Account Manager là vị trí mà nhiều Marketer khao khát. Vậy Account Manager là gì? Công việc, nhiệm vụ của một Account Manager là gì và bí kíp để thành công ở vị trí này. Hãy cùng mangtuyendung.vn tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này nhé !
Mục Lục Bài Viết
I. Account Manager là gì?
Account Manager là gì? Đối với những người trong nghề Marketing thì vị trí Account Manager đã trở thành một công việc quen thuộc và thu hút sự quan tâm của nhiều ứng viên. Trong một công ty cung cấp các dịch vụ về ý tưởng sáng tạo, giải pháp Marketing cho các nhãn hàng hay còn gọi là Agency thì Account Manager chính là vị trí thực hiện nhiệm vụ quản lý bộ phận Account. Chi tiết cụ thể hãy cùng mangtuyendung.vn tìm hiểu ở phần này nhé.
1. Khái niệm về Account manager là gì?
Account Manager là gì? Theo cách dịch Anh – Việt thông thường thì bạn có thể hiểu đây là người quản lý một tài khoản (Account: tài khoản, Manager: quản lý). Còn để hiểu một cách đầy đủ và chính xác thì Account Manager chính là người chịu trách nhiệm quản lý, giám sát bộ phận Account trong công ty. Và đây chính là bộ phận thực hiện các hoạt động và duy trì việc tìm kiếm khách hàng, nhờ đó mang tới các đơn hàng cho các công ty làm dịch vụ sáng tạo.
Như vậy,công việc của một Account Manager đòi hỏi khả năng cao trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng và khả năng mở rộng mạng lưới quan hệ để có thể đem tới nhiều đơn đặt hàng cho cả Agency. Do đó để trở thành account manager chuyên nghiệp, bạn cần hội tụ nhiều kinh nghiệm và sở hữu nhiều kỹ năng mềm khác nhau từ kỹ năng bán hàng, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng đến khả năng chăm sóc khách hàng. Đây cả các yếu tố này tạo nên một mạng lưới tốt và đem tới sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ do công ty bạn cung cấp.
Account manager là gì?
2. Nhiệm vụ của Account Manager là gì?
Nhiệm vụ của Account Manager là gì? Đầu tiên để có thể hiểu rõ hơn về vai trò của Account Manager trong một Agency, bạn cần phải hiểu một số khái niệm liên quan tới ngành này. Có một sự khác biệt lớn giữa Agency và Client. Nếu Agency là các công ty, doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp về dịch vụ sáng tạo cho các thương hiệu, nhãn hàng thì Client chính là khách hàng của họ. Client được hiểu là các công ty, nhãn hàng, doanh nghiệp mong muốn thực hiện các chiến dịch Marketing để nhằm nhiều mục đích khác nhau như: tăng khả năng nhận diện thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho một dòng nhãn hiệu mới hoặc thậm chí là tăng số lượng bán sản phẩm… Và agency chính là đơn vị giúp họ thực hiện điều này.
Chẳng hạn như Cocacola (Client) mong muốn thực hiện một chiến dịch marketing trong dịp tết nguyên đán 2020 nhằm gia tăng sự yêu thích của khách hàng đối với thương hiệu. Do vậy, họ đã sử dụng dịch vụ của Agency MediaZ nhằm mong muốn được cung cấp các tư vấn và dịch vụ quảng cáo phù hợp với mục tiêu của Cocacola.
2.1 Tăng doanh thu cho Agency
Bộ phận Account là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng do đó đây là bộ phận trực tiếp mang tới các đơn hàng cho doanh nghiệp từ đó đem lại doanh thu và lợi nhuận. Khi Account Manager càng chuyên nghiệp và thể hiện tốt khả năng của mình trong việc quản lý, giám sát cả đội Account thì khả năng đợt đặt hàng sẽ tăng lên, điều này làm tăng doanh thu cho toàn bộ Agency.
Ngoài ra, kỹ năng của account manager còn là việc thành thạo trong khả năng phân tích tình hiện tại của Agency, nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu thị trường để tìm ra các xu hướng của thị trường để đưa ra các chiến lược phù hợp cho toàn doanh nghiệp.
2.2. Hợp tác với phòng ban khác để triển khai dự án
Công việc của một Account manager là gì? Họ có phải là người thực hiện các hoạt động sáng tạo? Câu trả lời là KHÔNG. Account manager có trách nhiệm tiếp nhận các đơn hàng của Client sau đó truyền đạt chúng tới các bộ phận khác trong Agency, bao gồm: Creative (đội ngũ sáng tạo, lên ý tưởng và kịch bản để giải quyết các vấn đề mong muốn của Client); Design (bộ phận thiết kế)… Do đó kỹ năng giao tiếp và giỏi truyền đạt ý tưởng là yếu tố kiên quyết đối với một Account manager. Nhờ vậy mà khả năng phối hợp và hợp tác với các phòng ban khác trở nên hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ của Account Manager là gì?
2.3. Kiểm soát việc phát sinh chi phí
Kiếm soát việc phát sinh chi phí của Account Manager là gì? Đó chính là việc thực hiện một dự án Marketing không phải là một điều đơn giản, nó đòi hỏi nhiều về kỹ năng của Account Manager. Đặc biệt là việc phân bổ ngân sách cho các hoạt động, phòng ban trong toàn Agency. Khách hàng của họ là Client luôn mong muốn tối ưu chi phí nhưng Account manager cần phải cân nhắc rất nhiều khi ký hợp đồng cho một dự án. Và dự án đó phải mang lại lợi nhuận cho Agency thì mới nên tiến hành. Việc này đòi hỏi khả năng kiểm soát việc phát sinh chi phí trong công việc của Account Manager.
2.4. Làm vui lòng client
Các bạn đã từng nghe tới câu: “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” hay “Khách hàng là thượng đế”, điều này được hiểu là bạn cần làm hài lòng khách hàng, một phần họ chính là người trả tiền cho việc cung cấp các dịch vụ bên bạn. Ngoài ra việc làm hài lòng khách hàng chính là cách để bạn tăng độ uy tín và tăng khả năng có được các đơn đặt hàng tiếp theo. Mà khách hàng của Agency chính là Client nên việc làm hài lòng client là yếu tố quan trọng trong công việc của Account Manager.
Công việc của một Account manager là gì?
II. Kinh nghiệm khi làm nghề Account Manager là gì?
Đọc đến phần này, bạn đã hiểu Account manager là gì? Công việc của account manager là gì cũng như có cái nhìn tổng quan về các bộ phận của Agency. Vậy làm thế nào để trở thành một Account Manager chuyên nghiệp hay các kinh nghiệm việc làm của nghề Account manager là gì. Phần này sẽ cung cấp các kinh nghiệm làm nghề này.
Kinh nghiệm cần thiết cho một account manager là gì?
1. Nắm rõ tất cả “những mối quan tâm” của mình
Có hai mối bận tâm nhất mà các Account manager cần lưu ý đó là về client và về agency. Đối với các khách hàng của mình, Account manager cần nắm bắt tâm lý khách hàng (client), nhu cầu, mong muốn của họ và đặc biệt là khả năng chi trả cho dự án. Đối với Agency, họ cần quan tâm tới các bộ phận, phòng ban từ Planner, creative, produce đến design để hiểu các mong muốn, khả năng và quy trình làm việc của họ. Chúng đều là “những mối quan tâm” trong công việc của account manager để từ đó có thể tạo nên các dự án vừa làm hài lòng client lại đem lại lợi nhuận lớn cho agency.
2. Cách giao tiếp hiệu quả của Account Manager là gì?
Giao tiếp là chìa khóa giúp cho việc truyền đạt thông tin trở nên dễ dàng hơn. Với một công việc cần sự tiếp xúc cao với mọi người như account manager thì điều này càng cần được để tâm hơn. Để có thể trở thành “Bậc thầy trong giao tiếp”, bạn có thể bắt đầu bằng việc đọc các cuốn sách liên quan tới chủ đề này, hoặc tham gia các khóa học giao tiếp, thuyết trình và khả năng thuyết phục mọi người. Đây đều là các chìa khóa tốt để cải thiện kỹ năng của account manager.
3. Vừa bao quát, vừa chi tiết
Công việc của một account manager là gì? Đây là công việc đòi hỏi hội tụ nhiều yếu tố và công việc luôn có sự gắn kết với các phòng ban khác nhau trong agency. Do đó, bạn đòi hỏi phải có cái nhìn bao quát toàn bộ dự án từ mục tiêu, kế hoạch chiến lược tới khả năng chi trả của client. Bên cạnh đó, việc giám sát tiến độ công việc của các phòng ban khác khiến họ phải trở nên thật chi tiết. Điều này đảm bảo tiến độ công việc và độ uy tín của agency với client.
4. Tránh cách tiếp cận quá quen thuộc
Cách tiếp cận trong công việc của Account manager là gì? Account manager là người làm việc cho agency mà agency chính là các công ty, doanh nghiệp cung cấp các giải pháp sáng tạo cho các nhãn hàng, hay nói ngắn gọn agency chính là doanh nghiệp sáng tạo. Vậy, cách tiếp cận công việc quá quen thuộc sẽ trở thành điểm yếu của một account manager. Bên cạnh đó, khi một account manager thể hiện sự sáng tạo và đôi khi tiếp cận client theo một cách mới mẻ sẽ giúp các “đơn hàng” đến một cách thuận tiện hơn.
5. Có được sự tôn trọng
Sự tôn trọng đối với account manager là gì? Đó chính là việc họ luôn được coi trọng và nể phục trong các mối quan hệ. Sự tôn trọng đồng nghĩa với sự tin tưởng và tạo ra sức ảnh hưởng lớn và là yếu tố quan trọng mở rộng mạng lưới mối quan hệ. Do đó, các account manager cần phải chú ý tới điều này.
III. Phân biệt Account Manager và Sales
Bạn đã hiểu Account Manager là gì? Vậy còn Sales là gì? Sự khác nhau giữa hai công việc này nằm ở đâu? Sale là một công việc vô cùng phổ biến hiện nay và đặc biệt đối với một người làm sale giỏi thì mức lương vô cùng lý tưởng. Bộ phận Sale chính là bộ phận bán hàng của công ty, từ đó tăng doanh số và đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp. Do đó, đôi khi mọi người hay đánh đồng sale và account manager là một. Vậy thực tế có phải vậy không, công việc của một account manager có gì khác với một người làm sale, cùng tìm hiểu nhé.
1. Trước và sau khi bán sản phẩm
Như mangtuyendung.vn đã đề cập ở phần trước, account manager cần rất nhiều thời gian để chú trọng xây dựng mối quan hệ với khách hàng và họ tập trung vào việc thực hiện các quan hệ khách hàng như làm hài lòng client, duy trì mối quan hệ, thấu hiểu các mong muốn của khách hàng…
Trong khi đó, công việc của một người làm nghề Sale chú trọng vào việc tạo nên doanh số thông qua việc “chốt” được các đơn hàng. Các đơn hàng này thường dựa trên các danh sách khách hàng có sẵn mà do bộ phận marketing đem về.
2. Đi săn và đi cày
Một người làm sale sẽ có mức lương cao hay kiếm được nhiều tiền thông qua trực tiếp số đơn hàng mà họ chốt được, nói một cách nôm na là cứ có đơn hàng là họ có tiền. Trong khi đó, account manager không phải vậy. Thông thường, một dự án (1 đơn hàng) với client sẽ diễn ra hàng tháng trời thậm chí lâu hơn nên công việc của account manager luôn luôn đòi hỏi khả năng nắm bắt công việc, liên tục làm hài lòng khách hàng và duy trì mối quan hệ đó để có thể tạo thêm được nhiều đơn hàng và có nhiều mối quan hệ mới.
IV. Kết luận
Như vậy đến đây bạn đã có thêm các thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi account manager là gì hay công việc của account manager là gì. Bạn đã nhận ra tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng công việc trong nghề này, vậy hãy bắt đầu từ việc rèn luyện các kỹ năng mềm của mình và một số khả năng như khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng đến giỏi chăm sóc khách hàng. Chúc các bạn sớm trở thành một account manager lão luyện.
Xem thêm
Mẫu CV Account Manager thiết kế chuẩn nhất 2019