Có rất nhiều thông tin tuyển dụng cho vị trí HR mà bạn không biết đó là công việc gì mà lại hot đến vậy. Hãy cùng mangtuyendung.vn tìm hiểu về HR là gì và công việc của ngành HR là như thế nào nhé!
HR là bộ phận nhân sự trong bất cứ công ty, doanh nghiệp nào cũng có. Nhưng cụ thể công việc của một HR là gì, những kỹ năng công việc HR là gì, cần lưu ý những kinh nghiệm khi làm việc trong môi trường HR department là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đến HR là gì một cách chi tiết nhất.
Mục Lục Bài Viết
I. HR là gì?
HR là gì?
HR là gì? HR viết tắt tiếng anh của Human Resources, là bộ phận chịu quản lý, giám sát, thực hiện những công việc liên quan đến nhân sự trong mỗi công ty, doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ bao gồm nhiều công việc như tuyển dụng việc làm, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thanh toán lương, đảm bảo lợi ích lao động cho tất cả thành viên trong công ty cũng như giải đáp mọi thắc mắc khi sa thải nhân viên, chấm dứt hợp đồng lao động.
Đây là một bộ phận quan trọng trong công ty, góp phần nâng cao văn hóa công ty, gắn kết các thành viên trong công ty với nhau, và quản lý tất cả hoạt động trong công ty. Lợi ích của việc làm HR là gì? Làm HR cũng có rất nhiều mặt lợi như bạn được tiếp xúc với nhiều người, nhiều lĩnh vực làm việc khác nhau, có thêm nhiều mối quan hệ mới. Bạn sẽ là người được nhiều phòng ban khác quý mến vì bạn luôn là người tiên phong giúp đỡ các nhân viên trong công ty dù ở bất cứ phòng ban nào. Đây là vị trí sẽ giúp bạn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, có nhiều cơ hội để rèn luyện bản thân. Vậy mặt trái của HR là gì?
Bên cạnh những điểm thuận lợi khi làm việc thì tất nhiên sẽ có những khó khăn chờ đón bạn. Điều khó khăn nhất, cũng là quan trọng khi làm vị trí HR là gì? Bạn phải cân bằng được công việc, tình cảm giữa các đồng nghiệp trong cùng một công ty sao cho tất cả mọi người đều đoàn kết, đồng lòng và làm việc hiệu quả. Bạn sẽ là người đúng giữa giải quyết các vấn đề tranh cãi, phàn nàn, nghỉ việc và tìm người mới. Áp lực trong công việc từ cấp trên lãnh đạo xuống và làm hài lòng cả những đồng nghiệp của mình.
II. Các vị trí công việc được săn đón nhiều nhất của ngành HR là gì?
Cũng như bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, HR cũng là ngành có sự phân bậc rõ ràng, với mỗi vị trí làm việc lại có một vai trò khác nhau. Dưới đây sẽ là những vị trí công việc được săn đón nhất ngành HR là gì cũng như lộ trình thăng tiến của ngành này.
1. Chief Human Resources Officer là gì?
Trong những tập đoàn lớn thì vị trí Chief Human Resources Officer – giám đốc nhân sự có vai trò rất quan trọng. Giám đốc nhân sự có điểm đặc biệt trong HR là gì? Đây là người đứng đầu, giám sát, quản lý mọi khía cạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp để phát huy tối đa tiềm năng của nhân sự cũng như đảm bảo đầy đủ quyền lợi, nghĩa vụ của nhân viên toàn công ty. Nhiệm vụ của giám đốc nhân sự là định hướng, xây dựng chiến lược (ngắn và dài hạn) để các nhân sự trong doanh nghiệp ngày càng phát triển, để công ty có đội ngũ nhân lực tốt nhất, từ đó đưa công ty đến thành công bền vững. Giám đốc nhân sự là người phân tích, sắp xếp, đo lường các số liệu cụ thể để đánh giá năng lực nhân viên, từ đó điều chỉnh, đào tạo nhân viên trong công ty sao cho phù hợp. Công việc của giám đốc nhân sự còn là giải quyết các vấn đề còn tồn đọng xung quanh nhân sự, chế độ lao động,…
2. HR manager là gì?
Manager HR là gì?
Dưới cấp của giám đốc nhân sự sẽ có trưởng phòng nhân sự – HR manager, là người sẽ lên kế hoạch, điều phối các hoạt động của nhân sự trong công ty một cách trơn tru. Hơn nữa, họ còn có nhiệm vụ giám sát, tuyển dụng, đôn đốc cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, đôn đốc cấp trên đưa ra các quyết định kịp thời. Xây dựng các chế độ lương thưởng, chế độ đãi ngộ và phúc lợi cho nhân viên. Trực tiếp quản lý nhân sự, giám sát hoạt động nhân sự, tìm ra kẽ hở, những lỗi sai của nhân viên để phạt. Báo cáo với lãnh đạo về tình hình làm việc của nhân viên. HR là gì giữa sếp và đồng nghiệp cấp dưới? Ngoài ra, đây là vị trí cầu nối giữa cấp trên và nhân viên, giúp truyền tải mọi yêu cầu, ý kiến nhanh gọn nhất.
3. HR admin là gì?
HR admin trong HR là gì? Quản trị hành chính nhân sự (HR admin) là vị trí làm các công việc như sắp xếp lại các dữ liệu trong công ty (giấy tờ hợp đồng lao động, bằng khen, chứng nhận, bảo hiểm lao động, bảo hiểm xã hội,..) cũng như chuẩn bị giấy tờ cho nhân sự về các phúc lợi cung cấp cho nhân viên (xe đi lại, máy tính,…), chuẩn bị cho các buổi họp, hội thảo của công ty.
4. Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist) là gì?
Vị trí chuyên viên tuyển dụng cần có những kỹ năng HR là gì? Vị trí này yêu cầu bạn phải có kỹ năng tìm kiếm nhân sự, phỏng vấn và giám sát toàn bộ quy trình tuyển dụng, đào tạo nhân sự cho công ty. Chuyên viên tuyển dụng phải thường xuyên trao đổi với các phòng ban, các cấp quản lý để nắm được nhu cầu và chất lượng nhân sự mà tổ chức cần tuyển. Với áp lực phải tìm được những nhân viên ưu tú, phù hợp với công ty, cùng với đó là đào tạo, hướng dẫn và giúp đỡ nhân sự phát triển bền vững cùng công ty. Đây chắc chắn là một công việc thú vị vì bạn sẽ được tiếp xúc, giao tiếp và nắm bắt tâm lý của nhiều người, có thêm nhiều mối quan hệ hơn.
5. Chuyên viên đào tạo và phát triển nhân sự (Training and Development Specialist)
Chuyên viên đào tạo và phát triển nhân sự là người dành nhiều thời gian nghiên cứu đưa ra các chính sách định hướng, xây dựng kế hoạch, các chương trình đào tạo, phát triển cho nhân sự. Ngoài ra chuyên viên đào tạo và phát triển nhân sự có vai trò HR là gì? Trao đổi với cấp trên về những kế hoạch tổ chức xây dựng những chương trình huấn luyện nội bộ cho nhân viên. Tìm kiếm và liên kết những cơ hội đào tạo từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tổ chức. Mục đích cuối cùng là giúp nhân viên có đầy đủ kỹ năng và kiến thức cơ bản, thích nghi với văn hóa doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp ngày càng ổn định và phát triển.
6. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Chuyên viên C&B — Compensations and Benefits Specialist)
Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (C&B) có vị trí trong HR là gì?. Các vấn đề liên quan đến tiền lương và phúc lợi sẽ do chuyên viên chịu trách nhiệm giám sát, quản lý, phân phát hợp lý theo quy định của công ty như nhân viên mới, nhân viên hợp đồng, nhân viên nghỉ việc, số giờ nghỉ phép, nghỉ do bệnh tật, làm thêm giờ, làm ca đêm, làm cuối tuần, phúc lợi kèm thêm… Chính vì vậy chuyên viên C&B phải thường xuyên cập nhật, nắm bắt các điều luật và quy định cho người lao động. Chuyên viên C&B cũng như phía Công đoàn của một công ty thuộc nhà nước, bảo vệ quyền lợi cho nhân viên.
III. Kinh nghiệm để thăng tiến trong ngành HR cần phải ghi nhớ
Kinh nghiệm HR là gì?
1. Nhân sự đến rồi đi
Với sự phát triển không ngừng của thị trường kinh tế thì thị trường lao động cũng có những biến đổi liên tục. Sự thay đổi nhân sự ở các công ty sẽ là điều hiển nhiên khi nhân viên không còn phù hợp với công ty, không có sự cầu tiến, phát triển cùng công ty thì việc sa thải và tìm nhân viên mới là điều thường gặp. Cách xử trí trong trường hợp này của HR là gì? Bạn cần thích ứng và quen với việc tạm biệt đồng nghiệp cũ và mở rộng mối quan hệ của mình với những đồng nghiệp mới.
2. Không có kinh nghiệm nào là miễn phí
Đã là kinh nghiệm thì sẽ chẳng có trong sách để bạn đọc, có thể bạn được chia sẻ từ người khác nhưng chưa chắc trong trường hợp bạn gặp phải sẽ hợp lý. Chính vì vậy việc trải qua các thăng trầm vui buồn, hạnh phúc, khó khăn, thử thách trong công việc, trong quan hệ với đồng nghiệp, trong cuộc sống hằng ngày. Những kinh nghiệm đôi khi sẽ được đổi bằng những dòng nước mắt, từ sự hi sinh lợi ích bản thân, từ chất xám hay tiền bạc…
Những khó khăn trong ngành HR là gì? Đôi khi bạn sẽ gặp rắc rối từ việc tuyển dụng nhân viên, các ứng viên bỏ bom các cuộc phỏng vấn, ứng viên thử việc nhảy việc,… Có rất nhiều trường hợp phức tạp, đau đầu, mệt mỏi mà bạn sẽ gặp phải trong ngành nhân sự.
3. Đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối tin tưởng ai khác ngoài bản thân
Dù trong cuộc sống hay công việc chúng ta cũng không nên tin tưởng tuyệt đối bất kỳ ai. Một là để tránh những thất vọng khi chúng ta quá tin tưởng họ, hai là để tránh bị lừa gạt, ba là chúng ta cần phải tự chịu trách nhiệm với những thứ chúng ta đang có. Nếu bạn quá tin tưởng giao phó công việc cho một nhân viên khác mà không giám sát, khi có những vấn đề không may xảy ra bạn không thể lường trước để giải quyết được thì không chỉ người đó mà bạn cũng bị liên lụy. Chính vì thế, đề phòng còn hơn quá chủ quan, hãy luôn chắc chắn với những gì bạn đang làm.
4. Phòng nào cũng có những vấn đề riêng của mình
Đừng nên tự ti về bản thân mình rồi so sánh với người khác. Có thể bạn thấy những đồng nghiệp khác đang thành công, sự nghiệp phát triển, thăng tiến, với mức lương cao hơn mình mà ghen ty nhưng hãy nên nhớ mỗi người có một áp lực công việc khác nhau. Để có được thành công như vậy chắc chắn họ đã bỏ ra nhiều công sức, bên cạnh đó là những áp lực họ đã vượt qua hay như chính những nhân viên thuộc phòng ban khác chắc chắn sẽ ghen tỵ với bạn vì họ đâu hiểu công việc của HR là gì?. Chính vì vậy thay vì ghen tỵ với họ hãy dành nhiều thời gian hơn để hoàn thiện bản thân, đọc nhiều sách để có nhiều kiến thức, không ngừng cố gắng phát triển năng lực trên nhiều lĩnh vực khác liên quan đến công việc của bạn.
5. Chính bạn là người quyết định tương lai của bạn, đừng trông chờ vào lãnh đạo, công ty
Để có được sự công nhận của người khác sẽ luôn là khó khăn vì họ đâu quan tâm thực sự về mình. Thay vì trông chờ vào lãnh đạo công ty, hay những thay đổi chính sách cứng nhắc thì hãy tự là người quyết định tương lai của bản thân. Không ngừng hoàn thiện bản thân, khi bạn tốt chắc chắn sẽ có những nơi tốt, phù hợp với bạn, thậm chí là săn đón bạn, Bạn cần phải xác định được mục tiêu bạn làm HR là gì từ đó phấn đấu thật tốt trong công việc.
HR manager cần thay đổi để đột phá bản thân
6. Bạn không thể nào làm vừa lòng tất cả nhân viên
Mỗi người có một quan điểm, lối sống, cách nhìn nhận khác nhau, chính vì vậy để chiều lòng tất cả mọi người là điều không thể. Cách xử lý của HR là gì? Là một HR, một người làm việc liên kết nhân sự toàn công ty thì việc bạn kết nối tất cả mọi người trong một quy củ nhất định của công ty sẽ tốt hơn là việc bạn cố gắng làm vừa lòng họ.
7. Nhiều mối quan hệ có thể giúp bạn tiến xa hơn
Với đặc thù công việc, bạn được tiếp xúc, giao tiếp với rất nhiều người, đặc biệt là với đồng nghiệp cùng công ty. Việc bạn có khả năng giao tiếp tốt, được mọi người yêu mến là một điều rất cần thiết. Hãy giữ mối quan hệ tốt đặc biệt với sếp, với các đồng nghiệp trong phòng, cùng tầng… còn những đồng nghiệp khác có thể giữ mối quan hệ xã giao. Việc có nhiều mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn có những bước tiến xa hơn trong tương lai. Hoặc khi bạn cần giúp đỡ, có nhiều người sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn hơn. Như vậy bạn đã thấy được lợi ích từ công việc HR là gì chưa?
8. Nếu bạn sợ sai lầm và thất bại, bạn sẽ không bao giờ thành công
Thành công sẽ luôn đến từ những thất bại, bạn càng thất bại nhiều, càng rút ra được nhiều bài học hơn, chỉ cần bạn không nản chí, mọi việc đều có thể tốt hơn. Còn nếu bạn sợ thất bại và vấp ngã, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có được thành công.
9. Ai cũng làm việc nhẹ thì việc khó cho ai?
Việc khó ở đây không hẳn là những công việc nặng nhọc hay đòi hỏi chuyên môn quá cao, đôi khi nó chỉ là những việc chạy vặt trong công ty mà không ai muốn làm. Chính vì vậy nhiệm vụ của HR là gì? Là một HR bạn có thể chịu khó giúp đỡ các thành viên trong công ty làm những việc nhỏ như photo, nhận thư, điện thoại,… Hãy làm việc một cách vui vẻ và nhiệt tình, khi bạn đón nhận nó một cách tích cực thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng, nhẹ nhõm hơn.
10. Vấn đề của bạn phải tự bạn giải quyết
Bạn có thể gặp những trường hợp như nhân viên có thái độ không tôn trọng bạn, không chấp hành đúng nội quy công ty, các ứng viên tuyển dụng làm việc không tốt,.. lúc đó bạn sẽ rất chán chường, muốn kêu than khóc lóc mà không được. Cách giải quyết tốt nhất cần làm HR là gì? Là bạn hãy tự giải quyết nó, nếu có quá nhiều việc thì hãy sắp xếp thời gian biểu của mình sao cho hợp lý, quyết định xem việc nào quan trọng hơn để giải quyết trước.
11. Ngoại hình đối với HR là điều cần thiết
Để nói là phân biệt thì không phải là yêu cầu về ngoại hình quá cao nhưng bạn cần phải biết cách làm đẹp cho bản thân mình. Công việc chủ yếu của HR là gì? Làm việc với nhân viên nội bộ nhưng cũng có thể bạn sẽ phải tiếp đối tác, khách hàng hoặc đi công tác nên việc chú trọng ngoại hình là không thể thiếu. Hãy luôn thể hiện hình ảnh mình một cách chuyên nghiệp với quần áo phù hợp, đầu tóc gọn gàng, hình ảnh của bạn tốt sẽ là ấn tượng cho mọi công việc được suôn sẻ.
12. Hạ bớt cái tôi trong công việc
Đôi khi những cảm xúc cá nhân hay quan điểm mỗi cá nhân sẽ có sự khác biệt, chính vì vậy để trở thành một người chuyên nghiệp, bạn cần hạ cái tôi của mình xuống và tiếp thu ý kiến của người khác. Không nên phản bác gay gắt trong những cuộc họp, cuộc trò chuyện với đồng nghiệp, không nên có thái độ yêu ghét rõ ràng, hay chia bè phái trong công ty vì HR là gì, là người kết nối những nhân viên trong công ty.
IV. Kết luận
Bài viết tổng hợp những thông tin giải thích rõ nhất về HR là gì? Công việc của HR manager là gì? Những kỹ năng cần có của một HR là gì? Cần tích lũy kinh nghiệm HR là gì? Mong rằng với những thông tin trên bạn có thể lựa chọn được vị trí phù hợp với khả năng của bản thân để cống hiến cho công việc. Chúc bạn thành công!
Xem thêm các bài viết:
>>>Sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân sự và quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả nhất
>>>Headhunter là gì? Bật mí chìa khóa thành công dành cho dân headhunter (Phần 1)
>>>Headhunter là gì? Bật mí chìa khóa thành công dành cho dân headhunter (Phần 2)
>>>Nhân viên hành chính nhân sự là gì? Mô tả công việc hàng ngày