Contract là một phần rất quan trọng trong những chuỗi giao dịch hay những buổi trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Vậy Contract là gì? Có những dạng như nào? Và liệu có những điều gì về nó mà ta cần biết không?
Contract là một từ mà những người trong ngành kinh doanh hay quản trị kinh doanh gặp và sử dụng khá nhiều trong đời sống công việc thường ngày. Contract cũng thường được đánh giá khá cao bởi sự quan trọng của nó. Vậy thì Contract là gì? Và Contract có giá trị như thế nào trong công việc? Liệu còn điều gì lưu ý về Contract hay không?
Mục Lục Bài Viết
I. Contract là gì?
Vậy khái niệm của Contract là gì? Contract có nghĩa là từ tiếng Anh của từ Hợp đồng. Hợp đồng hay Contract là những giấy tờ hay dữ liệu đã được thỏa thuận và chấp nhận cả hai bên nhằm thay đổi, làm phát sinh về những quyền, nghĩa vụ của các bên. Đồng thời Contract còn buộc mỗi bên phải chịu trách nhiệm về những gì đã được xác nhận trong hợp đồng và chịu tổn thất nếu thay đổi hay vi phạm bất cứ điều gì trong hợp đồng đã được thỏa thuận từ trước.
II. Phân loại hợp đồng
Hợp đồng cũng có rất nhiều thể loại đồng thời mang những ý nghĩa khác nhau nên những phân loại cảu Contract cũng khá đa dạng và phong phú. Về cơ bản, ta có thể quy Contract ra những dạng sau:
1. Theo nội dung của hợp đồng
-
Những hợp đồng không mang tinh kinh doanh trao đổi buôn bán hay những hợp đồng dân sự theo nghĩa nhỏ hẹp.
Đây là những dạng hợp đồng được tạo ra giữa những hộ gia đình nhỏ lẻ hay những cá nhân thỏa thuận cùng nhau nhằm có thể thỏa mãn và mang lại lợi ích cho cả hai bên về nhu cầu tiêu dùng hay sinh hoạt.
-
Những hợp đồng kinh doanh thương mại:
Đây là một dạng Contract sẽ được những chủ doanh nghiệp, công ty hoặc tư nhân thỏa thuận với nhau và mang tính kinh doanh thương mại, điều này cũng mang lại lợi ích về mặt lợi nhuận và kinh doanh cho cả hai bên. Những hợp đồng kinh doanh này mang tính ngang hàng và hai bên cùng có lợi.
-
Hợp đồng lao động:
Hợp đồng lao động là những hợp đồng giữa những cá nhân cung cấp sức lao động và những chủ thể sử dụng sức lao động. Những Contract này được đặt ra nhằm bảo đảm rằng mỗi bên đều sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và có trách nhiệm với những gì mình đã thỏa thuận giữa hai bên trong quan hệ lao động
2. Theo tính chất đặc thù của hợp đồng.
Bên cạnh những nội dung của mình, Contract còn có những tính chất đặc thù khác nhau cho mỗi dạng hợp đồng mà có thể phân ra hai loại chính là hợp đồng chính và hợp đồng phụ.
Hợp đồng chính là một dạng Contract có thể đứng riêng và có hiệu lực mà không phụ thuộc vào những hợp đồng phụ. Khi đã tham gia kí kết và xác nhận hợp đồng chính, các bên tham gia phải tuân thủ và thực hiện đúng theo những gì đã được quy định trong hợp đồng. Từ thời điểm bắt đầu ký kết, Contract này là một hợp đồng đã được pháp luật công nhận và mang tính hiệu lực bắt buộc với những bên tham gia.
Còn hợp đồng phụ là một dạng Contract tồn tại và hoạt động phụ thuộc vào những Contract chính. Nếu những hợp đồng phụ mặc dù đã thỏa mãn được những quy định của pháp luật lẫn sự thỏa thuận giữa các bên, nhưng nếu Contract chính hết hiệu lực và không tồn tại thì những Contract phụ cũng sẽ tự động hết hiệu lực và không còn giá trị sử dụng.
3. Sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
Có hai dạng tương xứng chính về quyền và nghĩa vụ giữa những Contract là Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. Trong những hợp đồng song vụ, các bên tham gia sẽ có quyền lợi và vị thế ngang bằng nhau và sỡ hữu những lợi ích ngang bằng đã được thỏa thuận trong Contract. Còn hợp đồng đơn vụ là những hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ phải thực hiện theo những gì trong Contract và mang lại lợi ích cho các bên không tương xứng với nhau. Những mẫu hợp đồng buôn bán thường sẽ là hợp đồng song vụ.
4. Theo hình thức của hợp đồng.
Nếu xét theo những cách sắp xếp này thì Contract sẽ được xếp thành 4 nhóm chính:
-
Hợp đồng văn bản (Kể cả hình thức thông điệp dữ liệu)
-
Hợp đồng thoại bản.
-
Hợp đồng bằng hành vi, thái đô cụ thể.
-
Hợp đồng có công chứng và được xác nhận.
5. Theo lĩnh vực áp dụng của hợp đồng.
-
Hợp đồng thương mại.
-
Hợp đồng chuyển nhượng tài sản.
-
Hợp đồng chuyển giao đối với sỡ hữu trí tuệ.
-
Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
6. Theo hình thức đầu tư:
-
Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao. (hay còn gọi là hợp đồng BOT)
-
Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh. (hay còn gọi là hợp đồng BTO)
-
Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao. (hay còn gọi là BT)
-
Hợp đồng hợp tác kinh doanh. (Hay còn gọi là hợp đồng BCC)
III. Hợp đồng nguyên tắc là gì?
Hợp đồng nguyên tắc là gì? Hợp đồng nguyên tắc là một dạng contract văn bản có tính thỏa thuận và định hướng sự phối hợp giữa các bên bán hàng hay cung ứng các sản phẩm, dịch vụ. Dạng Contract này thường mang ý nghĩa giao dichh thương mại, làm cơ sở ký kết cho một hợp đồng kinh tế chính thức và hợp pháp. Nói gọn lại, Hợp đồng nguyên tắc là một dạng Contract làm khung cho một hợp đồng chính mang tính giá trị cao.
Đôi khi hợp đồng nguyên tắc vẫn được soạn thảo và mang tính luật dân sự mặc dù dạng Contract này không được liệt kê trong bộ Luật ấy.
IV. Hợp đồng nguyên tắc được ký kết khi nào?
Hợp đồng nguyên tắc là một loại contract khi mà cả hai bên chưa thể xác nhận rằng liệu họ thưc sự có muốn hợp tác hay không hay chauw thể bảo đảm được cụ thể khối lượng hàng hóa mà bên cung cần cho bên cầu. Nghĩa là, những Contract này có thể được thay đổi và thỏa thuận rõ ràng và sẽ được sửa và sử dụng lại vào một hợp đồng khác cụ thể hơn. Đây là điều khiến nó khác với hợp đồng kinh doanh.
Một trường hợp khác của hợp đồng nguyên tắc là hai bên hợp tác với nhau những không muốn giao kết quá nhiều nên có thể dùng hợp đồng nguyên tắc để bảo đảm mà thôi.
V. Các hình thức phổ biến của hợp đồng nguyên tắc.
Luật không có những hình thức hay những quy định bắt buộc về loại hình Contract này. Vậy nên, các hình thức phổ biến của Contract này cũng được thực hiện và làm chứng theo nhiều cách khác nhau và làm sao để có thể có lợi với cả hai bên nhất có thể.
Thường thì cả những bên tham gia đều sẽ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đã được thỏa thuận, chứng tỏ sự minh bạch và làm căn cứ xử lý theo những gì được quy định trước.
VI. Phân biệt hợp đồng nguyên tắc với hợp đồng kinh tế
Những điều có thể phân biệt được hợp đồng nguyên tắc là gì và hợp đồng kinh tế là gì
VII. Hợp đồng nguyên tắc gồm những nội dung nào?
Sự thỏa thuận chi tiết của các bên và những nội dung cụ thể của từng loại giao dịch sẽ ảnh hưởng đến việc xác định nội dung trong hợp đồng nguyên tắc.Thế nhưng, một mẫu hợp đồng nguyên tắc sẽ có những chuẩn mực nội dung, điều khoản cơ bản như một hợp đồng chính thức đã được pháp luật công nhận nhưng những điều được quy định, điều khoảng trong những Contract này chỉ mang tính chung chung, có tính định hướng – và có thêm các phần khác nhau, những quy định rõ ràng về hàng hóa/ dịch vụ như sử dụng sức lao động, số lượng, tên sản phẩm, giá cả và phương thức thanh toán, địa điểm, thời gian thực hiện giao dịch… phần này sẽ được dẫn chiếu đến một văn bản khác có giá trị rõ ràng hơn, có thể là hợp đồng chính.
VIII. Mẫu hợp đồng nguyên tắc chuẩn
-
Mẫu hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng
Mẫu hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng 1
Mẫu hợp đồng nguyên tắc trong xây dựng 2
-
Mẫu hợp đồng nguyên tắc cung cấp dịch vụ
Mẫu hợp đồng nguyên tắc cung cấp dịch vụ 1
Mẫu hợp đồng nguyên tắc cung cấp dịch vụ 2
Mẫu hợp đồng nguyên tắc cung cấp dịch vụ 3
-
Mẫu hợp đồng nguyên tắc bán hàng
Mẫu hợp đồng nguyên tắc bán hàng 1
Mẫu hợp đồng nguyên tắc bán hàng 2
Mẫu hợp đồng nguyên tắc bán hàng 3
Mẫu hợp đồng nguyên tắc bán hàng 4
Mẫu hợp đồng nguyên tắc bán hàng 5
-
Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư
Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư 1
Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán vật tư 2
Sau đây là link download ngắn gọn cho những ai cần:
Link dowload mẫu hợp đồng nguyên tắc
IX. Kết
Contract luôn là một phần quan trọng trong các cuộc giao dịch nên ta cần hiểu rõ về nó như một phần thiết yếu của những cuộc trao đổi. Hi vọng qua bài viết trên đã giúp các bạn hình dung được hợp đồng nguyên tắc là gì và hợp đồng kinh doanh là gì, đồng thời có được những hiểu biết nhiều hơn về Contract.