Với hơn 70 năm xây dựng, đổi mới và phát triển, trường Đại học công đoàn ngày càng trở nên vững mạnh và chiếm được khá nhiều tình cảm của phụ huynh và sinh viên. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm các thông tin về Đại học Công đoàn nhé!
Nằm trong Top danh sách những trường đại học công lập lâu đời nhất tại Việt Nam, trường Đại học Công đoàn luôn tự hào là một trường đại học chuyên nghiệp và chất lượng. Trường ngày càng thu hút được một lượng lớn các em học sinh đăng ký theo học. Vậy có nên học Đại học Công đoàn không? Học Đại học Công đoàn ra trường có dễ xin việc? Học phí Đại học Công đoàn là bao nhiêu? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về thông tin tuyển sinh đại học cũng như các thông tin khác về trường nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. Tìm hiểu chung về Đại học Công đoàn
1. Giới thiệu chung
Trường Đại học Công đoàn là trường đào tạo đại học đa ngành, đa lĩnh vực trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường vừa thực hiện chức năng bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho tổ chức Công đoàn, vừa góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, từng bước khẳng định vị trí và uy tín của mình trong xã hội.
Tìm hiểu chung về Đại học Công đoàn
2. Lịch sử hình thành
Trường Đại học Công đoàn được thành lập vào ngày 15 tháng 5 năm 1946. Trường có trụ sở chính đặt tại số 169, Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
3. Sứ mệnh và tầm nhìn
Triết lý giáo dục của Trường: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học để khẳng định mình, học để hội nhập và học để kiến tạo tương lai”.
Mục tiêu giáo dục của Trường: “Năng động, sáng tạo, trung thực, có tinh thần trách nhiệm, khả năng sống và làm việc trong một môi trường cạnh tranh đa văn hóa”.
Tầm nhìn của Trường Đại học Công đoàn đến năm 2030 là: Trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín ở trong khu vực về công nhân, công đoàn, quan hệ lao động, an toàn và vệ sinh lao động.
4. Thành tựu
Với những kết quả đạt được, Đại học Công đoàn đã được Đảng, Nhà nước và các tổ chức Công đoàn tặng nhiều phần thưởng cao quý như:
- Huân chương Lao động hạng Nhất vào năm 1981.
- Huân chương Độc lập hạng Ba vào năm 1991.
- Huân chương Lao động hạng Ba cho Công đoàn Trường vào năm 2000.
- Huân chương Độc lập hạng Nhì vào năm 2001.
- Huân chương Lao động hạng Ba cho công tác thể dục thể thao vào năm 2001.
- Huân chương Độc lập hạng Nhất vào năm 2006.
- Huân chương Lao động hạng Nhì cho Công đoàn Trường vào năm 2007.
- Huân chương lao động hạng Nhất lần thứ 2 (2011).
- Cờ thi đua của Chính phủ (2015).
- Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và 10 và huân chương Hồ Chí Minh (2016).
- Tập thể Lao động xuất sắc của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2017).
- Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2019).
- Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2020).
Xem thêm: Đại học Thương mại tuyển sinh những ngành nào, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh?
II. Môi trường đào tạo
1. Cơ sở vật chất
Tổng diện tích đất của toàn Trường rộng hơn 27 ha (gồm cơ sở 1 tại Hà Nội và cơ sở 2 đặt tại Hưng Yên). Qua từng thời kỳ, Nhà trường đã chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng thêm các tòa giảng đường học tập mới, các phòng học được trang bị những thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu số lượng sinh viên tăng qua từng giai đoạn. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học đã đáp ứng những nhu cầu cơ bản của giảng viên và người học. Ký túc xá đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu về chỗ ở cho sinh viên trường. Khuôn viên, cây xanh được xây dựng và chăm sóc thường xuyên, từ đó tạo cảnh quan môi trường sư phạm “xanh – sạch – đẹp”.
2. Đội ngũ giảng viên
Tổng số giảng viên của nhà trường hiện nay là 262, trong số đó có: 01 Giáo sư; 10 Phó Giáo sư, 01 tiến sỹ khoa học, có 113 Tiến sĩ, 130 Thạc sĩ và 17 cử nhân. Trường cũng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên và tạo điều kiện học tập cho các thầy cô ở trong và ngoài nước.
3. Hoạt động và đời sống sinh viên
Bên cạnh công tác học tập và nghiên cứu, các hoạt động ngoại khóa như thể dục thể thao, văn nghệ, các CLB… là cơ hội rất lớn để các sinh viên gặp gỡ và học hỏi lẫn nhau. Các hoạt động dành cho sinh viên trong trường được diễn ra thường xuyên và sôi nổi như: Tổ chức đối thoại giữa Hiệu trưởng với sinh viên trong trường theo định kỳ hàng năm.
Ngoài ra, trường còn đào tạo và tổ chức “Tuần học chính trị đầu khóa” vào đầu mỗi năm học và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học cho các tân sinh viên.
Nhằm tạo cơ hội việc làm cho sinh viên trong trường sau tốt nghiệp, trường cũng hợp tác với nhiều công ty, doanh nghiệp tổ chức “Ngày hội tư vấn và giới thiệu việc làm” với sự tham gia của hơn 20 doanh nghiệp lớn và hơn 1000 sinh viên trong và ngoài nhà trường.
III. Những lý do bạn nên học tại đại học Công đoàn
Những lý do bạn nên học tại đại học Công đoàn
1. Đa dạng ngành học
Theo thông tin tuyển sinh đại học, trường Đại học Công đoàn hiện có 09 ngành đào tạo trình độ đại học bao gồm: Quan hệ lao động, quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, kế toán, tài chính ngân hàng, xã hội học, bảo hộ lao động, công tác xã hội và luật. Có 05 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ bao gồm: Ngành quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh, quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp, xã hội học và ngành kế toán. Có 01 ngành đào tạo trình độ tiến sỹ là ngành quản trị nhân lực. Cùng cấp, hệ đào tạo trên, Trường còn đã, đang đào tạo song ngành, bằng 2, vừa làm – vừa học và cả liên thông.
2. Học phí Đại học Công đoàn
Theo thông tin tuyển sinh đại học, mức học phí Đại học Công đoàn năm học 2020-2021 dự kiến như sau:
- Học phí Đại học Công đoàn đối với ngành quản trị kinh doanh, kế toán, luật là 14.700.000VNĐ/năm học.
- Học phí Đại học Công đoàn đối với ngành bảo hộ lao động là 17.500.000VNĐ/năm học.
3. Luôn quan tâm đến hoạt động giảng dạy
Chất lượng giảng dạy vẫn luôn được Trường Đại học Công đoàn đảm bảo và quan tâm. Với đội ngũ giảng viên đạt tiêu chuẩn thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng giảng đúng không nào? Bên cạnh đó, hàng năm nhà trường còn tổ chức thường xuyên những cuộc đánh giá chất lượng giờ giảng dạy.
4. Sôi động các phong trào
Trở thành một phần của Đại học Công đoàn, bạn không chỉ được học tập trong một môi trường có cơ sở vật chất hiện đại mà ngoài ra còn được tham gia vào rất nhiều câu lạc bộ của trường như: CLB về học thuật, CLB võ, CLB nhảy…
5. Thực hành song hành cùng lý thuyết
Bên cạnh việc chú trọng đào tạo chất lượng sinh viên về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng, trường Đại học Công đoàn còn luôn quan tâm tới việc nâng cao kỹ năng cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhà trường luôn thường xuyên tổ chức những buổi thực hành nghề nghiệp tại trường, đi thực tế tại các công ty, doanh nghiệp để từ đó tạo cơ hội cho sinh viên được va chạm, cọ sát với thực tế.
6. Cơ sở vật chất đang được hoàn thiện
Xét trên mặt bằng chung thì cơ sở vật chất của trường đại học Công Đoàn khá tốt, những trang thiết bị dạy học đang được nhà trường đổi mới rất nhiều. Hiện nay nhà trường đã có phòng tin học, có căng tin riêng, có sân cầu lông, sân bóng chuyền, sân bóng đá… riêng. Ngoài ra các giảng đường đều được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại nhất. Không để các bạn “thiệt thòi” khi vào trường, chính vì thế mà trường đã cải thiện rất nhiều về cơ sở vật chất nhằm phục vụ giờ giảng đạt chất lượng cao nhất.
Xem thêm: Đại học Bách khoa Hà Nội – Chất lượng tạo dựng danh tiếng
IV. Sinh viên Đại học Công đoàn tốt nghiệp ra trường làm gì?
1. Sinh viên khoa xã hội học
Sinh viên tốt nghiệp ngành Xã hội học của trường Đại học Công đoàn có đủ khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện, môi trường làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm. Họ sẽ có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện các nhiệm vụ xác định. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể tự bảo vệ quan điểm cá nhân của mình. Có đủ khả năng lập kế hoạch, điều phối và quản lý các nguồn lực. Ngoài ra còn đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động nghiên cứu ở trong đơn vị, tổ chức.
Sinh viên Đại học Công đoàn tốt nghiệp ra trường làm gì?
2. Sinh viên ngành luật
Người học sau khi tốt nghiệp ngành Luật tại trường Đại học công đoàn có vị trí công tác vô cùng đa dạng. Họ có thể làm việc ở trong cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu… ở cả phạm vi trong nước, có yếu tố nước ngoài và cả ở nước ngoài, ở khối đơn vị sự nghiệp và tư thục.
3. Sinh viên ngành bảo hộ lao động
Sinh viên tốt nghiệp ngành bảo hộ lao động tại trường Đại học Công đoàn có khả năng tổ chức, thực hiện công tác bảo hộ lao động tại các công ty, doanh nghiệp, trong các công trường, dự án, khu kinh tế, công nghiệp. Ngoài ra họ cũng có thể giảng dạy và nghiên cứu tại các viện, trường hoặc các cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó có thể lựa chọn công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, thanh tra về an toàn vệ sinh lao động, và cán bộ bảo hộ lao động trong hệ thống tổ chức Công đoàn.
V. Trường ĐH Công đoàn công bố phương thức tuyển sinh năm 2022
Năm 2022, Trường ĐH Công đoàn sử dụng 2 phương thức xét tuyển vào các ngành đào tạo, thông tin tuyển sinh cho biết
Các phương thức tuyển sinh năm 2022 của Trường ĐH Công đoàn:
Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
Phương thức 2: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT
Chỉ tiêu tuyển sinh:
Chỉ tiêu xét tuyển đại học Công đoàn năm 2022
VI. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về tuyển sinh đại học, cơ sở vật chất, mức học phí Đại học Công đoàn mà mangtuyendung muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng với những thông tin tuyển sinh đại học ở bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Đại học Công đoàn cũng như giúp bạn có thêm được một gợi ý mới trong hành trình lựa chọn trường Đại học, Cao đẳng của riêng mình!