Trong đời sống xã hội hiện nay thì con người sẽ luôn luôn tham gia vào những quan hệ rất là đa dạng và phong phú. Các quan hệ đa dạng ấy có thể được phát sinh trong hoạt động học tập, sinh hoạt đời thường, đối ngoại,… và nó gọi là các quan hệ xã hội.
Từ phần trên, bạn sẽ hiểu được một chút về quan hệ xã hội là gì? Theo bạn, các mối quan hệ xã hội thường là những mối quan hệ như thế nào? Làm sao để bạn có thể xây dựng một mối quan hệ xã hội tốt? Và lợi ích của việc này là gì? Vậy nên trong bài viết dưới đây mangtuyendung sẽ chia sẻ đến bạn đọc về quan hệ xã hội là gì và cách xây dựng mối quan hệ xã hội từ những bước đơn giản nhất.
Mục Lục Bài Viết
I. Quan hệ xã hội là gì?
Đầu tiên cùng tìm hiểu về quan hệ xã hội là gì? Thì nó trong tiếng Anh là Social relation, nghĩa là những quan hệ giữa người với người được hình thành từ trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, hay chính trị- pháp luật, hoặc tư tưởng, đạo đức, văn hóa, vv… Mọi sự vật và hiện tượng ở trong xã hội đều sẽ có những mối liên hệ với nhau. Nhưng chắc chắn không phải mối liên hệ nào cũng là quan hệ xã hội.
Quan hệ xã hội là gì
Vậy quan hệ xã hội là gì? Nó được hình thành từ việc tương tác xã hội. Những tương tác này sẽ không phải là ngẫu nhiên, mà nó thường phải có mục đích và có hoạch định. Những tương tác này cũng phải có xu hướng lặp lại, ổn định và đồng thời tạo lập ra được một mô hình tương tác. Nói theo một cách khác, các chủ thể hành động ở trong mô hình tương tác này sẽ phải đạt được một mức độ tự động hóa nhất định nào đó nhé. Tức là họ sẽ thực hiện gần như là không có ý thức, hay như thói quen. Hai cá nhân mà ngẫu nhiên gặp nhau ở sân bay, hay nhà hàng hoặc rạp hát, v.v… dù có là chào hỏi, trao đổi, hay trò chuyện lần đó; nhưng tiếp lần gặp sau họ lại không nhận ra nhau, hoặc sẽ không tiếp tục chào hỏi, trao đổi, hoặc trò chuyện thì giữa họ sẽ chưa thể coi là có một mối quan hệ xã hội. Trái lại, nếu như mà ở những lần gặp gỡ sau đó thì các cá nhân đó lại tiếp tục sự giao tiếp và cũng như phối hợp hành động, thì giữa họ có thể coi là có một mối quan hệ xã hội nhé. Quan hệ xã hội là gì, nó sẽ thường là quan hệ bền vững và ổn định của các chủ thể hành động đó. Các quan hệ này sẽ được hình thành dựa trên những tương tác xã hội ổn định, và phải có tính lặp lại, v.v… Các tương tác này sẽ còn có thể mang theo những đặc trưng khác nữa, và qua đó tạo ra các loại mối quan hệ xã hội khác nhau nhé.
Xem thêm: Thuyết gắn bó là gì? Vì sao cần nhận biết kiểu gắn bó của mình trong mối quan hệ
II. Chủ thể quan hệ xã hội là gì?
– Ở cấp độ vĩ mô thì chia ra làm các chủ thể: Nhóm xã hội; Tập đoàn; Toàn bộ xã hội.
Các nhóm, tập đoàn lớn thường sẽ chiếm giữ những vị trí khác nhau ở trong xã hội. Do đó nên họ cũng có sẽ những quyền lực, cơ hội, mức thu nhập hoặc là lối sống khác nhau. Ở những vị trí xã hội khác nhau, mức thu nhập khác nhau, và lối sống khác nhau của các nhóm xã hội nhiều khi sẽ lại là tiền tố để tạo ra các tương tác xã hội giữa các nhóm. Trên cơ sở đó của sự hình thành những quan hệ xã hội giữa chúng. Cùng với ở cấp độ vĩ mô, quan hệ xã hội sẽ còn được thể hiện ở dưới dạng quan hệ giữa các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Trong các quan hệ đó thì nó sẽ có tác động lẫn nhau, và quan hệ kinh tế sẽ đóng vai trò và có vị trí đặc biệt quan trọng trong các quyết định đến chính trị, văn hóa và xã hội đó.
– Ở cấp độ vi mô
+ Cá nhân xã hội: các nhà xã hội học theo quan niệm phương Tây gần như đồng nhất mối quan hệ xã hội với quan hệ giữa các cá nhân. Thực tế, thì quan hệ xã hội của các cá nhân sẽ chỉ tạo thành một bộ phận khá quan trọng của toàn bộ mối quan hệ xã hội mà thôi. Thực chất, mọi quan hệ giữa các cá nhân sẽ được thiết lập nhờ những tương tác trong xã hội có tính chuẩn mực và ổn định, thì nó đều là những quan hệ xã hội. Tuy vậy, những quan hệ này sẽ lại khác biệt nhau rất nhiều nếu như xét theo nội dung hoặc là tính xã hội của từng loại quan hệ đó. Nói theo cách khác, có những quan hệ sẽ mang nhiều tính xã hội nhưng trong khi có những loại quan hệ lại ít mang tính xã hội hơn.
Xem thêm: Quan hệ công chúng và những định nghĩa đúng về ngành nghề “hot” này
III. Các loại hình quan hệ xã hội
Các loại hình quan hệ xã hội
– Có nhiều kiểu để có thể phân chia quan hệ xã hội:
+ Quan hệ xã hội sơ cấp (nó mang ít tính xã hội hơn, và chủ yếu là quan hệ tình cảm) và còn quan hệ xã hội thứ cấp (là quan hệ có mang tính xã hội).
+ Dựa vào những lĩnh vực cơ bản ở trong đời sống xã hội, người ta sẽ phân chia thành các loại hình như sau: quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, và quan hệ văn hoá, xã hội.
+ Dựa vào vị thế về xã hội của mỗi cá nhân, người ta sẽ chia thành quan hệ người có cùng vị thế và cũng như quan hệ của những người khác vị thế (đây có thể là quan hệ cấp trên và cấp dưới, hoặc trung ương với địa phương).
+ Dựa vào tính chất của các kiểu quan hệ đó, người ta sẽ có thể chia thành 2 loại là quan hệ vật chất và quan hệ tinh thần nhé.
Xét cho cùng với sự sản xuất ra những của cải vật chất đó chính là cơ sở của sự tồn tại và cũng như phát triển của xã hội loài người. Do đó, trong các công trình mà nghiên cứu về xã hội, hoặc nghiên cứu về xã hội học theo như quan điểm Mácxít, người ta sẽ xem quan hệ kinh tế là quan trọng nhất bởi vì nó sẽ chi phối và quyết định các mối quan hệ khác ở trong xã hội. Quan hệ về sản xuất luôn luôn có một vai trò quyết định tính chất các loại quan hệ xã hội khác như là quan hệ văn hoá, quan hệ chính trị và tư tưởng, hay quan hệ pháp luật. Nghiên cứu về các vấn đề xã hội sẽ phải nắm được sự phụ thuộc ấy của mọi loại quan hệ xã hội với quan hệ về sản xuất mới có được cơ sở để giải thích về tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
Xem thêm: TOP 10 dấu hiệu chỉ ra bạn phù hợp với nghề quan hệ công chúng
IV. Vai trò của quan hệ xã hội là gì?
Trong cuộc sống thì chúng ta sẽ có thể dễ dàng bắt gặp và cũng như tham gia trực tiếp vào trong các mối quan hệ xã hội. Dù là ở các lĩnh vực, hay có quy mô khác nhau nhưng chúng vẫn sẽ có tác động không hề nhỏ tới các lĩnh vực ở trong đời sống của mỗi cá nhân, của mỗi tổ chức hay là thậm chí là của một quốc gia. Từ đó thì có thể thấy quan hệ xã hội có một vai trò hết sức quan trọng và cũng là không thể thiếu ở trong sự phát triển và tiến bộ của xã hội nhé.
Vai trò của quan hệ xã hội là gì
Xét từ trên phương diện của cá nhân:
– Mang lại sức mạnh về tinh thần: Mối quan hệ xã hội sẽ giúp cho chúng ta thoát khỏi được cuộc sống nhàm chán khi mà có những người bạn buồn tẻ, mà chúng ta sẽ không thực sự muốn liên lạc lại, đây cũng chính là một trong những lý do làm chúng ta mất hứng thú ở trong mối quan hệ xã hội. Vấn đề có thể không phải do đời sống xã hội và do những thứ mà đời sống xã hội đang cung cấp, mà nó bởi vì kiểu quan hệ xã hội do chúng ta đã hình thành. Khi mà bạn có một vòng tròn bạn bè bao gồm những người bạn đánh giá cao về bạn, thì nó sẽ khiến cho các tương tác xã hội trở nên rất thú vị. Đó cũng là cách tương tác với người khác để làm tăng thêm sự thú vị và cũng như niềm vui cho cuộc sống của bạn.
– Sự thỏa mãn: Con người chính là những sinh vật xã hội và vậy nên tất cả chúng ta đều có nhu cầu trong việc tương tác với người khác và cũng như xây dựng mối quan hệ xã hội. Nghiên cứu cho thấy rằng việc xây dựng mối quan hệ xã hội bền vững, và chất lượng cho dù nhỏ hay là lớn sẽ đều đóng góp quan trọng đến hạnh phúc và sự thỏa mãn của chúng ta.
– Sự phát triển: Các lý thuyết phát triển thì nó sẽ không chỉ nói về sự phát triển của chính bạn mà nó là cả sự phát triển trong mối quan hệ xã hội. Toàn bộ sự phát triển và cả sự thành công đó đang chịu ảnh hưởng lớn bởi những người ở trong vòng tròn xã hội của bạn đó. Những người mà có suy nghĩ tích cực hơn, luôn luôn nhắm tới mục đích cao hơn và luôn có những điều hữu ích để giúp cho bạn có thể học hỏi. Cuối cùng, điều này cũng sẽ thúc đẩy đến sự phát triển cá nhân của bạn, cũng như cho cả sự nghiệp của bạn, đồng thời nó còn kéo theo sự phát triển của toàn xã hội. Như vậy với mỗi cá nhân, mối quan hệ xã hội đã được tạo dựng, củng cố và đồng thời phát triển hình ảnh, uy tín, ảnh hưởng, cả vai trò, quan hệ của họ với cộng đồng nữa đó. Đặc biệt là với những ngôi sao thể thao, ngôi sao ca nhạc, các chính trị gia hay là những cá nhân đang muốn tạo dựng và cũng như củng cố uy tín của mình ở trước cộng đồng thì việc xây dựng mối quan hệ xã hội là vô cùng quan trọng.
– Với một tổ chức, quan hệ xã hội cũng sẽ mang lại các lợi ích không hề nhỏ đó:
+ Xây dựng và việc duy trì hình ảnh, cũng như uy tín cho tổ chức.
+ Xây dựng và việc quảng bá thương hiệu đối với cả cộng đồng. Thì PR được đánh giá là một phương tiện quan trọng và có hiệu quả hàng đầu ở trong việc định vị và xây dựng hình ảnh thương hiệu cho các tổ chức, cả cá nhân nhé.
+ Khuyến khích để cho công chúng tham gia vào trong các hoạt động của tổ chức.
+ Khuyến khích và đồng thời phải tạo động lực cho nhân viên/thành viên mà tích cực làm việc, và có nhiều đóng góp vì quyền lợi của tập thể nhé.
+ Bảo vệ được tổ chức ở trước các cơn khủng hoảng.
Vai trò của quan hệ xã hội thì nó không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy quá trình để hoàn thiện của một cá nhân, hay một tổ chức, nó còn giúp cho họ dễ dàng hòa nhập vào vòng quay công nghiệp hóa- hiện đại hóa như hiện nay, mà nó còn góp phần vào trong công cuộc phát triển kinh tế- chính trị và xã hội của đất nước. Một đất nước sẽ không thể phát triển nếu như không duy trì được các mối quan hệ xã hội với các nước ở trong khu vực và ở trên thế giới. Hành động này cũng có một vai trò hết sức to lớn ở trong việc ổn định xã hội, cũng như tăng cường được quan hệ ngoại giao, thúc đẩy cho quá trình hội nhập, và mở ra được những hướng đi mới, đưa đất nước có thể vươn ra tầm quốc tế mà ở đó thì việc phát huy và củng cố được các mối quan hệ sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho cả hai phía nhé. Các mối quan hệ xã hội sẽ tạo nên được sự thịnh vượng và cũng như phát triển của đất nước.
-Về lĩnh vực xã hội: Quan hệ xã hội sẽ giúp tạo ra sự khăng khít ở trong xã hội, tạo nên được sự giao lưu về văn hóa, cũng như là về kinh tế của các quốc gia ở trong xã hội. tiếp thu được những nền văn hóa tiến bộ, đồng thời còn học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tạo ra sự hội nhập giữa các quốc gia ở trên thế giới nhé.
-Về lĩnh vực kinh tế: Nền kinh tế sẽ được giao lưu, giúp cho công nghệ khoa học tiến bộ, các công cụ để sản xuất tiên tiến vì được áp dụng ở trong các ngành công nghiệp=> Khiến cho xã hội ngày thêm lớn mạnh, cuộc sống của người dân sẽ ngày càng cải thiện. Sự giao lưu về kinh tế còn nhằm mục đích giúp cho các nước đang phát triển, hay chậm phát triển sẽ ngày càng đi lên, để có thể sánh vai với các cường quốc lớn mạnh ở trên thế giới.
-Về lĩnh vực chính trị: Quan hệ xã hội sẽ không phải là các quốc gia trực tiếp can thiệp vào chính trị của nhau, mà nó là tạo sự hội nhập, đồng thời phải tôn trọng lợi ích của nhau, để cùng nhau vượt qua khó khăn và các thách thức để có thể góp phần xây dựng được một thế giới hòa bình, hữu nghị ổn định và phát triển thịnh vượng nhé.
Xem thêm: PR – Học ngành quan hệ công chúng khó hay dễ? Cơ hội việc làm ngành PR
V. Xây dựng mối quan hệ xã hội từ những bước đơn giản
1. Chân thành và tích cực
Chân thành và tích cực
Hải là một bạn trẻ khá thành đạt đã chia sẻ như sau: “Trong cuộc họp mặt, đã có một người bạn cũ đến hỏi tôi là “Cậu có công việc nào để cho tôi làm không?”. Mặc dù là rõ ràng tôi và anh ta cũng chẳng còn liên lạc gì với nhau và đã khá lâu rồi không gặp mặt, và tôi cũng không biết được là anh ấy đang làm ở trong lĩnh vực nào hay là từng có những kinh nghiệm gì hết.
Các bạn có thể rút ra điều gì từ bài học trên này để xây dựng mối quan hệ xã hội?
Đầu tiên, đừng làm mất thời gian của chính bản thân mình và làm cho người khác cảm thấy bối rối với những yêu cầu ích kỷ từ bạn nhé.
Thứ hai, hãy chăm chút những mối quan hệ mà bạn có một cách chân thành nhé. Chỉ mất một ít phút để gọi điện và hỏi thăm một người bạn cũ hay là dành thời gian ăn trưa để có thể gặp gỡ đồng nghiệp, và từ đó cũng giúp cho bạn sẽ có được những thông tin quý giá, cũng như là lấy được thiện cảm từ người khác.
Đặt nặng lợi ích của bản thân mình ở trong việc giao tiếp sẽ làm cho bạn khó khăn hơn ở trong việc đến với người khác đó. Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, chẳng ai muốn phải đầu tư cho một mối quan hệ mà chính họ lại cảm thấy mình bị lợi dụng cả. Vì vậy, để có được những điều tốt đẹp từ các mối quan hệ thì trước hết các bạn phải chứng tỏ được năng lực của chính mình và cũng như việc sẵn sàng cho đi.
2. Chủ động thể hiện
Nếu như bị bỏ lại trong một đám đông xa lạ thì các bạn sẽ làm gì?
Bạn sẽ ngồi một chỗ và giương đôi mắt u buồn để quan sát người khác sao? Cố gắng làm cho chính mình càng bé nhỏ thì càng tốt và chỉ nhìn đồng hồ xem khi đến nào mình thì sẽ thoát ra mớ rắc rối này?
Hay mỉm cười chiếu lệ khi một ai đó đến chào hỏi bạn?
Tất cả đều chẳng giúp ích gì cho việc xây dựng mối quan hệ xã hội của bạn đâu.
Nào cùng giả sử nếu như bạn đang ở giữa một buổi tiệc buffet với những người mà bạn chưa hề quen biết. Thì bạn hãy mạnh dạn cầm ly cocktail của mình, và tìm một đối tượng bạn có thiện cảm nhất và sau đó chủ động trò chuyện. Bạn có thể bắt đầu nó bằng việc giới thiệu tên, cũng như ngành học, sở thích, khả năng vv… Câu chuyện hoàn toàn sẽ tiến xa và dễ dàng hơn là bạn tưởng đấy. Dĩ nhiên, với ví dụ này thì chỉ có thể ứng dụng cho những buổi party, họp mặt hay là thậm chí ngay cả trong ngày hội tuyển dụng nữa nhé.
Nếu như bạn lo lắng và chần chừ, thì hãy chuẩn bị cho bản thân mình một bộ trang phục thanh lịch, với một nụ cười tươi tắn và cùng với một tấm lòng cởi mở, tự tin nhất. Thì bạn đã hoàn toàn sẵn sàng để thể hiện mình ở trước người khác rồi đấy.
3. Tham gia vào các câu lạc bộ và các buổi hội thảo
Tham gia vào các câu lạc bộ và các hội thảo
Bây giờ bạn đã dần cảm thấy hứng thú hơn với việc giao lưu và tìm hiểu về người khác rồi đấy. Vậy câu hỏi tiếp theo làm sao để bạn tìm ra họ?
Đơn giản thôi, bạn hãy tham gia vào những câu lạc bộ thường niên, những buổi offline mà có chủ đề phù hợp với bạn hay là đăng ký thêm vào một lớp học ngoại khóa. Hãy tận dụng sở trường và lĩnh vực yêu thích của bạn và đó cách đơn giản nhất để mở rộng, xây dựng mối quan hệ xã hội của bạn đó. Nếu như bạn cảm thấy thật khó để có thể trò chuyện với ai đó hay là chưa biết cách để có thể mở đầu một mối quan hệ, thì đừng lo lắng. Bởi hiện nay cũng có rất nhiều câu lạc bộ và các lớp học mở ra nhằm mục đích giúp đỡ cho bạn tăng cường khả năng giao tiếp. Ở đó thì bạn sẽ tập làm quen với việc thể hiện bản thân, cách trò chuyện, lắng nghe và kết nối với người khác.
4. Hãy giữ gìn cẩn thận những thông tin liên lạc của người khác
Ngày nay, thật dễ dàng để có thể gọi một cuộc điện thoại, hay trao đổi trực tuyến hoặc email những thông tin cho phần danh sách liên hệ của bạn. Tất cả những gì mà bạn cần phải làm đó là sử dụng điện thoại di động, laptop hay là máy tính để bàn của bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ đến việc mà bạn bị mất điện thoại, bị xâm nhập vào địa chỉ email hay là bị cướp mất ID Yahoo hoặc Messenger chưa? Chắc chắn có một số người sẽ cảm thấy đó chính là ngày tận thế đấy!
Vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy dành một ít thời gian để có thể sắp xếp lại danh sách thông tin liên lạc mà bạn đang có vào trong một quyển sổ, đồng thời hãy phân nhóm rõ ràng và có khoa học. Nếu như bạn có nơi để lưu trữ những danh thiếp đã nhận thì nó sẽ càng tuyệt vời hơn. Cho dù là bạn cảm thấy việc này thật ngớ ngẩn và cũng rất mất thời gian, nhưng nó sẽ thật sự đem lại hiệu quả đáng tin cậy cho bạn đấy.
5. Hãy mở rộng cửa cho các kênh thông tin
Điều cuối cùng mangtuyendung muốn chia sẻ với bạn đó chính là bí quyết để tìm ra những mối quan hệ mà bạn cần. Ngoài việc xây dựng mối quan hệ xã hội, sự liên kết từ người thân, bạn bè hay là đồng nghiệp, bạn còn có thể tận dụng được những tiện ích mà xã hội thông tin ngày nay đang đem lại. Hãy liên kết facebook với bạn bè của bạn, có thể dùng Messenger hay là các công cụ chat khác để có thể thăm hỏi mọi người, miễn sao làm sao bạn biết kiềm chế mình và tránh xa đà quá sâu vào cuộc sống ảo này nhé.
Bạn có thể tự tìm cho bản thân mình những cơ hội bằng cách là nắm bắt thông tin về những cuộc hội thảo, lớp học hay là những buổi sinh hoạt để phát triển kỹ năng thường xuyên đó. Nếu như tìm được những thông tin thú vị thì bạn hãy nghĩ đến việc chia sẻ nó cho bạn bè và hãy cùng họ tham gia vào những hoạt động này.
Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất và đơn giản nhất, sau đó bạn sẽ thấy được lợi ích từ việc đầu tư vào những mối quan hệ đó.
Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả giúp bạn thành công trong cuộc sống
VI. Kết luận
Qua những thông tin trên về quan hệ xã hội là gì, các chủ thể xã hội, các loại hình mối quan hệ xã hội, vai trò của nó và cách để xây dựng mối quan hệ xã hội. Rất hy vọng những thông tin trên do mangtuyendung cung cấp về quan hệ xã hội và cách