Bạn đã nghe nhiều đến Influencer nhưng liệu bạn có hiểu đúng về Influencer là gì? Influencer Việt Nam có những ai? Cùng tìm hiểu thông tin về họ trong bài viết mà mangtuyendung.vn cung cấp dưới đây nhé!
Bạn đang tò mò về Influencer là gì, influencer Việt Nam có những ai, các doanh nghiệp sử dụng micro influencer như thế nào, hay micro influencer là gì. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có những hiểu biết cơ bản, đúng về Influencer, từ đó nghiên cứu và sử dụng đúng Influencers phù hợp với thương hiệu của mình để tạo ra 1 chiến dịch Marketing thành công nhé! Chúc bạn thành công!
Mục Lục Bài Viết
I. Influencer là gì?
Influencer là gì
Influencer dịch ra tiếng Việt là người có sức ảnh hưởng, họ được 1 nhóm người, cộng đồng tin tưởng, theo dõi và ủng hộ. Chính vì vậy khi họ bày tỏ quan điểm, chia sẻ, review bất cứ sản phẩm gì cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến quyết định mua hàng của người khác. Với sự phát triển của truyền thông mạng xã hội, Influencer là người có lượng followers lớn, sử dụng một hoặc nhiều nền tảng mạng xã hội (social platform) như facebook, instagram, tik tok… để lan truyền thông tin đến mọi người. Họ có kiến thức về một lĩnh vực cụ thể hoặc có khả năng thuyết phục một đối tượng khán giả nhất định. Micro Influencer là gì có sức ảnh hưởng càng cao, càng thu hút sự chú ý thì trong quá trình tìm kiếm gương mặt đại diện và quảng bá sản phẩm cho thương hiệu, các doanh nghiệp sẽ càng dễ lựa chọn và đưa ra mức giao dịch cao.
II. Cách phân loại Influencer là gì?
1. VIPs/Celebrities
Đây là những người nổi tiếng, là người của công chúng, luôn thu hút sự chú ý từ truyền thông và công chúng dù họ làm bất cứ việc gì ví dụ như ca sĩ, diễn viên, người mẫu, MC, cầu thủ bóng đá,… Influencer Việt Nam là những người có độ nhận biết từ công chúng rộng rãi nhất, chúng ta có thể thấy tiêu biểu hiện nay như MC Trấn Thành, Trường Giang, Xuân Bắc,…
2. Professional Influencers
Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực bởi trình độ chuyên môn cao và có sức ảnh hưởng. Những người này có mức độ ảnh hưởng cao và mức độ tin tưởng, liên kết với các ngành hàng cao.
3. Citizen Influencers
Ta có thể hiểu những người này như blog, youtube, reviewer mà ta thường theo dõi. Họ có những chia sẻ, kinh nghiệm đánh giá về sản phẩm tương đối tốt, được khán giả tin tưởng. Những đối tượng này thì có độ tiếp cận không cao nhưng mức tương tác, tin tưởng tương đối cao.
III. Điểm khác nhau giữa Influencer và KOLs
Influencer Việt Nam
Chúng ta không nên nghĩ KOLs và Influencer là gì? giống nhau có những vai trò tương tự nhau, vì trên thực tế thì họ đều có những đặc điểm khác biệt nhất định.
KOLs | Influencer | |
Họ là ai? | KOLs là những người nổi tiếng, thường hoạt động trên các phương tiện truyền thông xã hội | Còn Influencer là người có tầm ảnh hưởng nhất định đối với 1 nhóm, 1 cộng đồng người, họ thường xuất hiện trên các kênh như Facebook, Instagram, Tik tok,… |
Độ phủ của KOLs và Influencer | Độ phủ danh tiếng và sự công nhận của KOLs có thể bị giới hạn trong 1 khu vực cụ thể. | Influencer thì người hâm mộ sẽ phủ rộng trên toàn cầu vì internet không có giới hạn |
Lượng người theo dõi | KOLS có lượng người theo dõi trên mạng xã hội khoảng 100,000 – 1M người | Hầu hết các Influencers có khoảng |
Khả năng tương tác | Những bài đăng của KOLS trông giống như quảng cáo, dẫn đến việc lượng tương tác rất kém giữa KOLs với khán giả | Influencer thì ngược lại, những nội dung của họ chia sẻ có lượt tương tác tốt vì đó là những khoảnh khắc thường nhật, quan điểm cá nhân của họ. |
Quỹ thời gian | Các KOL dành phần lớn thời gian tham gia vào các lĩnh vực chuyên môn của họ. | Influencer sẽ dành phần lớn thời gian để đầu tư vào video hay hình ảnh để truyền tải thông điệp đến người hâm mộ. |
IV. Các tiêu chí đánh giá và phân tích Influencer
1. Lượng người theo dõi
Độ nổi tiếng của Influencer marketing được đo bằng lượng người theo dõi (fans, followers) trên mạng xã hội. Khi cần quảng cáo, các thương hiệu sẽ lựa chọn những Influencer có số lượng fan lớn, tiếp cận được nhiều người nhưng cần phải đánh giá các yếu tố khác để đảm bảo khả năng thành công của chiến dịch.
2. Mức độ liên kết
Đây là chỉ số cho thấy sự liên kết, tương đồng giữa định vị của micro Influencer và hình ảnh của thương hiệu. Mức độ liên kết thường được thể hiện qua những yếu tố sau đây:
- Thương hiệu cá nhân: là những quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn,… mà Influencer thể hiện.
- Thông tin cá nhân: giới tính, năm sinh, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực, chuyên môn hoạt động,…
- Nội dung, chủ đề bài viết trên trang cá nhân: văn phong, chủ đề họ quan tâm, nội dung họ chia sẻ với những người quan tâm mình và vấn đề xã hội,…
- Fans/followers: những người quan tâm, những người theo dõi và thích thú với những chủ đề mà Influencer chia sẻ.
Influencer Việt Nam có thể trở thành đại sứ thương hiệu (brand ambassador) mà khi nhắc đến họ có thể khiến người dùng nhớ đến sản phẩm mà họ quảng bá và ngược lại.
3. Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng
Micro Influencer là gì có khả năng định hướng suy nghĩ, chiều hướng cảm nhận, tương tác của người theo dõi với loại nội dung mà họ tạo ra. Influencer có độ tương tác cao từ người đọc với thông điệp được đưa ra và khiến khán giả tích cực chia sẻ thông điệp đó trên trang cá nhân của họ.
4. Chỉ số cảm xúc
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng mà marketer cần lưu ý, đặc biệt là việc Influencer có mang lại cảm giác tiêu cực hay tích cực cho đối tượng mục tiêu đến những người yêu thích thương hiệu hay khôngc. Điển hình là scandal cá nhân của Quang Hải đã dẫn đến sự khủng hoảng truyền thông hàng loạt các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh mà cầu thủ này làm đại diện. Ngược lại là trường hợp của Hoa hậu Hương Giang được sự yêu thương không chỉ trong cộng đồng LGBT mà còn là cộng đồng xã hội rộng rãi bời những thành công và đóng góp cho xã hội mà cô đã làm được.
V. Bật mí cách lựa chọn Influencer để phù hợp với mục tiêu Marketing
Micro Influencer là gì
1. Yếu tố độ nhận diện thương hiệu
Đối với những sản phẩm mới, nhãn hàng mới gia nhập thị trường Việt Nam thì rất cần đến Celebrities để giúp thương hiệu tiếp cận được với đông đảo công chúng, Độ phủ, nhận diện của họ rất lớn bởi họ sở hữu hàng triệu người hâm mộ làm tăng mức độ lan truyền thông tin về nhãn hàng và sản phẩm qua các hoạt động tương tác như like, share, comment trên các mạng xã hội. Độ tương tác càng cao thì càng thu hút sự chú ý của cộng đồng, góp phần làm thương hiệu được nhanh chóng biết đến và ghi nhớ.
2. Yếu tố độ quan tâm
Sau khi được nhận biết, thì doanh nghiệp cần người tiêu dùng quan tâm về sản phẩm khi họ có nhu cầu cần được đáp ứng. Chính vì vậy Influencer phải là người mà họ tin tưởng hoặc đồng cảm chia sẻ và sử dụng chúng. Do đó, Professional Influencer – những người có chuyên môn và uy tín cao trong ngành, đủ trình độ trong lĩnh vực đủ để tư vấn và giải đáp những thắc mắc liên quan đến tính năng sản phẩm cho người tiêu dùng. Trong khi đó, citizen lại có số đông người theo dõi nên việc chia sẻ và trao đổi, tương tác sẽ cởi mở và dễ dàng hơn. Như những ngành sản phẩm đặc thù là sữa em bé, tã giấy… không dành cho đại đa số người tiêu dùng, nên các diễn đàn, nhóm các bà mẹ bỉm sữa hay một bài đăng nhận xét về sản phẩm của một bà mẹ có nhiều follower là những nguồn thu hút thảo luận vô cùng sôi nổi.
3. Yếu tố ý định mua hàng
Không chỉ cần sự quan tâm, nhận biết hay tương tác trên các trang mạng xã hội, các doanh nghiệp đều muốn hướng tới hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Nhưng yếu tố nào sẽ quyết định tới hành động đó? Tất nhiên chúng ta cần phải xét về nhu cầu thực sự của họ có hay không, tiếp đó là sản phẩm có phù hợp với họ hay không, tiếp theo là chất lượng sản phẩm có tốt hay không. Chính vì vậy, nội dung thông điệp của sản phẩm phải được Influencer đưa đến khán giả phải thật chính xác, rõ ràng đồng thời có sự liên kết chặt chẽ giữa đời sống cá nhân của họ với thương hiệu thì mới tạo nên thành công.
VI. Mách nhỏ cách tăng hiệu quả Influencer trong chiến dịch Marketing
1. Tạo cảm giác thân thiện cho khách hàng
Để tạo cảm giác thân thiện cho khách hàng thì bạn phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ 1 người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng nhưng vừa phải phù hợp với sản phẩm, thông điệp truyền thông cũng như tệp khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới. Bởi công việc này không chỉ đơn thuần là thuê 1 Influencer quảng cáo trong 1 ngày mà đó là một quãng thời gian, một chiến dịch truyền thông tốt không chỉ giúp thương hiệu được khách hàng nhận biết mà còn tạo được độ tin tưởng cũng như yêu mến trong thời gian dài.
2. Nhiều follows chưa chắc đã tạo nên chiến dịch thu hút
Như đã nói ở trên, có nhiều yếu tố để lựa chọn Influencer phù hợp cho 1 chiến dịch truyền thông hiệu quả. Không chỉ dựa vào lượng người follow của Influencer để đánh giá và lựa chọn. Nếu muốn chắc chắn nhất về sự tương tác, điều hướng mua hàng và hành vi của người tiêu dùng thì bạn cần nghiên cứu thật kỹ về đối tượng khán giả, nhu cầu cũng như khả năng dẫn dắt của Influencer.
3. Truyền thông thương hiệu chứ không phải Influencer
Mục đích trên hết khi thuê một người có ảnh hưởng là để giúp tăng cường các mục tiêu marketing của thương hiệu của bạn, chứ không phải truyền thông thương hiệu cho Influencer. Chính vì vậy, khi làm hợp đồng bạn cần có những chính sách đảm bảo về mặt hình ảnh, uy tín giữa 2 bên để nó không ảnh hưởng tới sự phát triển của thương hiệu bạn. Chỉ cần 1 scandal của Influencer cũng sẽ khiến thương hiệu của bạn bị khủng hoảng truyền thông thậm chí bị tẩy chay.
Micro Influencer
4. Lựa chọn kỹ càng phương tiện truyền thông
Mỗi mạng xã hội đề có ảnh hưởng khác nhau, có tệp khách hàng với sở thích khác nhau, chính vì vậy, lựa chọn kênh truyền thông cũng cần được cân nhắc kỹ càng. Ví dụ với những sản phẩm thiên về thẩm mỹ, vẻ đẹp như thời trang, mỹ phẩm thì facebook, instagram là phù hợp hoặc có thêm các trang thương mại điện tử như shopee, lazada,… để tiện cho khách hàng mua hàng. Nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng các chỉ số tiếp thị của doanh nghiệp bạn để đo lường những hiệu quả đạt được.
5. Tận dụng triệt để và phù hợp nền tảng công nghệ
Sau mỗi chiến dịch chúng ta cần tận dụng những dữ liệu đó để nghiên cứu và đánh giá về nó. Hãy đánh giá về độ hiệu quả của chiến dịch bằng các chỉ số như lượng khách hàng tiếp cận được, lượt tương tác, hành vi mua hàng của họ, sự đón nhận của họ như thế nào để đạt được KPIs đưa ra… Từ đó tìm ra xu hướng, chủ đề mà người tiêu dùng quan tâm cũng như yêu thích ở sản phẩm của bạn để phát huy. Hãy sử dụng triệt để các tính năng của các công cụ nền tảng công nghệ để tránh việc mất nhiều thời gian và công sức nhé!
VII. Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến Influencer là gì, influencer Việt Nam có những ai, micro influencer, hay micro influencer là gì. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn có những hiểu biết cơ bản, đúng về Influencer, từ đó nghiên cứu và sử dụng đúng Influencers phù hợp với thương hiệu của mình để tạo ra 1 chiến dịch Marketing thành công nhé! Chúc bạn thành công!