Nhân viên Marketing (Marketing Executive) đã và đang trở thành một công việc “hot” trên thị trường tuyển dụng. Mặc dù vậy, không ít người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nó. Bài viết sau chính là chìa khóa cho những ai đang băn khoăn về vị trí này…
Thị trường cạnh tranh khốc liệt khiến cho hoạt động marketing của mỗi doanh nghiệp ngày nay ngày càng quan trọng. Trước khi tìm hiểu nhân viên Marketing – Marketing Executive là gì, hay những công việc cần làm của nhân viên Marketing (Marketing Executive), chúng ta cần phải nắm được thuật ngữ liên quan trực tiếp tới vị trí này – marketing là gì? Thường thì đối với cụm từ này, chúng ta đã không còn lạ lẫm, bởi nó thường xuyên xuất hiện ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào. Tuy nhiên để trả lời đúng và đầy đủ nhất câu hỏi marketing là gì thì chưa hẳn ai cũng biết.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ – AMA, Marketing được hiểu là “một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế, nhằm mục đích hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức”. Từ đó, chúng ta cũng có thể mường tượng tầm quan trọng và vị trí của hoạt động marketing là gì đối với mỗi doanh nghiệp. Rộng hơn, đó chính là sự cần thiết của những nhân viên Marketing (Marketing Executive).
Về cơ bản, xây dựng chiến lược Marketing giống như nền móng của công việc này. Để thành công, công việc mỗi ngày của bạn sẽ luôn linh hoạt để bắt kịp những thay đổi và cần rất nhiều hoạt động nghiên cứu cũng như phân tích thị trường. Một nhân viên Marketing (Marketing Executive) sẽ làm việc trực tiếp dưới quyền chỉ đạo, điều hành một Marketing Manager, các chỉ thị và chỉ tiêu doanh số sẽ làm nhiệm vụ mỗi ngày mà bạn cần đạt được. Ngoài ra bạn còn là đầu mối liên lạc với khách hàng, chẳng cần phải nói cũng biết, để đảm nhiệm tốt vị trí này, bạn cần liên tục thực hiện những công việc mang tính xã hội cao bao gồm liên lạc, giao tiếp và thiết lập mạng lưới với các doanh nhân cũng như đối tác, suppliers khác.
Vậy trong doanh nghiệp, nhiệm vụ của các nhân viênmarketing là gì? Hay các công việc của nhân viên Marketing – Marketing Executive là gì? Hãy cùng xem nhé…
Mục Lục Bài Viết
I. Marketing Executive là gì?
Nhân viên Marketing – Marketing Executive là gì?
Nhân viên Marketing (Marketing Executive)là người thực hiện các kế hoạch do Giám đốc Marketing và Trưởng phòng Marketing đề ra, đảm bảo hoạt động Marketing diễn ra trơn tru, đều đặn. Đồng thời, các nhân viên Marketing (Marketing Executive) sẽ là người quản lý “kho vũ khí”, kết hợp với những chiến thuật khôn ngoan, mạnh dạn, nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh công ty.
Với một nền tảng kinh nghiệm vững chắc và cảm nhận về thị trường tốt, một Marketing Executive làm việc cho các công ty truyền thông, sự kiện, quảng cáo hay nghiên cứu thị trường và thậm chí có thể tiếp tục thành lập công ty của riêng mình. Đối với triển vọng phát triển, bằng việc đẩy mạnh quảng bá đi đôi với nỗ lực để nâng cao hiệu suất, bao gồm cả nhận thêm trách nhiệm quản lý những nhóm nhân viên ngày càng lớn. Nhân viên Marketing (Marketing Executive) có thể trở thành Marketing Manager và rất có thể sẽ đạt được vị trí Marketing Director.
Mặc dù khối lượng công việc khá lớn với mô tả công việc nhân viên marketing phức tạp, nhưng mức lương dành cho vị trí này rất tương xứng. Mức thu nhập mà các doanh nghiệp trả cho vị trí Nhân viên Marketing (Marketing Executive)thường dao động từ 9,000,000 đồng tới 14,000,000 đồng. Thậm chí nếu có đủ kinh nghiệm lẫn kiến thức, kỹ năng, lương của nhân viên Marketing (Marketing Executive) có thể lên tới 35,000,000 đồng.
Nếu vị trí Nhân viên Marketing (Marketing Executive) là một trong số mục tiêu quan trọng trên con đường sự nghiệp của bạn, chắc hẳn bạn đang rất băn khoăn rằng cụ thể mô tả công việcnhân viênmarketing là gì. Điều này sẽ được giải đáp ngay lập tức ở phần sau…
II. Mô tả công việc nhân viên Marketing (Marketing Executive)
Nhân viên Marketing (Marketing Executive) làm gì?
Một nhân viên Marketing (Marketing Executive) thường có nhiệm vụ chính là quản lý nhân viên Marketing, công việc chủ yếu là quản lý và kiểm soát các mối quan hệ tồn tại giữa sản phẩm của mình và các đối tượng (tiêu dùng, khách hàng), tạo ra những sự tương đồng hoàn hảo giữa sản phẩm của khách hàng và nhu cầu người tiêu dùng từ đó thúc đẩy doanh số sale. Ngoài ra nhân viên Marketing (Marketing Executive) còn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy chất lượng sản phẩm & dịch vụ để thu lại được sự quan tâm cao của khách hàng (hoặc người tiêu dùng).
III. Các công việc chính của Marketing Executive
Cụ thể, những công việc hằng ngày mà nhân viên Marketing (Marketing Executive) cần làm đối với hoạt động marketing là gì? Đó chính là:
- Thường xuyên nhận kế hoạch marketing từ ban lãnh đạo, từ đó triển khai và theo dõi các hoạt động trong kế hoạch
- Nhân viên Marketing (Marketing Executive) cũng cần biết tổ chức và đo lường hiệu quả các chiến dịch quảng cáo/truyền thông trên các kênh quảng bá với ngân sách cho phép
- Quản lý hệ thống kênh marketing của doanh nghiệp: fanpage, website, email,…
- Báo cáo lên cấp trên về hiệu quả tình hình hoạt động marketing của doanh nghiệp
IV. KPI công việc với vị trí Marketing Executive
Chỉ số hiệu suất – Key Performance Indicator (KPI) là một giá trị số cho biết các vị trí, phòng ban có hoạt động hiệu quả hay không. Đặc biệt với nhân viên Marketing (Marketing Executive) thì KPI lại đóng góp một phần rất quan trọng trong hoạt động xúc tiến, phát triển hoạt động marketing của doanh nghiệp. Dưới đây là một số KPI cụ thể mà mỗi một nhân viên Marketing (Marketing Executive) nào cũng đều phải nắm chắc như:
- Traffic đến website, fanpage,…
- Lead, Marketing Qualified Lead
- Tỉ lệ chuyển đổi và chi phí trên một khách hàng tiềm năng của từng kênh (organic, social,..)
V. Yêu cầu công việc của vị trí Marketing Executive
Yêu cầu vị trí nhân viên Marketing (Marketing Executive)
Khi đã hiểu về bản mô tả công việc nhân viên marketing hay cách hoạt động của marketing executive là gì. Có thể bạn đã hiểu phần nào về yêu cầu công việc của vị trí này. Với vai trò xúc tiến và quản lý hoạt động marketing, nhân viên Marketing (Marketing Executive) được giao khá nhiều nhiệm vụ với yêu cầu công việc kết hợp chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng quan trọng. Cụ thể như:
- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm ở vị trí Nhân viên Marketing hoặc các công việc tương tự
- Có kiến thức Marketing căn bản
- Ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm quản lý các kênh Marketing và có kinh nghiệm sử dụng các công cụ Marketing
- Kỹ năng làm việc nhóm tốt
- Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian tốt
- Tư duy phân tích tốt
- Sáng tạo, linh hoạt
VI. Những năng lực cần có để trở thành Marketing Executive giỏi
Tới đây, có lẽ bạn đang băn khoăn làm thế nào để trở thành một nhân viên Marketing (Marketing Executive) giỏi. Để đạt được điều này, bạn cần rèn luyện cho mình những năng lực chính sau:
- Knowledge – nhân viên marketing muốn làm tốt chắc chắn cần có kiến thức Marketing căn bản và cách sử dụng các công cụ Marketing cơ bản.
- Skill – Kỹ năng đàm phán, thuyết phục, kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định, kỹ năng quản trị thay đổi và tư duy chiến lược, tư duy tập trung vào kết quả, kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm, ý thức tự học, tự trau dồi, cuối cùng là tư duy trực giác
- Attitude – Năng lực sáng tạo và đổi mới, giữ thái độ đặt khách hàng là trung tâm, nhạy bén, bảo mật kinh doanh
Ngoài ra, nhân viên Marketing (Marketing Executive) giỏi cũng cần sở hữu những năng lực phụ trợ thêm như:
- Khả năng tự quản lý và tự tạo động lực cho bản thân là cực kỳ quan trọng đối với một nhân viên marketing
- Kỹ năng giao tiếp và truyền tải tốt kết hợp với kỹ năng thuyết trình và giao tiếp, kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian quản lý thời gian
- Tư duy sáng tạo để tạo ra những chiến dịch mới
- Tự tin, khéo léo và có khả năng thuyết phục
- Có tính kỷ luật cao và tính chuyên nghiệp
- Logic tốt và kiến thức về thống kê, nhạy bén trong kinh doanh và khả năng quản lý ngân sách tốt.
- Sẵn sàng làm việc trong thời gian dài và thường xuyên dưới áp lực cao
VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn Marketing Executive
Mỗi buổi phỏng vấn nhân viên Marketing (Marketing Executive) là một cuộc nói chuyện hoàn toàn khác nhau. Do vậy, nếu không chuẩn bị kỹ tinh thần, kỹ năng và thái độ, ứng viên khó có thể lường trước những tình huống sẽ đặt ra cho mình là gì. Với yêu cầu về tính sáng tạo, tư duy logic được đặt lên hàng đầu, các nhà tuyển dụng sẽ có thể đưa ra những câu hỏi như:
1. Quan niệm của bạn về hoạt động Marketing?
Để nói về hoạt động marketing, khá là khó để định nghĩa một cách cụ thể và đầy đủ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm và quan điểm của tôi, một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức. Trên một phương diện nào đó, có thể nhìn nhận marketing như một “nghệ thuật bán hàng”.
2. Bạn có kinh nghiệm sử dụng các công cụ marketing nào?
Gợi ý trả lời: Tôi đã từng sử dụng qua những công cụ marketing như: Marketing mạng xã hội (Social Media), Marketing tại điểm bán (Trade Marketing), Quan hệ công chúng (Public Relations), và Bán hàng cá nhân (Personal Selling), Quảng cáo (Advertising), Marketing trực tiếp (Direct Marketing) và một số loại marketing biến thể khác.
3. Ở vị trí cũ của bạn, bạn chịu trách nhiệm cho những kênh truyền thông nào và hiệu quả của chúng ra sao? Làm thế nào để bạn đo lường hiệu quả của hoạt động đó?
4. Chiến dịch marketing thành công nhất mà bạn từng thực hiện là gì? Bạn có bài học nào rút ra từ thành công đó hay không?
5. Hãy thử kể lại một chiến dịch marketing mà bạn đã xúc tiến và kỳ vọng nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Bạn học được điều gì sau chiến dịch đó?
6. Theo bạn thì sản phẩm của chúng ta có thể tiếp cận đến những đối tượng khách hàng tiềm năng nào? Trong cương vị một nhân viên Marketing (Marketing Executive), bạn sẽ làm cách nào để gia tăng traffic cho chúng tôi?
7. Bạn thường trau dồi kiến thức về chuyên môn, kỹ năng Marketing của mình như thế nào? Kể tên một chiến dịch Marketing hoặc một thương hiệu có cách áp dụng chiến lược Marketing mà bạn yêu thích, và cụ thể lí do bạn yêu thích chiến dịch/thương hiệu đó là gì?
VIII. Kết luận
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về vị trí nhân viên Marketing (Marketing Executive). Mong rằng bạn đã có cho mình cái nhìn đầy đủ nhất về công việc thú vị này. Hãy đến với mangtuyendung ở những bài viết sau để tìm hiểu thêm những điều bổ ích khác nhé…
Download bản mô tả công việc nhân viên Marketing (Marketing Executive) tại đây