Bạn đã nghe nhiều tới CEO, CMO, CFO,… nhưng chưa thực sự hiểu đúng về công việc của mỗi vị trí đó? Cùng tìm hiểu CFO là gì, công việc của CFO trong doanh nghiệp như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đã nghe nhiều tới thuật ngữ CEO, CFO, CMO,… nhưng chưa thực sự hiểu CFO là gì, vai trò của giám đốc tài chính là gì, công việc của giám đốc tài chính làm gì, những chức năng giám đốc tài chính trong doanh nghiệp,… Trong bài viết dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về quyền lợi và nhiệm vụ của giám đốc tài chính trong doanh nghiệp, để hiểu biết rõ hơn về vị trí CFO cũng như quan hệ trong công việc của CFO và CMO nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. CFO là gì?
CFO là gì? CFO là viết tắt tiếng Anh của Chief Finance Officer, đây là vị trí Giám đốc tài chính trong bất cứ công ty, doanh nghiệp, tập đoàn nào cũng có.
Công việc của CFO là gì? Công việc của CFO bao gồm nghiên cứu, phân tích và xử lý các dữ kiện, thông tin và mối quan hệ tài chính doanh nghiệp; xây dựng các kế hoạch tài chính phù hợp trong từng giai đoạn; khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn vốn hiệu quả; có kế hoạch dự báo, cảnh báo các nguy cơ có hại, rủi ro cho doanh nghiệp thông qua các phân tích tài chính. Vai trò, chức năng giám đốc tài chính hoàn toàn khác biệt và quan trọng hơn kế toán.
CFO là gì? Nhiệm vụ của CFO là gì?
CFO là một vị trí trong doanh nghiệp chứ không hẳn là một nghề nghiệp bởi nghề nghiệp mang tính khái quát và rộng hơn. Đây là công việc liên quan đến ngành tài chính, chữ “Chief” trong CFO là gì, là người đứng đầu nên ta có thể khẳng định đây là vị trí chứ không phải nghề nghiệp.
II. Nhiệm vụ đối với doanh nghiệp của CFO là gì?
1. Quản lý tài chính
Nhiệm vụ quản lý của CFO là gì? Nếu tình hình tài chính của công ty, doanh nghiệp có vấn đề thì giám đốc tài chính là người đưa ra những giải pháp kịp thời để cải thiện tình hình. CFO là người đưa ra các đánh giá, nhận định hay thậm chí là dự đoán tương lai về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để từ đó có thể tính toán và có những phương pháp đương đầu với mọi tình huống xảy ra.
2. Quản lý quan hệ khách hàng
Nhiệm vụ quản lý quan hệ khách hàng của CFO là gì? CFO sẽ là người làm việc với khách hàng, đưa ra các giải pháp giúp khách hàng tin tưởng để giải quyết các vấn đề nhanh chóng, chính xác và hiệu quả cao nhất.
3. Quản lý nhiệm vụ cải tiến doanh nghiệp
Nhiệm vụ quản lý nhiệm vụ cải tiến doanh nghiệp là gì? CFO sẽ là người đi đầu, dự đoán và có những chiến lược sáng tạo, đổi mới trong kế hoạch tài chính, giúp doanh nghiệp phát triển theo hướng tốt hơn. Những ý tưởng kinh doanh hoặc chiến lược sử dụng tài chính sẽ được ban giám đốc và các cổ đông thông qua.
III. Những kỹ năng cần thiết để trở thành CFO là gì?
Hiểu được nhiệm vụ của người CFO là gì, chúng ta sẽ thấy nhiệm vụ của giám đốc tài chính là giúp cải thiện kỹ năng, tay nghề cho các bộ phận dưới quyền quản lý của mình. Vậy những kỹ năng công việc cần thiết cho CFO là gì?
- Phân tích tài chính: Đây là một kỹ năng rất quan trọng và cần thiết mà một CFO phải có, kỹ năng này giúp CFO phân tích, nắm bắt tình trạng tài chính của doanh nghiệp một cách tổng thể. Qua đó giúp tìm ra lỗ hổng, những rủi ro mà doanh nghiệp sắp hoặc đang phải đối mặt để có biện pháp ứng phó.
- Quản trị dòng tiền: Quản trị dòng tiền cho doanh nghiệp hiệu quả giúp ngăn chặn tình trạng thiếu khả năng chi trả, phá sản,… đây là kỹ năng giúp giám đốc tài chính là gì điều chỉnh dòng tiền một cách hợp lý.
- Lập kế hoạch tài chính: CFO phải có kế hoạch dùng tiền hiệu quả, có kế hoạch cho mọi hoạt động sản xuất, khai thác của doanh nghiệp.
- Kỹ năng quản lý tài chính dự án: CFO dựa vào kỹ năng này để tìm ra giải pháp tài chính phù hợp cho từng dự án, giúp dòng tiền mỗi dự án sử dụng được hiệu quả nhất.
Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn về tài chính trên thì CFO luôn phải có kỹ năng mềm để làm việc, quản lý cấp dưới hiệu quả như:
- Kỹ năng quan sát: Quan sát, nắm bắt bản chất vấn đề kỹ lưỡng, sâu xa là bước đệm để đi đến thành công. Nếu bạn chỉ nhìn vào bề nổi của vấn đề thì rất dễ thất bại.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Những vấn đề phát sinh, rủi ro trong tài chính là điều không ai muốn nhưng khó có thể tránh được. Vì vậy CFO phải có kỹ năng này để mọi vấn đề đều có thể đạt kết quả tốt và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Kỹ năng tập trung: Tập trung ở đây để làm việc hiệu quả, tránh việc sa đà, bị mù quáng trong công việc. Tập trung và sáng suốt là tiêu chí, kỹ năng mà CFO cần khi làm việc và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng ứng biến: giám đốc tài chính làm gì cũng phải thường xuyên làm việc với các con số, khách hàng chính vì vậy khả năng ứng biến để giải quyết vấn đề là vô cùng quan trọng.
- Kỹ năng thuyết phục: CFO là nhà ngoại giao, họ cần phải đàm phán với khách hàng, vì vậy họ phải có khả năng thuyết trình để hoạch định chiến lược, đánh giá hiệu quả công việc giúp thuyết phục đối tác.
IV. Vai trò to lớn trong doanh nghiệp của CFO là gì?
CFO là gì? Vai trò của CFO là gì?
CFO không chỉ có chức năng giám đốc tài chính mà còn nhiều nhiệm vụ hơn thế trong doanh nghiệp, đặc biệt với nền kinh tế thị trường với sự xâm nhập của robot, máy tính, công nghệ và Internet như hiện nay. Vậy vai trò của CFO là gì:
1. Là cố vấn chiến lược về tài chính
CFO là người hiểu và nắm bắt rõ nhất tình hình tài chính và khả năng sử dụng tiền đến đâu cho hiệu quả của doanh nghiệp. Chính vì vậy khi CEO cần tham vấn để xây dựng chiến lược, thiết lập mục tiêu kinh doanh mới cho doanh nghiệp rất cần đến khả năng tư duy, nhạy bén của giám đốc tài chính sao cho hiệu quả.
2. Có vai trò lãnh đạo
CFO là một giám đốc tài chính, nên họ cũng là lãnh đạo của phòng ban tài chính, kế toán. Nhiệm vụ của CFO là gì, là giúp định hướng và quản lý những nhóm nhân viên cấp khác trong doanh nghiệp.
3. Vai trò đối ngoại
CFO thường xuyên phải làm việc với các đối tác, các nhà cung cấp, ngân hàng hay khách hàng vì là bộ mặt về tài chính của công ty. Chính vì vậy CFO cần là người có thể hòa hợp các mối quan hệ giữa công ty và các đối tác để đạt được hiệu quả trong chiến lược kinh doanh.
V. Mức lương trong doanh nghiệp của CFO là gì?
Mức lương của CFO là gì? Với rất nhiều vai trò, nhiệm vụ của giám đốc tài chính thì chắc chắn với những đầu việc cùng yêu cầu khắt khe như thế thì mức lương sẽ không hề nhỏ và bất công với CFO. Có thể xét theo từng khu vực kinh tế, quy mô doanh nghiệp, để xét về mức lương của CFO nhưng chắc chắn không bao giờ dưới con số 15 triệu/tháng.
Với mức lương trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại mức lương của giám đốc tài chính sẽ rơi vào khoảng 40-50 triệu/tháng. Mức lương sẽ được tăng theo thời gian và năng lực, sẽ không giới hạn nếu bạn giỏi và đưa công ty đi lên.
VI. Mối quan giữa CMO và CFO là gì?
Mối quan hệ giữa CMO và CFO là gì? CFO và CMO có mối quan hệ trong công ty như thế nào, hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Với Marketing trong thời đại mới thì việc phân tích và xử lý dữ liệu để có cơ sở vững chắc thực hiện chiến dịch tiếp thị là vô cùng quan trọng và tối ưu lợi ích đầu tư. Nếu CFO là giám đốc tài chính thì CMO liên quan đến việc phát triển sản phẩm, truyền thông, nghiên cứu thị trường,… Có thể nói để CMO hoàn thành tốt chiến dịch bán hàng của mình thì cần đến sự liên quan của CFO khi trình bày ngân sách cho chiến dịch đó. Đôi khi CFO và CMO phát sinh mâu thuẫn bởi không hiểu và đồng tình cho phương án làm việc của nhau.
Khi Marketing trình bày chiến dịch nhưng với số tiền kinh phí quá lớn hay thiệt hại hoặc tốn phí ngân sách của doanh nghiệp thì sẽ xảy ra mâu thuẫn với giám đốc tài chính. Chính vì vậy mâu thuẫn giữa hai vị trí này luôn luôn tồn tại ở các doanh nghiệp trong các thời kỳ.
VII. Bật mí cách làm việc hòa hợp giữa CMO và CFO là gì?
CFO là gì? Quan hệ giữa CMO và CFO là gì?
1. Mọi thứ trở nên dễ dàng khi tìm ra tiếng nói chung
Cách làm việc hòa hợp giữa CMO và CFO là gì? Tìm ra tiếng nói chúng là cách để xây dựng mối quan hệ bình đẳng và bền vững giữa CMO và CFO. Chính vì vậy 2 bên hãy cùng lắng nghe nhau, đưa ra những yêu cầu, và cùng nhau giải quyết để đưa đến một chiến dịch hiệu quả nhất. CMO và chức năng giám đốc tài chính là hai công việc khác nhau nên cái nhìn, dữ liệu thông tin cũng khác nhau. Thông tin mà Marketing có và sử dụng là:
- Dữ liệu khách hàng
- Nghiên cứu thị trường
- Tâm lý của người tiêu dùng
- Số liệu của môi trường ngành
Ví dụ: CMO quan tâm đến việc làm sao để thương hiệu được công chúng nhận biết, quảng cáo truyền hình hay quảng cáo mạng xã hội có tác động tốt hơn tới cộng đồng,… Còn giám đốc tài chính làm gì thì cũng quan tâm tới tác động về dòng tiền, vốn, giá trị lợi nhuận đạt về, sự cân bằng giữa tiền đầu tư và lợi nhuận,…
Chính vì vậy khi trình bày một chiến dịch Marketing, CMO hãy đưa ra 1 bản kế hoạch tài chính hợp lý, tối ưu nhất với ngân sách đưa ra để đảm bảo hiệu quả. Còn CFO sẽ cân nhắc về các giá trị khác để xem xét chiến dịch có hợp lý với số tiền đầu tư hay không để điều chỉnh sao cho phù hợp.
2. Số liệu là điều cuối cùng mà CFO mong muốn
Như đã khẳng định ở trên thì số liệu luôn là điều mà các CFO mong muốn, đặc biệt là các số liệu có thể tính toán được lợi nhuận tạo ra. CMO phải chứng minh được với sự tác động của Marketing, lợi nhuận thu được là con số về sự nhận diện thương hiệu từ khách hàng và đặc biệt là số liệu về tài chính, lợi nhuận, KPIs đã đặt ra có đạt hay không.
Để chứng minh tính hiệu quả của kế hoạch, chiến dịch Marketing thì CMO phải trình bày được số liệu lợi nhuận có tính lâu dài, bền vững khi chiến dịch Marketing thực hiện thành công. Những khả năng rủi ro là thấp và sẽ được giải quyết như thế nào để CFO tin tưởng đầu tư budget cho chiến dịch đó.
Ví dụ nếu bạn là CMO, hãy đưa ra một sơ đồ lộ trình của chiến dịch theo các giai đoạn, với từng giai đoạn là KPIs mà bạn có thể đạt được, những rủi ro gì có thể xảy ra và bạn giải quyết nó như thế nào để hoàn thành lộ trình của chiến dịch. Những số liệu quan trọng bạn cần show cho CFO, là doanh thu, lợi tức đầu tư, chi phí khách hàng, các số liệu về khách hàng tham gia, số lượng người quan tâm,…
3. CFO muốn thấy được những giá trị lâu dài
Như đã nói bên trên, những số liệu có tính lâu dài, hiệu quả thì sẽ được giám đốc tài chính đánh giá cao để đầu từ. Đối với chức năng giám đốc tài chính có vai trò quan trọng không thì trách nhiệm của họ sẽ cực kỳ lớn lao, nếu tiêu tốn ngân sách công ty dẫn đến lãng phí hoặc không lường trước được rủi ro mà một chiến dịch Marketing đem lại có thể dẫn đến phá sản.
Chỉ một khủng hoảng truyền thông không thể giải quyết cũng có thể khiến người tiêu dùng quay mặt, tẩy chay, khó liên kết làm ăn với các đối tác khác dẫn đến doanh nghiệp phá sản. Chính vì vậy hãy lưu ý và thực hiện kế hoạch Marketing có tính toán bền vững.
4. Cùng nhau tạo ra giá trị thặng dư
CFO thường để ý tới việc sử dụng tiền như thế nào cho thông minh, hiệu quả nên CMO và CFO cần có cái nhìn đúng đắn và hòa hợp để tạo ra giá trị lợi nhuận từ chiến dịch Marketing được đầu từ ngân sách. Hãy cùng nhau thống nhất phương thức, nguyên tắc làm việc trên tinh thần vì mục tiêu chung và tôn trọng lẫn nhau.
Không nên can thiệp quá sâu vào công việc của nhau, hãy tôn trọng và đóng góp, xây dựng ý kiến để hoàn thiện chiến dịch. Vì vậy CMO cần chứng minh rằng việc đầu tư vào chiến dịch Marketing là vô cùng đúng đắn và hiệu quả nên CFO hãy cùng hợp tác với CMO để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
5. Mời CFO tham gia vào việc lên kế hoạch Marketing
Việc mời CFO tham gia vào quá trình lập kế hoạch Marketing của mình là một cách tham khảo từ các chuyên gia tài chính. Bên cạnh đó, CFO còn giúp các chiến lược Marketing có thể xây dựng, lựa chọn đúng đối tượng, mục tiêu, cách sử dụng tiền hiệu quả để đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
Điều nữa là CMO có thể chứng minh cho CFO thấy hiệu quả của Marketing bao trùm lên các hoạt động khác là vô cùng lớn và nó còn giúp công ty tiết kiệm được ngân sách. Việc kết hợp với CFO sẽ giúp hai bên hiểu và phổi hợp dễ dàng trong cách quản lý và triển khai các hoạt động trong công ty.
Hơn thế nữa CMO có thể kết nối được với nhiệm vụ của giám đốc tài chính để có được tiếng nói chung và tạo được niềm tin rằng đầu tư vào Marketing là một sự đầu tư đúng đắn để tạo ra được lợi nhuận cho công ty trong thời đại ngày nay trước các đối thủ cạnh tranh cùng ngành
VIII. Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến CFO là gì, vai trò của CFO là gì, công việc của giám đốc tài chính làm gì, những chức năng giám đốc tài chính trong doanh nghiệp,… Từ đó chúng ta có thể hình dung rõ hơn về quyền lợi và nhiệm vụ của giám đốc tài chính trong doanh nghiệp. Mong rằng với những thông tin trên các bạn có thể đã có những hiểu biết rõ hơn về vị trí CFO cũng như quan hệ trong công việc của CFO và CMO. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn làm việc tốt và hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!