Indicator là các chỉ số về đầu tư tài chính hiệu quả nhất được biểu thị qua các thông số kỹ thuật dưới các hình thức khác nhau. Trên thực tế chỉ báo khác nhau cho nhà giao dịch lựa chọn để từ đó làm công cụ hữu hiệu cho họ trong việc đầu tư vào thị trường
Trong khi những thị trường tài chính như là Cryptocurrent thị trường tiền ảo và các thị trường ngoại hối ngày càng phát triển và được mở rộng cũng đồng nghĩa cùng với các loại chỉ báo ra đời nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tới người giao dịch. Nhưng không ít người gặp phải các rắc rối trong việc dùng các chỉ báo cho việc đầu tư tài chính. Chính vì vậy, bài viết của mangtuyendung này ra đời cũng vì mục đích chung đó, hãy cùng tham khảo bài viết Indicator nhé.
Mục Lục Bài Viết
I. Indicator là gì?
Indicator đang được dịch ra tiếng việt có nghĩa là các chỉ báo về kỹ thuật. Đây có lẽ là thuật ngữ mà không còn quá xa lạ gì đối với những nhà đầu tư trong thị trường “tiền ảo” (cryptocurrency), hoặc “thị trường ngoại hối” (forex). Đây chính là các thị trường khá nổi gần đây đối với việt nam hiện nay và đặc biệt là forex. Người giao dịch cũng sẽ dựa vào những chỉ báo ở trên sau đó chọn cho mình một thị trường để có thể đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc dài hạn. Chính vì vậy, từ nhận định trên ta cũng có thể khẳng định được vai trò quan trọng của indicator – những chỉ báo sẽ giúp ích cho rất nhiều các nhà giao dịch như là một bộ lọc thông tin đối với các chỉ số một cách nhanh nhất.
Khái niệm Indicator là gì?
Vậy, các bạn có nghĩ rằng những chỉ báo Indicator có thực sự chính là một phương tiện hữu hiệu hay không, các nhà giáo dục có nên tin và làm theo những chỉ báo Indicator hay không? Chúng ta sẽ đi vào những phần tiếp theo để có thể tìm hiểu sâu hơn và phân tích những điểm mạnh điểm yếu của từng dạng chỉ báo về kỹ thuật nổi bật nhất nhé.
Ví dụ, về tình hình tài chính của doanh nghiệp, các nhà đầu tư cũng có thể đánh giá thông qua những chỉ báo Indicator như là giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán hay phân tích báo cáo tài chính qua những chỉ tiêu như là IRR, chỉ số ROA, ROS, chỉ số ICOR hay chi phí tài chính, chi phí vốn, tính toán những chỉ tiêu hiệu quả khác nhau .
Xem thêm: Cẩm nang về kiểm toán báo cáo tài chính là gì, quy trình thực hiện ra sao?
II. Các loại chỉ báo phổ biến đối với thị trường về tài chính hiện nay
Từ khi nhiều thị trường tiền ảo được ra đời hoặc thị trường ngoại hối ra mắt cho đến nay thì đồng nghĩa đối với việc những loại chỉ báo cũng được ra đời nhằm mục đích trở thành một phương tiện hữu hiệu có thể cung cấp thông tin chính xác và nhanh nhất cho những nhà đầu tư (investor). Hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn một số loại chỉ báo đang phổ biến nhất hiện nay ngay sau đây:
1. Chỉ báo Indicator đường trung bình động hàm mũ
Thứ nhất ta có thể kể đến chính là EMA (Exponential moving average) – đường trung bình trong chuyển động hàm mũ: Đây chính là một dạng về chỉ báo Indicator nhằm đưa ra các mức giá trung bình cuối cùng của giá đóng cửa trong một cặp đồng tiền ảo nào đó ở trong một khoảng thời gian tùy chọn hay tùy chỉnh. Và là một trong dạng có hai đường MA – Moving Average. Giá trị cho đường trị cho đường trung bình động về hàm mũ được chia ra hai loại đó là ngắn hạn và dài hạn như sau:
– Giá trị dài hạn sẽ là 50 đến 200 ngày
– Giá trị ngắn hạn sẽ là là 12 đến 26 ngày
Vậy người giao dịch dựa vào đâu để bán hoặc để mua trong khi thực hiện giao dịch để đầu tư bất kỳ thị trường nào? Họ có thể dựa vào các chuyển động của đường trung bình khi mà đường trung bình động ngắn hạn sẽ cắt đường trung bình động dài hạn thì sẽ đặt các lệnh mua và đặt lệnh bán khi gặp trường hợp ngược lại.
2. Chỉ báo Bollinger Bands và chỉ báo Keltner Channel
Thứ hai không thể không kể đến đó là bollinger bands hay keltner Channel: Với nhiệm vụ chính là đo lường độ biến động trên thị trường hay độ quá mua/ quá.
Bollinger là một chỉ báo Indicator đang được tạo ra bởi một nhà phân tích về tài chính cách đây hơn 30 năm về trước và cho đến hiện nay nó vẫn là một chỉ báo kỹ thuật đang rất tiện dụng cho các nhà giao dịch về ngoại hối. Bollinger được sử dụng hai thông số sau :
– Thứ nhất đó chính là số lượng về ngày trong đường trung bình động
– Thứ hai là độ lệch chuẩn (sẽ thường là 2 đến 2,5) khi mà những nhà giao dịch muốn đặt cách khỏi đường về trung bình động
Có một điểm lưu ý khi sử dụng Bollinger rằng: Đối với một số xu hướng đi theo một giao dịch dài hạn thì họ sẽ có hai dải độ lệch chuẩn và là một đường trung bình động đối với số lượng ngày là 350 ngày.
Dải Bollinger biểu thị về sự biến động trong thị trường nhờ vào sự thu hẹp hoặc mở rộng của dải mà ta biết được sự biến động đó sẽ tăng hay giảm. Hoạt động bán sẽ xảy ra khi mà giá giao bán cuối cùng giao trong ngày hôm trước của phiên giao dịch được nằm trên dải Bollinger. Và khi giá của giao dịch sẽ đóng cửa của ngày hôm trước giao ối với đường trung bình động nghĩa là nhà giao dịch sẽ được thoát khỏi.
3. Chỉ báo chỉ số sức mạnh tương đối RSI
Thứ ba đó chính là chỉ báo Indicator về RSI cùng với MACD( chỉ báo có trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ), Stochastic (các loại chỉ báo này cùng với nhiệm vụ chung chính là chỉ báo các dao động hoặc chỉ báo nhanh nhằm mục đích về dự báo trước những xu hướng ngắn và trung hạn. Và thêm vào đó những chỉ báo này cũng đang rất hữu dụng trong việc báo cáo tình hình về sự bắt đầu những xu hướng mới, tín hiệu yếu của xu hướng hay sự đảo chiều của xu hướng cho những nhà giao dịch.
– RSI đang được sử dụng phổ biến đối với chu kỳ trong vòng 14 phiên, giá trị của nó còn được chuẩn hóa từ 0 cho đến 100 và các đường biên về tiêu chuẩn được vẽ ở mức 30 tới 70. Độ dài của chu kỳ có thể thay đổi còn tùy thuộc vào mức độ tăng hoặc giảm của thị trường để có thể xác định được các chu kỳ ngắn hạn hoặc dài hạn.
– Quá mua xảy ra khi mà chỉ số sức mạnh có mức tương đối lớn hơn 70, điều này xảy ra khi mà một xu hướng được tăng dẫn đến việc tín hiệu của dự báo thị trường đảo chiều giảm trở lại.
– Quá bán xảy ra khi chỉ số sức mạnh tương đối nhỏ hơn 30 thì điều này xảy ra khi mà một xu hướng giảm dẫn đến tín hiệu được dự báo thị trường đảo chiều giảm trở lại.
Các loại Indicator phổ biến đối với thị trường về tài chính hiện nay
Ngoài việc đưa ra những chỉ số cho ta thấy sự qúa mua hay quá bán ở trong thị trường với chỉ số sức mạnh tương đối còn biểu hiện ở tính phân kỳ và được chia ra làm hai loại như sau:
– Phân kỳ RSI Bullish: Dấu hiệu đảo chiều trong thị trường tăng đồng nghĩa với việc chỉ số về sức mạnh tương đối tăng ở thị trường đảo đáy mới giảm.
– Phân kỳ Bearish: Khi RSI giảm đồng nghĩa cùng với việc dấu hiệu đảo chiều trong thị trường giảm và thị trường tạo đỉnh mới tăng.
4. Chỉ báo khối lượng Volume
Cuối cùng đó chính là chỉ báo về Volume với chỉ báo Indicator này cho ta thấy được mức độ mạnh hoặc yếu của giao dịch thông qua những tín hiệu xác nhận ở trên biểu đồ chỉ báo. Nó giúp cho ta có thể biết được khi nào nên hay không nên vào lệnh trong một khoảng thời gian xác định.
Đây là một trong những chỉ báo Indicator được xuất hiện sớm nhất và còn là một trong những chỉ báo được sử dụng khá rộng rãi. Chúng đang được biểu thị bằng 3 đường cơ bản trong đó có: Xanh biểu thị cho khối lượng gia có sự đi lên, trong khi đó màu đỏ biểu thị ngược lại về giá và được đi kèm với hai đường này chính là một đường trung bình về giá
– Sự biến động về khối lượng đã dẫn đến sự thay đổi về giá và có thể nói đến sự biến động về chỉ báo Indicator trong khối lượng có thể được so sánh như là một công cụ đo lường sức mạnh của xu hướng.
Xem thêm: Tài chính nhà nước là gì? Tài chính nhà nước có giống tài chính công không?
5. Điểm mạnh của các chỉ báo này là gì?
Quay lại đối với việc so sánh những chỉ báo Indicator bên trên để có thể rút ra được kết luận là bạn nên sử dụng loại chỉ báo nào. Hay bạn nên kết hợp những loại chỉ báo này lại cùng với nhau thay vì sử dụng chúng một cách rời rạc và không tập trung được hết sức mạnh của chúng.
5.1. Điểm mạnh đối với EMA
– Điểm mạnh của chỉ báo Indicator này đó chính là họ dựa vào những đường trung bình đó ta có thể thấy được nhiều thông số giá gần nhất thay vì các thông số đã có từ lâu ở trong quá khứ, chính điều này sẽ giúp cho nhiều nhà giao dịch có được thông tin khi phản ánh được những thay đổi mới nhất ở trong hiện tại và lọc được nhiều thông tin nhiễu một cách nhanh chóng nhất. Sự biến động nhanh của thị trường sẽ làm cho những chỉ số cũ bị lỗi thời chính vì vậy mà việc cập nhật nhanh về chỉ số mới ở thời điểm hiện tại sẽ thực sự rất hữu hiệu hay tránh nhầm lẫn.
– Với nhiệm vụ hỗ trợ/ kháng cự động thì nó xác định độ tăng hay giảm trung hạn đây là một chỉ báo Indicator về sự hỗ trợ đắc lực cho những nhà giao dịch tiền ảo.
5.2. Điểm mạnh đối với Bollinger Bands hay Keltner Channel
Đối với Bollinger Bands và Keltner Channel thì ở cả hai chỉ báo này với điểm mạnh chính là hỗ trợ trực tiếp trong công việc đưa ra được sự đo lường chính xác về các đột biến độ trong giao động ở thời điểm hiện tại và độ quá mua, quá bán. Nhờ đó mà người giao dịch có thể xem xét về tình hình biến động trong thị trường mà đưa ra quyết định giao dịch hoặc không một cách đúng đắn nhất, họ sẽ tránh được rủi ro về “tiền mất tật mang”.
5.3. Điểm mạnh đối với RSI MACD và Stochastic
Đối với RSI (Relative chính điểm mạnh là cho ta thấy được về giá trị phân kỳ giá tăng hoặc giảm và ngoài ra chỉ báo này cũng rất sử dụng để đo quá mua /quá bán.
MACD: điểm mạnh của nó chính là đoán trước được những xu hướng khi có sự giao nhau tăng hoặc giảm.
Stochastic: Khá giống với MACD tuy nhiên chỉ báo Indicator này có thêm một điểm nữa đó chính là họ đo được độ quá mua /quá bán
5.4. Điểm mạnh đối với Volume
Đối với Volume: Là tín hiệu để xác nhận quan trọng nhất cho thấy các tín hiệu mạnh, yếu, trung bình trong những chỉ báo mà ta có thể dễ dàng có thể xác định được khi nào cần để có thể cho vào lệnh.
Từ việc đưa ra những so sánh về các chỉ báo bên trên (chỉ báo đường trung bình, chỉ báo dao động hay chỉ báo dao động Stochastic, chỉ báo độ biến động quá khứ, dải Bollinger hay chỉ báo khối lượng cân bằng One Balance Volume ta có thể đi tới kết luận rằng:
Mỗi chỉ báo Indicator lại có một điểm mạnh riêng và chính vì vậy mà việc kết hợp lại cùng với nhau các điểm mạnh của những chỉ báo này là điều vô cùng hợp lý để có thể phát huy toàn bộ sức mạnh hay tác dụng của các chỉ báo này lại với nhau ví dụ: Sự kết hợp sau cũng sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho các bạn khi hội tụ được tất cả những điểm mạnh và sự tiện lợi có thể cần thiết vào trong một chỉ báo như là sự hỗ trợ kháng cự + xác định xu hướng + tín hiệu xác nhận = EMA + Stochastic + Volume.
III. Lời khuyên dành cho những nhà giao dịch Indicator
Chúng ta vừa đi tìm hiểu những loại hình chỉ báo Indicator kỹ thuật và điểm mạnh của chúng mà không có nghĩa là chúng không có điểm yếu. Bất kỳ chỉ báo nào cũng có những điểm yếu riêng và điểm trúng nhất chính là chúng thường xuyên đưa ra các chỉ báo quá nhanh hay quá muộn khiến cho các nhà giao dịch sẽ phải rối loạn nên vì vậy sự biến đổi không ngừng nghỉ của chúng.
– Đối với những nhà giao dịch mới thì lời khuyên hữu ích nhất đó là hãy học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn thay vì bạn dựa dẫm hoặc phụ thuộc quá nhiều vào các chỉ báo Indicator .
– Một là các bạn cũng nên kết hợp chúng lại với nhau, hai là chỉ sử dụng một thay vì sử dụng mỗi loại về chỉ báo một tí thì sớm muộn gì các bạn cũng sẽ bị rối trước khi đưa ra các quyết định chứ đừng nói đến những món hời không tưởng ở trước mắt
– Hãy tìm hiểu thật kỹ sư tính toán của những loại chỉ báo bên dưới và đi đến quyết định giữ hay thôi sử dụng các loại chỉ báo đó. Nếu kết quả giúp các bạn thắng lớn và độ chính xác của nó chính là 50% sau 1 tuần sử dụng loại chỉ báo đó
– Tùy vào mục đích sử dụng mà các bạn có thể chọn loại chỉ báo Indicator theo đúng như là chức năng của loại chỉ báo đó thay vì lựa chọn một loạt tất cả những loại chỉ báo
– Không nên quá phụ thuộc vào các chỉ báo Indicator bởi vì nên hiểu các chứng chỉ chính là một công cụ hỗ trợ các bạn thôi, và tất nhiên việc đưa ra sự lựa chọn để đến với hào quang hoặc chìm trong nhập nhụa thất bại chính là hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân các bạn.
Xem thêm: Index là gì? Tổng hợp các chỉ số chứng khoán thường gặp
IV. Kết luận
Thông qua bài viết về Indicator là gì? Hy vọng độc giả – những người có đam mê và sự thông minh cũng như hiểu biết về tài chính cũng sẽ có được các thông tin rõ ràng nhất. Qua đó bạn có thế áp dụng nhiều chỉ báo kỹ thuật cần thiết để trở thành một nhà giao dịch mang lại sự thành công trong tương lai trong bất kể thị trường tài chính nào. Hãy là một nhà đầu tư về tài chính thông minh bằng cách sử dụng những chỉ báo kỹ thuật một cách linh động và sáng suốt bạn nhé.