Startup là gì? Những cơ hội và thách thức nào đặt ra đối với các công ty startup ở Việt Nam? Trong gian đoạn hiện nay, những mô hình kinh doanh khởi nghiệp nào ở Việt Nam mang lại hiệu quả cao cho các startup?
Những năm trở lại đây, thuật ngữ Startup xuất hiện phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà trên khắp thế giới. Startup được sử dụng để mô tả những dự án kinh doanh nhỏ, mới bắt đầu thành lập. Tuy nhiên, không phải công ty nào mới bắt đầu thành lập và đi vào hoạt động cũng được gọi là Startup. Bạn đã hiểu rõ về công ty khởi nghiệp là gì? Như thế nào được gọi là công ty Startup? Startup là gì? Những cơ hội cũng như thách thức đối với cá nhân startup là gì? Những sản phẩm kinh doanh đang là cơ hội cho startup là gì?
Mục Lục Bài Viết
I. Startup là gì?
Trước tiên, để tìm hiểu sâu hơn về Startup, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm startup là gì?
Startup là gì?
Startup – Khởi nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ những tổ chức (công ty) được lập ra nhằm mục đích cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trong điều kiện đặc biệt (không có sự chắc chắn nhất). Khởi nghiệp nghĩa là bạn tạo ra một giá trị nào đó có ích đối với toàn xã hội hoặc một nhóm xã hội nhất định. Ở một góc độ nào đó, khởi nghiệp bằng tạo lập doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Những yếu tố quan trọng trong khi startup là gì? Nhắc đến startup là nhắc đến các yếu tố con người, bối cảnh và sự sáng tạo. Cái mới mà các startup mang đến là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong phần lớn các trường hợp startup tổ chức ra nhằm tìm ra giá trị mới, sáng tạo cho khách hàng của mình.
Thực tế chứng minh rằng “Sự sáng tạo đòi hỏi phải có can đảm để buông tay khỏi những điều chắc chắn” (Erich Fromm). Tầm quan trọng của sự sáng tạo đối với các startup là gì? Nhiều mô hình khởi nghiệp không hề đưa ra những phát minh mới mà phát triển dựa trên sự sáng tạo những gì đã có trước đó. Sáng tạo là chìa khóa vàng để đưa những công ty startup tiến đến thành công.
Bên cạnh những yếu tố con người và sự sáng tạo, yếu tố tác động trực tiếp đến những startup là gì? Bối cảnh là điều mà các startup cần phải lưu ý. Một số công ty startup được lập ra với mục đích là để đối phó với tình huống phát sinh bất ngờ, bổ trợ cho mô hình kinh doanh chính. Nhưng thực chất đó không phải là công ty startup, tồn tại mức độ rủi ro khá cao và không hề chắc chắn.
Đối với cá nhân, khi bạn có một ý tưởng độc đáo nào đó về công nghệ thông tin và có ý tưởng khởi nghiệp. Những điều cần lưu ý trong quá trình startup là gì? Việc đầu tiên bạn phải làm chính là xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể theo từng giai đoạn, tìm thêm những người đồng hành (những Co-founder), tiếp đó là yếu tố tài chính (tìm kiếm, kêu gọi đầu tư), phát triển ý tưởng sản phẩm và thành lập công ty.
Những lưu ý cho startup là gì? Bên cạnh những ý tưởng độc đáo, các startup cần phải lưu ý phát triển theo quy trình từ khi lên kế hoạch đến khi thành lập doanh nghiệp. Lên kế hoạch cụ thể ứng với từng giai đoạn sẽ có từng chiến lược cụ thể.
Khởi nghiệp cũng đồng nghĩa với việc bạn đồng thời là nhân viên và cũng là người điều hành. Khởi nghiệp là bạn đang bắt đầu tập làm chủ sự nghiệp của chính mình. startup cũng chính là bạn bắt đầu hoạt động kinh doanh, bạn tạo ra sản phẩm và xuất ra thị trường tạo thu nhập cho bạn và nhiều người khác. Trong trường hợp này, thường được gọi là kinh doanh khởi nghiệp.
- Điểm khác nhau giữa lập nghiệp và khởi nghiệp là gì?
Khởi nghiệp là gì? Khởi nghiệp là đòi hỏi phải sáng tạo và đổi mới với đặc tính cơ bản là tính đột phá của mô hình kinh doanh khởi nghiệp, tạo ra giá trị cao hơn so với những gì đang hiện có trên thị trường.
Khác với khởi nghiệp, lập nghiệp là cách mà bạn xây dựng sự nghiệp trên cơ sở đã có những mô hình kinh doanh giống hoặc tương tự như vậy.
Ví dụ cụ thể cho bạn với mô hình chăn nuôi dê. Lập nghiệp là khi bạn chỉ mua dê về và nuôi theo quy trình thông thường. Khởi nghiệp là khi bạn mua dê giống về nuôi và bạn áp dụng quy trình kỹ thuật, lai tạo, đột phá kỹ thuật tìm ra giống dê mới cho năng suất cao hơn.
II. Cơ hội và thách thức mà startup phải đối mặt
Đối với mọi lĩnh vực, luôn tồn tại những cơ hội và thách thức, cùng mangtuyendung tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi khởi nghiệp kinh doanh là gì nhé!
Cơ hội đối với các startup là gì?
- Trong bối cảnh hiện nay, startup đang có nhiều thuận lợi, mở ra nhiều cơ hội mới.
- Thời đại công nghiệp 4.0 đang làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, dễ dàng trong việc tiếp cận những điều kiện cần thiết.
- Chính sách của nhà nước, hỗ trợ khởi nghiệp đa dạng.
- Môi trường kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang có tăng trưởng mạnh mẽ, là đòn bẩy thúc đẩy các công ty startup
- Sự đa dạng các ngành nghề và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty startup
- Theo công bố của của tổ chức Sở hữu trí tuệ năm 2017, Việt Nam tăng lên xếp vị trí thứ 47/127 quốc gia về đổi mới sáng tạo.
- APEC năm 2017 có chính sách thúc đẩy hàng ngàn tập đoàn và doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới đầu tư vào Việt Nam, đây được xem là đòn bẩy tài chính lớn chưa từng có đối với doanh nghiệp Việt.
- Có cơ hội học hỏi kinh nghiệm kinh doanh của những người đi trước.
Cơ hội và thách thức của startup là gì?
Bên cạnh những cơ hội, thách thức đặt ra với startup là gì?
Các công ty startup ở Việt Nam có khá nhiều tiềm năng cũng như cơ hội phát triển. Tuy nhiên, công ty startup cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, những thách thức đối với startup là gì.
- Khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính: Năm 2016, nguồn tài chính trong nước hơn 120 triệu đô đến từ quỹ đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên thách thức đặt ra là làm sao để thuyết phục được các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro ban đầu và đầu tư tài chính cho các công ty khởi nghiệp
- Yếu kém trong kỹ năng kinh doanh khởi nghiệp: Hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam chính là hạn chế về kỹ năng kinh doanh cũng như kỹ năng khởi nghiệp. Họ chưa thực sự hiểu rõ các kỹ năng cần thiết về kinh doanh là gì? Khởi nghiệp là gì? Những kỹ năng quan trọng đối với startup là gì?
- Hệ sinh thái không thực sự đồng đều: Mặc dù có sự hỗ trợ từ nhà nước, tuy nhiên sự đầu tư không đồng đều, khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính nhà nước, thủ tục hành chính rườm rà
- Khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) còn hạn chế, hệ thống đổi mới của quốc gia vẫn còn non trẻ.
- Vấn đề IP (sở hữu trí tuệ) cần được thực hiện nghiêm túc.
III. Những giải pháp khắc phục khó khăn cho startup
1. Tuyên truyền về tinh thần Khởi nghiệp
Tinh thần và tư tưởng khởi nghiệp là vô cùng quan trọng. Tinh thần chung với startup là gì? Dám startup là phải dám đương đầu với khó khăn, rủi ro và cả những thất bại ban đầu. Những người mang tinh thần khởi nghiệp phải hiểu được rằng, tuyệt đối không khởi nghiệp theo phong trào, gắn khởi nghiệp là sứ mệnh của chính mình.
2. Tổ chức các khóa học giúp nâng cao năng lực quản trị
Những khóa học nâng cao năng lực quản trị mang lại lợi ích cho những startup là gì? Thực tế cho thấy “Không thầy đố mày làm nên”, những người thầy sẽ trang bị cho họ vốn kiến thức chuyên môn, những kiến thức mới. Nâng cao năng lực quản trị là yếu tố tiên quyết đối với những người khởi nghiệp.
Xem thêm: Cơ hội và thách thức đối với ngành quản trị kinh doanh thời đại mới
3. Có các gói tài chính để hỗ trợ vốn tạo đòn bẩy tài chính trang trải cho các hoạt động ban đầu
Thách thức lớn nhất đối với các startup là gì? Hoạt động khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, tài chính luôn là vấn đề khó khăn đối với người khởi nghiệp. Lúc này họ cần nhất là nguồn lực tài chính từ các nhà đầu tư hoặc cũng có thể kêu gọi hợp tác từ những Co-founder.
Co-founder là gì? Co-founder là cụm từ dùng để chỉ sự hợp tác của các cá nhân để xây dựng doanh nghiệp, hay những công ty startup.
4. Tổ chức các chương trình khoa học và khoa học chuyên môn sâu để giúp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thiện sản phẩm
Khoa học luôn thường thức để hỗ trợ mọi người tìm hiểu về các vấn đề khoa học chuyên môn sâu hơn, từ đó giúp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Những vấn đề khoa học giúp nâng cao nhận thức, nâng cao giá trị cho từng sản phẩm, tạo thương hiệu trên thị trường.
5. Hỗ trợ các kênh phân phối để giúp cho quảng bá sản phẩm rộng rãi
Làm ra những sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đã khó, vấn đề tiêu thụ sản phẩm lại càng khó hơn. Trong bối cảnh cạnh tranh thị trường lớn như hiện nay, tiêu thụ sản phẩm kinh doanh là thách thức lớn đối với startup. Việc mà những công ty startup phải làm chính là đẩy mạnh các kênh phân phối sản phẩm, quảng bá sản phẩm rộng rãi.
6. Có các điều luật khắt khe hơn nữa để khuyến khích việc làm tử tế và trừng trị những hành động vi phạm
Từ việc xử lý không nghiêm những doanh nghiệp sai phạm trong kinh doanh chính là rào cản cho những công ty startup. Chính vì vậy, đẩy mạnh xử phạt nghiêm minh những trường hợp sai phạm là việc làm tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh khởi nghiệp phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay cơ hội cho các startup là gì?
IV. Nắm bắt 5 cơ hội khởi nghiệp kinh doanh hiện nay.
Những phong trào kinh doanh bùng nổ khá nhiều trong giai đoạn hiện nay, vậy để đem lại hiệu quả cao nên lựa chọn mặt hàng kinh doanh là gì? Mô hình kinh doanh nào đang là xu hướng mang lại hiệu quả kinh tế, thu hút khách hàng nhanh chóng?
mangtuyendung gợi ý cho bạn 7 mô hình kinh doanh khởi nghiệp giúp bạn nhanh chóng đi đến thành công.
1. Kinh doanh các sản phẩm mang phong cách cổ xưa
Điểm đặc biệt khi chọn kinh doanh sản phẩm mang phong cách cổ xưa để startup là gì. Một số sản phẩm thiết yếu như ấm, chén, bát, lọ hoa, … là những sản phẩm hầu như không thể không có trong mỗi gia đình. Những sản phẩm mang hơi hướng cổ xưa đang được ưa chuộng nhiều hơn là những sản phẩm hiện đại.
Những bộ ấm chén uống trà còn sử dụng chum dừa để ủ kết hợp với những chiếc tách khá đơn điệu được yêu thích nhiều hơn. Nét đẹp sang trọng của những bình hoa với mẫu mã không quá cầu kỳ được ưa chuộng hơn bao giờ hết.
2. Sản phẩm dành cho thú cưng
Kinh doanh sản phẩm dành cho thú cưng mang lại cơ hội cho startup là gì? Những shop thú cưng xuất hiện ngày càng phổ biến. Những thú cưng như chó, mèo, … được nhiều người yêu thích và thậm chí có thể đầu tư cho chúng những khoản ngang ngửa đầu tư cho bản thân.
Một shop thú cưng nho nhỏ, với những phụ kiện dành cho thú cưng, những dịch vụ chăm sóc thú cưng sẽ là ý tưởng không tồi cho bạn.
3. Dịch vụ sự kiện, trang trí tiệc
Nhắc đến không gian sự kiện, tiệc cưới, hội nghị thì đây là hoạt động diễn ra hầu như hàng tuần, hàng ngày nhất là thời gian cuối tuần. Và không gian tiệc cũng rất cần sự tỉ mỉ, khéo léo của những người làm dịch vụ trang trí không gian sự kiện. Bạn chỉ cần có mắt thẩm mỹ một chút, cùng với đội ngũ những Co-founder là có thể khởi nghiệp kinh doanh tốt rồi nhé.
4. Dạy tin học văn phòng cho người đi làm
Mở các khóa học dạy tin học văn phòng mở ra cơ hội khởi nghiệp cho các startup là gì? Kỹ năng tin học văn phòng là một trong những yếu tố được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Mỗi người đi làm đều muốn trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản đáp ứng nhu cầu công việc và hơn thế. Chính vì vậy, nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng tin học văn phòng ngày càng cao. Việc mở những lớp dạy tin học văn phòng là hoàn toàn hợp lý.
5. Mở phòng tập gym, yoga
Gym và Yoga là những trào lưu đang được nhiều người lựa chọn. Yoga hướng tới những mục tiêu thể hình và tăng cường sức khỏe đặc biệt là hoàn toàn phù hợp cho những mẹ bầu. Một phòng tập gym hoặc yoga khá khả thi cho bạn nào có ý tưởng startup.
6. Dịch vụ Homestay
Cơ hội trong dịch vụ homestay khi startup là gì?
Homestay là hình thức kinh doanh nhà nhỏ nhưng lại cực kỳ hot. Hướng tới đối tượng chính là khách du lịch trong và ngoài nước. Chi phí đầu tư cho loại hình kinh doanh này khá lớn, tuy nhiên bạn sẽ nhanh chóng bù lại vốn khi kinh doanh phát triển mạnh.
7. Mở spa phục vụ nhu cầu làm đẹp
Phần lớn chị em phụ nữ rất quan tâm tới sắc đẹp, cũng chính bởi lý do này, nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng lên. Mở dịch vụ làm đẹp với những chiến lược kinh doanh spa hiệu quả sẽ là ý tưởng kinh doanh hoàn toàn hợp lý cho bạn nhé.
Bên cạnh những mô hình khởi nghiệp đã nói ở trên, vẫn còn rất nhiều những mô hình startup độc đáo như: Dịch vụ ăn uống, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, dịch vụ quảng cáo, marketing, … Hãy căn cứ vào nguồn vốn và điều kiện môi trường kinh doanh để bạn quyết định được mô hình startup là gì sẽ mang lại hiệu quả cao.
V. Kết luận
Startup chưa bao giờ là dễ dàng đối với bất kỳ một ai. Bài viết trên đây, mangtuyendung đã cùng bạn tìm hiểu về startup là gì, cũng như nhưng cơ hội và thách thức đặt ra đối với những startup là gì. Bên cạnh đó là gợi ý cho bạn những ý tưởng kinh doanh khi bắt đầu startup là gì. Nếu bạn đang có ý tưởng startup đừng ngần ngại lên kế hoạch cụ thể và bắt tay vào thực hiện ngay bạn nhé. “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau” nếu như bước đầu khó khăn, hãy tìm cho mình những người đồng hành, những Co-founder sẽ cùng bạn chia sẻ những khó khăn. Chúc các bạn thành công với ý tưởng startup của mình nhé!
Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh giúp bạn nhanh chóng đến với thành công