Hiện nay có nhiều mô hình kinh doanh được doanh nghiệp cân nhắc chọn lựa để đạt được mục tiêu kinh doanh. Trong số đó, không thể không kể đến doanh nghiệp liên doanh – Joint venture. Vậy Joint venture là gì?
Hiện tại, trong thị trường Việt Nam có nhiều mô hình doanh nghiệp được áp dụng một cách phổ biến và rộng rãi tùy thuộc vào nguồn lực vốn cũng như lĩnh vực kinh doanh. Để hiểu hơn về những loại hình doanh nghiệp, trước tiên cần tìm hiểu về những loại hình đang tồn tại trên thị trường. Đầu tiên, cùng tìm hiểu về khái niệm joint venture là gì?
Mục Lục Bài Viết
I. Joint venture – Liên doanh là gì?
Khái niệm joint venture là gì được nhắc đến như một thuật ngữ trong kinh doanh dùng để đại diện cho một loại hình doanh nghiệp. Hiểu theo tiếng Việt thì joint venture là liên doanh dùng để chỉ sự liên kết giữa ai tổ chức dựa trên mối liên quan về mặt nội dung. Ví dụ như một công ty sản xuất may mặc liên kết với một đơn vị sản xuất nguyên liệu như vải vóc. Nếu hiểu đơn giản về joint venture là gì thì nó có thể là sự hợp tác đặc biệt mà trong mối quan hệ này, cả hai bên đều hưởng lợi ích chung về mọi mặt, kể cả mặt kinh doanh. Thông thường, joint venture là những đơn vị kinh doanh hợp tác dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo đó thì các bên sẽ chịu trách nhiệm và quyền hạn theo phạm vi hợp đồng đã được thỏa thuận. Vậy joint venture hoạt động như một pháp nhân của luật pháp Việt Nam và cũng chịu sự quản lý từ phía luật pháp.
Joint venture là gì?
Hoạt động liên doanh là gì có thể được thực hiện giữa 2 doanh nghiệp độc lập hay giữa một doanh nghiệp độc lập và chính phủ, hoặc với một doanh nghiệp nước ngoài tùy vào sự thỏa thuận của hai bên. Đầu tiên để công ty liên doanh thành lập thì các bên tham gia sẽ phải góp vốn để thành lập hoặc xây dựng dự án cùng nhau quản lý, phát triển và chia lợi nhuận theo hợp đồng đã bàn bạc và thống nhất.
Chiến lược kinh doanh của một công ty liên doanh là phương thức hợp tác nhằm giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp khi họ không đủ năng lực và nguồn vốn để điều hành hay đầu tư một mình. Nhờ mô hình joint venture mà nhiều doanh nghiệp có thể huy động được nguồn lực lớn nhằm tạo điều kiện cho các bên khai thác công nghệ, thị tường và tối ưu hiệu quả kinh tế.
Có thể nói trong joint venture thì tỷ lệ góp vốn của các bên tham gia chính là yếu tố quyết định mức độ tham gia quản lý hay phần lợi nhuận. Điển hình là bên nào góp vốn nhiều hơn thì có quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh nhiều hơn và cũng được hưởng mức lợi nhuận cao hơn.
Xem thêm: Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa của chi phí cơ hội trong hoạt động kinh doanh
II. Đặc điểm của liên doanh là gì?
Có thể thấy từ khái niệm joint venture là gì thì có thể gọi joint venture là doanh nghiệp liên doanh và nó có những đặc điểm như sau:
- Công ty liên doanh hay joint venture hoạt động dưới hình thức là một công ty trách nhiệm hữu hạn và trong đó, mỗi bên tham gia đều sẽ chịu trách nhiệm theo phạm vi đã quy định trong hợp đồng.
- Trong cơ cấu pháp định thì công ty liên doanh sẽ lấy vốn từ công ty trong và ngoài nước.
- Theo luật pháp thì joint venture sẽ hoạt động như một pháp nhân, chịu sự quản lý từ phía luật pháp của Việt Nam.
III. Các loại hình liên doanh là gì?
1. Liên doanh hội nhập phía trước (Forward integration joint venture)
Forward integration joint venture là một hình thức mà các bên thỏa thuận đầu tư vốn cùng nhau trong các hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực xuôi dòng tức là các hoạt động tiến dần đến hoạt động sản xuất sản phẩm cuối cùng hay thành phẩm cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng.
Các loại hình liên doanh là gì?
2. Liên doanh hội nhập phía sau (Backward integration joint venture)
Backward integration joint venture là hình thức liên doanh mà trong đó công ty có dấu hiệu chuyển sang hoạt động kinh doanh thuộc mảng ngược dòng, tức là các hoạt động tiến dần đến hoạt động sản xuất và khai thác nguyên liệu thô ban đầu.
Xem thêm: Doanh nghiệp thương mại là gì? Phân biệt doanh nghiệp thương mại với sản xuất
3. Liên doanh mua lại (Buy Back joint venture)
Buy Back joint venture là một hình thức liên doanh mà trong đó đầu vào được cung cấp hoặc đầu ra được tiếp nhận bởi từng đổi tác trong liên doanh hoặc bao gồm cả hai. Một công ty liên doanh mua lại được thành lập khi cơ sở sản xuất có quy mô tối thiểu cần đạt được hiệu suất hoạt động và quy mô trong khi không bên nào đủ nhu cầu để đạt được điều này. Tuy nhiên, bằng cách liên doanh thì các bên đối tác có thể xây dựng được cơ sở phục vụ cho nhu cầu của họ và đặc biệt là hưởng lợi ích về lợi thế mà quy mô mang lại.
4. Liên doanh đa giai đoạn (Multistage joint venture)
Multistage joint venture là hình thức liên doanh mà một đối tác hội nhập mảng xuôi dòng hợp tác cùng một công ty hội nhập vào mảng ngược dòng. Ví dụ cụ thể là một nhà sản xuất hàng thể thao liên kết với một nhà bán lẻ các mặt hàng thể thao, cùng hợp tác để thành lập một công ty liên doanh phân phối nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi bên.
IV. Những ưu và nhược điểm của liên doanh là gì?
1. Ưu điểm
Từ khái niệm về liên doanh là gì cho người đọc cái nhìn bao quát hơn về loại hình công ty này. Tuy nhiên khái niệm này chưa cụ thể để phân định được ưu điểm cũng như nhược điểm của loại hình này. Ưu điểm của công ty liên doanh chính là rủi ro ít hơn vì công ty sở hữu toàn bộ vì mỗi bên đối tác chỉ chịu phần trách nhiệm và quyền hạn dựa vào phần đóng góp của mình. Công ty liên doanh tạo cơ hội cho hai bên đối tác học hỏi thêm về môi trường kinh doanh nội địa trước khi mở rộng chi nhánh sở hữu toàn bộ. Hiện nay, có một số công ty liên doanh bị đối tác liên doanh mua lại toàn bộ khi họ đã lĩnh hội đủ kinh nghiệm trên thị trường nội địa. Và công ty có thể sử dụng liên doanh để thâm nhập vào thị trường mà không bỏ lỡ cơ hội hiếm có.
Ưu điểm của Joint Vetnure là gì?
Hiện nay, một số chính phủ yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài phải chia quyền sở hữu cho một công ty trong nước hoặc có những khuyến khích ưu đãi để họ thành lập công ty liên doanh. Mục tiêu chính là cải thiện khả năng cạnh tranh của những công ty trong nước với những doanh nghiệp đối tác quốc tế. Ngược lại thì chính phủ sẽ ít can thiệp nếu như việc can thiệp dẫn đến thiệt hại về kết quả kinh doanh của công ty liên doanh.
Bên cạnh đó, joint venture là sự kết hợp của hai doanh nghiệp độc lập, điều này giúp chuyên nghiệm hóa hoạt động chuyên môn. Mỗi doanh nghiệp có cách thức hoạt động riêng biệt và thế mạnh sản xuất khác nhau. Khi cùng thành lập công ty liên doanh thì những yếu tố chuyên môn được tập hợp lại có chọn lọc, đồng thời tạo ra sức mạnh cho doanh nghiệp.
Công ty liên doanh cũng là một bước giúp cho doanh nghiệp tận dụng tối đa mối quan hệ của cả hai bên tham gia và điều này cũng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí từ chi phí sản xuất đến chi phí quản trị doanh nghiệp, chi phí quảng cáo,…
Xem thêm: Tổng hợp những mô hình kinh doanh hiệu quả, thành công nhất
2. Nhược điểm
Song song với những ưu điểm, vẫn tồn tại một số nhược điểm của mô hình joint venture là gì. Vì là mối quan hệ hợp tác giữa hai bên mà liên doanh có thể gây ra tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên. Những tranh chấp này có thể xảy ra ở liên doanh 50:50 vì mỗi bên đều có quyền quản trị doanh nghiệp như nhau dẫn đến bất đồng quan điểm trong khi đưa ra quyết định cuối cùng. Những tranh chấp có thể xảy ra vì không tìm được tiếng nói chung về khoản đầu tư trong tương lai hay việc chia lợi nhuận.
Đồng thời, công ty liên doanh có thể gây ra sự mất kiểm soát khi chính quyền sở tại là một trong số các bên đối tác. Tình trạng này diễn ra ở những ngành công nghiệp nhạy cảm liên quan đến văn hóa, hay có tầm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia như cơ sở hạ tầng và an ninh quốc phòng.
Nhược điểm của Joint Venture là gì?
V. Sự khác biệt giữa công ty liên doanh và công ty có 100% vốn nước ngoài
Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài có những đặc điểm sau:
- Công ty được xây dựng tại Việt Nam nhưng có vốn đầu từ 100% từ nước ngoài
- Công ty chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu như có rủi ro hay tổn thất
- Chủ động về mức đầu tư, chi phí vì nếu thu được lợi nhuận thì họ là người nhận 100%
Công ty liên doanh có một số đặc điểm sau:
- Công ty liên doanh là kết quả hợp tác của hai công ty Việt Nam hoặc là sự kết hợp của một công ty Việt Nam và một đối tác nước ngoài.
- Cùng nhau chịu trách nhiệm dựa trên phần trăm đóng góp nếu như có rủi ro hay vấn đề phát sinh
- Công ty liên doanh phải là một tập đoàn hay các công ty thì mới được hợp tác cùng nhau. Nếu là các cá nhân đầu tư thì không được xem là liên doanh theo đúng nghĩa.
Xem thêm: Kinh doanh là gì? Tất tần tật những kiến thức cần biết về hoạt động kinh doanh
VI. Khi nào nên giải thể một công ty liên doanh?
Công ty liên doanh được thành lập nhằm hướng đến những mục tiêu nhất định mà trong đó, hai bên đều có lợi, tuy nhiên không nhất thiết đây là một mối quan hệ hợp tác lâu dài. Tại thời điểm hợp tác, hai bên có cùng hướng đi, cùng lợi ích và cùng sứ mệnh, tuy nhiên đến một giai đoạn phát triển nào đó, khi mà một trong hai thay đổi định hướng thì joint venture không còn phù hợp nữa. Khi một trong hai bên không còn đạt được lợi ích như mình mong muốn thì hoạt động liên doanh là gì nên tách rời.
Khi nào nên giải thể một công ty liên doanh?
Như những thông tin trên về joint venture là gì có thể thấy công ty liên doanh sẽ chịu sự quản lý của pháp luật nước sở tại, vậy nếu như trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh, có vấn đề pháp lý hay tài chính phát sinh làm ảnh hưởng đến một trong hai bên thì hoạt động liên doanh cũng không còn khả thi. Ngoài ra, đến một giai đoạn mà liên doanh không mang lại sự tăng trưởng về doanh thu đáng kể và cho rằng công ty liên doanh không có khả năng tăng trưởng tiếp tục như đã thỏa thuận. Nói cách khác thì các bên nhận thấy rằng lợi ích mà họ mong đợi từ công ty liên doanh không được hiện thức hóa thì công ty liên doanh này cũng không nên tiếp tục.
Bên cạnh những vấn đề liên quan đến nội bộ thì những thay đổi của thị trường cũng ảnh hưởng không kém đến joint venture. Những chính sách mới hay sự thay đổi trong điều kiện chính trị khiến cho các đối tác liên doanh thay đổi ý định và thấy rằng khả năng mang lại lợi nhuận của một trong hai bên bị ảnh hưởng thì mối quan hệ hợp tác này cũng cần cân nhắc lại.
Xem thêm: Tổng hợp những mô hình kinh doanh hiệu quả, thành công nhất
VII. Kết luận
Có thể thấy ở thị trường Việt Nam thì khái niệm joint venture là gì không còn xa lạ với doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp có ưu và nhược điểm riêng, vì vậy khó có thể đưa ra lời xác định cho một mô hình kinh doanh hiệu quả nhất. Trong thời điểm khi mà Việt Nam hội nhập thị trường quốc tế thì đây chính là cơ hội cho những doanh nghiệp Việt Nam liên doanh cùng những đối tác nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.