Kỹ năng nói trước đám đông là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng nói trước đám đông như thế nào? Bạn có thể rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông bằng cách nào? Hãy cùng mangtuyendung.vn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Trong cuộc sống này, để có được cuộc đời thành công, một cuộc sống thoải mái thì chúng ta phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể làm được mọi điều trong cuộc sống. Đó có thể là những kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống hay chính là khả năng tư duy sáng tạo trong cuộc sống của mỗi người. Trong đó, quan trọng nhất có thể nói đến là kỹ năng nói trước đám đông bởi cách thức bạn thể hiện ra với mọi người sẽ đánh giá con người thật của bạn. Vậy kỹ năng nói trước đám đông là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng nói trước đám đông như thế nào? Bạn có thể rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông bằng cách nào? Hãy cùng mangtuyendung.vn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục Bài Viết
I. Kỹ năng nói trước đám đông được hiểu như nào?
Kỹ năng nói trước đám đông được hiểu như nào?
Kỹ năng nói trước đám đông được biết đến với tên gọi tiếng anh là Public Speaking, là một kỹ năng mềm đòi hỏi khả năng giao tiếp tốt, sự nhiệt tình cũng như khả năng tương tác, có kỹ năng lắng nghe. Đối với các diễn giả thì kỹ năng nói trước đám đông là một kỹ năng mềm tất yếu mà họ phải có để có thể đứng lên diễn thuyết trước rất nhiều người. Họ sẽ phát biểu bằng các bài phát biểu ngắn hay các bài diễn thuyết dài tại các hội nghị hay các sự kiện. Có thể nói chuyện thoải mái trước đám đông thì kỹ năng nói trước đám đông của bạn mới được trau dồi ngày một tốt hơn.
Khi đề cập đến kỹ năng nói trước đám đông hay kỹ năng giao tiếp trong số tất cả các kỹ năng mềm thì chúng ta cần quan tâm đến 7 yếu tố sau đây:
– Người nói
– Thông điệp gửi gắm
– Phương thức truyền đạt
– Người nghe
– Phản hồi
– Ý nghĩa
– Tình huống
Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? Các kỹ năng mềm cần thiết trong công việc
II. Kỹ năng nói trước đám đông có vai trò gì trong giao tiếp?
Xem thêm: Đào tạo kỹ năng xây dựng và thực chiến 5S
III. Yêu cầu cần có đối với kỹ năng nói trước đám đông
1. Phát âm rõ ràng
Kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng mềm trong giao tiếp được trau dồi thường xuyên thì kỹ năng nói trước đám đông cũng phải tốt. Chính vì vậy, yếu tố tiên quyết để có khả năng nói tốt chính là phát âm phải chuẩn, rõ ràng, nói đủ nghe, sử dụng kính ngữ ngôn từ phù hợp trong từng trường hợp. Bình thường, có thể bạn nói rất tốt trong các cuộc trò chuyện thông thường nhưng chưa chắc khi nói trước đám đông bạn đã có thể làm tốt được. Kỹ năng nói trước đám đông cần phải có thời gian luyện tập cũng như chuẩn bị thật tốt.
Chúng ta có thể học thuộc những nội dung cần nói những vô tình có những tình huống bất ngờ phát sinh thì bạn khó có thể giải quyết được và trở nên lúng túng, lo sợ, nói ấp úng.
2. Phong cách trình bày hấp dẫn
Phong cách trình bày hấp dẫn
Phong cách trình bày của kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông bao gồm có giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể – body language, nét mặt, cử chỉ và khả năng căn thời gian khi nói. Một phong cách trình bày hấp dẫn của kỹ năng nói trước đám đông hay kỹ năng mềm trong giao tiếp có thể biến một cuộc nói chuyện vô vị trở nên hấp dẫn, thú vị hơn nhiều.
3. Đánh giá nhu cầu khán giả
Khi thể hiện kỹ năng mềm trong giao tiếp hay chính là kỹ năng nói trước đám đông thì cần phải lựa chọn cách nói phù hợp với nhu cầu của khán giả. Một số khán giả sẽ quan tâm đến những tiểu tiết nhưng số khác lại không, người thì thích kiểu nói hài hước, dí dỏm nhưng có người lại thích cách nói chuyện nghiêm túc nên bạn cần phải lựa chọn cách nói cho phù hợp. Để có một bài diễn thuyết thành công thì bạn nên áp dụng những phong cách trình bày phù hợp của kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông.
4. Biết sử dụng PowerPoint
Biết sử dụng PowerPoint
Phần mềm PowerPoint hiện nay là một phần mềm không thể thiếu trong các bài diễn thuyết, các buổi thuyết trình, là phần mềm chuyên dụng để tạo slide dễ dàng nhất. Một bài diễn thuyết sẽ trở nên nhàm chán nếu như không có các hình ảnh, âm thanh xen lẫn và bài thuyết trình đó sẽ trở thành một bài thuyết trình chết, một bài diễn thuyết không có điểm nhấn. Do đó, bạn cần có kỹ năng thuyết trình và nắm bắt được cách sử dụng cơ bản của PowerPoint để có thể tạo ra được những slide có tính thẩm mỹ cao, người nhìn dễ đọc, dễ hiểu. Biết kết hợp nhuần nhuyễn PowerPoint vào trong bài thuyết trình thì đồng nghĩa với việc kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông đang được trau dồi, cải thiện.
5. Sáng tạo
Không giống với các kỹ năng mềm khác, kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông có thể diễn ra theo kịch bản hay ngẫu hứng với những tình huống bất ngờ. Do đó, bạn cần phải rèn luyện khả năng nói mạch lạc, có cấu trúc, biết nhấn mạnh vào những điểm quan trọng và trình bày nội dung một cách hợp lý. Kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông không chỉ yêu cầu bạn có kỹ năng giao tiếp mà còn phải có kỹ năng viết lách tốt.
Xem thêm: Kỹ năng ngành thiết kế đồ họa và cách để trở thành designer chuyên nghiệp
IV. Cách thức rèn luyện kỹ năng
Cách thức rèn luyện kỹ năng
Kỹ năng nói trước đám đông hay kỹ năng mềm trong giao tiếp chính là một hình thức nghệ thuật đòi hỏi chúng ta phải có khả năng ăn nói và hoàn toàn có thể trau dồi, cải thiện được. Dưới đây chính là 8 bí quyết cơ bản để có thể rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông:
1. Lên kế hoạch chi tiết
Trước hết, bạn cần có kế hoạch rõ ràng trước khi nói để hệ thống về những gì mà bạn muốn nói. Điều này cũng giống như người viết sách tạo mục lục cho cuốn sách của mình để thu hút độc giả ngay từ những trang đầu tiên. Nguyên tắc đó cũng được áp dụng tương tự trong thuyết trình, diễn thuyết. Việc lập kế hoạch rõ ràng đối với kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông.
2. Thực hành
Riêng đối với kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông thì bạn không thể chỉ học lý thuyết suông được mà bạn phải thực hành nhiều, luôn tìm kiếm cơ hội để có thể trò chuyện với mọi người hay là tham gia vào các câu lạc bộ để cải thiện kỹ năng nói trước đám đông của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hành bằng cách tự đặt mình vào trong những tình huống có thể xảy ra trong buổi diễn thuyết hay thuyết trình để cải thiện kỹ năng mềm trong giao tiếp của mình.
Khi bạn thực hành càng nhiều, phát biểu càng nhiều thì kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông của bạn sẽ ngày càng được nâng cao hơn. Khi thực hành thì bạn cũng nên chú ý để có thể sửa cho mình cách phát âm, cử chỉ, lời nói cho phù hợp.
3. Tương tác với khán giả
Tương tác với khán giả
Mới đầu khi nói thì bạn sẽ được chú ý 100% bởi những người nghe nên trong khoảng thời gian ấy thì bạn nên biết cách để thu hút sự chú ý của khán giả trong suốt buổi diễn thuyết ấy. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi tranh luận, chia sẻ những câu chuyện hấp dẫn để tương tác được với khán giả. Tương tác được với khán giả sẽ giúp bạn không bị cô lập và có thể kết nối, truyền tải thông điệp tới người nghe một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bạn hãy chú ý đến cách nói của mình để có thể phù hợp với mọi đối tượng khán giả. Hãy biết kiểm soát bản thân, nói mạch lạc, không vấp, không ngại ngùng. Bạn cũng không nên đọc giấy mà hãy thoải mái tương tác với khán giả thay vì cứ dán mắt vào những ghi chú trên giấy. Điều này sẽ giúp cải thiện kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông của bạn đấy.
4. Kiểm soát giọng nói
Giọng nói cũng chính là một công cụ quan trọng trong các buổi thuyết trình, là nghệ thuật thể hiện trước đám đông. Để cải thiện giọng nói của mình về trạng thái tốt nhất thì bạn hãy hít thở thật sâu từ cơ hoành hay thở bằng bụng cũng là một lựa chọn hợp lý. Đây chính là phương pháp mà được các ca sĩ sử dụng để luyện giọng trước khi lên trình diễn và cho kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông được tốt nhất.
Việc thực hành thở bằng cơ hoành hay thở bằng bụng giúp kiểm soát được giọng nói, luôn duy trì giọng nói ở trạng thái tốt nhất.
5. Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể
Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể
Trong giao tiếp thì ngôn ngữ cơ thể cũng được đánh giá khá cao mà không cần sử dụng đến lời nói. Đó chính là sự kết hợp hài hòa giữa nét mặt, cử chỉ khi trình bày trước đám đông. Những cử chỉ, nét mặt ấy sẽ dễ dàng bộc lộ ra nếu như bạn đang lo lắng hay bối rối nên là hãy tự tin lên nhé. Để rèn luyện ngôn ngữ cơ thể giúp cho kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông được tốt hơn thì bạn nên chú ý đi thẳng, hít thở sâu, nhìn thẳng vào mọi người và mỉm cười một cách thật tự tin.
Thay vì đứng sau bục để thuyết trình thì bạn có thể di chuyển qua lại để tạo cảm giác thoải mái cũng như nâng cao sự tự tin hơn nữa.
6. Suy nghĩ tích cực
Việc suy nghĩ tích cực trong khi giao tiếp sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn, tránh rơi vào những tình huống tiêu cực. Bạn hãy tưởng tượng ra khung cảnh bạn sẽ thuyết trình trong quá trình luyện tập để tạo sự tự tin cũng như quen với điều đó hơn.
7. Đối phó với nỗi lo lắng
Đối phó với nỗi lo lắng
Việc lo lắng chính là bức tường cản trở kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông của bạn. Có nhiều người lo lắng mà đã ngất đi trong chính buổi thuyết trình ấy và đánh mất đi nhiều cơ hội của bản thân. Do đó, bạn cần phải khống chế được nỗi lo lắng của mình, để sự tự tin lấn át đi nó thì bạn sẽ có một buổi thuyết trình vô cùng thành công hơn nữa và từ đó thì kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông của bạn cũng sẽ được cải thiện rõ ràng.
8. Rút kinh nghiệm sau các bài phát biểu
Sau khi thuyết trình thì chúng ta hãy xem lại những bản ghi hình của buổi thuyết trình, diễn thuyết ấy. Khi xem lại thì bạn sẽ biết được cử chỉ, hành động, nét mặt của mình khi ấy như nào để mà cải thiện, rút kinh nghiệm trong các lần thuyết trình, diễn thuyết sau. Ngoài ra, khi xem lại thì bạn cũng nên chú ý đến thời gian mà mình đã nói để có thể căn chỉnh cho phù hợp hơn nữa. Xem lại bản ghi hình cũng là một cách để rèn luyện kỹ năng mềm trước đám đông cũng như trau dồi kỹ năng nói trước đám đông của bản thân.
Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả: 5 tính cách thường gặp khi làm việc nhóm
V. Phương pháp giảm căng thẳng khi thuyết trình
1. Tự “thôi miên” rằng bạn rất hào hứng
Một cách để giữ bình tĩnh mà mọi người sử dụng thông dụng nhất chính là tự thôi miên bản thân rằng mình sẽ làm được, mình sẽ làm tốt thôi. Cách này tuy quen thuộc nhưng lại rất có hiệu quả đối với kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông. Không chỉ vậy, khi mà bạn tự thôi miên bản thân thì bạn cũng sẽ có những ngôn ngữ cơ thể tự nhiên nhất, chân tay không lúng túng và lời nói cũng trở nên rõ ràng, mạch lạc hơn cả.
2. Rèn luyện giọng nói
Nội dung của bài thuyết trình có thể bạn đã chuẩn bị rất kỹ càng và đầy đủ nhưng trước khi lên thuyết trình bạn lại cảm thấy giọng mình hơn run thì bạn hãy thử thuyết trình trước một đoạn để cổ họng của bạn làm quen với điều đó và điều chỉnh được âm lượng, chất giọng của mình.
3. Hít thở sâu
Hít thở sâu
Hít thở sâu là một phương pháp thường được sử dụng để cải thiện sức khỏe và đối với việc rèn luyện kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông thì đây là một cách hữu hiệu để giảm căng thẳng, lo lắng, tăng sự tập trung cao độ. Trước khi thuyết trình thì bạn hãy hít thở thật sâu để tạo cảm giác thoải mái và thư giãn trước khi lên bắt đầu buổi diễn thuyết.
4. Thử dùng ánh sáng mờ
Dùng ánh sáng mờ khi thuyết trình
Sử dụng ánh sáng mờ khi thuyết trình chính là một mẹo vặt giúp giảm căng thẳng, lo lắng bằng cách điều chỉnh không gian. Khi sử dụng ánh sáng mờ thì khán giả sẽ chỉ chú ý vào màn hình slide của bạn và bạn sẽ không còn là trung tâm của mọi ánh nhìn nữa, khi đó thì sự tự tin của bạn sẽ tăng lên vượt trội. Mặc dù, phương pháp này không giúp bạn hoàn toàn khắc phục được tâm lý sợ đám đông nhưng ít ra nó cũng cải thiện, giúp bạn giảm bớt căng thẳng, lo lắng.
5. Tương tác mắt với những người có phản ứng tích cực
Đối với kỹ năng mềm trong giao tiếp hãy kỹ năng nói trước đám đông thì nhiều người khi thuyết trình sẽ tránh nhìn vào ánh mắt của người khác nhưng điều này cũng không giúp cho kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông của bạn tốt hơn đâu. Để khắc phục thì bạn hãy thử tương tác mắt với những người có phản ứng tích cực xem sao, điều này sẽ giúp bạn có sự tự tin hơn đó.
6. Đừng cố gắng ghi nhớ chính xác từng từ
Không nên ghi nhớ chính xác từng từ
Thuyết trình là đòi hỏi khả năng nhạy bén, sự nhanh nhẹn, thông minh và khả năng tự tin với kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông của bạn. Do đó, việc ghi nhớ chính xác từng từ là không cần thiết và việc cố gắng ghi nhớ chính xác từng từ sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng hơn mà thôi. Vì thế hãy linh hoạt với mọi tình huống khi thuyết trình thay vì ghi nhớ kỹ lưỡng một kịch bản có sẵn.
7. Nhớ lại những lần thành công trước
Việc nhớ lại những buổi thuyết trình thành công trước đó sẽ giúp bạn gia tăng thêm sự tự tin và sự tin tưởng vào bản thân mình. Từ đó, mà bạn sẽ làm tốt hơn, bớt lo lắng căng thẳng hơn và kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông của bạn cũng sẽ được thể hiện tốt nhất.
Xem thêm: Kỹ năng lắng nghe quan trọng như thế nào trong cuộc sống?
VI. Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên thì mangtuyendung.vn đã cũng cấp đến bạn đọc những thông tin vô cùng bổ ích liên quan đến kỹ năng mềm trong giao tiếp hay kỹ năng nói trước đám đông như khái niệm, kỹ năng nói trước đám đông có vai trò như thế nào trong giao tiếp, bí quyết rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông,… Mong bạn đọc hãy đón đọc bài viết một cách tích cực nhất nhé.