Bạn vẫn còn đang chờ đến “thời gian hoàn hảo” để làm một việc gì đó? Bạn vẫn đang trì hoãn mọi việc cho ngày mai? Cuốn sách “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
Bạn có từng rơi vào trạng thái không muốn làm gì hay biết mình có nhiều việc phải làm nhưng lại không làm? Nếu bạn đang rơi vào trạng thái này thì lý do chính là ở bạn. Khi bạn có nhiều việc mà không bắt đầu làm vì việc đó chưa gấp hoặc chưa quan trọng với bạn tại thời điểm đó, tuy nhiên nếu bạn để dồn càng nhiều công việc thì việc không hoàn thành được công việc là việc có thể xảy ra. Vì vậy, để chính bạn kiểm soát được những việc mình đang làm và không trì trệ, cuốn sách hay “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” dành cho bạn.
Mục Lục Bài Viết
I. Bạn đã biết đến cuốn sách “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” chưa?
1. Giới thiệu tác giả
“Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” được viết bởi một tác giả người Anh – Richard Templar, ông đã nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ vào bộ sách hay nên đọc Rules. Tác giả là một người có khả năng quan sát và chú ý đến hành vi con người, kèm theo đó là ông có thể nhận biết sự khác biệt giữa những người thành công và những người vẫn đang chật vật đi tìm mục đích sống. Nhờ những quyển sách hay của ông mà nhiều người trên thế giới đã tìm được kim chỉ nam trong cuộc sống.
2. Giới thiệu tác phẩm
Nội dung của “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” xoay quanh những phương pháp thực tế có thể giúp mỗi người trong chúng ta đỡ phần nào vất vả trong cuộc sống. Tác giả của cuốn sách hay mỗi ngày này cho rằng nếu bạn lựa chọn và áp dụng những phương pháp khả thi này thì bạn có thể nhanh chóng hoàn thành được nhiều việc hơn so với trước đây. Thay vì tốn nhiều công sức để đối diện với hàng tá công việc, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ dàng hơn.
Cuốn sách “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai”
Nội dung của “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” chia ra làm nhiều mục nhỏ với những nội dung chính như Có thể và không thể, Phải ham muốn thành người có tổ chức, Không cần phải thay đổi bản chất,… Tất cả nội dung của cuốn sách hay nên đọc này đều bổ trợ cho bạn đọc thực hiện những phương pháp làm việc hiệu quả.
II. Tóm tắt nội dung sách Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai
Cuốn sách hay mỗi ngày “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” được chia làm nhiều chủ đề khác nhau, với mỗi chủ đề là một lời khuyên khác nhau, tuy nhiên bạn có thể chú ý đến những nội dung chính dưới đây:
1. Những cỗ máy ngốn thời gian
Khi đọc chủ đề này của review sách hay, bạn sẽ nhận ra cỗ máy ngốn thời gian nhiều nhất chính là công nghệ. Trong thời đại công nghệ phần mềm phát triển như hiện này, con người dành khá nhiều thời gian trên những kênh mạng xã hội hay những nền tảng online. Trung bình một người lớn có thể sử dụng 50% khoảng thời gian trong một ngày cho việc sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính. Cũng có khá nhiều người nhận ra rằng bản thân đang lãng phí thời gian một cách vô nghĩa nhưng làm sao để thoát ra khỏi nó.
Bạn có thể lắng nghe cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của tác giả cuốn sách hay mỗi ngày “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai”. Theo tác giả, cách duy nhất để bạn thoát khỏi sự lạm dụng công nghệ chính là kiểm soát bản thân mình. Hiển nhiên, bạn sẽ không cần cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài vì con người hiện nay dường như đã trở thành những người bạn của Internet. Tuy nhiên, trong trường hợp cần sử dụng Internet, bạn nên suy nghĩ đến mục tiêu và mục đích sử dụng Internet của bạn. Bạn sẽ có thể bị phân tâm nhưng đừng để điều đó đánh lạc hướng bạn. hãy chỉ tập trung vào những việc bạn phải hoàn thành trên Internet và sau đó đánh dấu lại để có thể xem lại khi cần. Bạn nên nhớ “giờ nào việc đó”, đừng để công việc ngay thời điểm hiện tại của bạn bị ảnh hưởng bởi những việc khác chưa quan trọng. Review sách hay “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” sẽ mang đến cho tác giả những quan điểm sống thực tế.
Nhận biết về thời gian trong Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai
2. Đối mặt với những việc mình không thích
“Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” là một trong những quyển sách hay nên đọc khuyến khích độc giả đối mặt với những điều bạn không thích. Thực tế đã chứng minh có nhiều người thường có xu hướng làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn khi có áp lực và việc trì hoãn là một trong những cách tạo ra áp lực về thời gian. Tuy nhiên hãy thử suy nghĩ theo hướng khác:
Nếu bạn có những đầu mục công việc không có deadline như học thêm một ngôn ngữ mới, thay đổi một thói quen xấu,… vậy những công việc này bao giờ sẽ được hoàn thành. Bên cạnh đó, những quyển sách hay cũng đề cập đến việc đến gần deadline bạn mới bắt đầu chạy công việc thì bạn sẽ rơi vào trạng thái lo lắng vì nỗi sợ không kịp dù thời gian trước đó bạn vô cùng thảnh thơi. Bạn sẽ chẳng thể chủ động trong bất cứ công việc gì nêu không có sự thúc giục về thời gian. Những khiếm khuyết trên đủ để chúng ta nhìn nhận và đối mặt với những điều bạn không thích. Để không rơi vào những trường hợp như trên, bạn hãy thử đặt mình vào cảm giác của ngày mai nếu bạn chưa hoàn thành công việc hay bạn vẫn chưa bắt đầu thực hiện công việc.
Tác giả của cuốn sách hay mỗi ngày “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” đã đưa ra rất nhiều minh chứng để bạn có thể nhìn nhận vấn đề một cách trực diện. Vì vậy, đừng chần chừ trước bất cứ công việc nào mà hãy lao ngay vào giải quyết vấn đề. Đây cũng là một trong những nội dung được tác giả đánh giá cao trong review sách hay.
Nhìn nhận bản thân qua Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai
Trong những quyển sách hay, tác giả “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” mong muốn các bạn dám nhìn nhận chính mình. Mọi người thường soi xét điểm yếu của người khác nhưng lại quên rằng chính mình cũng không hoàn hảo. Việc nhìn nhận và phân tích SWOT bản thân cũng là một trong những cách hay để chúng ta có thể cải thiện và phát triển bản thân trên con đường phát triển sự nghiệp.
3. Nghĩ tích cực
Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận lợi ích của sự lạc quan và suy nghĩ tích cực. Với một cuộc sống bộn bề công việc, con người thường quên đi những yếu tố trên, tuy nhiên tác giả của cuốn sách hay mỗi ngày này đưa ra một quan điểm: “Nếu bạn đang đối mặt với hàng tá công việc, bạn sẽ hoàn thành nó nhanh hơn nếu tâm trạng của bạn vui vẻ”.Vì vậy, với một tâm thế vui vẻ, con người có thể đối diện với nhiều loại hoàn cảnh và vấn đề khác nhau mà không cần được tác động thểm. Để đạt được điều này, bạn có thể nghĩ đến cảm giác khi bạn đã hoàn thành xuất sắc tất cả công việc và không bận lòng suy nghĩ.
Ngược lại, nếu bạn khó chịu với công việc mình đang làm, bạn có phải hoàn thành công việc đó không? Kết quả cuối cùng là bạn vẫn phải chịu trách nhiệm với những công việc của mình, chẳng ai làm thay bạn, vậy tại sao không dùng một tinh thần lạc quan cho chặng đường phía trước thay vì sự bực tức.
Biết rằng cuộc sống của chúng ta sẽ có những lúc khủng hoảng, bế tắc hay tăm tối, nhưng cuộc sống chính là như vậy, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì chúng ta cũng không thể từ bỏ cuộc sống và đối mặt với thử thách. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, sẽ chẳng có việc nào khủng hoảng tuyệt đối, chính vì vậy hãy mang một tư duy tích cực để đối đầu với những khó khăn.
Tư suy tích cực cùng Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai
Tác giả của những quyển sách hay nổi tiếng thế giới đã đưa ra những khía cạnh vui vẻ trong cuộc sống mà bạn có thể nhìn thấy. Thay vì phải đi chợ trong thời tiết mưa gió hay siêu thị gần nhà đóng cửa, khoan bực tức vì chắc hẳn trong tủ lạnh của bạn vẫn đủ cho một món mì xào. Nếu lỡ như bạn có chưa hoàn thành một công việc nào đó thì cũng không cần quá căng thẳng, chỉ cần bạn đảm bảo rằng ngày mai công việc này sẽ được hoàn thành.
4. Đừng lãng phí thời gian rảnh rỗi
Một trong những cuốn sách hay nên đọc, “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” đã đưa người đọc vào một tình huống về cách bạn sử dụng thời gian rảnh rỗi. Thời gian thuộc sở hữu của bạn, vì vậy bạn là yếu tố quyết định việc lựa chọn sử dụng thời gian cho việc gì. Thử nghĩ xem nếu bạn không dành vài giờ rảnh rỗi cho mất trò giải trí thì bạn đã có thể học thêm một vài kỹ năng mới. Tuy nhiên, tác giả cuốn sách hay nên đọc không bắt bạn phải từ bỏ việc đó. Dù gì, việc khuyên răn sẽ không hiệu quả nếu tự ý thức con người không nhận thức được hiệu quả của nó. Tác giả chỉ nhắc nhở bạn rằng bạn làm việc đó vì bạn chọn lựa chứ không vì những yếu tố liên quan. Vì vậy, nếu đã là lựa chọn của bạn thì hãy tận hưởng điều đó, nếu không thì hãy từ bỏ nó.
Thông thường, bạn sử dụng thời gian rảnh rỗi vào việc gì? Xem phim, đọc sách, nghe nhạc hay nằm lười? Tác giả của những cuốn sách hay nên đọc cũng đã nhận biết được một số việc có thể làm trong thời gian rảnh rỗi để phát triển bản thân. Thay vì những trò chơi giải trí, bạn có thể quản lý thời gian hiệu quả bằng những khóa học ngắn hạn hay một số kỹ năng cứng cần thiết cho quá trình làm việc.
5. Đừng mong người khác thay đổi
Chính chúng ta còn chưa tự thay đổi được bản thân thì làm sao thay đổi được người khác. Một người có thể thay đổi giờ giấc sinh hoạt nhưng làm sao để họ thay đổi những tích cách vốn đã có từ khi sinh ra như nóng tính, chậm chạp,… Tác giả của cuốn sách hay mỗi ngày “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” cho rằng thay vì luôn mong đợi sự thay đổi ở người khác thì bạn nên tự điều chỉnh những thứ mà bạn có thể ảnh hưởng – chính bản thân mình. Bạn có thể thay đổi một vài điểm hoặc tính cách để hòa hợp hơn với mọi người vì thế giới này tồn tại nhờ vào cộng đồng và kỹ năng networking tốt. Ví dụ như bạn có thể chủ động dọn dẹp đồ đạc của bạn thật gọn gàng thay vì chờ đợi sự giúp đỡ từ người bạn cùng phòng, khi người bạn nhận ra mình bị lạc lõng trong lối sống này, họ sẽ tự thay đổi.
Tận dụng thời gian rảnh rỗi trong Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai
Có thể nói, đây là một phần ghi điểm trong review sách hay của “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai”. Sự hoàn hảo và công bằng dường như rất khó để đạt được trong cuộc sống, vì vậy chủ động chính là tâm thế phù hợp nhất trong mọi trường hợp.
Những cuốn sách hay nên đọc về quản lý thời gian hiệu quả đề xuất trong đó có cuốn sách “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai”. Nội dung review sách hay đề cập đến nhiều kỹ năng và trải nghiệm thực tế, đảm bảo bạn có thể thực thi một cách hiệu quả và từ đó xây dựng những thói quen tốt.
Chúng ta không thể thay đổi tư duy và trí tuệ của người khác, vì vậy đừng mong rằng họ sẽ thay đổi vì bản thân mình. Cuốn sách “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” này đề cập đến một trong những điều bạn có thể chủ động được – chính là thay đổi chính mình. Thực tế, chúng ta khó có thể thay đổi bản thân mình nếu không có sự nhìn nhận. Tuy nhiên, khi bản thân đã nhận ra mình còn nhiều thiếu sót thì để phát triển bản thân, việc xây dựng những thói quen tốt là việc nên làm.
III. Cảm nhận và đánh giá sách Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai
Một trong những cuốn sách hay nên đọc “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” là một sự trải nghiệm thực tế và là một lời cảnh báo chúng ta về những thói quen xấu và thói quen tốt đang hiện hữu. Với những người lần đầu đọc sách thì “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” chính là sự lựa chọn tuyệt vời về phát triển bản thân. Không chỉ chứa đựng lý thuyết mà những nội dung trong review sách hay sẽ thật sự hữu ích cho người đọc thực thi một vài kỹ năng mới.
Chúng ta sẽ chẳng biết được mình còn bao nhiêu thời gian, đặc biệt là trong thời gian đại dịch xảy ra và ranh giới giữa sống và chết trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Nếu bạn vẫn còn mang tư tưởng để ngày mai rồi làm thì bạn sẽ nhanh chóng chẳng còn thời gian để trì hoãn. Hãy thử tưởng tượng bạn chỉ còn một ngày để sống, bạn sẽ làm gì? Khi đặt bản thân vào một trạng thái áp lực và không còn đường lui, tự bản thân bạn sẽ phát huy năng lực của bản thân. Đôi khi chính bạn cũng không nhận ra mình tài giỏi đến vậy. Mong rằng với những phương pháp thực tế trong “Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” thì bạn có thể thay đổi và xây dựng thói quen tốt.
IV. Kết luận
“Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai” là một trong những cuốn sách hay nên đọc về phát triển bản thân. Không chỉ là những bài học mà là những trải nghiệm thực tế giúp người đọc đỡ vất vả hơn trong cuộc sống bộn bề lo âu này. Tâm thế bình an và tư duy tích cực chính là chìa khóa để bạn dễ dàng đối đầu với những khó khăn ngoài kia.