Bạn đã bao giờ nghe về từ ASMR chưa? Chắc hẳn nó còn xa lạ đối với nhiều người. Vậy ASMR có gì mà giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, giảm stress, hay giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Có thể bạn chưa biết ASMR là gì khi cảm thấy thích thú bởi âm thanh tí tách của mưa rơi, tiếng sột soạt khi lật trang sách, tiếng róc rách của nước chảy… Bạn sẽ cảm thấy rất bất ngờ khi biết rằng có rất nhiều người đã dùng những âm thanh quen thuộc thú vị của cuộc sống thường ngày để mang đến khoái cảm, cải thiện tinh thần và sức khỏe, giúp cân bằng cuộc sống.
ASMR chắc hẳn là một cụm từ vẫn khá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, từ lâu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các trang web nước ngoài, cụm từ này đang rất phổ biến. Có rất nhiều người làm Youtube liên tục cho ra đời những video với tiếng nói chuyện thì thầm, tiếng gõ đồ vật… Nó đang dần dần trở thành một trào lưu cực “hot” ở châu. Đồng thời ASMR đang xâm nhập rất mạnh mẽ vào thị trường châu Á.
Vậy thì cụm từ ASMR là gì? Nó có mang lại lợi ích giúp cân bằng cuộc sống của chúng ta? Và nó tác động đến bằng cách nào? Hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. ASMR là gì?
Đã bao giờ bạn trải nghiệm cảm giác râm ran dễ chịu từ gáy xuống sống lưng, rồi lan tỏa khắp cơ thể chưa? Cộng đồng mạng gọi cảm giác kỳ lạ đó với cái tên ASMR. Thuật ngữ ASMR được đặt bởi Jennifer Allen, cô là một nhà khoa học không chuyên tạo ra một cái tên chính thức cho một hiện tượng cảm giác cảm giác mà chính cô đã từng trải qua, nhưng dường như không ai hiểu rõ về nó. ASMR là từ viết tắt của Autonomous Sensory Meridian Response có nghĩa là “Phản ứng cực khoái độc lập” trong đó từ “cực khoái” ở đây được hiểu như thể một dạng cảm xúc đang dâng trào rất đặc biệt.
ASMR là từ dùng để miêu tả cảm giác chúng ta rùng mình ở đầu hay cổ khi nghe được những âm thanh gây kích thích hay sự êm ái, râm ran lan tỏa từ gáy xuống lưng. Nhiều người cho rằng ASMR có thể được so sánh tương đương với một cơn cực khoái do tình dục mang lại.
ASMR phải là những hiệu ứng âm thanh chân thực nhất và hoàn toàn không có bất cứ tạp âm nào cả. Khi bạn nghe những âm thanh này sẽ có cảm giác vô cùng dễ chịu, làm cho cơ thể nhanh chóng đi vào trạng thái thư giãn, hoặc cũng có thể tạo cho bạn sự phấn khích ngay lập tức. Cảm giác mà ASMR mang lại thường bắt đầu từ phần đầu xuống cổ, đôi khi có thể truyền đến tay, chân và thường xảy ra theo từng đợt chứ không cùng một lúc.
Đối với nhiều người ASMR vẫn là một thứ gì đó rất xa lạ, nhưng chủ đề này đã được thảo luận từ năm 2008 và sau đó đang dần phát triển mạnh hơn.
ASMR là gì?
II. Tác nhân cấu tạo nên âm thanh ASMR là gì?
Cảm giác ASMR có thể xuất hiện nếu như bạn tiếp xúc với một số kích thích bằng: hình ảnh, âm thanh, chất liệu, mùi hương và đụng chạm.
Hiện nay có rất nhiều âm thanh ASMR trên Youtube, Tiktok và các phương tiện truyền thông khác nó đã tạo thành một trào lưu thu hút được rất nhiều sự quan tâm của mọi người, đặc biệt là giới trẻ. Một số âm thanh tạo ra hiệu ứng ASMR bao gồm:
Tiếng nhai thức ăn: Đây chắc chắn là âm thanh tạo hiệu ứng ASMR gây nghiện mạnh nhất, đặc biệt vào lúc người nghe bụng đói meo thì những tiếng cắn đồ ăn giòn rụm, rồm rộp khiến bạn không thể kiềm được và nuốt nước miếng ừng ực. Nó tạo cảm giác như bạn đang thưởng thức món ăn đó.
Tiếng mưa: Đối với những ai khó ngủ, thì tiếng mưa chắc chắn rằng sẽ cải thiện giấc ngủ của bạn, giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ sâu hơn. Người ta hay nói, trời mưa sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và tiếng mưa bằng ASRM sẽ giúp bạn.
Tiếng thì thầm: Đây là âm thanh ASMR phổ biến và cũng gây hiệu ứng rõ ràng, đặc biệt là giọng nữ. Người làm chỉ nói nhỏ thì thầm để tạo hiệu ứng, nó khiến bạn cảm thấy như người đó đang ở ngay bên cạnh bạn và thì thầm vào tai bạn
Tiếng gõ hoặc cào nhẹ: Người làm video sẽ gõ nhẹ lên bàn, hộp nhựa, cốc nước hay cào nhẹ lên mic thu âm tạo nên âm thanh xoẹt xoẹt…
Tiếng lật sách, tiếng bút viết, tiếng thổi nhẹ: Đây là một âm thanh có thể tạo ASMR khá tốt nhưng không phải ai cũng thích nghe.
Tiếng rót nước, gấp khăn, tiếng lá khô hoặc tiếng cắn vào trái cây…
Cách tạo ra âm thanh ASMR từ sách
Ngoài ra, không chỉ âm thanh mà một số tác tác nhân khác như hành động được nghịch tóc, được chạm vào tay, xem người khác vẽ, khuấy bát, ăn dưa chua,giặt gấp,chải tóc hoặc mát xa ảo, trang điểm… đều có thể tạo ra hiệu ứng ASMR.
Ngày càng nhiều nghệ sĩ ASMR xuất hiện và đăng tải YouTube các loại video với nội dung khác nhau để kích hoạt cảm giác ASMR ở người xem. Có nhiều người làm nghề ASMR và họ được gọi là nghệ sĩ.
III. ASMR đã tác động đến con người theo cơ chế nào?
Cho đến thời điểm hiện tại thì những âm thanh lạ lẫm này vì sao lại tác động đến tinh thần của người nghe vẫn chưa được lý giải. Một số nhà khoa học cho rằng chúng đã làm tăng tiết hormone hạnh phúc trong cơ thể con người, giúp tinh thần thoải mái từ đó giúp ta cân bằng cuộc sống hơn. Nhưng cơ chế mà chúng làm tăng tiết các hormone đó như nào vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.
Những hormone mà Autonomous Sensory Meridian Response kích thích tiết ra:
- Dopamine: Mang lại cho con người niềm vui và cảm giác hài lòng trong tức thời. Đồng thời làm giảm các trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, stress.
- Endorphin: Có vai trò ngăn chặn những cơn đau, làm dịu đi cảm giác khó chịu tức khắc. Tác dụng này giúp cho con người ổn định lại tinh thần, tạo nên cảm giác ngập tràn năng lượng.
- Oxytocin: Đây là một trong những hormone có vai trò quan trọng của tình yêu.
- Serotonin: Khi nhận được khen ngợi, biểu dương, công nhận thì cơ thể chúng ta sẽ tiết ra loại hormone này (đó chính là cảm giác hạnh phúc).
Cách âm thanh ASMR tác động đến con người
Các nhà nghiên cứu đại học Sheffield (Anh) đã từng có nghiên cứu không chính thức (công bố trên tạp chí trực tuyến PLOS.ONE) về ASMR, xem nó có ích thật sự hay chỉ đem lại cảm giác giải trí. Trong nghiên cứu, họ cho hơn 1.000 người tham gia xem video thường và video ASMR, đo đạc các thông số nhịp tim, độ phản hồi cảm xúc trên da và làm báo cáo khảo sát về phản ứng của cảm xúc như hào hứng, vui vẻ, buồn… Kết quả cho thấy những người có trải nghiệm ASMR hay có trạng thái tâm lý tích cực ở mức rất cao và ngược lại; nhịp tim chậm hơn khoảng 3,14 lần/phút so với người không có ASMR; phản hồi cảm xúc đo trên da cũng tốt hơn.
Ngoài ra, cảm giác khi cơ thể ngứa ran từ việc kích hoạt bằng âm thanh ASMR có thể liên quan đến một hội chứng – khả năng một số người từng trải nghiệm các kích thích theo nhiều cách, ví dụ như liên kết một số âm thanh với màu sắc thị giác.
IV. Lợi ích của ASMR với con người
Sở dĩ các video ASMR thu hút được một lượng lớn người xem bởi nó có tác động tích cực đến hệ thần kinh của con người, giúp tạo cảm giác thư giãn, thả lỏng thần kinh từ đó khiến chúng ta cân bằng cuộc sống. Theo cảm nhận của đa số người xem ASMR thì cảm giác sảng khoái này chỉ có tính tạm thời, nó có thể biến mất sau vài giờ nhanh chóng. Tuy vậy, đây vẫn được xem là liệu pháp thư giãn hiệu quả, giúp bạn sáng suốt hơn trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
1. Cảm giác thư giãn
Đây chính là tác dụng lớn nhất mà Autonomous Sensory Meridian Response mang lại cho chúng ta. Khi thư giãn bằng ASMR bạn sẽ làm việc mang lại hiệu quả hơn. Không phải bất kỳ ai, nhưng đa số những người nghe những âm thanh kỳ lạ này đều cảm thấy đầu óc được thư giãn nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
2. Giảm căng thẳng, lo lắng
Vào năm 2015, 82% người xem thừa nhận video ASMR giúp họ ngủ nhanh hơn. Và nghiên cứu được công bố năm 2015, chỉ ra rằng có đến 70% người xem video Autonomous Sensory Meridian Response để giải tỏa căng thẳng, giảm áp lực công việc cực kỳ hữu ích cho những người hay lo âu thái quá, suy nghĩ và thường xuyên căng thẳng.
3. Cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ
Năm 2017, nghiên cứu cho ta thấy 41% số người sử dụng âm thanh Autonomous Sensory Meridian Response cho biết họ xem video để giúp họ dễ chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn. Vì nó khiến tâm trí người nghe thư thái hơn, sảng khoái trước khi ngủ.
4. Cải thiện bệnh lý trầm cảm
Phần lớn những người tiếp xúc với âm thanh dạng Autonomous Sensory Meridian Response, nói rằng họ cảm thấy tâm trạng dường như được cải thiện, trạng thái buồn bã cũng biến mất. Thậm chí, một số người đã kết hợp âm thanh tạo hiệu ứng ASMR với thiền để điều trị trầm cảm tốt nhất dần dần khiến cân bằng cuộc sống của họ.
Nhà nghiên cứu Giulia Poerio đã chia sẻ rằng: “Nhịp tim trung bình của những người xem video ASMR có thể mang ra để so sánh với kết quả nghiên cứu khác về tác động sinh lý của những phương pháp giảm stress như âm nhạc hay ngồi thiền”.
5. Cải thiện sức khỏe
Không chỉ giúp chúng ta cải thiện tinh thần, mà bên cạnh đó Autonomous Sensory Meridian Response còn hỗ trợ chúng ta trong việc cải thiện sức khỏe rất tốt bằng cách giúp máu lưu thông, hệ tiêu hóa và còn có thể giúp bạn giảm cân.
ASMR không phải là tình dục. Mặc dù các video ASMR kích thích những người tham gia nghiên cứu nhưng họ không khơi dậy tình dục. Một nghiên cứu khác cho thấy 5 phần trăm số người đã sử dụng ASMR để kích thích tình dục
V. Kết luận
Cho đến thời điểm hiện tại thì các nhà nghiên cứu đang cố gắng đưa ra định nghĩa rõ ràng về nguồn gốc và lợi ích sức khỏe của ASMR giúp cân bằng cuộc sống. Không có bằng chứng rõ cho thấy ASMR là một thuốc giải độc cho bệnh lo âu, trầm cảm, hoặc mất ngủ… Như một số người dùng từng chia sẻ.
Vậy qua bài viết các bạn đã hiểu rõ ASMR là gì chưa. Hy vọng qua bài viết với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về Autonomous Sensory Meridian Response. Từ đó, các bạn sẽ biết cách tạo ra hiệu ứng ASMR. Đồng thời vận dụng hiệu ứng ấy để cải thiện tinh thần, tình trạng sức khỏe của mình được tốt hơn nếu bạn đang thấy khó ngủ hay căng thẳng, mệt mỏi hoặc do áp lực cuộc sống. Hay chỉ đơn giản là bạn đang tò mò xem ASMR có thực sự hấp dẫn không thì hãy thử một lần trải nghiệm nhé. Bạn hãy sử dụng tai nghe hoặc loa nghe nhạc, loa bluetooth… khi trải nghiệm để có thể cảm nhận được trọn vẹn sắc thái của tiếng ASMR.