Thuyết phục là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với con người, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng thuyết phục một ai đó, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ kỹ năng thuyết phục là gì? Vậy hãy cùng mangtuyendung tìm hiểu ngay sau đây!
Trong mọi lĩnh vực chúng ta đều cần thuyết phục từ những việc nhỏ nhặt nhất. Và việc nắm rõ kỹ năng thuyết phục sẽ giúp bạn chiếm ưu thế vô cùng lớn trên mọi chiến trường. Để thuyết phục được người khác, bạn cần hiểu về những điều quan trọng giúp bạn hiệu quả ngoài những lời lẽ và lập luận.
Mục Lục Bài Viết
I. Kỹ năng thuyết phục là gì?
1. Thuyết phục là gì?
Kỹ năng thuyết phục chính là việc đưa ra các chứng cứ, lý luận hoặc giải thích. Từ đó tạo cho người đối diện miền tin và hành động theo ý muốn của chúng ta. Đơn giản hơn thì thuyết phục là việc khiến đối phương thay đổi hành động, hành vi theo hướng mà chúng ta mong muốn thông qua việc sử dụng lời nói.
2. Đặc điểm của kỹ năng thuyết phục
- Nguyên tắc đàm phán: Đàm phán chính là nguyên tắc của thuyết phục. Khi đó lợi thế sẽ lệch về một bên, bên còn lại sẽ phải phục tùng và nhún nhường với bên có lợi thế.
- Bình đẳng: Mọi kỹ năng thuyết phục khách hàng bắt buộc dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Nhất định phải biết cách phân biệt cụ thể thuyết phục và áp đặt
- Tìm thấy mục tiêu chung: Mục tiêu của thuyết phục là làm rõ vấn đề mà cả hai phía cùng quan tâm các mặt đúng, sai, lợi, hại và qua đó đó dẫn dắt đến một quyết định mới phù hợp và cân bằng với cả hai bên.
Kỹ năng thuyết phục chính là việc đưa ra các chứng cứ, lý luận hoặc giải thích
II. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết phục
1. Trong cuộc sống hàng ngày
Mọi việc nhỏ trong cuộc sống đều cần đến thuyết phục. Nếu bạn có thể khiến họ thay đổi từ từ chối sang đồng ý thì bạn đã thuyết phục thành công rồi đó. Hãy từ những việc bé nhất để có thể làm tốt việc sau này.
2. Trong kinh doanh
Kỹ năng thuyết phục khách hàng là kỹ năng cần thiết của mỗi nhà làm kinh doanh, nó chiếm đến 95% quyết định của khách hàng. Chính vì vậy chúng ta cần những người xuất sắc trong việc thuyết phục trở thành tư vấn viên, người tiếp xúc trực tiếp và gần gũi với khách hàng.
3. Trong quan hệ đối tác
Để thể hiện kỹ năng thuyết phục trong quan hệ đối tác thành công, cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và thường xuyên phải thông qua các hoạt động đàm phán.
III. Rèn luyện kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp
1. Tạo dựng mối quan hệ
Tạo dựng mối quan hệ hẳn là bước đầu tiên bạn cần làm. Như câu nói: “Người giỏi thuyết phục là người có khả năng tạo dựng được nhiều mối quan hệ với mọi người xung quanh”. Khi bạn tạo dựng được nhiều mối quan hệ sẽ dễ dàng sử dụng kỹ năng thuyết phục của mình trong công việc và cuộc sống hơn.
Các mối quan hệ cần phát triển lâu dài chứ đừng quay lưng ngay khi bạn đã đạt được mục tiêu. Điều đó sẽ là yếu tố phản lại chính bạn và sẽ không bao giờ bạn có được những người bạn cả đời luôn giúp đỡ bạn đúng nghĩa.
2. Chiếm được lòng tin của người khác
Sau đó, điều bạn cần làm là tạo niềm tin với người đó. Những yếu tố tạo dựng lòng tin:
- Cách ăn nói,
- Hành động, cử chỉ
- Ngoại hình.
Và ngay từ đầu, bạn cần đặt lợi ích của đối phương ở trên trước khi đề cập đến những lợi ích của bản thân. Có lẽ chính bản thân bạn cũng khó thể tin tưởng người chỉ biết đến lợi ích cá nhân.
3. Lựa chọn thời điểm thuyết phục, cách nói chuyện phù hợp.
Tâm lý và cảm xúc của con người luôn thay đổi. Vì vậy lựa chọn đúng thời điểm để thực hiện kỹ năng thuyết phục là vô cùng quan trọng. Và mỗi người lại có cách nói chuyện, xử sự khác nhau, có người thích nhẹ nhàng, lịch sự; có người lại thích mạnh mẽ,.. Để biết họ là mẫu người nào, bạn cần phải tìm hiểu và tạo mối quan hệ với họ.
4. Nắm bắt được sự tương đồng
khi bạn có quan điểm trái ngược với đối phương, điều bạn cần làm là tìm kiếm các điểm tương đồng của cả 2 quan điểm và từ đó thuyết phục đối phương.
Nắm bắt được sự tương đồng sẽ giúp bạn tăng khả năng thể hiện kỹ năng thuyết phục
5. Luôn có dẫn chứng và lập luận khi thuyết phục
Nói có sách mách có chứng, những lập luận và dẫn chứng đi kèm sẽ luôn khiến lời nói của bạn có trọng lượng hơn. Không cần cao siêu, chỉ cần cho họ thấy điều họ không biết nhưng phải cụ thể và rõ ràng, khi đó bạn sẽ dễ dàng thuyết phục hơn.
IV. Rèn luyện kỹ năng thuyết phục khách hàng
1. Khởi đầu câu chuyện hợp lý
Mở đầu cuộc hội thoại là bước đi đầu tiên để bạn đưa ra các trọng điểm thuyết phục khách hàng hợp lý nhất. Hãy tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, cụ thể hóa mục tiêu cuộc trò chuyện để đi đến những hành động lời nói thích hợp.
2. Duy trì cầu nối khi giao tiếp
Đây là kỹ năng thuyết phục trong bán hàng quan trọng giúp duy trì cuộc trò chuyện tự nhiên. Đừng để bạn nói quá nhiều mà khách hàng lại nói quá ít.
3. Tạo ra sự khan hiếm
Nếu có thể đưa đến khách hàng những thông tin nên mới mẻ, độc đáo và khác biệt trên thị trường sẽ tạo được sự chú ý lớn.
4. Cung cấp thông tin hữu ích
Nếu hàng hóa của bạn giúp ích cho khách hàng trong cuộc sống hay công việc hằng ngày thì bạn sẽ có rất nhiều khách hàng đó.
5. Tạo nhịp điệu khi nói
Hãy để ý tốc độ nói chuyện của khách hàng và tạo nhịp điệu, nhấn nhá khi nói để thuyết phục khách hàng hiệu quả.
V. Rèn luyện kỹ năng thuyết phục đối tác
1. Tạo sự tin tưởng
Để tiếp cận và nhận được sự tin tưởng của người khác là không hề đơn giản, vì vậy bạn cần phải khéo léo và thể hiện sự chân thành. Hãy nói lên lý do và chứng minh lời nói đó, chỉ khi bạn chứng minh được điều mình làm sẽ tạo được sự tin tưởng từ đối phương.
2. Tìm điểm tương đồng
Hãy thể hiện cho người nghe thấy ý tưởng của bạn rất “ăn khớp” với họ hoặc rất liên quan đến họ, người ta thường nói “chí lớn gặp nhau” nên khi có cơ hội hãy thể hiện sự tương đồng để lấy được lòng tin từ phía đối phương.
3. Lập luận rõ ràng
Lập luận mọi thứ rõ ràng, mạch lạc. Hãy mở đầu bằng sự cuốn hút và kết thúc bằng sự ấn tượng. Có thể lập luận rõ ràng và nhấn mạnh những luận điểm quan trọng mới có thể có kỹ năng thuyết phục hiệu quả.
Hãy lập luận mọi thứ rõ ràng, mạch lạc để thực hiện kỹ năng thuyết phục khách hàng
4. Thể hiện cả ưu nhược điểm
Người có kỹ năng thuyết phục khi đề cập đến một vấn đề cần nêu cả ưu điểm và nhược điểm, nêu ưu điểm để họ thấy tính khả thi và nêu nhược điểm để nắm bắt được tình hình và có cách giải quyết chủ động. Hãy nhấn mạnh những ưu điểm vượt trội và chỉ nói sơ qua về phần nhược điểm để thấy ưu điểm nhiều hơn nhược điểm thì vấn đề bạn trình bày mới có khả năng thực hiện hay xảy ra.
5. Khơi gợi tính tư lợi
Vấn đề sẽ thuyết phục hơn nếu người nghe nhận thấy họ được lợi nhiều từ ý tưởng của bạn. Hãy nắm chắc mong muốn của họ và chứng minh ý tưởng ấy sẽ thỏa mãn được mong muốn đó, khi đó sẽ là bước đầu thành công.
6. “Tâng bốc” có chiến lược
Hãy khen người khác đúng với họ vì đôi khi khen quá mức sẽ trở thành nịnh bợ. Hãy thử tìm hiểu sở thích cá nhân của đối tác và “tán” thêm về những chủ đề đó để tạo cho đối tác thấy họ có vị trí đặc biệt được chú trọng và đương nhiên khi lấy được thiện cảm của đối tác bạn sẽ thành công trong công việc.
7. Tạo sự nhất trí
Mọi người đa số có xu hướng đồng tình theo số đông. Do đó bạn hãy để mọi người thấy ý tưởng của mình đã thành công ở những đâu và được nhiều người ủng hộ như thế nào. Sẽ thuyết hơn nếu có một vài tên tuổi ủng hộ bạn thì khả năng cao phần thắng sẽ đến với bạn.
8. Chọn thời điểm
Việc đưa ra ý tưởng của mình vào thời điểm nào rất cần sự tính toán phù hợp. Tránh tiếp cận, yêu cầu khách hàng trong thời gian họ căng thẳng, lo âu hoặc stress. Học cách phán đoán tâm trạng để biết lúc nào đối tác cảm thấy tự tin, an toàn để tiếp cận ý tưởng của bạn.
Kỹ năng thuyết phục của bạn sẽ dễ thành công hơn khi chọn đúng thời điểm
9. Độc đáo
Cái gì càng hiếm thì càng sáng giá. Hãy chứng minh rằng ý tưởng của bạn độc đáo và chắc chắn sáng kiến đó sẽ có triển vọng. Do đó bạn cần phải làm mọi thứ sáng tạo và cảm nhận tình huống theo cá nhân mình.
10. Tự tin
Để thuyết phục người khác tin vào ý tưởng của mình thì trước tiên bạn cần phải tin vào bản thân và biết cách thể hiện sự tự tin đó. Chỉ cần thể hiện một chút đắn đo là bạn đã mất điểm trước người khác rồi. Bản thân bạn chính là một fan của chính mình và vì vậy hãy tin vào chính khả năng của mình.
11. Tạo sự thú vị
Bạn cần thuyết trình ý tưởng, dự án của mình một cách sinh động với toàn bộ nhiệt huyết và cả sự hài hước nếu có thể để thu hút người khác cùng với những hình ảnh trực quan sinh động, những trò chơi tương tác nhỏ, hay những ví dụ thật ngoài đời để tăng tính thuyết phục và hấp dẫn cho những gì mình muốn nói.
12. Cư xử đúng mực
Hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được người khác đối xử. Có chừng mực và thể hiện hiện sự tôn trọng với người đối diện.
VI. Bài tập tình huống thuyết phục khách hàng
1. Khách hàng chê sản phẩm, dịch vụ
Khi khách hàng có phản hồi không hài lòng về sản phẩm, dịch vụ nơi bạn cung cấp và nghi ngờ bán đắt. Các bạn có thể tham khảo kỹ năng thuyết phục như sau:
- Cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm sẽ mang lại giá trị gì cho khách hàng, hãy kể ra những điểm lợi cho khách hàng nhiều hơn là việc chi phí lớn.
- Phân tích giá thành từng hạng mục nhỏ để khách hàng không có cảm giác bị mất khoản tiền lớn cùng lúc.
Lưu ý với những tình huống như này, thường là khách hàng đang có thái độ khá nóng nảy, do đó cần lắng nghe họ nói, đồng tình với ý kiến họ đưa ra và nhẹ nhàng đưa ra thông tin hữu ích về sản phẩm và dịch vụ với giọng điệu nhẹ nhàng, niềm nở, tuyệt đối không được thái độ hay không tiếp khách hàng.
Hãy dùng kỹ năng thuyết phục để chinh phục khách hàng
2. Khách hàng đòi đổi hoặc trả lại sản phẩm và yêu cầu bồi thường
Trường hợp ví dụ khách hàng mua một đôi giày của cửa hàng của bạn. Sau khi sử dụng được một thời gian họ đến đòi đổi mặc dù hết hạn đổi trả theo quy định của cửa hàng. Cách xử lý với trường hợp này như sau:
- Lắng nghe khách hàng nêu cảm nhận về sản phẩm
- Hỏi rõ nguyên nhân họ muốn đổi và muốn đổi sang sản phẩm tương tự hay đổi sang loại khác hay muốn lấy lại tiền.
- Nếu lỗi là ở phía bạn ngay lập tức xin lỗi và để họ trả hàng, cam kết không để sự việc xảy ra và cảm ơn khách hàng đã tin tưởng ủng hộ.
- Nếu lỗi từ phía khách hàng cần giải thích cho họ hiểu về các chính sách, đưa bằng chứng để thuyết phục khách hàng và giữ thái độ tươi tắn chừng mực.
3. Khách hàng yêu cầu gặp quản lý để khiếu nại
Cách xử lý:
- Cần lắng nghe khách hàng phản hồi lý do không hài lòng.
- Tìm xem nguyên nhân vấn đề là do đâu: do thực tế hay hiểu lầm…
- Bình tĩnh xoa dịu sự tức giận của khách hàng.
- Trường hợp lỗi ở nhân viên hãy xin lỗi khách hàng với thái độ chân thật, giao tiếp cởi mở và cố gắng làm hòa.
- Trường hợp không thể giải quyết hãy gọi cho quản lý gặp trực tiếp khách để giải quyết.
Chú ý với tình huống như trên, người có kỹ năng thuyết phục sẽ lắng nghe khách hàng và chiều lòng họ trong mức cho phép để xoa dịu cơn tức giận. Tỏ thái độ niềm nở, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và sẵn sàng gọi quản lý nếu không giải quyết với khách hàng được.
4. Sản phẩm đến tay khách hàng gặp lỗi
Kỹ năng thuyết phục khách hàng cần có trong tình huống này là:
- Kiểm tra xem lỗi từ đâu.
- Trường hợp lỗi bao bì, đóng gói, hết hạn sử dụng, nhầm hàng… hãy đổi cho khách và xin lỗi vì để xảy ra tình trạng này.
- Trường hợp lỗi do bên vận chuyển hãy liên hệ với bên đó để giải quyết đền bù cho khách hàng.
- Trường hợp lỗi do khách hàng hãy kiểm tra lại thông tin, đưa ra bằng chứng xác thực và giải thích nhẹ nhàng, lễ phép với khách hàng và tìm ra hướng giải quyết tình huống đó hòa thuận cả hai bên.
Người có kỹ năng thuyết phục sẽ xử lý tình huống rất thông minh và ấn tượng
5. Thắc mắc của khách hàng về một vấn đề bạn chưa có câu trả lời
Thắc mắc của khách hàng về một công nghệ mà chúng chưa đưa ra thị trường, hãy xử lý như sau:
- Cảm ơn khách hàng đã có câu hỏi này.
- Xin phép khách hàng đi tìm hiểu kỹ các thông tin về sản phẩm.
- Đưa ra câu trả lời ngay khi tìm hiểu thông tin xong, có thể xin thêm thông tin liên lạc với khách hàng để tư vấn thêm về sản phẩm khi chúng ra mắt.
Chú ý không được trả lời qua loa, thờ ơ, trả lời không biết hay hứa để đấy nhưng không thực hiện. Điều đó sẽ làm khách phải chờ đợi lâu hay dẫn đến mất lòng khách hàng.
VII. Kết luận
Kỹ năng thuyết phục sẽ luôn diễn ra trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống mỗi người. Vì vậy việc luyện cho mình kỹ năng thuyết phục hiệu quả sẽ giúp bạn làm chủ cuộc sống. Mong rằng bạn sẽ giúp bạn tích lũy được kinh nghiệm để thành công hơn và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.