Bất cứ một doanh nghiệp nào trên thế giới này ra đời cũng nhằm một mục tiêu duy nhất đó là kinh doanh bán hàng và thu về lợi nhuận và vị trí quan trọng bật nhất gắn liền với hoạt động kinh doanh của công ty đó là vị trí Sales Manager.
Sales manager là vị trí nhân viên kinh doanh bán hàng cho doanh nghiệp. Sales manager có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp. Giải đáp các thắc mắc về sản phẩm dịch vụ, thuyết phục khách mua hàng giúp tăng doanh thu cho công ty. Chính vì vậy một sales manager giỏi phải cần có rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn quan trọng. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu các kỹ năng công việc của nhân viên sales manager không thể thiếu.
Mục Lục Bài Viết
I. Sales manager là gì?
Sales manager hay thường được gọi là trưởng phòng kinh doanh hay trưởng phòng bán hàng, là người quản lý đội ngũ kinh doanh, xây dựng các kế hoạch, là trụ cột quan trọng của trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Họ là những người cầm đầu khâu phát triển thị trường, triển khai kế hoạch kinh doanh, đón đầu các xu thế kinh doanh “hot”, đồng thời đảm bảo tiến độ công việc, đảm bảo mục tiêu doanh thu và đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.
Chức năng của một Sales Manager là quản trị, điều hành mọi công việc hoạt động và bộ máy liên quan đến đầu ra sản phẩm, các dịch vụ của công ty theo chiến lược kinh doanh của công ty ở từng thời điểm và theo chỉ đạo trực tiếp từ Giám Đốc Điều Hành hoặc Tổng Giám Đốc của công ty. Những hoạt động chính của bộ máy bán hàng mà Sales Manager sẽ đảm nhiệm là tiếp thị, bán hàng, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối, hệ thống khách hàng, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ bán hàng, tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ bán hàng.
Sales manager là người quản lý đội ngũ kinh doanh
II. Cơ hội nghề nghiệp sales manager
Chính bởi vì Sale Manager là trưởng nhóm kinh doanh, người quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty, trực tiếp chịu sự điều hành và chi phối của Giám đốc kinh doanh nên vị trí Sales Manager được coi trọng ở nhiều công ty, đặc biệt là phòng kinh doanh.
Ngành sales trong thị trường việc làm được coi như một nghề đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp. Còn trong kinh doanh thì sales như là bộ phận bán hàng trực tiếp, đem sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng một cách rõ nhất. Nếu như thiếu bộ phận sales thì sản phẩm dịch vụ của công ty đối với khách hàng rất mơ hồ và từ đó hiệu suất trong công việc cũng như doanh thu của doanh nghiệp sẽ không cao.
Chính vì vậy, ngành Sales hiện đang thu hút rất nhiều sự quan tâm từ phía người lao động vì thu nhập không giới hạn và nếu bạn làm tốt thì mức lương hấp dẫn lên tới hàng nghìn đô cùng môi trường làm việc năng động, sáng tạo. Và điều đặc biệt hơn đó là ngoài lương thưởng, phụ cấp bạn còn được hưởng các chế độ phúc lợi, được tham gia các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng… có cơ hội được đào tạo, phát triển kỹ năng, chuyên môn trong công việc.
III. Các kỹ năng cần có ở một sales manager
Hiện nay, có rất nhiều Sales Manager, quản lý bán hàng làm rất tốt chuyên môn về quản lý hoạt động, công việc bán hàng, nhưng chẳng dễ dàng gì khi quản lý đội ngũ nhân sự của mình, càng khó hơn khi quản lý đến con người mà nhất là nhân viên bán hàng và nhà phân phối. Quản lý đội ngũ bán hàng khó hơn bất kỳ một lực lượng nào khác, vì đội ngũ bán hàng đa thành phần, cá tính mạnh, tính chất công việc phức tạp và họ không ngồi một chỗ để quản lý họ.
Và để lãnh đạo một lực lượng bán hàng thành công, nhà quản lý bán hàng là một chuyên gia về tâm lý, một huấn luyện viên thị trường. Làm sao để khai thác tối đa khả năng, sức mạnh, sở trường của mỗi nhân viên của mình để thành công? Thành công của công ty nói chung và vai trò Sales Manager nói riêng là thông qua một đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng thành công.
1. Kỹ năng quản lý
Quản lý bán hàng cần phải là người lãnh đạo có kỹ năng quản lý giỏi. Chìa khóa để trở thành một nhà lãnh đạo bán hàng mạnh mẽ chính là có thể tạo ra và chia sẻ tầm nhìn định hướng chiến lược với đội ngũ bán hàng. Khi có được nhà lãnh đạo bán hàng có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, ý chí cầu tiến sẽ giúp team áp dụng tầm nhìn và giữ cho người bán hàng tập trung đạt mục tiêu. Các nhà lãnh đạo bán hàng đòi hỏi khả năng giao tiếp, đổi mới, truyền cảm hứng và thiết lập phong cách thông quan văn hóa doanh nghiệp cho đội ngũ bán hàng.
Kỹ năng quản lý là kỹ năng không thể thiếu của một sale manager
2. Kỹ năng xử lý tình huống
Trong bán hàng sẽ không thể tránh khỏi những tình huống bất ngờ phát sinh khiến bạn không kịp xoay xở. Thế nhưng, trong lúc đó, hãy giữ cho mình một cái đầu tỉnh táo để xử lý những vấn đề đó một cách thông minh nhất.
Để làm được điều này thì đòi hỏi trưởng phòng kinh doanh có nhiều kinh nghiệm trong công tác của mình, có khả năng phân tích, đánh giá tốt các tình huống. Một sales manager giỏi phải biết đứng lên từ thất bại, rút ra được bài học quý giá từ nó và biết giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn và cùng nhau đứng lên để tiến tới mục đích là chinh phục khách hàng.
3. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường
Sales manager ngoài những kiến thức chuyên môn về nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối tượng tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, hiểu rõ về sản phẩm, chiến lược kinh doanh, giá cả và chính sách bán hàng của công ty thì những kiến thức tưởng chừng như không hề liên quan lại rất cần thiết đối với một sales manager đó là:
-
Có khả năng am hiểu về lịch sử
Những kiến thức chung từ những môn học này sẽ giúp cho sales manager có tầm nhìn về chiến lược “đánh trận” trên thị trường, am hiểu lịch sử mới có thể hiểu được các chiến lược, chiến thuật tác chiến và tổ chức bộ máy bán hàng và phân phối.
-
Có khả năng am hiểu về địa lý
Am hiểu về địa lý mới có khả năng hiểu biết địa hình, địa bàn, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng miền, địa phương và biết biết được văn hoá tiêu dùng, tính cách khách hàng mới có thể lập chiến lược sản phẩm tấn công đến từng địa phương một cách thích hợp.
-
Có khả năng am hiểu về văn học
Giỏi văn học mới có khả năng viết lách content quảng cáo và tương tác với cấp trên, cấp dưới và khách hàng cũng như các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo, khuyến mãi và tổ chức sự kiện một cách hiệu quả.
Một sales manager ngoài những kiến thức chuyên môn về nghiên cứu thị trường
4. Kỹ năng dự đoán và lập kế hoạch
Trong lĩnh vực quản lý bán hàng bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như số lượng nhân viên, sự tiêu hao, nhu cầu phát triển… Việc phát triển tất cả theo đúng lộ trình mong muốn mà không xảy ra bất kỳ vấn đề gì là rất khó. Vì vậy sales manager cần lập ra kế hoạch cụ thể, tác động đến nhóm kinh doanh, quan trọng hơn bạn phải duy trì mức độ dự đoán ở tất cả các cấp. Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý rủi ro cũng rất quan trọng để tránh những tình huống xấu ảnh hưởng đến công ty. Một vài kỹ năng cần thiết cho Sales manager trong nhóm kỹ năng dự đoán và lập kế hoạch là:
- Đánh giá kết quả kinh doanh qua từng thời điểm.
- Phân tích và chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi cá nhân trong bộ máy bán hàng.
- Chỉ đạo việc thiết lập mục tiêu kinh doanh cho từng nhóm, giám sát các quá trình thực hiện mục tiêu.
- Tham gia giải quyết những khó khăn trong kinh doanh, khen thưởng, khích lệ những cá nhân có thành tích tốt.
- Kiên quyết xử lý những cá nhân làm việc không có hiệu quả, thiếu tuân thủ, cam kết và không phát triển.
- Kiểm soát các khoản chi phí và quản lý ngân sách nhằm đánh giá xem có kinh doanh hiệu quả hay không, lợi nhuận có như dự đoán hay không?
- Quản lý các hoạt động của bộ phận hành chính bán hàng, quản lý các mối quan hệ của đội ngũ với thị trường và khách hàng.
5. Kỹ năng sử dụng công nghệ
Ngày nay đòi hỏi các nhà quản lý đều phải có khả năng thích ứng nhanh với công nghệ, nắm bắt được phần mềm liên quan đến công việc, chúng cho phép nhóm làm việc nhanh hơn, xử lý các tác vụ dễ dàng hơn. Ví dụ như phần mềm CRM, điện toán đám mây, tự động hóa bán hàng…
6. Kỹ năng kết nối
Sales manager có khả năng tạo động lực và liên kết đội ngũ bán hàng nhằm dẫn dắt đội nhóm đi đúng mục tiêu, họ tự giác thực hiện nhiệm vụ và hết mình vì chỉ tiêu chung của công ty. Muốn có một đội ngũ “cầu thủ” giỏi và chuyên nghiệp để tác chiến và thắng trên mọi mặt trận.
Ngoài các chính sách chế độ hợp lý của công ty đưa ra mà cụ thể là do sales manager thiết lập và đề xuất cho Tổng Giám Đốc duyệt thì việc tạo ra một đội ngũ có lý tưởng, có tinh thần và động lực làm việc luôn luôn có “ lửa” và khí thế là phụ thuộc vào tài năng lãnh đạo của sales manager giỏi và chuyên nghiệp.
Hãy định hướng cho đội ngũ, có mục tiêu rõ ràng có hoài bão và sứ mệnh cụ thể, có triết lý và lý tưởng kinh doanh cho đội ngũ. Sales manager biết dùng quyền lực và quyền uy đúng người, đúng việc và đúng thời điểm, áp dụng các phong cách lãnh đạo thích hợp cho từng đối tượng, luôn tự động viên và động viên đội ngũ, biết uỷ thác các công việc hợp lý cho cấp dưới, giải quyết các vấn đề của đội ngũ một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó nên có nhiều cuộc làm việc nhóm nhằm liên kết nhân viên với các giám đốc của các bộ phận khách cũng như khách hàng và cấp dưới của mình để hai bên có thể hiểu thêm về nhau và làm việc sẽ suôn sẻ và tránh được mâu thuẫn.
Sales manager có khả năng tạo động lực và liên kết đội ngũ bán hàng
7. Kỹ năng giao tiếp
Hơn ai hết, sales manager là người biết rõ tầm quan trọng của việc mở rộng mối quan hệ, cần có kỹ năng giao tiếp tốt để duy trì hợp tác với nhà phân phối, khách hàng cũ, đồng thời tìm kiếm khách hàng mới, đối tác tiềm năng mới. Điều này có tác động rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
Với cương vị một sales manager giỏi thì không chỉ dừng lại ở việc nói năng lưu loát, trơn tru, dễ hiểu mà bạn cần phải biết truyền đạt ý tưởng, kế hoạch của mình đến mọi người. Có khả năng trình bày, thuyết trình, đàm phán tốt nhằm mang về những hợp đồng “béo bở”, đem về nhiều lợi ích chung cho doanh nghiệp.
8. Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh giữ vai trò vô cùng cần thiết và mang lại thành công cho công việc của sales manager. Giống như trước khi bước vào một cuộc chiến, trưởng phòng kinh doanh phải xác định được mục tiêu của mình là gì, thì khi bước vào bàn đàm phán họ cũng cần vạch rõ đâu là những điều mình cần phải đạt được khi kết thúc đàm phán để cho đôi bên cùng có lợi.
Xác định rõ mục tiêu ngay từ ban đầu sẽ dễ dàng hơn trong quá trình đàm phán, bởi bạn sẽ biết được đâu là những điều có thể nhượng bộ, đâu là những điều nhất định phải đạt được để đảm bảo quyền lợi của mình. Tuy nhiên, cũng có đôi lúc cuộc đàm phán sẽ đi theo những hướng khác ngoài tầm kiểm soát, không phải rõ ràng như bạn xác định ban đầu.
Nhà đàm phán giỏi còn phải biết tự chế ngự mình để thông tin có vẻ là bí mật đối với người khác để tránh bị mắc vào chủ định, thậm chí bẫy của đối tác, tránh buột miệng nói những lời chưa kịp nghĩ và không bị chi phối bởi định kiến chủ quan.
IV. Kết luận
“Thương trường là chiến trường” – với tình hình thị trường càng ngày càng cạnh tranh quyết liệt và khó khăn như hiện nay thì vai trò của sales manager trong doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một sales manager giỏi có nghĩa là doanh nghiệp đó đã sở hữu một tướng lĩnh thị trường giỏi và nắm giữ “biên cương” vững chắc. Tuy nhiên để đảm nhận được vị trí này bạn sẽ phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách, muốn chạm tay đến thành công thì hãy rèn luyện tốt những kỹ năng cần thiết và kiên trì theo đuổi đam mê thì thành công đến với bạn chỉ phụ thuộc vào thời gian.