Tiếp viên hàng không ngày càng khẳng định độ “hot” của mình trong thị trường nghề nghiệp hiện nay. Tiếp viên hàng không là nghề gì? Tiếp viên hàng không cần có những điều kiện gì để dược tuyển chọn?
Những chuyến bay thương mại của ngành hàng không luôn chứng minh sức cuốn hút của mình dù được khai thác chưa đầy một thế kỉ. Ngành hàng không vụt lên như diều gặp gió nhanh chóng trở thành lĩnh vực nhiều người mơ ước, trong đó có tiếp viên hàng không. Với ước mơ gia nhập đội ngũ “bay”, tiếp viên hàng không là lựa chọn “đắt giá” trong các khối ngành nghề nghiệp.
Nghề tiếp viên hàng không
Mục Lục Bài Viết
I. Nghề tiếp viên hàng không là gì?
Thật ra không khó khi mường tượng ra công việc của một tiếp viên hàng không khi đọc tên nghề nghiệp này. Hiểu đơn giản, tiếp viên hàng không là những người thuộc phi hành đoàn trên các chuyến bay thương mại của hãng hàng không. Họ đảm nhận những công việc liên quan đến hành khách trên mỗi chuyến bay. Nhiệm vụ của họ bao gồm: phục vụ, đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho hành khách trên máy bay. Hướng dẫn hành khách trong những trường hợp khẩn cấp là trách nhiệm quan trọng nhất của tiếp viên hàng không. Đối với trường hợp khẩn cấp, họ là người trực tiếp giải quyết vấn đề mỗi khi có sự cố xảy ra.
Thực chất, tiếp viên hàng không có một khối công việc nhiều hơn như vậy:
- Trước 1 giờ lên máy bay, tiếp viên hàng không sẽ được phi công hướng dẫn về các quy trình sơ tán, thời gian chuyến bay và điều kiện thời tiết trong cuộc họp giao ban để chuẩn bị chi tiết về chuyến bay. Đồng thời, diện mạo cá nhân của tiếp viên hàng không lúc này cũng được kiểm tra và chuẩn bị kỹ càng.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho sự nghỉ ngơi hay những thiết bị thiết yếu trên máy bay.
- Hỗ trợ làm sạch cabin trong máy bay: Trước khi rời khỏi máy bay, người tiếp viên sẽ làm bản kiểm kê về bộ đàm, đồ uống, và số tiền được thanh toán. Họ cũng phải báo cáo về tình trạng cabin cũng như các vấn đề phát sinh của máy bay.
- Đảm bảo hành khách đã thắt chặt dây an toàn và những yêu cầu an toàn khác trước khi chuyến bay bắt đầu và khi máy bay chuẩn bị hạ cánh.
- Phục vụ và bán những vật dụng, thực phẩm có sẵn mà khách hàng yêu cầu.
- Đáp ứng nhu cầu của hành khách. Đối với những khách hàng hạng thương gia, họ có sự đãi ngộ tốt hơn.
- Xác nhận lại với khách hàng trong suốt chuyến bay ví dụ như khi máy bay có những dấu hiệu bất ổn hay va chạm.
- Trực tiếp giúp đỡ hành khách hoặc yêu cầu hỗ trợ của những người khác khi có yêu cầu: tiếp viên hàng không sẽ trả lời những thắc mắc về chuyến bay của hành khách và đáp ứng nhu cầu cho khách hàng khi họ gọi.
- Hướng dẫn hành khách là trách nhiệm quan trọng nhất của tiếp viên hàng không trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, họ phải đối phó với những khách hàng ngang ngạnh nhất là khi sơ cứu, chỉ đạo và sơ tán khi có sự cố xảy ra.
Tiếp viên hàng không còn coi như là trợ lý cơ trưởng, theo dõi sát sao tình hình trong khoang để phi hành đoàn có thể ứng phó kịp thời nếu có bất trắc xảy ra.
II. Điều kiện để trở thành tiếp viên hàng không như thế nào?
Những điều kiện để trở thành tiếp viên hàng không
1. Tiêu chuẩn về ngoại hình
Ngoại hình luôn là yếu tố ghi điểm đầu tiên trong mắt mọi người xung quanh. Tiếp viên hàng không có những yêu cầu khá nghiêm ngặt về diện mạo, bạn phải có ngoại hình ưa nhìn, giọng nói ấm áp không có dị tật, sẹo, hình săm hay những tiêu chuẩn bề ngoài không phù hợp với ngành dịch vụ. Để tăng tính thiện cảm khi xuất hiện, một tiếp viên hàng không cần biết cách trang điểm cơ bản, không quá đậm; biết cách ăn mặc; dáng đi và tư thế ngồi theo quy cách quốc tế nhưng không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống, tự nhiên và dịu dàng.
Chiều cao và cân nặng là tiêu chí không đồng nhất và cố định theo nhu cầu tuyển dụng của mỗi ngành hàng không. Một số những tiêu chí do các hãng hàng không Việt Nam đề ra khi xét tuyển:
- Đối với nam : chiều cao từ 1m65 – 1m82, độ tuổi 18 – 27.
- Đối với nữ : chiều cao từ 1m58 – 1m75, độ tuổi 18 – 25.
Đội ngũ nhân viên làm việc cho các hãng hàng không cần có chỉ số BMI đạt ngưỡng 22 – 25 19 – 24 với nữ giới và đạt 25 – 28 18.5 – 24.9 với nam giới. Ví dụ như Vietnam Airline yêu cầu nữ phải cân nặng từ 48kg trở lên, nam nặng từ 54 kg trở lên.
2. Sức khỏe
Thị lực của một tiếp viên hàng không phải đạt thị lực xuất sắc. Tiêu chí này đôi khi mang tính năng động, không bắt buộc: có thể đeo kính áp tròng nếu cần thiết nhưng bắt buộc không được đeo kính có gọng; tuy nhiên, một số hãng sẽ bắt bạn phẫu thuật mắt sau khi được tuyển.
Mỗi tiếp viên hàng không được yêu cầu thời gian hoạt động một ngày kéo dài trung bình khoảng 6 giờ và có sức lực nâng đỡ vật nặng xấp xỉ 10 kg từ sàn nhà lên phía đầu và 22 kg tới ngang chừng thắt lưng.
3. Tiêu chuẩn về trình độ học vấn
Trình độ văn hóa: tốt nghiệp THPT trở lên, có lý lịch rõ ràng.
Ngoại ngữ: TOEIC tối thiểu 550 điểm hoặc chứng chỉ TOEFL paper (550), TOEFL ibt (61), TOEFL cbt (173), IELTS (5.0), điểm TOEIC tùy theo mỗi yêu cầu riêu của từng hãng nhưng trung bình là từ 400 trở lên. Ngoại ngữ là yếu tố để phân chia những tuyến bay trong nước và quốc tế cho mỗi tiếp viên hàng không.
Ưu tiên những ứng viên biết từ 2 thứ tiếng trở lên.
Ngoài những bằng cấp, chứng chỉ trên, tiếp viên hàng không phải có lối ăn nói và cách ứng xử nhanh nhẹn, linh hoạt, lịch sự, thân thiện trong mọi tình huống. Khả năng bơi lội, sơ cứu cũng là một tiêu chí cần thiết để có thể xử lý những tình trạng khẩn cấp.
4. Phải chịu được áp lực lớn
Áp lực của tiếp viên hàng không trải dài từ những tiêu chí lựa chọn cho đến các những vòng thi đào tạo khá nghiêm ngặt và cả suốt quãng thời gian “hành nghề”.
Một tiếp viên hàng không luôn phải xuất hiện với vẻ ngoài tươm tất nhất có thể. Cách hành xử duy trì thái độ vui vẻ, tươi cười trong suốt một khoảng thời gian dài và mọi tình huống. Điều này có lẽ là áp lực lớn nhất đối với người làm nghề này. Những khách hàng khó tính hay sự đụng chạm của khách hàng chắc chắn là trải nghiệm đáng sợ nhất.
Những tiếp viên hàng không được sắp xếp lịch bay không cố định, gò bó trong những chuyến bay liên tục khiến cho tình trạng thiếu ngủ, thức khuya dậy sớm trở thành điều bình thường. Do lịch bay dày như vậy nên số ngày nghỉ của tiếp viên hàng không thường khá ít, rất khó để có thể trở về nhà thăm gia đình nếu nhà bạn ở xa. Không chỉ vậy, thời gian eo hẹp không đủ để chăm sóc bản, sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng bởi sự thay đổi áp suất, múi giờ, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao, tuổi thọ nghề ngắn kèm theo quy luật đào thải khắc nghiệt,…
5. Hồ sư dự tuyển
Hồ sơ dự tuyển tiếp viên hàng không có:
- Sơ yếu lí lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Giấy khai sinh.
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Bằng tốt nghiệp THPT và trung học chuyên nghiệp/ Cao đẳng/ Đại học nếu có.
- Phiếu điểm kiểm tra tiếng anh hoặc các chứng chỉ tiếng anh còn giá trị trong vòng 2 năm do Toeic Vietnam (IIG), Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (ETS), IDP Education, Hội đồng Anh (British Council) cấp.
- 04 ảnh màu 4 x 6 cm và 01 ảnh màu toàn thân 12 x 15 cm.
III. Tại sao nghề tiếp viên hàng không được nhiều bạn trẻ chọn lựa?
Tiếp viên hàng không là ước mơ của nhiều bạn trẻ hiện nay
Ngành thương mại hàng không không thuộc một trong những nghề truyền thống nhưng không thể phủ nhận sức hút hào nhoáng ở bề nổi. Rất ít ngành nào có được một đội ngũ nhân viên với diện mạo đẹp đẽ, cử chỉ lịch sự, ân cần và duyên dáng như tiếp viên hàng không. Với nụ cười thân thiện, họ bỗng chốc mang đến cảm giác hòa đồng, ấm áp khiến nhiều người tin rằng: sự kết nối giữa người với người làm tình đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới thật sự gắn kết.
Ước mơ “bay” có lẽ là giấc mơ mà nhiều bạn trẻ ao ước nhất. Không có một nghề nghiệp nào vừa hái ra tiền, vừa chu du khắp mọi nơi cả trong và ngoài nước như tiếp viên hàng không. Nếu bạn là một tín đồ của du lịch thì chắc chắn vị trí này phù hợp với bạn. Công việc của tiếp viên hàng không giúp bạn thỏa mãn sở thích thăm thú khắp nơi hay có cơ hội tìm hiểu và ngắm nhìn trực tiếp thế giới xung quanh. Trong một thời gian ngắn, một người bình thường dành dụm tiền chỉ có thể đi được hai ba nơi thì tiếp viên hàng không đã bay lượn đến hàng chục địa điểm thú vị khác nhau và ở trong những khách sạn sang trọng.
Ngoài những yếu tố đó, tiếp viên hàng không còn có mức lương vô cùng hấp dẫn. Mức lương cơ bản của một tiếp viên hàng không thường dao động trên dưới 3,5 triệu đồng so với các hãng trong nước và tầm 500 USD so với các hãng nước ngoài. Mức lương như này được coi là hấp dẫn? Thực ra, họ có nguồn thu nhập cao do có rất nhiều “phụ thu” khác nhau:
- Flying pay (tiền giờ bay): tùy thuộc chuyến bay nội địa hay quốc tế và phục vụ hạng bay này và các phụ thu lợi nhuận khác. Với các hãng trong nước, định mức trả tiền giờ bay tầm khoảng 120 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng mỗi giờ bay. Với các hãng nước ngoài, tiếp viên hàng không có thu nhập xấp xỉ 16 USD/ giờ bay.
- Benefits (tiền hỗ trợ): Số tiền mà các hãng hàng không hỗ trợ cho tiếp viên hàng không khi có những trường hợp đặc biệt không hề nhỏ. Ví dụ Vietjet Air luôn trợ cấp cho tiếp viên hàng không khi họ sống và làm việc xa gia đình khoảng 9 triệu đồng.
Một số mức lương của một số hãng hàng không trong và ngoài nước, tham khảo như sau:
- Vietnam Airline: ~ 25,5 triệu/ tháng
- Jetstar: 18 – 20.000.000 VNĐ/ tháng
- Vietjet Air: 19 – 25.000.000 VNĐ/ tháng
- Bamboo Airways: 16 – 26.000.000 VNĐ/ tháng
- Emirates: AED 9770 ~ 62.000.000 VNĐ/ tháng
- T’way Air : ~ 1000 USD/ tháng
- Korean Air/ EVA Air / Asiana Airlines/ China Air : ~ 1500 USD/ tháng
- Etihad Airways / Emirates Airline/ Qatar Airways : ~ 2500 USD/ tháng
- Kuwait Airways : Khoảng >3300 USD/ tháng
Đối với đa số ngành nghề khác, bạn phải học tập và rèn luyện trong suốt 4 năm tại đại học với nhiều chứng chỉ khác nhau mới có thể bắt tay vào công việc thì tiếp viên hàng không chỉ cần tốt nghiệp THP, có chứng chỉ tiếng anh là được tham gia khóa đào tạo 3 – 6 tháng của các hãng hàng không.
Tiếp viên hàng không có một môi trường làm việc khá chuyên nghiệp. Các hãng hàng không sẽ đào tạo bạn trở thành một tiếp viên với đầy đủ những tiêu chuẩn quốc tế. Môi trường làm việc này là cơ hội rèn luyện bản thân, khiến con người trở nên trưởng thành và mạnh mẽ hơn.
Chưa dừng lại ở đó, một số hãng hàng không còn công khai chính sách phát triển nhân sự. Tiếp viên hàng không có cơ hội thăng tiến nhanh hơn bất kì ngành nghề nào khác. Ví dụ: Một tiếp viên chính có thể học thi lên tiếp viên trưởng sau 1 năm làm; sau đó có thể học làm phi công hoặc cân nhắc bổ nhiệm lên các cấp quản lý. Bạn còn có cơ hội chuyển sang các hoạt động thương mại hay làm đại diện cho các hãng hàng không.
IV. Một số lưu ý cho những bạn có ước mơ làm tiếp viên hàng không:
Một số lưu ý cho những bạn có ước mơ làm tiếp viên hàng không
Tiếp viên hàng không luôn là giấc mơ “màu hồng” mà nhiều người mong muốn. Nhưng mấy ai biết rằng để nếm được “trái ngọt”, họ đã phải đánh đổi rất nhiều thứ mới có thể trụ vững trong ngành nghề này.
Quá trình huấn luyện tiếp viên hàng không được đào tạo khá tạo khá khắc nghiệp. Bạn sẽ phải học từng lời ăn tiếng nói theo một tiêu chuẩn quốc tế. Có đến hàng trăm luật cần các tiếp viên hàng không phải tuân thủ như: khi phục vụ khách phải có thái độ niềm nở, đi nhẹ nói kẽ, trang phục lịch sự và hàng loạt kỉ luật khác. Đề cao sự an toàn của hành khách lên hàng đầu, an toàn bay là môn học có thời lượng lớn nhất với kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng chữa cháy, kĩ năng thoát hiểm và kĩ năng sinh tồn. Ngoài ra để bảo vệ cá nhân, tiếp viên hàng không được học cách tự vệ, khống chế những hành khách gây rối và say xỉn trên máy bay nhưng tuyệt đối không được tấn công khách.
Khi bắt đầu bước chân vào ngành này, tiếp viên hàng không sẽ bị choáng ngợp với cường độ làm việc cao, liên tiếp mấy tiếng đồng hồ mà không nghỉ ngơi. Bạn phải có mặt trước chuyến bay 1 – 2 tiếng nhằm chuẩn bị công tác bay diễn ra an toàn nhất. Chuyến bay dày sẽ khiến bạn ao ước một giấc ngủ ngon đấy. Tình trạng tranh thủ ngủ gật xảy ra thường xuyên đến nỗi bạn không khó bắt gặp họ chợt mắt trên máy bay. Đẩy xe hàng, giúp khách hàng xếp đồ hay chạy đi chạy lại phục vụ từng yêu cầu của khách cũng trở thành nguyên nhân khiến bạn mất sức. Việc làm việc dài trên máy bay làm họ tiếp xúc nhiều với bức xạ vụ trụ ảnh hưởng nhiều tới suy giảm trí nhớ, lão hóa sớm,…Chính vì vậy, thể lực tốt là yếu tố quan trọng khi tuyển dụng và giúp bạn có thể làm việc lâu dài với công việc này hay không, thậm trí mỗi chuyến bay ví như mỗi lần tiếp viên hàng không đánh cược sự sống của bản thân mình.
Bởi địa điểm bay không cố định nên thời gian đầu có thể bạn sẽ tốn một khoản kha khá cho việc thuê nhà kèm theo vô sô những chuyến gọi xe, những bữa cơm bên ngoài, chi phí cho tư trang cá nhân,…
Trở thành tiếp viên hàng không, bạn luôn phải niềm nở và thân thiện với khách hàng trong mọi tình huống xảy ra. Dù xảy ra hành vi quấy rối, xâm hại, bạn cũng không thể làm tổn hại khách hàng. Phương châm “khách hàng là thượng đế” trong ngành dịch vụ là điều khiến nhiều người không dám ngăn chăn những hành vi này để nó biến thành nỗi ám ảnh tinh thần trong suốt thời gian dài.
Tiếp viên hàng không nhiều lúc cảm thấy cô đơn, chịu nhiều thiệt thòi về mặt tình cảm, Những tiếp viên hàng không chẳng tránh khỏi tình trạng một mình trong khách sạn hay đợi chờ đến chuyến bay của mình. Họ không có nhiều thời gian tìm hiểu và xây dựng, duy trì bất kì mối quan hệ nào, đặc biệt là người bạn đời. Trong thời gian làm việc, bạn được phép kết hôn thoải mái nhưng sau 3 năm mới được sinh con. Nếu vi phạm bạn có thể sẽ bị phạt nặng và không thể hưởng chế độ thai sản của hãng. Số ngày nghỉ ngắn và không liên tiếp nhau cũng là mối lo ngại cho tiếp viên hàng không trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Có lẽ thế nên người đàn ông/phụ nữ muốn lập gia đình thường không tiến tới với những người trong ngành tiếp viên hàng không.
Điều khắc nghiệt nhất của nghề này lại chính là tuổi nghề, cho dù có gắn bó với nghề nhiều đến như thế nào thì một tiếp viên hàng không không thể tiếp tục bay ở tuổi 40, cái tuổi mà đối với những nghề khác là đỉnh điểm của sự thăng tiến sự nghiệp.
V. Kết luận:
Mơ ước được làm việc trên những chuyến bay thương mại vẫn mãi là giấc mơ hào nhoáng đối với các bạn trẻ. Chứng minh cho câu đó là tỷ lệ chọi trong ngành này rất cao 1:10. Dẫu có vậy, bận cần phải tìm hiểu thật kĩ xem tiếp viên hàng không có thực sự hợp với bạn hay không, nếu chỉ có đam mê là chưa đủ.