Cách giới thiệu bản thân trong CV ghi điểm nhà tuyển dụng bạn nên biết. Để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng trong những quá trình tìm việc, bỏ túi ngay cách giới thiệu bản thân trong CV mà chúng tôi giới thiệu ở bài viết dưới đây.
CV là sơ yếu lý lịch quan trọng của mỗi người dùng khi ứng tuyển và xin việc. Thông qua CV, nhà tuyển dụng sẽ quyết định ban đầu liệu bạn có phù hợp với yêu cầu công việc của họ. Việc trước tiên bạn cần làm là chọn cho mình một mẫu CV xin việc online từ mangtuyendung, và để tạo những ấn tượng tích cực đầu tiên, bạn cần biết cách giới thiệu bản thân trong CV. Bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn một vài tips làm nổi bật phần giới thiệu bản thân trong CV nhằm ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Mục Lục Bài Viết
I. Tầm quan trọng của CV
CV là bản tóm tắt các thông tin cơ bản về ứng viên, là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và người đi xin việc. Thông qua thông tin cung cấp trong CV, công ty sẽ xem bạn có phải là người cần cho vị trí công việc yêu cầu hay không và đưa ra các câu hỏi phỏng vấn phù hợp với bạn trong vòng tiếp theo.
CV được xem là bước đệm vững chắc cho quá trình phỏng vấn sau này. Chỉ khi được thông qua vòng xét hồ sơ CV, bạn mới được gọi đi phỏng vấn. Và khi đã được nhà tuyển dụng chấp nhận CV, bạn đã thành công một nửa.
Với mỗi CV, nhà tuyển dụng chỉ lướt qua 3-4 giây để đưa ra quyết định. Vậy nếu muốn được trở thành ứng viên tiềm năng, bạn cần biết cách giới thiệu về mình trong CV sao cho ấn tượng và chân thật nhất.
Mẫu cv chuyên nghiệp đánh gục nhà tuyển dụng
II. Cách giới thiệu bản thân trong CV ấn tượng
Cách giới thiệu bản thân trong CV hoàn chỉnh bao gồm nhiều thông tin về ứng viên, do vậy, với mỗi phần trong CV, bạn nên biết mẫu giới thiệu bản thân sao cho thể hiện được sự chuyên nghiệp và tự tin của mình.
1. Phần hình ảnh ứng viên
Chân dung của bạn là điều đầu tiên đập vào mắt nhà tuyển dụng. Để tạo ấn tượng và sự chỉn chu của một người chuẩn bị đi làm, ảnh chụp của bạn cần thể hiện được sự trưởng thành và chín chắn. Quần áo phải gọn gàng và nghiêm túc, hình ảnh sao cho thật tự tin và thoải mái nhất.
Nhiều bạn chọn ảnh thẻ trang phục áo trắng để bổ sung trong hồ sơ CV của mình nhưng cách giới thiệu bản thân trong CV này thật cứng nhắc và không thể hiện sự tự nhiên của ứng viên. Bạn nên chọn ảnh có chất lượng nhất, không bị nhòe, hãy nhớ nhìn thẳng vào ống kính và hình nền không được bắt mắt. Ảnh chụp tự tin và nghiêm chỉnh sẽ tạo sự chuyên nghiệp của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
2. Thông tin cá nhân
Bạn sẽ đưa ra các thông tin cơ bản nhất để nhà tuyển dụng liên hệ được với bạn. Thông tin bao gồm họ tên, số điện thoại, mail, địa chỉ liên lạc…
Để tạo sự nghiêm túc và đầy đủ trong hồ sơ CV, các ứng viên cần lưu ý:
– Họ tên là thông tin quan trọng và cơ bản nhất của mỗi ứng viên. Vì vậy bạn nên viết chữ in hoa và dùng cỡ chữ to hơn để làm nổi bật thông tin này.
– Tên mail nên tránh đặt các tên quá trẻ con và không có tính chuyên nghiệp. Trước khi viết CV, bạn hãy lập một mail mới, có thể là tên bạn để nhà tuyển dụng dễ đọc và dễ liên hệ.
– Các thông tin về tên, số điện thoại, địa chỉ nên trình bày ngắn gọn và dễ đọc. – Phần sơ yếu lý lịch này bạn chỉ nên dành một ít dòng để miêu tả, đừng sa vào kể lể, tạo ấn tượng xấu cho người đọc.
3. Phần tự miêu tả về bản thân
Hãy bộc lộ cá tính và tính cách của bản thân ở phần này bằng việc miêu tả súc tích và tập trung vào đam mê và bản lĩnh của mình để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên không nên nói sáo rỗng hay copy paste của các bạn khác vào phần bản thân của mình. Bạn là một cá thể độc lập và duy nhất, hãy thể hiện chính mình với nhà tuyển dụng. Để phần miêu tả bản thân hấp dẫn nhà tuyển dụng, bạn cần hiểu rõ tính cách của mình là người như thế nào? Một bài trắc nghiệm tính cách MBTI sẽ giúp bạn tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu và những điều thú vị mà bạn chưa khám phá được trong chính bản thân mình.
4. Quá trình học tập và làm việc
CV ấn tượng đặt nền móng cho cuộc phỏng vấn thành công
Hãy liệt kê các trường hoặc các công việc bạn đã làm theo thứ tự thời gian. Nội dung này nên trình bày gọn gàng và đơn giản để nhà tuyển dụng tổng hợp nhanh nhất. Đừng quên ghi rõ tên vị trí, thành tích đạt được trong quá trình học và làm việc trước đây.
5. Các hoạt động và phong trào đã tham gia
Phần này sẽ thể hiện được tài năng và kinh nghiệm của các ứng viên. Bạn chỉ nên nêu 2-3 hoạt động tiêu biểu mà mình đã từng tham gia. Mỗi hoạt động, bạn trình bày tóm tắt những đóng góp của mình, thành tích đạt được để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quát về sở trường và kinh nghiệm của bạn.
III.5 điều nên đề cập trong CV giới thiệu bản thân
Việc giới thiệu bản thân trong quá trình làm hồ sơ xin việc được coi là chìa khóa giúp bạn thành công. Bởi đây là bước khởi đầu giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Thực tế nhà tuyển dụng chưa hề gặp bạn lần nào; điều họ biết về bạn chính là thông qua CV giới thiệu bản thân. Để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng, trong CV giới thiệu bản thân bạn không nên bỏ qua 5 điều cơ bản dưới đây.
1. Thông tin cá nhân
Bản CV chính là thông tin quảng bá bản thân bạn đến với nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, tất cả các vấn đề được nói đến trong CV đều phải được trình bày một cách chuyên nghiệp cả về hình thức lẫn nội dung. Một trong 5 điều không thể thiếu trong CV giới thiệu bản thân đó chính là thông tin cá nhân. Vậy, thông tin cá nhân này bạn cần đề cập những điều gì?
Ghi rõ họ tên, tình trạng hôn nhân
Trong CV giới thiệu bản thân không thể thiếu đi thông tin họ tên và tình trạng hôn nhân hiện tại. Đây là điều cơ bản nhà tuyển dụng cần biết về bạn.
Ghi rõ các thông tin liên hệ
Thông tin bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng phải cụ thể, chính xác và rõ ràng nhất. Điều này giúp họ có thể liên hệ với bạn nhanh nhất có thể. Phần email hay các trang mạng xã hội mà bạn đang sử dụng phải được lấy tên nghiêm túc của bạn. Bạn tuyệt đối không nên lấy các email vui chơi với bạn bè, vì điều này không phù hợp. Qua đó, nhà tuyển dụng đánh giá thái độ nghiêm túc và cầu toàn của bạn.
Bạn nên đặc biệt lưu ý, phần thông tin cá nhân không nên trình bày quá dài dòng. Chỉ nên chiếm một phần diện tích nhỏ để nhà tuyển dụng đủ thấy được các thông tin cần thiết để liên hệ với bạn.
2. Trong CV không thể thiếu đoạn giới thiệu về bản thân
Đoạn giới thiệu cần thể hiện được giá trị cốt lõi của bản thân
Một đoạn giới thiệu về bản thân tuy rất ngắn gọn nhưng chúng lại giúp cho nhà tuyển dụng thấy được giá trị cốt lõi của bạn. Thông qua đoạn này, nhà tuyển dụng biết bạn là ai? Tiềm năng của bạn là gì? Bạn hiểu về bản thân mình bao nhiêu? Khi bạn cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là ai? Chắc chắn họ sẽ bị chinh phục hoàn toàn bởi bạn.
Đoạn giới thiệu nên súc tích, nêu bật được điểm mạnh của bạn
Bạn cần đề cập được điểm mạnh, tính cách trong con người bạn có thể phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần. Kèm theo đó là kinh nghiệm mà bạn có được liên quan đến chuyên ngành nơi bạn nộp hồ sơ. Đặc biệt hơn nữa, bạn cần thể hiện bạn là người luôn có chí tiến thủ; khả năng vượt khó và chịu áp lực tốt,… Đây là những điều mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng cần ở nhân sự của họ.
3. Mục tiêu nghề nghiệp là phần khá quan trọng trong CV giới thiệu bản thân
Bất cứ một nhà tuyển dụng nào họ cũng quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn khi được làm trong công ty đúng vị trí tuyển dụng. Bởi họ cần biết rằng bạn sẽ mang đến cho công ty điều gì sau khi vào làm. Giá trị bạn làm được cho công ty ra sao? Bạn có thể mang lại điều gì, làm được gì khi trở thành một nhân viên của công ty? Đây là những điều mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng mong đợi ở nhân viên của họ.
Trong phần này, bạn nên trình bày cô đọng; không nên nói dài dòng lan man. Bạn nên đi thẳng vào vấn đề bạn sẽ làm trong thời gian tới của bạn nếu được làm ở vị trí tuyển dụng. Bạn cần thể hiện bạn là người có tiềm năng, hoài bão và có chí tiến thủ. Đây là điều nhà tuyển dụng rất coi trọng.
>> Xem thêm: Top 20+ mục tiêu nghề nghiệp các ngành nghề hay nhất hiện nay.
4. CV giới thiệu bản thân cần nêu bật được phẩm chất, kỹ năng
Căn cứ vào phần tính cách, phẩm chất và kỹ năng mà bạn nói đến trong CV giới thiệu bản thân nhà tuyển dụng sẽ biết bạn có là người họ cần và phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không.
Phẩm chất, tính cách
Trong phần này, bạn không nên kể về thói quen, sở thích của bản thân quá nhiều vì điều này nhà tuyển dụng không quan tâm. Điều bạn cần nói đến đó chính là tính trung thực, thật thà, thận trọng, tỉ mỉ, cầu tiến,… Đây là yếu tố mà nhà tuyển dụng cần ở bạn.
Kỹ năng – phần không thể thiếu trong mẫu giới thiệu bản thân
Thông thường nhà tuyển dụng sẽ cần một nhân viên có thể giúp họ làm tốt được công việc đạt hiệu quả cao. Một số kỹ năng phổ biến mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn nhân viên của mình có được. Đó chính là:
Kỹ năng chuyên môn mẫu giới thiệu bản thân
Đầu tiên bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có chuyên môn cao phù hợp với ngành mà bạn ứng tuyển. Bạn không nên đề cập đến chuyên môn không liên quan đến công việc mà bạn tại công ty.
Kỹ năng giao tiếp mẫu giới thiệu bản thân
Hầu như mọi công việc đều đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt. Đây là cách mà bạn có thể truyền đạt được ý kiến, quan điểm của bản thân tới khách hàng hay là quản lý, đồng nghiệp của mình. Bạn có thể nhấn mạnh từng làm Sales, tham gia các dự án, câu lạc bộ,… Vì chính môi trường này giúp bạn tích tụ được khả năng giao tiếp tốt.
Kỹ năng máy tính mẫu giới thiệu bản thân
Đó chính là kỹ năng sử dụng Office hay mạng xã hội FB, khả năng tìm kiếm trên internet,… Bởi trong thời buổi hiện đại, nhà tuyển dụng cần nhân viên của mình biết tối thiểu về điều này.
Khả năng thích nghi cao trong mẫu giới thiệu bản thân
Trong CV giới thiệu bản thân bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có khả năng thích nghi cao. Đây là yếu tố giúp bạn thành công trong công việc và ứng phó với công việc nhanh, hiệu quả nhất.
Kỹ năng làm việc nhóm, tương tác cao trong mẫu giới thiệu bản thân
Nhà tuyển dụng cần nhân viên của họ có thể tương tác với đồng nghiệp tốt nhất, truyền cảm ứng và đưa ra sáng kiến tốt nhất. Môi trường làm việc nhóm sẽ mang đến sự thân thiện, đoàn kết, đi lên cho công ty.
Kỹ năng tư duy phản biện trong mẫu giới thiệu bản thân
Bạn cần thể hiện mình là người có tư duy phản biện cực kỳ tốt. Bởi nhà tuyển dụng biết được rằng; những người như bạn có khả năng phân tích tình huống cực kỳ tốt và luôn đưa ra biện pháp tốt nhất.
5. Kế hoạch phát triển sự nghiệp
Trong mẫu giới thiệu bản thân bạn không nên bỏ qua phần kế hoạch phát triển sự nghiệp. Bởi thông qua phần này nhà tuyển dụng biết được bạn có là người biết nhìn xa trông rộng, thông minh và cầu toàn hay không.
IV. Kết luận
Với những thông tin trên đây mangtuyendung hy vọng bạn có những bí quyết tạo ra một bản mẫu giới thiệu bản thân trình bày ngắn gọn và đẹp mắt các thông tin về bản thân, đó là lời giới thiệu không thể tuyệt vời hơn đối với các nhà tuyển dụng. Chúc các ứng viên có được sự chuẩn bị chu đáo và thành công với cách giới thiệu bản thân trong CV ở trên.