Giấy khám sức khỏe là loại giấy tờ vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được mangtuyendung bật mí giấy khám sức khỏe xin việc là gì và những lưu ý bạn cần biết khi làm giấy khám sức khỏe nhé!
Trong bài viết dưới đây mangtuyendung sẽ chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin liên quan tới giấy khám sức khỏe xin việc là gì, những lưu ý khi làm giấy khám sức khỏe và bật mí tới bạn đọc một số mẫu giấy khám sức khỏe chuẩn nhất hiện nay. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về giấy khám sức khỏe là gì nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. Những điều cơ bản về làm giấy khám sức khỏe xin việc
1. Giấy khám sức khỏe là gì?
Giấy khám sức khỏe xin việc là mẫu giấy để xác nhận xem người lao động có đủ sức khỏe cần thiết để đi xin việc hay không. Mẫu giấy khám sức khỏe sẽ do cơ sở y tế có thẩm quyền chứng nhận. Đây là thành phần hồ sơ quan trọng không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc cứng của mỗi ứng viên để nộp cho nhà tuyển dụng.
Giấy khám sức khỏe là gì?
2. Những thông tin cần biết về giấy khám sức khỏe
Về hình thức:
Giấy khám sức khỏe là loại giấy tờ do bệnh viện cung cấp. Đi kèm với giấy khám sức khỏe bạn phải có 1 ảnh chân dung có kích cỡ 4×6 cm và được chụp trên phông nền trắng, thời gian chụp không được quá 6 tháng.
Về nội dung:
Với các đối tượng vừa đủ từ 18 tuổi trở lên thì nội dung của giấy khám sức khỏe bao gồm các phần quan trọng sau đây:
- Nội khoa.
- Ngoại khoa.
- Phụ khoa (nữ).
- Tai, mũi, họng.
- Răng hàm mặt.
- Da liễu
- Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.
Đối với các đối tượng dưới 18 tuổi thì bạn chỉ cần xét nghiệm mắt, tai – mũi – họng và răng hàm mặt là đã hoàn thành xong việc làm giấy khám sức khỏe.
II. Những lưu ý khi làm giấy khám sức khỏe xin việc
1. Các yêu cầu cần có
Trước khi đi làm giấy khám sức khỏe xin việc, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:
- Những thông tin cá nhân chính xác bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, thông tin liên lạc (của cá nhân và người thân);
- Ít nhất là 2 chiếc ảnh có kích thước 4x6cm. Mỗi một tờ giấy khám sức khỏe xin thêm thì phải cần có thêm 1 ảnh. Như vậy, nếu bạn cần 2 tờ kết quả khám sức khỏe thì cần chuẩn bị 3 ảnh kích thước 4x6cm;
- Chứng minh thư nhân dân hoặc có thể là thẻ căn cước công dân;
- Sổ bảo hiểm y tế (nếu có);
- Chi phí khám.
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này trước khi đến làm giấy khám sức khỏe xin việc. Nếu thiếu giấy tờ nào, bạn sẽ được yêu cầu về chuẩn bị đầy đủ và quay lại vào lần sau, như vậy sẽ rất mất khá nhiều thời gian.
Những lưu ý khi làm giấy khám sức khỏe xin việc
2. Thực trạng của giấy khám sức khỏe hiện nay
Hiện nay đi cùng với hàng loạt những cơ hội việc làm, nhu cầu của các ứng viên làm giấy khám sức khỏe xin việc ngày càng tăng cao cho nên hầu hết tại các bệnh viện đều có dịch vụ khám sức khỏe tổng quát cho các ứng viên. Đa số thì mức chi phí khám sức khỏe định kỳ với hình thức kiểm tra tổng quát tại các bệnh viện sẽ có chi phí dao động từ 1 – 1.5 triệu VNĐ.
Nếu ứng viên đã có bảo hiểm y tế thì giá khám sức khỏe tổng quát sẽ được miễn giảm xuống chỉ còn khoảng mức 85.000 – 90.000/ lượt. Bên cạnh đó, các bệnh viện sẽ thu thêm khoảng 4.000 đồng tiền hồ sơ khám sức khỏe (Sổ khám sức khỏe). Vì thế mà tổng chi phí sẽ dao động từ 90.000 – 120.000/ giấy khám sức khỏe.
III. Tải mẫu giấy khám sức khỏe chuẩn nhất
Tải mẫu giấy khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi chuẩn nhất: TẠI ĐÂY
Tải mẫu giấy khám sức khỏe cho người dưới 18 tuổi chuẩn nhất: TẠI ĐÂY
IV. Quy trình khám sức khỏe xin việc
Quy trình khám sức khỏe xin việc
Về cơ bản thì quy trình khám sức khỏe xin việc ở hầu hết tại các cơ sở y tế là như nhau. Người được khám sức khỏe phải trải qua các quy trình như sau:
- Xuất trình các giấy tờ tùy thân (chứng minh thư/thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế (nếu có)) tại quầy đón tiếp và nói rõ ra lý do khám sức khỏe xin việc. Các loại giấy tờ đó sẽ được giữ lại cho đến khi hoàn tất thủ tục;
- Nộp phí khám sức khỏe, nhận phiếu thu và sẽ được các bác sĩ chỉ định đến các khoa/phòng khác nhau. Sau đó bạn chỉ cần chờ đợi đến lượt mình để khám đầy đủ các danh mục như:
- Khám nội chung;
- Siêu âm;
- Phụ khoa;
- Răng – hàm – mặt;
- Tai – mũi – họng;
- Da liễu;
- Xét nghiệm máu;
- Xét nghiệm nước tiểu;
- Chụp x-quang/test chất gây nghiện… (Mục này chỉ áp dụng đối với một số ngành đặc thù cần phải có)
- Chờ đợi kết quả khám tại phòng khám nội chung ban đầu;
- Nhận kết quả khám từ bác sĩ khám nội;
- Trở về quầy thủ tục để hoàn tất thủ tục khám sức khỏe, thanh toán các khoản phí phát sinh (nếu có), nhận lại giấy tờ.
Người đến khám sức khỏe cần tuân thủ đúng quy trình để được thăm khám một cách chính xác và nhanh chóng.
V. Mua giấy khám sức khỏe có thể đi tù đến 7 năm
Việc mua giấy khám sức khỏe trên thị trường có thể giúp người mua tiết kiệm được thời gian đi khám sức khỏe. Tuy nhiên bản thân người mua giấy khám sức khỏe sẽ phải chịu nhiều hệ lụy.
Mua giấy khám sức khỏe có thể đi tù đến 7 năm
1. Thế nào là mẫu giấy khám sức khỏe giả?
Việc khám và cung cấp giấy khám sức khỏe phải tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục được quy định tại Thông tư 14/2013/TT – BYT về hướng dẫn khám sức khỏe. Việc không tuân thủ hoặc không đến khám sức khỏe thực tế tại các cơ sở y tế mà mua giấy khám sức khỏe (dù là giấy khám sức khỏe đúng là do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp với con dấu và chữ ký chính xác) đều bị coi là giấy khám sức khỏe giả.
2. Mức phạt nào cho người sử dụng giấy khám sức khỏe giả
Thứ nhất: Người bán giấy khám sức khỏe có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể là:
1. Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám sức khỏe đầy đủ các nội dung theo yêu cầu;
b) Phân loại sức khỏe không đúng với tình trạng sức khỏe thực tế của người khám sức khỏe…
Thứ hai: Người bán giấy khám sức khỏe có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc các tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, được quy định cụ thể tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ lên đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính với số tiền từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc các giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt số tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Vì vậy theo quy định nêu trên, không chỉ người bán giấy khám sức khỏe mà ngay cả người sử dụng, người mua giấy khám sức khỏe đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc sử dụng các tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
VI. Kết luận
Như vậy giấy khám sức khỏe là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng. Chính vì vậy trong quá trình làm giấy khám sức khỏe xin việc bạn phải tuân thủ những quy định nhất định. Đồng thời bạn cũng nên lưu ý đừng vì muốn tiết kiệm ít thời gian và chi phí mà quyết định mua giấy khám sức khỏe giả nhé bởi nó sẽ mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đấy!