Doanh số và doanh thu là những thước đo vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công của công ty, doanh nghiệp. Vậy doanh thu là gì? Doanh số là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về 2 khái niệm này nhé!
Có một sai lầm mọi người vẫn hay mắc phải là cho rằng giữa doanh số và doanh thu là giống nhau và chúng có thể thay thế được cho nhau. Tuy nhiên đây là lại là quan điểm không có căn cứ và hoàn toàn sai lệch. Doanh thu là gì và doanh số là gì là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và chúng không thể thay thế được cho nhau. Và tất nhiên ý nghĩa, vai trò của chúng cũng sẽ khác nhau. Nếu như kế toán bán hàng không phân biệt được doanh thu và doanh số là gì thì có thể gây ra những tác hại và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty, doanh nghiệp. Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được mangtuyendung bật mí các kiến thức liên quan tới doanh thu và doanh số là gì nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. Khái niệm doanh số là gì, doanh thu là gì và phân biệt doanh số và doanh thu
1. Doanh số là gì?
Doanh số là lượng sản phẩm được bán ra của công ty, doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, đó có thể là 1 tháng, 1 quý hay 1 năm. Doanh số bán hàng là tổng số tiền của hoạt động bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số là gì bao gồm số tiền thu được và chưa thu được. Doanh số là gì có thể bao gồm cả doanh thu và tiền bán hàng nhưng doanh số lại không thuộc doanh thu.
Doanh số là gì?
2. Doanh thu là gì?
Như trên chúng ta đã tìm hiểu doanh số là gì? Còn doanh thu là gì? Theo định nghĩa của hiệp hội kế toán thế giới cũng như theo hiệp hội kế toán Việt Nam số 14 thì: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, được phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp để góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu”. Ngoài ra hiểu một cách đơn giản thì cũng có thể hiểu doanh thu là số tiền thu về được chưa trừ đi thuế.
Doanh thu là gì?
3. Công thức tính doanh số là gì?
Công thức tính doanh số là gì khá đơn giản. Đó là:
Doanh số = đơn giá bán x sản lượng
II. Phân biệt giữa doanh số và doanh thu sẽ giúp đánh giá điều gì?
1. Doanh số thể hiện hiệu quả bán hàng
Qua số liệu của mục doanh số là gì, các kế toán bán hàng nói riêng và kế toán nói chung dễ dàng thấy được hiệu quả bán hàng.
- Năng lực của đội ngũ bán hàng.
- Hiệu quả của chiến lược sản phẩm, dịch vụ và Ít nhất phải có 9 yếu tố cần đánh giá.
- Hiệu quả của chiến lược giá, có ít nhất 3 yếu tố cần đánh giá.
- Hiệu quả của chiến lược kênh phân phối, có ít nhất 3 yếu tố cần phải xem xét.
- Hiệu quả của chiến lược xúc tiến bao gồm: Quảng cáo, PR và bán hàng cá nhân.
- Sự thay đổi hiệu suất, hiệu quả của các hoạt động liên quan.
2. Doanh thu thể hiện hiệu quả bán hàng và còn gì nữa?
Ngoài thể hiện hiệu quả bán hàng thì doanh thu là gì còn thể hiện được các yếu tố như:
- Khả năng đàm phán phương thức thanh toán, việc này có thể do các Salesman làm nhưng đôi khi lại là kế toán nói chung hoặc kế toán bán hàng.
- Khả năng đàm phán giá.
- Hiệu quả của các chính sách thanh toán đem lại cho hiệu quả của việc bán hàng.
- Hiệu quả của các chính sách giá đối với doanh số.
- Hiệu quả của các hoạt động thu (tiền).
- Năng lực tài chính trong 1 giai đoạn cụ thể của từng công ty, doanh nghiệp (thông qua tính thanh khoản).
3. Tác hại của việc không phân biệt doanh số và doanh thu là gì?
Như trên chúng ta có thể thấy doanh số và doanh thu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện được hiệu quả bán hàng. Tuy nhiên nếu chúng ta có sự nhầm lẫn giữa doanh số và doanh thu là gì và không phân biệt được sự khác nhau giữa chúng thì có thể gây ra một số tác hại như:
- Kế toán bán hàng sẽ đánh giá sai lệch đi hiệu quả bán hàng.
- Đánh giá quá cao vai trò của giá và hiệu quả bán hàng mà có thể sẽ bỏ quên đi các yếu tố khác.
- Đánh giá thấp vai trò của hoạt động kế toán thu.
- Lên kế hoạch kinh doanh mà bỏ quên đi các sự cố về độ trễ sẽ xảy ra từ các khoản đầu tư.
- Không tính toán dòng tiền.
- Bỏ quên tính thanh khoản của công ty, doanh nghiệp.
Phân biệt giữa doanh số và doanh thu sẽ giúp đánh giá điều gì?
III. Tầm quan trọng của doanh số là gì?
Dưới đây là một số tầm quan trọng của doanh số đối với công ty, doanh nghiệp mà mangtuyendung muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Doanh số là biểu hiện cho kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Qua doanh số, kế toán bán hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá được việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh có thành công hay không
- Doanh số chứng minh được sự đúng đắn, hợp lý trong việc đưa ra chiến lược phát triển của công ty, doanh nghiệp, từ đó tiếp tục phát huy được thế mạnh và khắc phục những điểm còn hạn chế.
- Doanh số cao còn trở thành một động lực lớn để thúc đẩy ý chí của các nhân viên công ty, doanh nghiệp trong quá trình làm việc. Từ đó tạo tiềm tiềm lực tài chính vững chắc cho công ty, doanh nghiệp.
IV. Cách thúc đẩy tăng doanh số cho doanh nghiệp
1. Chiết khấu
Chiết khấu là một cách đem lại hiệu quả vô cùng lớn trong quá trình thúc đẩy doanh thu của công ty, doanh nghiệp. Chiết khấu thực chất là việc giảm giá niêm yết của một sản phẩm/dịch vụ của công ty, doanh nghiệp với một tỉ lệ phần trăm nhất định. Chiết khấu thường được sử dụng trong hoạt động kinh doanh nhưng bản chất đó là một chiến lược Marketing về giá của sản phẩm. Đây là phương pháp Marketing nhằm mục đích để kích thích mua sắm của người tiêu dùng.
Chiết khấu là một cách hiệu quả giúp thúc đẩy doanh thu
2. Tạo ra cuộc thi
Bên cạnh việc chiết khấu cho khách hàng thì bạn cũng nên tạo ra những cuộc chơi, cuộc thi với nhiều giải thưởng giá trị và ý nghĩa để có thể khuyến khích khách hàng mua sắm đồng thời cũng là cách để quảng bá thương hiệu. Đây cũng là một trong những hình thức giúp thúc đẩy doanh số hiệu quả.
3. Cung cấp nhiều dịch vụ miễn phí
Những dịch vụ miễn phí luôn có sức hút vô cùng lớn đối với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy nếu bạn đang xây dựng chiến lược thúc đẩy tăng doanh số cho doanh nghiệp thì đừng bỏ qua cách này nhé!
4. Tạo sự khan hiếm
V. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về doanh thu là gì, doanh số là gì mà mangtuyendung muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về 2 khái niệm này đồng thời biết cách phân biệt giữa doanh số và doanh thu để tránh những rủi ro, sai sót xảy ra. Chúng tôi cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo của mangtuyendung nhé!