Chất lượng đào tạo của trường Trường đại học Nội vụ Hà Nội như thế nào. Điều kiện tuyển sinh tại trường Trường đại học Nội vụ. Hãy đọc và tìm hiểu về những thông tin về trường Trường đại học Nội vụ này nhé!
Khi chọn trường Đại học đối với các bạn học sinh để đăng ký xét tuyển chính là một quyết định rất khó, mặc dù cùng một ngành nhưng lại có rất nhiều trường Đại học khác nhau. Trong đó, mỗi trường đại học lại có những ưu điểm, nhược điểm và với mức học phí không giống nhau. Hôm nay, chúng mình sẽ giới thiệu một chút về một trường tại ngôi trường đại học Nội vụ Hà Nội này chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích.
Mục Lục Bài Viết
I. Giới thiệu chung về trường Đại học Nội vụ
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chính là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Nội vụ. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được thành lập ngày 14/11/2011, trước đây trường có tên gọi là Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Với tiền thân là Trường Trung học văn thư Lưu trữ Trung ương I, được thành lập năm 1971: theo Quyết định số 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Vào năm 1996, Trường đã được đổi tên thành Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ Văn phòng I.
Logo trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Theo quyết định số 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCT vào ngày 15/6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo trường đã được đổi tên trường Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Vào ngày 21/4/2008, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số: 2275/QĐ-BGDĐT đã đổi tên Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I đổi thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội cho đến năm 2011 đổi tên là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trước đây trường trực thuộc Cục Văn thư và lưu trữ cả nước. Tuy nhiên, từ năm 2005 đến nay trực thuộc Bộ nội vụ. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có địa chỉ tại: Ngõ 36 đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đang đào tạo các ngành nghề ví dụ như: ngành Quản trị nhân lực; ngành Quản trị văn phòng; ngành Quản lý công; ngành Quản lý xã hội; Chính sách công; ngành Tổ chức và xây dựng chính quyền; ngành Luật; ngành Văn thư; ngành Lưu trữ; ngành Quản lý văn hoá; ngành Hệ thống thông tin; ngành Thư viện; ngành Thư ký văn phòng,…
Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là PGS.TS.Nguyễn Bá Chiến. Với cơ cấu tổ chức của trường gồm 4 đơn vị trực thuộc và bao gồm 2 Phân hiệu tại Quảng Nam và Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có 8 phòng chức năng, 8 khoa, 3 trung tâm. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một trong những nơi có đào tạo cán bộ, công chức có uy tín trong hệ thống giáo dục và đào tạo của cả nước.
Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, trải qua nhiều lần đổi tên và thay đổi chức năng, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vẫn duy trì và vẫn tiếp tục phát huy truyền thống giảng dạy và đào tạo trước đây và mở thêm tuyển sinh đại học, tư vấn tuyển sinh những môn đào tạo mới.
Tiền thân của trường Đại học Nội Vụ đó là Trường: Trung học Văn thư – Lưu trữ. Trường được thành lập theo Quyết định số: 109/BT ngày 18/12/1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội với nhiệm vụ chính của mình là đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của các ngành như: Văn thư; Lưu trữ; Bồi dưỡng; huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ đang làm công tác văn thư và lưu trữ ở các cơ quan nhà nước
Năm 1977 chính là năm mở ra giai đoạn mới của một Trường Trung học Văn thư Lưu trữ, đây chính là giai đoạn vừa đào tạo cán bộ trung học, tuyển sinh đại học, tư vấn tuyển sinh của Văn thư Lưu trữ ở miền Bắc (bao gồm từ Quảng Bình trở ra) mà vừa đào tạo cán bộ ở Phân hiệu miền Nam.
Vào ngày 30/4/1992, trường Phân hiệu phía Nam đã được nâng cấp thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ II. Cho tới ngày 11/5/1994, theo Quyết định số 50/TCCB – VP do Bộ trưởng Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ban hành, Trường Trung học Văn thư Lưu trữ đã được chuyển về Hà Nội để giảm bớt một số khó khăn cho Nhà trường.
Vào ngày 25/4/1996, Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ đã chính thức được đổi tên thành: Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I, theo Quyết định số: 72/TCCB – TC. Và đến ngày 1/10/2003 trường đã được đổi tên thêm một lần nữa và thành Trường Trung học Văn thư – Lưu trữ Trung ương I.
Trước những nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội hiện nay, Quyết định số: 3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB đã được ban hành vào ngày 15/6/2005 về việc dựa trên cơ sở: Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I đã tiến hành thành lập ra Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I.
Vào ngày 21/4/2008, Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I đã được đổi tên thành: Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội theo Quyết định số: 2275/QĐ – BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ đó, trường đã trở thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội vụ từ ngày 12/6/2008.
Trải qua một thời gian thông qua các giấy tờ và một số thủ tục, vào ngày 14/11/2011 Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội đã được thành lập theo Quyết định số: 2016/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đội ngũ cán bộ và công chức (cán bộ) chính là một bộ phận quan trọng của nền hành chính của nhà nước. Việc đào tạo, tuyển sinh đại học, tư vấn tuyển sinh và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt và chuyên môn vững vàng từ đó đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính của nhà nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Trải qua 40 năm xây dựngcơ sở vật chấtvà trưởng thành, dù có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau qua các thời kỳ, song tập thể nhà trường vẫn luôn đoàn kết và quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, bám sát những nhiệm vụ cơ quan cấp trên giao, hoàn thành tốt nhiệm vụ và không ngừng đổi mới để phát triển. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tự khẳng định được vị thế của bản thân mình trước những yêu cầu của ngành và nhu cầu của xã hội. Đã đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực hàng ngàn cán bộ và cung cấp cho ngành nội vụ và cho cả xã hội. Với các thế hệ sinh viên và học sinh tốt nghiệp ra Trường đã không ngừng trưởng thành và phát triển.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết hồ sơ xét tuyển đại học, xét tuyển học bạ mới nhất
II. Thông tin tuyển sinh của trường Đại học Nội vụ
1. Đối tượng và phương thức tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh:
-
Thứ nhất: Xét tuyển tuyển sinh đại học, tư vấn tuyển sinh theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 : Bao gồm cả thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2022 trở về trước.
-
Thứ hai, Xét tuyển theo kết quả học tập THPT: Bao gồm thí sinh tốt nghiệp từ năm 2018 đến năm 2022.
-
Thứ ba, Xét tuyển thẳng: Bao gồm thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022.
Phương thức xét tuyển
– Xét tuyển theo phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT
- Xét tuyển đợt 1: theo quy định ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xét tuyển các đợt bổ sung (nếu có): Hồ sơ xét tuyển tuyển sinh đại học, tư vấn tuyển sinh gồm có: Phiếu xét tuyển (Mẫu 01- ĐKXT kèm theo); Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT (bản sao có chứng thực); Bằng tốt nghiệp hoặc giấy CNTN THPT tạm thời (bản sao có chứng thực); Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có);
– Xét tuyển theo phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT
Hồ sơ xét tuyển gồm có: Phiếu xét tuyển (Mẫu 02 – ĐKXT kèm theo); Học bạ THPT (bản sao có chứng thực); Bằng tốt nghiệp hoặc giấy CNTN THPT tạm thời (bản sao có chứng thực); Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có);
– Xét tuyển theo phương thức 3: Xét tuyển thẳng
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội xét tuyển tuyển sinh đại học, tư vấn tuyển sinh thẳng đối với những thí sinh đạt giải nhất, giải nhì hay giải ba trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc những thí sinh đạt giải nhất, giải nhì, hay giải ba trong Kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp THPT: Hồ sơ xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra (phụ lục các môn xét tuyển thẳng kèm theo).
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội xét tuyển thẳng đối với những thí sinh đạt giải nhất, giải nhì, giải ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc những thí sinh đạt giải nhất, giải nhì, giải ba trong Kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và học sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông (với phụ lục các môn xét tuyển thẳng kèm theo).
Hồ sơ xét tuyển Trường Đại học Nội vụ Hà Nội bao gồm: Phiếu xét tuyển (Mẫu 03-ĐKTT kèm theo); Giấy CNTN THPT tạm thời (bản sao có chứng thực); Giấy chứng nhận đạt giải (bản sao có chứng thực).
Xét tuyển thẳng đối với thí sinh là học sinh giỏi ở bậc Trung học phổ thông (đối với các lớp 10, lớp 11, học kì I lớp 12) và đã tốt nghiệp Trung học phổ thông. Hồ sơ xét tuyển Trường Đại học Nội vụ Hà Nội bao gồm: Phiếu xét tuyển (Mẫu 04-ĐKTT kèm theo); Giấy CNTN THPT tạm thời (bản sao có chứng thực); Học bạ THPT (bản sao có chứng thực).
2. Điều kiện tuyển sinh
Xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT:
-
Đã tốt nghiệp THPT;
-
Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (do trường công bố sau khi thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT).
Xét theo kết quả học tập THPT:
-
Tốt nghiệp THPT từ năm 2018 trở lại đây;
-
Tổng điểm của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển có điểm tổng đạt từ 18.0 điểm trở lên (trong đó không có môn học nào dưới 5.0 điểm).
Xét tuyển thẳng:
-
Tốt nghiệp THPT năm 2021;
-
Đạt điều kiện xét tuyển thẳng của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Cụ thể:
Các thí sinh đạt giải nhất, giải nhì, hoặc giải ba trong các Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (vào năm học 2020-2021) hoặc những thí sinh đạt giải nhất, giải nhì, giải ba trong các Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia (vào năm học 2020-2021) dành cho học sinh Trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
và đã tốt nghiệp THPT; Những thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh (vào năm học 2020-2021) hoặc các thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh (vào năm học 2020-2021) và đã tốt nghiệp THPT; Thí sinh chính là học sinh giỏi ở bậc Trung học phổ thông (lớp 10, lớp 11, lớp 12) và đã tốt nghiệp THPT.
3. Hình thức tuyển sinh
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có hình thức tuyển sinh trong cả nước.
4. Thời gian dự kiến tuyển sinh
Tuyển sinh đợt 1:
-
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông: theo quy trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-
Xét tuyển theo kết quả học tập Trung học phổ thông: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ có các thông báo cụ thể sau.
Xem thêm: Học viện Hành chính Quốc gia: Môi trường và cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
III. Học phí đại học Nội vụ như thế nào?
Học phí của 1 tín chỉ là: 249.000đ/SV/tín chỉ
Mỗi năm nhà trường Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ thu 02 lần, mỗi lần 1 kỳ theo số lượng tín chỉ mà sinh viên tích lũy. Như vậy, học phí 1 năm sẽ tầm khoảng gần 10 triệu đồng và còn tùy thuộc vào số lượng tín chỉ mà bạn đăng ký.
IV. Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp đại học nội vụ
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo rất nhiều ngành nghề trong các lĩnh vực khác nhau. Từ đó, đã mở ra nhiều cơ hội cơ sở vật chất lựa chọn nghề hơn dành cho các bạn trẻ. Theo đó, những cơ hội việc làm dành cho các bạn sinh viên sau khi ra trường cũng vô cùng lớn và đa dạng.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội luôn đảm bảo cho sinh viên chất lượng đầu ra tốt nhất với một đội ngũ giảng viên giỏi, cơ sở vật chất tốt năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp, với hầu hết giảng viên hầu hết đều có hàm vị từ bậc thạc sĩ trở lên. Bên cạnh đó, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã không ngừng nâng cấp và cải tiến các trang thiết bị dạy và học,… để phục vụ tốt hơn cho quá trình nghiên cứu và học tập của sinh viên. Từ đó có thể giúp cho sinh viên nâng cao được chất lượng học tập.
Thêm vào đó, trường Đại học Nội vụ vẫn đang tiếp tục có các chính sách liên kết và phát triển những mối quan hệ với các cơ sở đào tạo khác trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có thể tích cực tham gia học tập, trao đổi, phát triển cơ sở vật chất bồi dưỡng thêm những kiến thức, trình độ giúp mở mang tầm nhìn và định hướng tương lai của chính bản thân sau khi ra trường. Chính vì vậy, mà sau khi ra trường nhiều bạn sinh viên sẽ có những cơ hội làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp, công ty lớn tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài.
Sau khi ra trường các bạn sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội có thể làm trong những lĩnh vực sau đây:
-
Lĩnh vực văn hóa du lịch
-
Lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý văn hóa
-
Lĩnh vực quản trị nhân sự, quản trị văn phòng
-
Lĩnh vực văn hóa truyền thông
-
Làm việc trong ngành luật
-
Làm việc trong ngành quản lý thông tin thư viện
-
Trở thành các cán bộ quản lý về tài chính công, lĩnh vực chính trị
Xem thêm: Trường đại học Luật Hà Nội – Ngôi trường của những luật sư tương lai
V. ĐH Nội Vụ tuyển thẳng năm 2022
ĐH Nội vụ Hà Nội vừa thông báo tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2022 với 3 phương thức chính. Cụ thể, năm 2022, ĐH Nội vụ Hà Nội tuyển theo 3 phương thức gồm: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (lớp 12), xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Trong đó, thí sinh xét dựa theo kết quả thi tốt nghiệp cần đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường. Thí sinh xét theo kết quả học tập THPT cần đảm bảo điều kiện tốt nghiệp từ năm 2018 trở lại đây, tổng điểm 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên, không có môn nào dưới 5 điểm.
Đối tượng tuyển thẳng gồm những thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (năm học 2020-2021) hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia (năm học 2021-2022) dành cho học sinh THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và đã tốt nghiệp THPT.
Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh hoặc thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh. Thí sinh là học sinh giỏi ở THPT (lớp 10, lớp 11, lớp 12) và đã tốt nghiệp THPT.
Nguồn: Báo VOV
Xem thêm: Trường đại học Quy Nhơn – Có đủ sức để thu hút sinh viên?
VI. Kết luận
Với bề dày kinh nghiệm 40 năm Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng rằng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chắc chắn sẽ vượt qua được mọi khó khăn thử thách và phát huy được những giá trị truyền thống, luôn chủ động đổi mới cơ sở vật chất , sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp trồng người, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ với chất lượng và hiệu quả cao. Từ đó, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có thể cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Nội vụ và cho cả xã hội nhằm đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trên đây, chúng tôi vừa giới thiệu tới các bạn bài viết giới thiệu về Đại học Nội vụ Hà Nội ra trường làm gì? Mong qua bài viết này các bạn có thể có thêm nhiều thông tin bổ ích về Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhé. Chúc các bạn sĩ tử có một mùa thi Trung học phổ thông Quốc gia đạt được kết quả cao!