Những phần mềm trên điện thoại dùng hệ điều hành iOS, Android,… hay máy tính sử dụng hệ điều hành Windows đều là sản phẩm của các kỹ sư phần mềm, trong đó có Developer. Vậy Developer là gì? Một người làm Deveoper thì thực hiện những công việc nào?
Bạn có biết để có được những phần mềm mà điện thoại hay máy tính có thể chạy mượt mà như facebook, youtube, zalo thì ai là người tạo ra chúng? Đó đều là sản phẩm sáng tạo của các developer. Vậy Developer là gì? Nghề lập trình viên, kỹ sư phần mềm và web developer là gì? Cùng tìm hiểu với mangtuyendung nhé.
Mục Lục Bài Viết
I. Tìm hiểu chung về nghề developer – developer là gì?
1. Developer là gì?
Developer là gì?
Developer là gì? Developer hay còn được gọi theo một cái tên khác là lập trình viên, họ là những người viết ra các chương trình chạy trên thiết bị máy tính. Theo thuật ngữ của máy tính, lập trình viên có thể là một chuyên gia trong một vài lĩnh vực nhất định của máy tính hay cũng có thể là một người không chuyên, làm công việc viết mã cho các loại phần mềm.
Ngoài ra, trong nghề lập trình viên còn có một định nghĩa khác miêu tả về người lập trình viên (Developer) rằng, đây là những kỹ sư phần mềm, công cụ sử dụng của họ là các ngôn ngữ lập trình đa dạng khác nhau. Bằng cách sử dụng các công cụ này, các developer sẽ thiết kế, tạo dựng và bảo trì các chương trình đó.
Nếu nói theo một cách hoa mĩ ví von thì các kỹ sử phần mềm này không khác gì một “nhạc trưởng”, là người chỉ huy dàn nhạc tức các đoạn mã lập trình để cùng tạo ra một bản nhạc hoàn hảo (là phần mềm máy tính).
2. Các công việc của một người làm developer là gì?
Các công việc của một người làm developer là gì?
Những công việc phải thực hiện của một người làm developer là gì? Developer là người không chỉ thực hiện viết code mà còn tham gia vào tất cả các giai đoạn khác của SDLC (tức Software Development Life Cycle – Vòng đời phát triển phần mềm).
Công việc của một developer cụ thể sẽ là:
-
Tạo dựng, thiết kế một ứng dụng hay phần mềm mới
-
Nâng cấp và sửa chữa các phần mềm và có sẵn
-
Xây dựng những chức năng xử lý tốt hơn
-
Nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới
3. Những cấp bậc của developer là gì?
Những cấp bậc của developer là gì?
Vậy trong ngành này, những cấp bậc đối với một người là Developer là gì? Với nghề lập trình viên thường sẽ có 5 cấp bậc khác nhau, bao gồm:
-
Senior Leader
-
Mid-level Manager
-
Leader Developer
-
Senior Developer
-
Junior Developer
Mỗi cấp bậc ở trên đều phản ánh tỷ lệ thuận với trình độ, kỹ năng và thu nhập của họ.
II. Sự khác nhau giữa Developer – Coder – Programmer – Software Engineer trong nghề lập trình viên là gì?
Sự khác nhau giữa Coder – Programmer – Software Engineer – Developer là gì?
1. Coder trong nghề lập trình viên là gì?
Coder là người phụ trách việc viết code, làm những công việc khác nữa để một ứng dụng, phần mềm hoạt động đúng quy trình. Tuy nhiên, người làm coder đôi khi không thể hay không có đủ năng lực để thực hiện hết được từ đầu đến cuối công việc trong giai đoạn, nói cách khác, công việc thực hiện của họ chỉ dừng lại ở mức độ cơ bản, sơ cấp. Đó cũng chính là lý do tại sao khi bạn không hiểu và dùng từ “lập trình viên” bừa bãi, gọi những người có chuyên môn cao hơn là “dân code”, “coder” sẽ khiến họ bực mình và cảm thấy bị coi thường.
Coder là người thực hiện việc viết code cho các ứng dụng chạy được đúng. Họ có khả năng tạo dựng ra phần mềm trong các ứng dụng, trò chơi, nền tảng mạng truyền thông xã hội,…
Người coder không phải bao giờ cũng thực hiện được toàn bộ công việc nằm trong giai đoạn, phần việc được yêu cầu. Vì vậy bạn đừng nhầm lẫn các lập trình viên đều là Coder nhé.
2. Programmer trong nghề lập trình viên là gì?
Programmer được đánh giá cao hơn một chút về lĩnh vực chuyên môn. Họ có thể sáng tạo ra phần mềm máy tính bằng ngôn ngữ lập trình bất kỳ hay máy tính cơ bản nào đó (như ngôn ngữ lập trình Java, Python, Lisp…). Các kỹ sư phần mềm làm Programmer được cho là vượt trội hơn so với kỹ sư phần mềm là Coder mặc dù họ có thể chỉ có chuyên môn trong một hoặc một vài lĩnh vực nhất định hay thậm chí là chỉ viết hướng dẫn thực hiện cho nhiều loại hệ thống khác nhau.
Tuy nhiên, một thực tế rằng những kỹ sư phần mềm là Programmer cũng am hiểu tương đối tốt về thuật toán. Các công việc chính của họ xoay quanh triển khai hệ thống, chú tâm vào các chi tiết nhiều hơn là đối tượng tổng thể.
3. Developer trong nghề lập trình viên là gì?
Vậy sự khác nhau giữa 3 vị trí Coder – Programmer – Software với developer là gì? So với các Programmer hay Coder thì Developer còn vượt trội hơn rất nhiều. Họ có thể thực hiện công việc thiết kế hoặc xây dựng một cấu trúc dữ liệu tốt cho phần mềm, có thể viết và sáng tạo ra một phần mềm máy tính hoàn chỉnh từ đầu đến cuối mà không cần quan tâm đến những vấn đề khác ví dụ như thiết kế.
Mặc dù có thể Developerchỉ là chuyên gia trong một loại ngôn ngữ lập trình nhất định nào đó, tuy nhiên khi suy xét trong vận hành của cả một bộ máy hoạt đông lớn, các Developer được coi như là chìa khoá của sự phát triển trong mọi ứng dụng hoặc phần mềm. Và chính vì khả năng chuyên môn này cũng như sự bao quát về hoạt động mà khá nhiều doanh nghiệp hay đơn vị có xu hướng thường thích sử dụng và đào tạo phát triển người làm Developer hơn là Programmer.
Ví dụ, người làm Web developer là những lập trình viên mà có khả năng biến đổi các bản thiết kế website thành những website đẹp, thẩm mĩ, hợp lý hoàn chỉnh và có thể đi vào hoạt động. Nhiều người tưởng rằng đó là việc rất đơn giản; tuy nhiên, trên thực tế để có thể thực hiện hoàn chỉnh được một dự án website thì phải đòi hỏi người Web developer tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Để làm được điều này, Web developer sẽ thực hiện viết các đoạn code phức tạp, sau đó tiến hành kết nối chúng lại theo một trình tự để máy tính có thể hiểu và thực hiện lệnh. Ngoài ra, người làm Web developer cần phải dùng thành thạo các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau như là: HTML, Java, PHP, Python, Ruby,…
4. Software Engineer trong nghề lập trình viên là gì?
Là người có vị trí đứng cao nhất trong chuỗi hoạt động, các kỹ sư phần mềm làm Software Engineer có khả năng áp dụng đa số nguyên lý và kĩ thuật về máy tính, phần mềm… để phát triển ra một chương trình máy tính mới đứng độc lập. Họ thực hiện phân tích nhu cầu người sử dụng để tạo ra một phần mềm mà tối ưu nhất, vận hành nó, chạy thử, bảo trì và đánh giá trong quá trình thực tiễn.
III. Các kỹ năng cần có của một người developer là gì?
Các kỹ năng cần có của một người developer là gì?
Các kỹ năng cần có ở một developer là gì? Một kỹ sư phần mềm làm developer thương phải có tầm nhìn khái quát về vấn đề, có khả năng sử dụng linh hoạt nhiều hệ thống khác nhau, viết được chương trình theo nhiều ngôn ngữ lập trình, và phải phối hợp được chúng hòa hợp để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, họ cũng cần rèn những kỹ năng sau đây:
-
Cẩn thận, tỉ mỉ
-
Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm linh hoạt
-
Khả năng sáng tạo cùng tư duy logic
-
Tinh thần tự tìm tòi, học hỏi những điều mới
IV. Những nơi có thể lựa chọn làm việc của một Developer là gì?
Những nơi có thể lựa chọn làm việc của một Developer là gì?
1. Các công ty làm về gia công
Lợi thế của Developer là gì tại môi trường công ty làm về gia công? Lợi thế của các công ty gia công đó là nằm ở môi trường làm việc chuyên nghiệp và có cơ hội được tham gia vào các dự án lớn của bên nước ngoài. Điều này đặc biệt có nhiều hữu ích dành cho các bạn trẻ mới ra trường, mới đặt mình dưới các áp lực của dự án lớn làm cho lập trình viên có khả năng nhanh chóng tiếp thu và làm quen với loại công việc, trèn luyện sự chuyên nghiệp cho bản thân. Tuy nhiên, cũng đối với môi trường gia công nên người lập trình sẽ va phải một số hạn chế đó là lượng dự án phù hợp với trình độ còn ít cũng như việc trả chi phí cố định trên đầu người ở các công ty dễ dàng làm cho các “Developer” nhanh chán nản, sớm bỏ cuộc. Do vậy, việc rèn luyện tính kiên nhẫn là cần thiết để có thể nắm bắt được thêm nhiều cơ hội, mang đến thành công cho bản thân.
2. Những công ty là Start-up
Start-up là môi trường trẻ trung, đó là một lợi thế đối với người lập trình viên khi mới vào nghề và chưa có quá nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, ở môi trường này, người làm lập trình viên sẽ cần làm việc hơn 100% khả năng của mình. Và bên cạnh đó, do nguồn lực hạn chế nhưng lượng công việc rất nhiều nên đòi hỏi ở bạn sẽ phải có thêm nhiều thứ hơn nữa. Làm việc trong môi trường như vậy sẽ khiến bản thân trưởng thành hơn rất nhiều.
3. Các công ty đa quốc gia
Các công ty đa quốc gia thường hoạt động với quy trình làm việc rất bài bản, do vậy công việc lập trình tại đây luôn tập trung và có hướng đi nhất định, đào sâu vào một loại công nghệ mũi nhọn. Bên cạnh đó, làm việc trong môi trường là công ty đa quốc gia sẽ giúp cho người làm lập trình viên dễ dàng mở rộng hiểu biết cũng như tầm nhìn do tính chất là chủ yếu làm việc với các doanh nghiệp ở quốc tế.
4. Các công ty là tổ chức của nhà nước
Làm việc tại các công ty nhà nước thì công việc sẽ khá nhàn, ít áp lực, tuy nhiên mức lương nhận được cũng không cao so với thị trường nghề lập trình viên. Nhưng ở đây lại có những giá trị vô hình nhất định và các tiềm năng lớn trong tương lai. Đặc biệt hiện nay khi nhà nước vẫn đang nắm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước.
Mỗi một công ty, một môi trường làm việc đều chứa đựng những ưu nhược điểm khác nhau. Với thị trường công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì việc có được một công việc phù hợp với năng lực bản thân là điều không phải khó khăn. Đặc biệt đối với sinh viên non trẻ mới ra trường, có sức khỏe để xông pha trải nghiệm sẽ tự xác định được việc làm phù hợp với đam mê và mục tiêu của mình. Vì vậy, đôi khi cần phải trải nghiệm qua một số vị trí công việc ở nhiều công ty khác nhau thì mới có thể rút ra được điều mà mình muốn theo đuổi lâu dài và đâu là chiếc ghế ngồi phù hợp với mình .
V. Nhu cầu hiện nay của nghề developer là gì?
1. Tại Việt Nam thực trạng của nghề Developer là gì?
Tại Việt Nam thực trạng của nghề Developer là gì?
Nhìn chung, mức lương dành cho người làm trong nghề lập trình viên mới ra trường thương dao động trong mức từ 6 – 8 triệu. Với những người đã có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên thì thì mức lương từ 40 – 50 triệu đồng/ tháng.
Khối lượng công việc của người làm trong nghề lập trình cần rất nhiều sự sáng tạo và hiểu biết sâu trong chuyên môn công nghệ thông tin. Do vậy, lập trình viên cần có nhiều sự đam mê về công nghệ nói chung và tạo dựng phần mềm nói riêng. Tiến trình tỉ lệ đúng chuẩn và bén nhạy bén là chìa khóa thành công hàng đầu với lập trình viên.
Trên thực tế thì vẫn có nhiều thành viên làm trong nghề lập trình chưa xác định được mục tiêu của mình. Họ thiếu các kỹ năng mềm, họ chỉ làm việc với chiếc máy tính mà quên mất rằng còn cần phải giao tiếp với tổ đội nhóm, với những nhà phát triển và bên yêu cầu cung cấp dịch vụ. Và quan trọng hơn cả đó là sự kiền trì đến cùng trong việc tìm kiếm, học hỏi các bước tiến mới đi lên của công nghệ, và thật tiếc là rất nhiều lập trình viên tại Việt Nam mắc phải.
2. Nhu cầu thị trường cho người developer là gì?
Nhu cầu thị trường cho người developer là gì?
Hiện tại các lập trình rất được săn đón trong xu thế tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng kỹ thuật số. Tại Việt Nam cũng không nằm ngoài của sự kiện phát triển đó. Theo thống kê thực tế ở một hệ thống, nhu cầu cho ngành lập trình viên tại nước ta đã gia tăng đến 56% trong năm 2019 với phần mô tả luôn là “cung không đủ yêu cầu” và khả năng dự báo sẽ tiếp tục gia tăng thêm vào vài năm tới.
Đặc biệt là hiện nay, Việt Nam là một trong các nước được xem là nước đang phát triển, luôn trú trọng cố gắng đầu tư vào xây dựng và bảo trì cơ sở hạ tầng, nâng cao cất lượng công nghệ. Do đó không thể thiếu được sự đóng góp chất xám từ những người làm nghề lập trình viên. Càng nhiều ứng dụng ra đời, trang thương mại điện tử lớn thâm nhập vào đời sống con người, robot cùng hàng loạt những tiên tiến là cơ hội cho người làm trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin.
VI. Các vị trí công việc của Developer là gì?
Cách phân loại, tên gọi và công việc cụ thể của từng Developer có thể không hoàn toàn chính xác, bởi nó còn tùy thuộc vào môi trường, đặc thù hoạt động của nơi mà dev đó làm việc.
1. Front-end Developer
Chuyên về lập trình giao diện, thẩm mỹ, UI và bố cục của web, ứng dụng…
2. Backend Developer
Thiết kế, triển khai và logic lõi chức năng, hiệu năng cũng như khả năng mở rộng của một ứng dụng, phần mềm
3. Full-stack Developer
Làm cả 2 công việc trên
4. Web Developer
Họ là các front-end developer, back-end developer và fullstack developer, công việc là tạo ra các website và vận hành chúng.
5. Desktop Developer
Chuyên về các ứng dụng phần mềm chạy trên các hệ điều hành máy tính để bàn (như Mac OS, Windows và Linux).
6. Mobile Developer
Chuyên viết code cho ứng dụng chạy trực tiếp trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng.
7. Graphics Developer
Một hướng phát triển của các Devs thiên về dựng hình, chiếu sáng, che bóng, đánh bóng, tiêu huỷ và quản lý cảnh (trong nghệ thuật)
8. Game Developer
Một lập trình viên chuyên về game.
9. Data Scientist
Chuyên về các phần mềm phân tích dữ liệu, phân tích thống kê, machine learning, data visualization, và mô hình tiên đoán.
10. Big Data Developer
Chuyên về các phần mềm lưu trữ và truy xuất số lượng lớn dữ liệu trong các hệ thống như kho dữ liệu, hệ thống ETL (Extract Transform Load), relational databases, các hệ thống quản lý hồ sơ dữ liệu.
11. DevOps Developer
Chuyên về hệ thống để xây dựng, triển khai, tích hợp và quản lý phần mềm và hệ thống phân phối.
12. CRM Developer
Chuyên về các lĩnh vực thu thập dữ liệu người dùng và người tiêu dùng
13. SDET
Còn gọi là các kỹ sư phát triển phần mềm cho test. Công việc của họ là viết phần mềm để xác nhận chất lượng của hệ thống phần mềm
14. Embedded Developer
Các nhân viên lập trình nhúng này sẽ thường xuyên và chủ yếu làm việc với các phần cứng
15. WordPress Developer
Được coi là một nhánh phát triển web đặc biệt. Họ tạo và tùy chỉnh các themes, plugin cho WordPress và quản lý các trang web WordPress
16. Security Developer
Chuyên về tạo ra các hệ thống, phương pháp và thủ tục để kiểm tra tính bảo mật của một hệ thống phần mềm và sửa các lỗi bảo mật
VII. Kết luận
Một developer chính hiệu thường sẽ trải qua một cuộc sống khá là phong phú và màu sắc bởi vì họ là những con người nghĩ, sáng tạo và thực hiên nên những ứng dụng đầy màu sắc và mang lại nhiều những tiện ích cho con người. Vậy là 12job đã mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác nhất về Developer là gì? Nghề lập trình viên, kỹ sư phần mềm hay web developer là gì? theo đúng những câu hỏi phần mở bài. Mong rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.