Lạm phát là vấn đề khiến chính phủ các nước đau đầu khi phải tìm mọi cách để giữ ổn định. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ khái niệm lạm phát là gì, các nguyên nhân gây ra lạm phát và các tác động của lạm phát đến nền kinh tế.
Chúng ta đã nghe rất nhiều trên thời sự về vấn đề lạm phát. Đây là vấn đề nóng, khó giải quyết của nhiều quốc gia trên Thế giới, là vấn đề “muôn thuở” chưa được giải quyết triệt để của nhân loại. Vậy bạn đã hiểu rõ lạm phát là gì? Tác động của lạm phát đến kinh tế, đời sống của nhân dân, quốc gia đó như thế nào? Nguyên nhân lạm phát ở đâu? Cùng mangtuyendung.vn tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. Các khái niệm về lạm phát là gì?
1. Lạm phát là gì ?
Lạm phát là gì? Lạm phát ( Inflation) được hiểu là sự gia tăng của giá cả của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian của nền kinh tế. Căn cứ vào mức độ của lạm phát, người ta chia làm 3 mức độ: Lạm phát tự nhiên, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
Lạm phát là gì ?
2. Các mức độ lạm phát
Lạm phát bao gồm 3 mức độ chính từ đơn giản đến phức tạp, được đánh giá dựa theo tỷ lệ phần trăm của lạm phát. Cụ thể:
-
Lạm phát tự nhiên: Có tỷ lệ lạm phát từ 0 –
-
Lạm phát phi mã: Là mức độ lạm phát xảy ra với giá cả tăng nhanh, tỷ lệ từ 10 –
-
Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát tăng nhanh với tốc độ chóng mặt, tỷ lệ trên 1.000%. Siêu lạm phát để lại hậu quả to lớn và khó lòng khắc phục. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất hiếm khi xảy ra.
3. Tỷ lệ lạm phát là gì ?
Tỷ lệ lạm phát đo lường tốc độ tăng của mức giá. Khi mức giá tăng nền kinh tế có lạm phát (inflation), ngược lại giảm phát (deflation) xảy khi mức giá chung giảm xuống. Để tính tỷ lệ lạm phát người ta thường dựa vào chỉ số giá tiêu dùng CPI. Tỷ lệ lạm phát phụ thuộc vào tốc độ tăng của cung tiền. Nếu ngân hàng trung ương giữ mức cung tiền ổn định thì tất nhiên giá cả sẽ không biến động nhiều. Nếu muốn tỷ lệ lạm phát bằng 0 ngân hàng trung ương chỉ cần tăng cung tiền với tỷ lệ đúng bằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
4. Giảm lạm phát là gì ?
Giảm lạm phát là gì? Giảm phát (deflation) trái ngược với lạm phát, xảy khi mức giá chung giảm xuống. Cần phân biệt rõ giảm phát với thiểu phát bởi thiểu phát là sự chậm lại của tỷ lệ lạm phát. Giảm phát thường xuất hiện khi nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái hay đình đốn.
5. Siêu lạm phát là gì và hậu quả của siêu lạm phát ?
Siêu lạm phát là gì? Theo từ điển Kinh tế học của Đại học Kinh tế quốc dân thì siêu lạm phát (hyperinflation) là loại lạm phát có tốc độ rất cao và biến động cực mạnh, có thể từ 10 đến hàng nghìn phần trăm (tức hai con số trở lên). Khác với lạm phát bình thường, siêu lạm phát phản ánh tình trạng mọi người mất niềm tin vào giá trị đồng tiền và quay sang sử dụng phương pháp trao đổi hiện vật. Khi rơi vào tình trạng siêu lạm phát, nền kinh tế có nguy cơ sụp đổ và xã hội có nguy cơ rối loạn.
Xem thêm: Có nên chơi chứng khoán hay không? Kinh nghiệm chơi chứng khoán hiệu quả
II.Đặc điểm của lạm phát
Lạm phát được sinh ra do một số điều kiện cụ thể và mang tính liên tục với những đặc điểm như:
Lạm phát không phải một sự kiện ngẫu nhiên, sự tăng giá cả của hiện tượng này bắt đầu và tăng liên tục, đột ngột. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp sự tăng giá đột ngột không phải là lạm phát mà là sự biến động giá tương đối. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi vấn đề cung, cầu không ổn định trong một thời gian ngắn. Tình trạng giá cả sẽ ổn định hơn khi cung tăng để đáp ứng được cầu. Còn lạm phát thì là sự tăng giá liên tục và không dừng lại ở mức độ ổn định.
Lạm phát là sự ảnh hưởng chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế chứ không phải riêng một mặt hàng nào cả. Biến động giá tương đối chỉ là một hoặc hai hàng hóa cố định.
Lạm phát là hiện tượng lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực trong vài năm liền. Các quốc gia hiện đại tiến hành các vấn đề đo lường hằng năm để có thể hạn chế lạm phát thấp nhất có thể.
Xem thêm: Tổng hợp các vị trí nhân viên ngân hàng hot nhất hiện nay
III.Phân loại lạm phát
– Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/1 năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của lao động ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xẩy ra với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn…. Có thể nói lạm phát vừa phải tạo nên tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này, các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.
– Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với cả tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm ở mức phi mã. Lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
– Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra.
Lịch sử lạm phát cũng chỉ ra rằng: Lạm phát ở các nước đang phát triển thường diễn ra trong một thời gian dài, vì vậy hậu quả của nó thường phức tạp và trầm trọng hơn. Các nhà kinh tế học đã chia lạm phát thành 03 loại. Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50%/năm; lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50%/năm; siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200%/năm.
Xem thêm: Lợi nhuận thuần là gì? Cách tính lợi nhuận thuần cho doanh nghiệp
IV. Những nguyên nhân lạm phát là gì?
Lạm phát hình thành từ rất nhiều nguyên nhân lạm phát như lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do cơ cấu, lạm phát do cầu thay đổi, lạm phát do xuất khẩu, lạm phát do nhập khẩu, lạm phát do tiền tệ. Cùng tìm hiểu chi tiết qua những phân tích dưới đây.
1. Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo là khi cầu về thị trường hàng hóa, dịch vụ nào đó tăng lên kéo theo sự tăng lên của giá cả hàng hóa, dịch vụ đó. Theo đó, giá cả các mặt hàng tương tự cũng đồng loạt tăng theo làm cả nền kinh tế biến động với sự tăng lên đột ngột của giá.
Ví dụ như những năm 2011 sự nóng lên của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã trở thành một nguồn thu khủng đối với những người tham gia. Thu nhập tăng cao khiến những người này chi tiêu mạnh mẽ một cách bất thường, làm nền kinh tế xoay chuyển, lạm phát tăng đột biến.
Lạm phát do cầu kéo
2. Lạm phát do chi phí đẩy
Một trường hợp khác gây ra lạm phát là lạm phát do chi phí đẩy. Nghĩa là khi giá của một hoặc một vài yếu tố như giá nguyên liệu đầu vào, ngân sách trả cho nhân công, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu… tăng lên làm chi phí của doanh nghiệp tăng theo. Để đảm bảo lợi nhuận doanh nghiệp tiến hành tăng giá cả sản phẩm khiến lạm phát tăng lên.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới trong năm 1973 là ví dụ điển hình nhất cho nguyên nhân lạm phát này. Theo đó OPEC ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ đối với một số quốc gia, trong đó bao gồm 1 ông lớn chính là nước Mỹ – một trong những quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất của tổ chức này. Việc làm này làm ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ, làm cho giá dầu mỏ khi Mỹ nhập khẩu chui về được đội lên gấp ngàn lần, nền kinh tế xảy ra siêu lạm phát.
3. Lạm phát do cơ cấu
Khi doanh nghiệp đi vào kinh doanh hiệu quả thu được một số lợi nhuận đáng kể sẽ tự thúc đẩy nhân công bằng việc tăng lương. Tuy nhiên một số doanh nghiệp lại không đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả mà vẫn phải tăng lương cho nhân công để giữ chân họ. Lúc này không còn cách nào khác ngoài việc tăng giá cả sản phẩm làm lạm phát phát sinh.
Ví dụ tiêu biểu như việc một doanh nghiệp A mới mở rộng quy mô kinh doanh, tuy đã rất nỗ lực nhưng việc kinh doanh có vẻ như đã không đi đúng chiến lược nên không hiệu quả. Lúc này, nhân viên thấy tình hình doanh nghiệp không khả thi và phần lớn họ muốn bỏ việc hoặc đình công đòi tăng lương. Đi đến nước này doanh nghiệp không còn sự lựa chọn khác khi phải duy trì lượng nhân công để kịp tiến độ, buộc phải tăng lương cho người lao động dẫn đến việc đẩy giá lên bằng chi phí cận biên tăng lên cho một lao động.
4. Lạm phát do cầu thay đổi
Một mặt hàng không đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng là căn cứ cho ngành hàng khác tăng lên. Nếu thị trường này lại là độc quyền tức là không có sản phẩm thay thế thì việc tăng giá là điều đương nhiên. Đây lại là lý do cho việc phát sinh lạm phát.
Chẳng hạn như thời tiết không thuận lợi làm người nông dân mất mùa, nên lượn cung gạo ít. Trong khi đó gạo lại là thức ăn chủ yếu của người dân Việt Nam, không thể thay thế hoàn toàn bằng sản phẩm khác nên các nhà buôn bán gạo đẩy mạnh giá gạo lên gấp đôi, gấp ba. Theo đó với cùng một số tiền một gia đình trước kia có thể mua gạo ăn trong một tháng thì do tác động của lạm phát nên chỉ đủ ăn cho nửa tháng.
5. Lạm phát do xuất khẩu
Một nguyên nhân khác đến từ xuất nhập khẩu, khi xuất khẩu tăng tức là tổng cầu lớn hơn tổng cung do thị trường hàng tiêu thụ lớn hơn mức cung cấp. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng chính là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Ví dụ như khi Việt Nam xuất khẩu vải sang thị trường Trung Quốc quá nhiều làm lượng cung cho thị trường trong nước cạn kiệt. Việc chênh lệch lượng cung – cầu gây tác động mạnh mẽ đến giá cả các mặt hàng này làm xuất hiện lạm phát.
6. Lạm phát do nhập khẩu
Có nguyên nhân lạm phát từ việc xuất khẩu thì cũng có nguyên nhân lạm phát từ việc nhập khẩu. Giá hàng hóa nhập khẩu tăng có thể xuất phát từ thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng làm giá bán sản phẩm trong nước tăng lên. Giá bị đội lên qua những nhân tố này làm lạm phát xuất hiện.
Ví dụ như để bảo hộ cho hàng hóa trong nước, chính phủ gia tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng, chẳng hạn tăng từ 40% lên 50%, chứng tỏ người tiêu dùng sẽ bị tăng giá hàng hóa sản phẩm đó lên 10%. Do đó, cùng một số tiền mà trước đây người đó mua được 10 mặt hàng, nay lại chỉ mua được 9 mặt hàng.
7. Lạm phát tiền tệ
Nguyên nhân lạm phát cuối cùng do tác động từ Ngân hàng trung ương. Ví dụ ngân hàng trung ương muốn giữ đồng tiền trong nước không bị mất giá so với ngoại tệ sẽ mua ngoại tệ vào. Hay việc ngân hàng trung ương cung quá nhiều tiền ra thị trường cũng chính là nguyên nhân lạm phát.
Xem thêm: Vai trò của thị trường tài chính đối với sự phát triển của nền kinh tế
III. Lạm phát được đo lường như thế nào?
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế, thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh…
Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết yếu. Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.
Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, nhưng nếu mức giá chung tăng, ta có lạm phát. Nếu mức giá chung giảm, ta có giảm phát. Nếu chỉ có một vài mặt hàng chẳng hạn như giá đường, hay giá gạo tăng một cách đơn lẻ thì không có nghĩa là lạm phát, mà đơn giản chỉ là một sự mất cân đối tạm thời giữa cung và cầu trong ngắn hạn. Khi lạm phát xảy ra, giá trị của đồng tiền bị sụt giảm.
Ví dụ: Năm 2018 chỉ số CPI của Mỹ là 300,000 USD. Sang năm 2019, chỉ số CPI của Mỹ là 310,000 USD. Vậy tỷ lệ phần trăm lạm phát hằng năm trong suốt 2018 là: ((310,000 – 300,000)/300,000) x 100% = 3,33%
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách lập và nộp bản thuyết minh BCTC chi tiết nhất
IV. Các tác động của lạm phát là gì?
1. Tích cực
Lạm phát không phải lúc nào cũng xấu như chúng ta nghĩ. Nếu duy trì lạm phát ở mức 2-5% sẽ là rất tốt cho nền kinh tế các nước phát triển và 10% với các nước đang phát triển bởi nó đem lại một số lợi ích như:
- Kích thích tiêu dùng trong nước, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
- Cho phép chính phủ có nhiều khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc
2. Tiêu cực
Tiêu cực đầu tiên phải kể đến của lạm phát là tác động mạnh đến lãi suất. Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, để cho lãi suất thật ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa làm suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng. Lạm phát còn ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động. Khi lạm phát tăng cao trong khi thu nhập không đổi đã làm thu nhập thực tế giảm xuống. Ngoài ra lạm phát còn gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế như: gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, suy thoái nền kinh tế, đời sống nhân dân trở nên khó khăn hơn.
V. Cách kiểm soát lạm phát là gì?
Có nhiều phương pháp và chính sách đã và đang được sử dụng để kiểm soát lạm phát. Bao gồm:
– Giảm lượng tiền giấy lưu thông để giảm bớt lượng nhà rỗi dư thừa bằng cách:
+ Phát hành trái phiếu
+ Tăng lãi suất tiền gửi
+ Giảm sức ép lên giá cả, hàng hóa dịch vụ,..
=> Để từ đó làm giảm lạm phát; giảm lượng tiền là biện tình thế trong thời gian ngắn nhất
– Thi hành chính sách tài chính thắt chặt như:
+ Tạm hoãn các khoản chưa chưa cần thiết.
+ Cân đối lại ngân sách Nhà nước
+ Cắt giảm chi tiêu
– Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông
+ Khuyến khích tự do mậu dịch
+ Giảm thuế quan
+ Các biện pháp hàng hóa từ ngoài vào
– Đi vay viện trợ nước ngoài
– Cải cách tiền tệ
Xem thêm: EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS trong đầu tư chứng khoán
VI. Những câu hỏi liên quan đến lạm phát
1. Lạm phát ảnh hưởng cụ thể đến những mặt hàng nào?
Lạm phát sẽ gây ảnh hưởng chung tới tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ của một nền kinh tế chứ không phải riêng một mặt hàng nào cả.
2. Chỉ số lạm phát của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
Theo số liệu của Tổng cục thống kê (TCTK), lạm phát cơ bản bình quân quý I/2021 tăng 0.67% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
3. Quy định của Nhà nước về lạm phát như thế nào?
Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định liên quan đến lạm phát như sau:
-
Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện;
-
Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm;
-
Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia;
-
Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyển, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chĩ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
4. Có hay không đồng tiền giảm lạm phát?
Khi mà hầu hết các quốc gia đều tìm cách để đồng tiền của quốc gia không bị lạm phát. Nhưng có một đồng tiền được cho rằng là đồng tiền giảm lạm phát. Đó chính là đồng tiền ảo Bitcoin!
Điều này cũng dễ hiểu bởi vì nó có các tính chất của nó như:
- Nguồn cung cố định
- Cơ chế giảm nguồn cung
Chính sự đặt biệt này làm cho nó trở thành đồng tiền đầu tiên giảm lạm phát.
Xem thêm: Mối quan hệ và cách phân tích tài chính theo hệ số ROE và ROA
VII. Kết luận
Nói tóm lại, thông qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp tới quý độc giả thông tin vô cùng quan trọng đến nền kinh tế đất nước – lạm phát. Bài viết đã phân tích sâu về khái niệm lạm phát là gì, chỉ số lạm phát là gì, lạm phát là gì kinh tế vĩ mô, lạm phát là gì nguyên nhân và hậu quả, các tác động tích cực cũng như tiêu cực từ lạm phát.