Bạn là người năng động, muốn có nhiều cơ hội phát triển với mức lương hấp dẫn thì bạn không thể bỏ qua ngành kinh doanh quốc tế. Vậy kinh doanh quốc tế là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. Kinh doanh quốc tế là gì?
Kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.
Nói một cách đơn giản, ngành kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia với nhau nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
ảnh
II. 5 ngành nghề “hot” của ngành kinh doanh quốc tế là gì?
Với thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, khoảng cách giữa các quốc gia ngày càng được thu hẹp thì ngành kinh doanh quốc tế đang dần trở thành ngành học thu hút giới trẻ. Nhưng có lẽ nó chỉ hấp dẫn bởi tên gọi chứ các bạn thực chất chưa hiểu rõ về các ngành nghề của ngành kinh doanh quốc tế là gì? Với mong muốn chia sẻ những băn khoăn của các bạn, 123Job xin được kể ra 5 ngành nghề hứa hẹn có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai của ngành kinh doanh quốc tế.
1. Xuất nhập khẩu – Ngành xã hội đang cần nhất trong giai đoạn hiện nay
Từ năm 2016 đến nay, Việt Nam đã ký kết rất nhiều các hiệp định kinh tế như TPP, WTO… tạo cơ hội hội nhập quốc tế sâu rộng và thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhảy vọt. Kéo theo sự hội nhập đó cũng là sự phát triển không ngừng của ngành xuất nhập khẩu. Khi hàng hóa từ nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam và hàng hóa Việt Nam xuất ra thị trường quốc tế ngày càng nhiều thì nghề xuất nhập khẩu ngày càng được ưa chuộng.
Với sự phát triển đó, ngành này đang cần nguồn nhân lực trẻ dồi dào, hiểu biết và tư duy tốt. Đối với sinh viên ngành kinh doanh quốc tế, nếu muốn theo đuổi và vươn xa trong ngành nghề này thì đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ từ khá trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu đang là ngành cần thiết hiện nay
2. Ngành Logistic
Đi liền với sự phát triển của ngành xuất nhập khẩu ngày nay chính là sự đồng hành của lĩnh vực Logistic (Hậu cần, tiếp vận). Công việc của ngành logistic là xử lý quy trình khép kín từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hàng hóa đến nơi tiêu thụ cuối cùng là người tiêu dùng. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ thì việc mua sắm trực tuyến đang rất phổ biến, mua sắm ở đây không phân biệt khoảng cách, quốc gia. Từ đó đòi hỏi sự lớn mạnh hơn nữa của ngành logistic. Tại Việt Nam, ngành logistic còn khá mới mẻ với mọi người nhưng nhân lực dành cho ngành này cũng rất lớn. Chính vì vậy, đây dự kiến sẽ là ngành được trông chờ trong tương lai. Các bạn sinh viên học ngành này hoàn toàn có thể phát triển bản thân trong ngành logistic nếu thấy mình thật sự phù hợp.
Ngành Logistic
3. Ngành Marketing
Không thể phủ nhận được sự bùng nổ mạnh mẽ của ngành Marketing trong thời gian gần đây. Với sự vươn lên nhanh chóng của Google, Facebook, Zalo… đã khiến nhu cầu tiếp thị trực tuyến ngày càng phát triển. Từ đó, marketing giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi tổ chức kinh doanh trên thế giới. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thì từ nay đến năm 2020, ngành marketing cần đến 10.000 lao động cho mỗi năm. Từ đó thấy rằng ngành marketing luôn dẫn đầu trong sự lựa chọn của sinh viên và người lao động.
Marketing – Ngành học phát triển mạnh mẽ thời gian qua
4. Ngành quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là ngành luôn hấp dẫn những người trẻ năng động, tư duy logic, sáng tạo, đặc biệt là đối với ngành quản trị kinh doanh quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải không ngừng phát triển. Với số lượng các doanh nghiệp đăng ký ngày càng nhiều như hiện nay, trong đó các doanh nghiệp hoạt động ngoài nước cũng rất được kỳ vọng sẽ mang một làn gió mới đối với nền kinh tế. Đây sẽ là cơ hội cũng như thách thức về nguồn nhân lực trong ngành quản trị kinh doanh quốc tế.
5. Ngành kinh doanh
Nếu bạn đang là một sinh viên ngành kinh doanh quốc tế và muốn thử sức tự mình đứng ra kinh doanh thì bạn hoàn toàn có thể khởi nghiệp. Tuy khởi nghiệp sẽ mang đến nhiều rủi ro nhưng bù lại bạn sẽ nhận được sự trải nghiệm, đối mặt được với thách thức. Chỉ cần bạn đam mê kinh doanh, có năng khiếu nhạy bén, có ý tưởng hay thì đừng ngần ngại thực hiện giấc mơ của mình.
Thêm nhiều cơ hội hơn với ngành kinh doanh
5 ngành “hot” nhất hiện nay của ngành kinh doanh quốc tế mà chúng tôi kể trên có lẽ sẽ giúp ích được cho bạn – những người đang khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề. Cơ hội sẽ luôn rộng mở cho những ai biết nắm bắt.
III. Học ngành kinh doanh quốc tế, bạn được nhiều hơn mất
Mỗi ngành học đều có những ưu điểm riêng để từ đó bạn có thể tích lũy được những kỹ năng cần thiết cho sau này. Chúng ta cùng tìm hiểu những điều bạn có được từ kinh doanh quốc tế là gì nhé!
1. Học các kỹ năng có thể chuyển đổi được
Những kỹ năng được học trong ngành kinh doanh quốc tế có thể ứng dụng được trong tất cả các ngành nghề hay chức vụ mà bạn sẽ công tác trong tương lai. Chương trình của ngành học sẽ cung cấp cho bạn tư duy phản biện, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và quản lý thời gian hợp lý. Đặc biệt, bạn có thể trang bị được các kỹ năng như:
– Thuyết trình và viết báo cáo
– Quản lý nguồn tài nguyên
– Tự tạo động lực cho bản thân
– Diễn dịch dữ liệu tài chính
Tất cả các kỹ năng bạn học được đều có thể giúp bạn vận dụng ở bất cứ công việc nào, kể cả những công việc không liên quan nhiều đến ngành kinh doanh quốc tế. Hơn nữa, các kỹ năng đó cũng giúp ích cho đời sống cá nhân và xã hội của bạn.
2. Những lựa chọn nghề nghiệp với thu nhập cao
Như đã đề cập đến ở phần II thì ngành kinh doanh quốc tế có cơ hội lựa chọn ở nhiều ngành nghề khác nhau. Khi làm việc trong ngành này, mức lương khởi điểm của bạn trung bình sẽ là 55.000 USD/năm, và sẽ tăng dần theo năng lực của bạn. Thực tế, đây là một mức lương khá cao và được xếp vào một trong những ngành học có thu nhập sau khi ra trường cao nhất hiện nay. Đây là cơ hội tốt và tạo niềm tin cho những người học ngành kinh doanh quốc tế.
3. Đột phá bản thân
Học ngành kinh doanh quốc tế giúp bạn hiểu và biết nhiều hơn về những tiềm năng của bản thân. Vì là ngành học có thể làm được ở nhiều vị trí và nhiều công việc khác nhau nên bạn sẽ có thể đột phá bản thân mình theo nhiều cách riêng.
4. Nhìn mọi việc với góc nhìn toàn cầu hóa
Rất ít các chương trình đào tạo hiện nay thực sự đi sâu vào vấn đề dưới góc nhìn toàn cầu như ngành kinh doanh quốc tế. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay thì ngành học này rất có lợi cho những ai muốn làm việc trong môi trường quốc tế và hội nhập toàn cầu. Học ngành kinh doanh quốc tế giúp tư duy của bạn trở nên đa dạng hơn, hiểu biết nhiều văn hóa các nước hơn để có thể tự tin trao đổi với các sinh viên nước ngoài.
5. Thỏa mãn không chỉ một đam mê duy nhất
Trong nhiều trường hợp, bạn có thể chọn học cùng lúc ngành quản trị kinh doanh quốc tế với một ngành khác mà bạn mong muốn. Bạn có thể học song song giữa ngành học đó với những khóa học trực tuyến về kinh doanh để có thể lấy được 2 bằng sau khi tốt nghiệp. Việc này dạo gần đây đã phổ biến hơn và các trường đại học cũng bắt đầu đưa vào giảng dạy chương trình song bằng trong 5 năm. Tuy ban đầu sẽ rất vất vả nhưng bù lại bạn ra trường với 2 tấm bằng đại học, bạn học được thêm ngành mà mình mong muốn, thật sự rất xứng đáng.
6. Học đi đôi với hành
Chương trình học của ngành kinh doanh quốc tế sẽ giúp bạn cân bằng được việc học lý thuyết trên trường và thực hành ngoài thực tế. Nhưng bạn chú ý rằng điều này chỉ đúng với trường hợp trường đại học của bạn có quan hệ và kết nối với các doanh nghiệp để cử sinh viên đến làm việc. Nếu được, bạn sẽ có những cơ hội rất tốt để thực tập, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm…. Đây sẽ là lợi thế to lớn khi bạn ra trường.
7. Có thể học lên cao
Quản trị kinh doanh quốc tế là ngành học khá đặc biệt vì kể cả khi bạn không sở hữu bằng cử nhân của ngành này thì vẫn có thể học lên Thạc sĩ với chương trình MBA (Thạc sĩ Quản trị kinh doanh). Nếu có trong tay tấm bằng MBA, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong bất cứ lĩnh vực nào mà bạn theo đuổi.
8. Tận hưởng cảm giác được săn đón
Theo thống kê, một sinh viên thuộc chuyên ngành kinh doanh quốc tế chỉ mất trung trình khoảng sáu tháng để kiếm được việc làm sau tốt nghiệp. Với nền kinh tế hiện nay thì nhu cầu thuê sinh viên từ ngành kinh doanh quốc tế là rất lớn, và xu hướng này vẫn không có dấu hiệu giảm nhiệt.
Cơ hội làm việc của bạn sẽ có ở khắp mọi nơi, bất kể là ở trong nước hay nước ngoài thì sinh viên ngành kinh doanh quốc tế cũng sẽ thích ứng được rất nhanh. Nếu bạn là người thật sự tài giỏi thì bạn sẽ được các công ty, tập đoàn lớn “săn đón” bạn về làm việc ngay cả khi bạn còn trên giảng đường.
9. Phát triển kỹ năng giao tiếp
Trong chương trình học ngành kinh doanh quốc tế, bạn sẽ được học rất nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng này rất cần thiết cho bạn khi làm việc ở bất kỳ vị trí nào. Kỹ năng này giúp bạn phát triển khả năng kết nối và giao lưu với những người xung quanh một cách cởi mở và tự tin nhất. Một phần trong kỹ năng này là bạn được học cách học ngôn ngữ hình thể và học cách lắng nghe tích cực. Nếu bạn hiểu rõ và phát huy hết được những ưu điểm thì kỹ năng giao tiếp sẽ có ích cho cả công việc và đời sống của bạn.
Học kinh doanh quốc tế giúp bạn giao tiếp tự tin hơn
10. Thử thách bản thân
Thử thách bản thân trong ngành kinh doanh quốc tế là gì? Chương trình học kinh doanh quốc tế là một trong những chương trình học thách thức nhất, nhưng theo hướng tích cực. Khi học xong một chương trình về quản trị kinh doanh quốc tế thì bạn sẽ trở thành người có lối tư duy logic hơn, kiến thức phong phú hơn.
11. Tự mình làm chủ
Bạn có giấc mơ được làm chủ một doanh nghiệp? Giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực nhanh hơn nhờ sự giúp đỡ của các kiến thức và kỹ năng bạn học được từ chương trình ngành kinh doanh quốc tế. Từ việc quản lý nguồn tiền một cách thông minh, đến việc quản lý thu – chi trong một bản báo cáo, hay việc thu hút được khách hàng… tất cả đều là những kỹ năng cho việc tự kinh doanh.
Dù bạn đang làm trong ngành nghề nào thì việc học và biết kinh doanh sẽ mang lại cho bạn lợi ích lâu dài. Bởi những kỹ năng bạn học được có tính ứng dụng quá lớn vào đời sống. Nó cũng sẽ giúp bạn thành công trên con đường mà mình lựa chọn.
IV. Những lợi thế và khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế là gì?
1. Lợi thế của ngành kinh doanh quốc tế
– Ngành kinh doanh quốc tế cho phép các quốc gia tận dụng triệt để như đất đai, nguồn lực, lao động và vốn một cách hợp lý. Nói một cách dễ hiểu thì một nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ nổi bật, dồi dào trong nước đến các quốc gia khác không có hoặc hiếm thấy. Hơn nữa, các doanh nghiệp, tập đoàn có nhiều vốn có thể tìm đến một quốc gia có nhiều đất đai và lao động rẻ để xây dựng và phát triển sản phẩm của họ.
Ví dụ:
Samsung xây dựng các nhà máy ở Việt Nam, tận dụng được nguồn lao động trẻ, dồi dào mà giá thành lại thấp.
– Việc tham gia vào kinh doanh quốc tế cho phép các quốc gia tận dụng được chuyên môn, thế mạnh và các yếu tố kỹ thuật trong sản xuất của mình để tạo ra và cung cấp hàng hóa, dịch vụ vào thị trường kinh doanh quốc tế. Từ đó, hàng hóa và dịch vụ trên thị trường sẽ có sự đa dạng.
– Ngành kinh doanh quốc tế cũng làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và tìm kiếm cơ hội mới cho thị trường nước ngoài. Cạnh tranh sẽ khuyến khích sự sáng tạo, sử dụng hiệu quả nguồn lực đang có.
– Kinh doanh quốc tế tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động tại nước được nhận đầu tư.
– Nhờ kinh doanh quốc tế mà người dân có thể tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ tốt đến từ nước ngoài. Giúp họ nâng cao mức sống và giá trị của bản thân.
Hiện nay, kinh doanh quốc tế vẫn mang tính cạnh tranh rất cao và có tầm ảnh hưởng không nhỏ. Nó mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng gặp không ít rủi ro và thách thức.
2. Những khó khăn của ngành kinh doanh quốc tế
Không thể phủ nhận rằng ngành kinh doanh quốc tế có rất nhiều khó khăn. Vậy những khó khăn trong kinh doanh quốc tế là gì? Kinh doanh quốc tế diễn ra ở nhiều quốc gia khác nhau nên việc khác biệt về văn hóa, luật pháp và ngôn ngữ là việc không thể tránh khỏi khiến cho việc kinh doanh quốc tế gặp nhiều khó khăn hơn.
– Khó khăn về môi trường kinh tế: Không phải quốc gia nào cũng có nền kinh tế giống nhau, nền kinh tế có thể là phát triển, đang phát triển và kém phát triển nên việc chung hòa về cách quản lý cũng là một vấn đề lớn. Hơn nữa, trong mỗi nền kinh tế lại tồn tại những biến thể khác nhau, ảnh hưởng từ cơ sở hạ tầng, giáo dục, công nghệ…
– Khó khăn về môi trường chính trị: Đây là việc đề cập đến mối quan hệ giữa chính phủ và các doanh nghiệp, cũng như là các nguy cơ chính trị của mỗi quốc gia. Có rất nhiều quốc gia có nền chính trị không được ổn định như Iran, Iraq, Syria… thì ngành kinh doanh quốc tế bị hạn chế rất nhiều vì không có doanh nghiệp nước ngoài nào vào đầu tư, khai thác, sản xuất và mở các loại hình dịch vụ. Do đó, các công ty tham gia vào ngành kinh doanh quốc tế luôn tìm hiểu rất kỹ về chính trị của đất nước mình đến đầu tư.
Một số quốc gia có thể coi các doanh nghiệp nước ngoài là một giải pháp đầu tư tích cực, giúp nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm cho người dân, là nguồn thu thuế của quốc gia. Tuy nhiên, một số Chính phủ khác coi họ là doanh nghiệp bóc lột hoặc chiếm dụng thị trường với mục đích quân sự, kinh tế riêng.
Đa phần các công ty trong ngành kinh doanh quốc tế sẽ đầu tư vào đất nước có nền chính trị ổn định, ôn hòa, ít bạo động… để không có khủng hoảng trong đầu tư.
– Khó khăn trong văn hóa: Văn hóa là yếu tố vô cùng quan trọng khi các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế quyết định đến đầu tư. Văn hóa mỗi quốc gia đã được ăn sâu vào máu thịt và được coi là một phần giá trị hình ảnh của đất nước đó.
Các công ty trong ngành kinh doanh quốc tế cần phân tích yếu tố văn hóa để hiểu rõ cách chúng ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào để đưa ra chiến lược phù hợp. Không tìm hiểu rõ về văn hóa sẽ dẫn đến những thất bại trong kinh doanh.
Ví dụ: Người Ấn Độ xem loài bò là biểu trưng của Đức mẹ cứu sống loài người nên người dân đất nước này không ăn thịt bò. Các doanh nghiệp muốn kinh doanh ẩm thực thì phải chú ý điều này.
– Môi trường cạnh tranh: Môi trường cạnh tranh liên tục thay đổi, cạnh tranh tồn tại ở nhiều nguồn khác nhau: cạnh tranh về giá, chất lượng, công nghệ,… Để đảm bảo thành công ở thị trường nước ngoài thì các doanh nghiệp quốc tế phải hiểu được nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh.
V. Ngành kinh doanh quốc ra trường làm gì? Có dễ xin việc không?
1. Ngành kinh doanh quốc tế ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh quốc tế, bạn sẽ có nhiều cơ hội được làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đảm nhận những vị trí khác nhau như:
– Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không
– Nhân viên xuất nhập khẩu
– Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế, chuyên gia xúc tiến thương mại
– Chuyên gia nghiên cứu thị trường, marketing quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng
– Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế, nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế
– Chuyên gia tư vấn luật thương mại quốc tế
Cơ hội nghề nghiệp của ngành kinh doanh quốc tế là gì luôn là câu hỏi được nhiều người đặt ra trong đầu. Cử nhân ngành kinh doanh quốc tế có rất nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. Họ sẽ tìm được công việc phù hợp với bản thân theo thời gian ở các công ty mà họ mong muốn.
2. Ngành kinh doanh quốc tế có dễ xin việc không?
Các chuyên gia kinh tế dự báo trong 5 đến 10 năm tiếp theo, nhóm ngành kinh doanh quốc tế sẽ chiếm tỷ trọng cao. Dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành này cũng tăng cao với khoảng 15.000 việc làm/ năm. Cơ hội việc làm mở rộng, nhu cầu nguồn nhân lực cao là lợi thế vô cùng lớn cho người theo học ngành kinh doanh quốc tế.
VI. Top những trường đại học đào tạo ngành kinh doanh quốc tế là gì?
Trong thời kỳ hội nhập ngày nay thì ngành kinh doanh quốc tế hay quản trị kinh doanh quốc tế được rất nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Vì là một cơ hội tốt để phát triển sau này nên ngày càng có nhiều trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành nghề này.
Những trường đại học Top đầu đào tạo ngành kinh doanh quốc tế: Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngoại giao, Khoa Quốc tế – Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc tế TP.HCM, Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng….
Những trường đại học Top 2: Đại học Tôn Đức Thắng, Học viện Chính sách và Phát triển, Đại học Công nghiệp TP.HCM,….
Còn có rất nhiều các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc đào tạo ngành kinh doanh quốc tế. Với số điểm bạn thi được, bạn luôn có cơ hội khác nhau để vào ngành mà mình mong muốn. Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của mình!
Lĩnh vực kinh doanh quốc tế là gì mà có sức hút như vậy? Thắc mắc đó đã được mangtuyendung giải đáp ở bài viết trên với đầy đủ thông tin nhất. Kinh doanh quốc tế sẽ càng phát triển với sự bùng nổ và phát triển rộng trên toàn cầu. Nhu cầu của ngành này cũng rất lớn nên các bạn đang có niềm đam mê hãy học tập và tích lũy kinh nghiệm để vươn xa trong ngành kinh doanh quốc tế nhé!