Nhắc đến lĩnh vực khách sạn thì không thể bỏ qua bộ phận Housekeeping. Đó được coi là ” trái tim” của khách sạn. Hãy cùng mangtuyendung tìm hiểu công việc dường như là thầm lặng nhưng lại vô cùng quan trọng này nhé!
Với mỗi khách sạn, các yếu tố liên quan đến phòng nghỉ và chất lượng phục vụ giường như là “ bộ mặt” quyết định khách hàng đến với khách sạn và người hùng thầm lặng góp phần vào thành công ấy. Ngày nay với sự phát triển trong lĩnh vực dịch vụ – nhà hàng – khách sạn thì vai trò của Housekeeping lại càng được ghi nhận hơn.
Mục Lục Bài Viết
I. Housekeeping là gì?
Trong ngành khách sạn thì Housekeeping (HK) là bộ phận buồng phòng với nhiệm vụ chính là đảm bảo chất lượng các phòng nghỉ của khách trong khách sạn luôn được vệ sinh sạch sẽ và bố trí sắp xếp đúng theo tiêu chuẩn quy định đem lại sự hài lòng đến với khách hàng. Theo một thống kê cho thấy, Housekeeping là một bộ phận quan trọng quyết định 60% vào tổng doanh thu của khách sạn.
1. Công việc của bộ phận Housekeeping
Tuỳ theo quy mô kinh doanh mà mỗi khách sạn sẽ có sự tổ chức sắp xếp bộ phận Housekeeping khác nhau.Công việc của bộ phận này đòi hỏi khá chi tiết và phải thực hiện cẩn thận, nhanh chóng. Ngoài việc đảm bảo chất lượng buồng phòng luôn đạt tiêu chuẩn của các khách sạn đề ra thì còn các công việc liên quan đến vệ sinh khu vực công cộng, giặt ủi,…
Công việc chính của Housekeeping là dọn phòng trước, trong và sau thời gian lưu trú của khách, thời gian dọn phòng thường linh hoạt nhưng phải đảm bảo phòng được gọn gàng sạch sẽ. Các công việc cụ thể như sau:
- Cách trải ga giường, bố trí dụng cụ đúng phong cách của khách sạn, đảm bảo thẳng nếp, hài hòa đẹp mắt, làm sạch giường, thay chăn ga, gối đệm mới.
- Lau sạch mọi ngóc ngách trong phòng, bao gồm cả cửa chính, cửa sổ, bàn ghế, tủ quần áo, các đồ dùng trang trí,…
- Lau rửa sàn nhà, tẩy đi các vết ố bẩn trên sàn, hút bụi sàn nhà, ghế sô-pha,…
- Dọn sạch nhà vệ sinh: nền, vòi nước, bồn rửa mặt, bồn tắm, bồn cầu, gương soi, bổ sung các vật dụng thiếu như lược, dầu tắm, sữa tắm,…
- Thay toàn bộ khăn tắm mới, bổ sung các vật dụng thiếu, hoặc thay thế vận dụng đã dùng rồi.
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị trong phòng như: Tivi, tủ lạnh, máy lạnh… nếu có sự cố cần báo cáo để sửa chữa kịp thời.
- Đối với khách check-out, nhân viên Housekeeping cần dọn dẹp phòng luôn đồng thời kiểm tra khách có để quên đồ không để liên hệ trả lại kịp thời.
Các khách sạn khác nhau có những phong cách khác nhau. Do vậy mà những đồ đạc cũng khác nhau, cách bày biện bố trí, làm sạch cũng chẳng giống nhau nhưng tất cả có cùng điểm chung đó là phục vụ để hài lòng khách hàng.
Housekeeping đảm bảo chất lượng các phòng nghỉ của khách trong khách sạn
2. Các bộ phận nhỏ thuộc trong Housekeeping
- Bộ phận Buồng phòng (Room Attendant): nhiệm vụ chính của bộ phận này là dọn dẹp phòng khách, sắp xếp bố trí đúng trật tự theo quy định, kiểm tra và liên hệ bảo dưỡng các trang thiết bị trong phòng, bổ sung đầy đủ các vật dụng cho phòng khách khi cần thiết.
- Bộ phận Giặt ủi (bao gồm Laundry và Uniform): chịu trách nhiệm thu gom các đồ ở phòng đem giặt và giặt đồ của khách khi có yêu cầu, vận hành các quy trình giặt ủi đồ khách, thay giặt đồ ở tất cả các bộ phận trong khách sạn, đồng phục nhân viên theo thời hạn quy định.
- Bộ phận tầng/ khu vực công cộng (Public Area Attendant): có nhiệm vụ quét dọn lau chùi, đảm bảo vệ sinh ở các khu vực hành lang, sảnh, các khu vực nội bộ của nhân viên trong khách sạn, khu vực sinh hoạt chung trong khách sạn luôn được sạch sẽ.
- Bộ phận văn phòng (Housekeeping Officer): họ là những người đảm nhiệm các công việc hành chính liên quan đến giấy tờ, sổ sách của bộ phận Housekeeping. Bao gồm các nhân viên order, taker, thư ký,…
II. Những điều cần có ở nhân viên Housekeeping
1. Kiến thức về nghiệp vụ
Đối với bất cứ ngành nghề nào đều đòi hỏi phải có kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn nhất định. Với tính nhất của việc làm nghề dịch vụ thì người làm Housekeeping phải hiểu được trách nhiệm và vai trò chính của mình trong khách sạn là gì đúng không nào! Câu trả lời đó là phải nắm bắt được rõ quy trình công việc của mình, các thuật ngữ đặc thù, chuyên ngành trong bộ phận và trong khách sạn. Đồng thời, nắm bắt được những nguyên tắc của từng vị trí, cấp bậc trong bộ phận của mình. Ngoài ra, để có thể trở thành một housekeeper chuyên nghiệp cần tự giác cập nhật các kiến thức liên quan đến ngành nghề của mình và tham gia đầy đủ các khóa học đào tạo của bộ phận, khách sạn theo yêu cầu để nâng cao nghiệp.
2. Tác phong bên ngoài
Là người làm ngành dịch vụ hay phải phải tiếp xúc với khách thì tác phong bên ngoài là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để thể hiện sự chuyên nghiệp. Housekeeper luôn đảm bảo đồng phục được gọn gàng, sạch sẽ. Khi tiếp xúc với khách hàng cần có thái độ lịch sự, nhã nhặn, niềm nở. Tác phong bên ngoài của mỗi người cũng phần nào để người khác đánh giá được chất lượng hoàn thành công việc.
3. Sức khỏe tốt
Là một công việc phải hoạt động nhiều nên yêu cầu phải là có sức khỏe tốt, dẻo dai để có thể hoàn thành công việc tốt nhất. Vào mùa cao điểm lượng khách hàng tăng lên rất nhiều nên đòi hỏi phải cần sự nhanh nhẹn và khỏe mạnh để có thể đẩy những chiếc xe, dụng cụ làm sạch lớn và hoàn thành công việc nhanh chóng.
Những điều cần có ở nhân viên Housekeeping
4. Tôn trọng khách hàng
Đối tượng khách hàng lưu trú tại khách sạn thường là những du khách đến từ nhiều vùng đất khác nhau, đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt khác nhau. Do đó người làm Housekeeping cần phải tôn trọng phong tục, tập quán, văn hóa của họ, không được phép nhận xét hay bàn tán trước mặt khách để tránh gây mất hài lòng. Ngoài ra, cần phải đảm bảo không gian riêng tư, yên tĩnh cho khách hàng nhằm tạo ra cảm giác thoải mái trong thời gian ở khách sạn đúng với tính chất là cuộc nghỉ dưỡng, hưởng thụ trọn vẹn.
5. Chăm chỉ, tỉ mỉ
Là người chăm sóc giấc ngủ chính vì vậy, housekeeper phải là người có đức tính chăm chỉ, tỉ mỉ sẽ đem lại cho khách hàng trải nghiệm, những phút giây thư giãn và nghỉ ngơi tuyệt vời tại căn phòng họ đã bỏ tiền ra mua sự thoải mái hài lòng đó. Đây là yếu tố cần đảm bảo hàng đầu của người nhân viên Housekeeping để có thể mang lại căn phòng hoàn hảo nhất phục vụ cho khách hàng.
6. Thật thà
Thật thà là yếu tố cần có của người làm việc trong ngành khách sạn nhất là đối với nhân viên Housekeeping đức tính thật thà lại càng quan trọng. Vì có rất nhiều trường hợp khách hàng bị bỏ quên đồ hay mất đồ tại khu vực HK làm việc hay khu cộng cộng, nếu nhặt lại được hãy trả lại cho khách hàng một cách nhanh nhất có thể.
7. Yêu nghề, tâm huyết với công việc
Với bất cứ công việc nào cũng cần phải có niềm đam mê với công việc mình làm thì mới hoàn thành công việc nhanh chóng và cảm thấy vui vẻ với công việc mới có thể gắn bó với chúng lâu dài. Là một công việc khá vất vả và đôi khi gặp phải tình huống “dở khóc dở cười” đến từ khách hàng vì là công việc dịch vụ nên luôn phải đem lại sự hài lòng cho khách mà đôi khi chịu phần thiệt về bên mình. Vì vậy, nếu không có lòng yêu nghề thì chắc hẳn bạn sẽ rất dễ bỏ cuộc.
III. Mối quan hệ của Housekeeping với các bộ phận khác
Một khách sạn được vận hành luôn là sự phối hợp của nhiều bộ phận khác nhau. Trong đó Housekeeping và lễ tân có mối quan hệ, tương tác mật thiết với nhau. Lễ tân có nhiệm vụ báo cho HK phòng khách sắp check- in đặt để kiểm tra chuẩn bị lại thật sẵn sàng đón khách, phòng check-out để ngay lập tức dọn dẹp làm sạch. Ngược lại, khi phòng được bộ phận Housekeeping dọn dẹp xong thì cần phải thông báo đến cho bộ phận lễ tân để họ có thể sắp xếp phòng khi có khách hàng.
IV.Kết luận
Hy vọng những thông tin trên chúng tôi cung cấp cho bạn sẽ giải đáp những thắc mắc của “anh hùng thầm lặng” trong nghề Housekeeping, họ cũng được coi là “ trái tim” của khách sạn bởi tác động của họ rất mạnh mẽ. Nếu bạn yêu thích công việc này thì còn chần chừ gì nữa, cơ hội đang rất rộng mở đấy. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình!
Xem thêm:
Hospitality là gì? Cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn khi làm hospitality
Acquisition là gì? Những thương vụ acquisition nhà hàng khách sạn nổi tiếng
Casual là gì? Những điều ít ai biết về công việc của nhân viên casual