luật cao cũng là cách hữu hiệu để rèn luyện kĩ năng quản lý thời gian tốt.
9. Kiên định
Kỹ năng kiên định không chỉ duy trì mục đích của bạn tới thành công mà còn khiến bạn tự tin vào bản thân, biết xây dựng niềm tin trong công việc và mạnh mẽ hơn khi đối đầu với những khó khăn. Không chỉ vậy, kỹ năng mềm này sẽ làm cho bạn thay đổi những tư tưởng bảo thủ mỗi lần va vấp với sự mất mát.
Tuy nhiên kiên định không phải là cố thủ bám víu đến khi “thành trì” cuối cùng ở trong công việc của bạn sụp đổ. Bạn cần biết khi nào là điểm nên dừng lại đó mới là sự lĩnh hội kĩ năng kiên định đầy đủ nhất.
10. Nhạy bén
Kỹ năng nhạy bén không phải là một kỹ năng mềm có được trong “một sớm một chiều”. Kỹ năng mềm này đòi hỏi một quá trình tập luyện đi kèm với thái đọ luôn sẵn sàng đón nhận cái mới, học hỏi, thử nghiệm, dung nạp mọi ý kiến khác biệt một cách khách quan.
Kỹ năng mềm này được hình thành trong sự cọ xát và tương tác với thực tế lẫn con người. Con người mãi vịn vào mớ kiến thức lý thuyết và đống cái “tôi” quá lớn sẽ làm lối đi của bạn dần trở nên mịt mờ và không bao giờ kết nối được với thực hành thực tế. Thay đổi tư duy và mở lòng lắng nghe là điều bạn nên làm để làm sáng lối tư duy mịt mờ ấy.
V. Kết luận
Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng mãi mãi luôn là hay khái niệm với tên gọi khác nhau nhưng phủ nhận được sợi dây gắn kết chặt chẽ của nó và trở thành hai yếu tố không thể thiếu nếu bạn muốn thành công trong mọi vị trí công việc. Hiểu được kỹ năng mềm và kỹ năng cứng là gì, bạn sẽ có kế hoạch để nhanh chóng phát triển, thành công vượt bậc. Cánh cửa thành công không bao giờ đóng đối với những người biết thay đổi, học học và rèn luyện kỹ năng mềm và kỹ năng cứng.
Xem thêm:
Kỹ năng giải quyết vấn đề – Phương pháp tư duy và cách giải quyết hiệu quả