Nếu như bạn muốn học kế toán, muốn có các chứng chỉ kế toán như chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kế toán trưởng hay chứng chỉ CPA… Thì ở trong bài viết dưới đây mangtuyendung sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về chứng chỉ kế toán.
Theo bạn muốn học kế toán, thì nên cần phải học thêm các chứng chỉ gì? Hiện tại, thì ngành kế toán là một trong những ngành rất phổ biến và thông dụng. Nên nếu như bạn muốn có thể thành công hay làm xuất sắc trong ngành này thì bạn cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình, ngay từ khi còn là sinh viên. Để làm được điều đó thì bạn có thể đăng ký học kế toán và thi các chứng chỉ kế toán như là: chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kế toán trưởng, chứng chỉ CPA…
Mục Lục Bài Viết
I. Chứng chỉ kế toán là gì?
1. Chứng chỉ kế toán là gì?
Theo bạn thì chứng chỉ kế toán là gì? Thì nó có thể được xem là một môn học cần thiết cho những người học chuyên ngành kế toán. Đồng thời thì nó cũng là một phần công cụ, nhằm mục đích trợ giúp cho những người đang làm kế toán có thể hiểu hơn về ngành nghề, cũng như nâng cao năng lực chuyên môn của họ. Bên cạnh đó thì việc học chứng chỉ kế toán, cũng bạn cũng sẽ được học các kiến thức và chuyên môn. Chứng chỉ kế toán giúp bạn được kỹ năng nghiệp vụ kế toán, để từ đó nâng cao trình độ bản thân bạn và nó còn cung cấp những kiến thức mà một người làm kế toán nên có.
Chứng chỉ kế toán là gì
Khi làm kế toán thì không phải lúc nào cũng sẽ yêu cầu nhất thiết cần phải có chứng chỉ kế toán trưởng, mà chỉ cần chứng chỉ kế toán viên. Thực tế thì ngành kế toán sẽ có rất nhiều chức vụ, và nhiều vị trí, hay là các bộ phận kế toán khác nhau. Vì vậy mà khi bạn lựa chọn ngành kế toán thì có thể làm các vị trí như là: kế toán kho, kế toán bán hàng, hay kế toán giao dịch, kế toán thuế, hoặc là kế toán viên… Thì tùy vào từng vị trí công việc, chức vụ khác nhau sẽ yêu cầu một loại chứng chỉ khác nhau. Ví dụ như khi bạn làm kế toán trưởng thì cần có chứng chỉ kế toán trưởng. Hay bạn làm kế toán thuế thì sẽ cần chứng chỉ kế toán thuế. Và nếu bạn chỉ là kế toán viên thì sẽ cần chứng chỉ kế toán viên.
Thực chất trong ngành nghề, lĩnh vực kế toán thì luôn có rất nhiều vị trí khác nhau. Vì vậy, nếu bạn lựa chọn cho mình được một vị trí phù hợp, để từ đó có thể học được chuyên sâu hơn về kiến thức, kỹ năng mà vị trí đó cần và sẽ tránh tình trạng học quá nhiều một cách tràn lan. Bởi vì như thế thì nó chỉ khiến bạn mất nhiều thời gian, mà nó lại không giúp ích gì cho bạn. Ngoại trừ trường hợp bạn là một người có năng lực và tố chất trong ngành kế toán này.
2. Chứng chỉ kế toán phù hợp với những đối tượng nào?
Dựa vào thực tế hiện nay thì số lượng sinh viên theo học ngành kế toán ngày càng tăng. Tuy nhiên thì không phải ai cũng có thể theo học được một loại chứng chỉ kế toán. Với sinh viên năm nhất, năm hai hay cả sinh viên năm 3 học kế toán thì cũng còn khó theo học được chứng chỉ kế toán. Bởi vì, họ chưa được học hết được các kiến thức về ngành kế toán. Mà nếu muốn học được chứng chỉ kế toán là chủ yếu học về thực hành các nghiệp vụ kế toán, cách xử lý, hay là việc hạch toán các nghiệp vụ… Vậy nên chứng chỉ kế toán thì chỉ nên dành cho những sinh viên mới ra trường theo học. Thật vậy thì chứng chỉ kế toán sẽ giúp cho các bạn sinh viên có thêm kiến thức, cũng như là cách tiếp cận với nghiệp vụ thực tế. Và quan trọng hơn hết là chứng chỉ kế toán, chứng chỉ kế toán viên sẽ giúp các bạn sinh viên có thể dễ dàng hơn khi xin việc.
Ngoài ra thì với những sinh viên chuyên ngành học kế toán mới ra trường. Hay là với các bạn sinh viên theo học chuyên ngành kinh tế, xã hội mà có đam mê về học kế toán. Hoặc những ai muốn thay đổi công việc và tìm cho mình một ngã rẽ nghề nghiệp khác, hay là những người làm kinh doanh, buôn bán mà muốn tìm một công việc ổn định hơn thì học thêm chứng chỉ kế toán, sẽ giúp họ rất nhiều trong cơ hội tìm kiếm một công việc tốt hơn với những mức lương, và đãi ngộ hấp dẫn hơn.
Có một thực tế đáng buồn mà chúng ta rất dễ thấy hiện nay. Đó chính là đa phần các sinh viên chủ yếu chỉ chăm chăm học các kiến thức lý thuyết và còn rất ít cơ hội được thực hành thực tế. Vì vậy, nó gây ra một bất cập cho sinh viên là tuy đã ra trường nhưng lại không có kinh nghiệm. Đồng thời thì việc đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng là rất khó. Vì vậy, khi bạn học thêm một chứng chỉ kế toán như chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kế toán trưởng, chứng chỉ CPA… thì cũng sẽ giúp cho bạn sẽ được nâng cao trình độ, cũng như kỹ năng về nghiệp vụ kế toán.
3. Học chứng chỉ kế toán có xin được việc không?
Học chứng chỉ kế toán có xin được việc không
Khi bạn học thêm một chứng chỉ kế toán thì có xin được việc không? Hay là học chứng chỉ kế toán viên của bạn có dễ xin được việc không? Thì với những bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành kế toán, nếu như mà bạn có một chứng chỉ kế toán, thì nó trở thành một lợi thế cho bạn sau này khi đi xin việc. Bởi vì khi học chứng chỉ kế toán như chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kế toán trưởng… thì bạn cũng sẽ được học các nghiệp vụ thực tế. Qua đó bạn cũng sẽ am hiểu hơn về ngành kế toán, luật kế toán và các luật liên quan đến các bút toán. Vì vậy sau khi có chứng chỉ kế toán thì bạn sẽ rất dễ để tìm được công việc. Vậy nên sẽ không cần phải lo lắng là học chứng chỉ kế toán có giúp xin được việc không. Ngoài ra nếu như bạn có chứng chỉ kế toán, thì bạn cũng sẽ được đánh giá cao hơn trong mắt các nhà tuyển dụng cho vị trí bạn ứng tuyển.
Còn đối với những bạn sinh viên không theo chuyên ngành kế toán thì sẽ rất khó cho bạn trong việc nắm bắt nghiệp vụ. Tuy nhiên thì bạn cũng đừng vì điều đó mà từ bỏ việc học thêm cho mình một chứng chỉ kế toán nhé. Bởi lẽ nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các công việc của bạn sau này, hay là cho bạn khi xin việc; cũng như là nó có rất nhiều cơ hội việc làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau đó nhé!
Theo thống kê hiện nay thì hầu hết những người có sở hữu thêm một chứng chỉ kế toán thì thường rất dễ xin việc hơn. Bởi lẽ nó luôn là một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng đó nhé.
Xem thêm: Quyết toán là gì? Những điều bạn cần biết về quyết toán
II. Sinh viên kế toán nên học thêm chứng chỉ gì và tại sao
1. Giải đáp lý do nên học thêm chứng chỉ khi còn là sinh viên
Ngành kế toán thì hiện tại đang là một ngành học mà các bạn sinh viên Đại học hay Cao đẳng lựa chọn, ở đây thì các bạn đều được lĩnh hội chương trình đào tạo học kế toán giống nhau, nội dung học kế toán đều chung một thể thống nhất về những thông tư, quy định, hay là hạch toán nghiệp vụ, tính toán… Thông thường thì trong năm đầu tiên các bạn sinh viên sẽ được tiếp cận chương trình học đại cương, tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành, tin học văn phòng, lý thuyết toán thống kê, cùng với một số môn học rèn luyện kỹ năng khác để hành nghề kế toán (như là các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp…). Và dần dần thì các bạn sinh viên mới được tiếp cận các nghiệp vụ kế toán chuyên sâu hơn, đặc biệt là các bạn còn được học khá kỹ về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, hay là kế toán sản xuất, hoặc kế toán tài chính ngân hàng…
Giải đáp lý do nên học thêm chứng chỉ khi còn là sinh viên
Thực chất thì các bạn sinh viên theo học kế toán thì chỉ có được kiến thức nền tảng về kế toán, nhưng có một thực tế mà các bạn cần nên phải biết. Đó chính là giữa việc học lý thuyết và việc thực hành của ngành kế toán này, thì nó có thể hình dung là “một trời và một vực”. Nghĩa là dù bạn có thuộc hay là nắm rõ các kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ kế toán, tuy nhiên thì khi cần đưa ra lời giải cụ thể chính xác cho từng nghiệp vụ kế toán khác nhau, thì nó lại không phải là chuyện đơn giản, nó sẽ khác xa lý thuyết được học trên ghế nhà trường rất nhiều. Vậy nên chỉ khi các bạn có va vấp với thực tế nhiều thì mới biết và nắm rõ được những trường hợp đặc biệt trong kế toán; lúc đó thì bạn mới thực sự thấy được bản chất của mỗi nghiệp vụ kế toán khác nhau trong thực tế. Đó cũng chính là lý do vì sao các bạn sinh viên học kế toán, nên học thêm một chứng chỉ kế toán vào thời điểm năm thứ ba của Đại Học và còn với Cao đẳng thì có thể là cuối năm hai lúc đó các bạn đã có các kiến thức nền tảng, căn bản .
Bởi vì các bạn luôn cần phải có khối lượng kiến thức cơ bản, nhất định về ngành kế toán, thì mới có thể hoàn toàn lĩnh hội được hết những chứng chỉ kế toán sẽ mang lại cho bạn, mặt khác nếu như bạn còn chưa rõ được nghiệp vụ là gì, thì làm sao có thể thực hành để lấy chứng chỉ kế toán được đúng không nào?
2. Vậy sinh viên kế toán nên học thêm chứng chỉ gì
Trên thực tế thì các bạn sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán thường sẽ được nhà trường tạo điều kiện để được tham gia thực tập tại các doanh nghiệp, để giúp cho các bạn có thể nhìn thấy được điểm thực tế của công việc này và đồng thời là rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân ở công việc tương lai. Vậy nên thời gian nên đi học như mangtuyendung đã chia sẻ ở trên thì sẽ hợp lý, và chứng chỉ kế toán mà các bạn nên học cũng chính là chứng chỉ hành nghề kế toán, hiện nay tại các tỉnh thành hay tại các địa phương đều có địa chỉ cung cấp dịch vụ học và thi chứng chỉ kế toán để các bạn lựa chọn.
Trong quá trình bạn học chứng chỉ kế toán thì sẽ được trung tâm chỉ dạy hết sức nhiệt tình, đặc biệt là việc học này sẽ cho các bạn cơ hội được làm việc thực tế với những con số có thực, nhờ đó mà các bạn sẽ phát hiện ra được những trường hợp nghiệp vụ kế toán phát sinh khác biệt so với lý thuyết đã học. Và ngoài ra còn học được cách xử lý chúng thông quan các phần mềm kế toán phổ biến hiện nay như: Excel, Misa và Fast…
Đối với các bạn sinh viên có điều kiện thì có thể tham gia nhiều khóa đào tạo về chứng chỉ kế toán hơn như chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kế toán trưởng, chứng chỉ CPA…. Tuy nhiên thì chứng chỉ hành nghề kế toán thì phù hợp với tất cả các bạn sinh viên, bởi vì chi phí để tham gia khóa học cũng không quá cao, nó thường sẽ được dao động từ 2 đến 3.5 triệu đồng. Vậy nên, sau khi các bạn đã có chứng chỉ kế toán và học được nhiều nghiệp vụ kế toán có thể phát sinh trong thực tế, thì chắc chắn một điều là trong giai đoạn bạn đi thực tập tại các doanh nghiệp thì bạn cũng sẽ dễ dàng tiếp cận công việc hơn, hoặc có cơ hội làm việc chính thức luôn tại doanh nghiệp đó. Trong thời gian thực tập đó chính là cơ hội để bạn vận dụng những kiến thức mà bạn đã lĩnh hội qua việc học chứng chỉ kế toán thuận lợi hơn. Chưa kể nếu như bạn làm tốt thì điểm thực tập, và cũng như là điểm khóa luận của bạn cũng sẽ cao hơn. Thậm chí là nếu như bạn làm việc tốt, thể hiện xuất sắc thì cung có khả năng là phía doanh nghiệp mà bạn đang thực tập cũng sẽ sẵn lòng cho bạn lên nhân viên chính thức.
Vậy sinh viên kế toán nên học thêm chứng chỉ gì
Vậy nên các bạn sinh viên học kế toán nên học thêm chứng chỉ kế toán để tạo thêm nhiều cơ hội việc làm hơn cho bản thân mình.
Xem thêm: Kế toán tổng hợp là gì ? Hé lộ mô tả công việc bạn chưa biết
III. Các chứng chỉ kế toán nên học
1. Chứng chỉ kế toán tổng hợp
Trong trường hợp là nếu như bạn đã đi làm nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm và muốn trở nên tự tin hơn trong mỗi khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán hay là xử lý các thông tin, thì theo mangtuyendung có lẽ là các bạn nên đầu tư cho bản thân mình một khóa đào tạo thực tế về phần kế toán tổng hợp và thi lấy chứng chỉ kế toán tổng hợp. Để nhờ đó mà bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức chuyên môn với nhiều phần hành công việc khác nhau và đồng thời các bạn có thể đảm nhận được nhiều vai trò công việc, trở nên rất linh hoạt trong bộ máy kế toán.
2. Chứng chỉ thuế chuyên sâu
Còn nếu như là bạn đã thành thạo được phần các nghiệp vụ kế toán tổng hợp rồi, thì bạn nên học thêm một chứng chỉ nữa về thuế chuyên sâu, để có thể lấn sâu vào mảng kế toán thuế là điều mà ai đang làm trong ngành kế toán đều thực sự mong muốn. Bởi vì đây có thể nói là một trong những lĩnh vực về kế toán mà có nhiều triển vọng phát triển, tiềm năng trong tương lai nhất và khi đó thì bạn cũng sẽ tìm được vị trí công việc thích hợp hơn, lương cao hơn và môi trường làm việc cũng chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Bởi khi các bạn theo học các lớp học chứng chỉ về thuế chuyên sâu này, thì các bạn sẽ có thể thông thạo được các nghiệp vụ về thuế, cũng như là các cách xử lý chi phí và doanh thu hợp lý. Nhờ đó bạn chính là một nhân viên tốt mang lại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thì đương nhiên ai cũng sẽ mong muốn là bạn sẽ cống hiến hết mình cho họ.
Chứng chỉ thuế chuyên sâu
3. Chứng chỉ về kế toán xuất nhập khẩu
Nếu như bạn có niềm đam mê với xuất nhập khẩu, thì có lẽ chứng chỉ kế toán xuất nhập sẽ khá hợp lý với bạn. Tuy nhiên, thì hiện nay vẫn chưa có trường đại học hay là một trung tâm nào có thể trực tiếp cung cấp dịch vụ chứng chỉ này. Nhưng thông thường thì vẫn có nhiều trường hợp là các tổ chức đào tạo liên kết sẽ với Trung tâm Đào tạo về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, để từ đó các bạn có thể học và cấp chứng chỉ kế toán xuất nhập khẩu này. Và ở trên đây cũng là một trong những cách mà bạn có thể lựa chọn, nhằm mục đích nâng cao được trình độ chuyên môn khá là hiệu quả, và bạn có thể thử.
Xem thêm: Nhiệm vụ kế toán thuế là gì? Kỹ năng để trở thành kế toán thuế chuyên nghiệp
IV. Gợi ý một số chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp khác nếu chưa biết kế toán nên học thêm chứng chỉ nào?
1. Chứng chỉ CPA
Chứng chỉ CPA, thì nó là một chứng chỉ kế toán viên công chứng được cấp phép, và tên gọi đầy đủ tiếng Anh của nó là Certified Public Accountants. Thì dịch ra tiếng Việt nó sẽ có nghĩa như ở trên. Để có được chứng chỉ CPA này, thì các bạn sẽ phải đạt đủ các điều kiện thì mới được quyền đăng ký dự thi. Và kết quả sẽ được công nhận bằng các chứng chỉ CPA này được cung cấp bởi các hội nghề nghiệp của quốc tế hoặc nội địa.
Thực chất, chứng chỉ CPA cũng là 1 chứng chỉ hành nghề kế toán, giúp bạn có thể đảm nhiệm được công việc từ vị trí trợ lý kiểm toán viên thành kiểm toán viên hay là nhờ đó mà bạn sẽ có thể trực tiếp điều hành cuộc kiểm toán, và hơn nữa quyền được ký báo cáo kiểm toán. Một số điều kiện mà bạn cần nắm được để có thể đăng ký dự thi chứng chỉ kế toán CPA như:
– Bạn phải tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, hoặc là Tài chính, Ngân hàng hệ Đại học trở lên. Hay là bạn thuộc chuyên ngành kinh tế khác, tuy nhiên phải có số tiết về các ngành trên hơn 7%.
– Thứ hai là yêu cầu về kinh nghiệm làm việc: trong các ngành tài chính, kế toán tối thiểu 5 năm, hoặc bạn phải làm trợ lý kiểm toán từ 2 năm; hay là trợ lý kiểm toán thì phải có ít nhất 4 năm kinh nghiệm; đối với kế kiểm toán- tài chính thì tối thiểu 5 năm.
2. Chứng chỉ ICAEW ACA
Còn chứng chỉ ICAEW ACA là gì, thì nó là một trong những chương trình đào tạo kế toán rất thực tế và còn có thể phát triển nghề nghiệp chuyên nghiệp nhất hiện nay, và đặc biệt hơn hết là nó đều được công nhận bởi các hiệp hội uy tín trên toàn cầu. Tính đến hiện nay thì ICAEW ACA có khoảng 140.000 thành viên, đang có mặt tại 165 quốc gia khác nhau. Tuy nhiên để có được chứng chỉ kế toán này, thì các bạn sẽ cần phải đáp ứng một số điều kiện bắt buộc như là: Bạn đã là học sinh tốt nghiệp THPT hoặc bạn đang là sinh viên Đại học, hay bạn đã tốt nghiệp Đại Học ra trường; bạn có được hiểu biết nhất định và đam mê với thế giới kinh doanh- tài chính.
Thường thì chương trình học chứng chỉ kế toán này sẽ có 3 cấp độ tương đương với 15 môn. Tuy nhiên, thì còn phụ thuộc vào mỗi trình độ khác nhau thì sẽ có thời gian hoàn thành chứng chỉ kế toán khác nhau, nhưng thông thường là có thể là vòng từ 3 đến 5 năm. Với những công sức, thời gian và tiền bạc mà bạn đã bỏ ra để thi được chứng chỉ kế toán này, thì chắc chắn nó đem lại cơ hội làm việc xứng đáng với những gì bạn đã bỏ ra, như là được làm việc trong môi trường rất rộng mở và có triển vọng trong tương lai. Tại các hãng kiểm toán lớn trên thế giới như là Big4 tại Việt Nam, hoặc là nhiều công ty có quy mô lớn nhỏ khác trên toàn cầu… Hiện nay, thì có khá nhiều tổ chức tuyển thêm học viên mà thay cho đợt tuyển dụng nhân viên chính thức thông thường, bởi lẽ các doanh nghiệp đã được ICAEW ủy quyền tại Việt Nam. Vậy nên các bạn cũng có thể tham khảo thêm chứng chỉ kế toán này để giúp con đường sự nghiệp của bạn được thành công hơn nữa nhé.
Xem thêm: Kế toán và các loại hình kế toán phổ biến trong doanh nghiệp
V. Kết luận
Trên đây là các thông tin cơ nhất về các chứng chỉ kế toán mà kế toán nên học để giúp cho công việc của họ sau này, như là chứng chỉ kế toán viên, chứng chỉ kế toán trưởng, chứng chỉ CPA, chứng chỉ kế toán ICAEW ACA… Rất mong những thông tin trên về các loại chứng chỉ kế toán do mangtuyendung cung cấp sẽ thực sự hữu ích với bạn đọc, đặc biệt là những bạn đang học kế toán hoặc có dự tính làm việc trong ngành này.