Đại học Điện lực là trường nào? Chương trình đào tạo cũng như chất lượng đào tạo của trường được đánh giá ra sao? Mức học phí của trường như thế nào? Hãy cùng mangtuyendung.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tuyển sinh đại học luôn là vấn đề được quan hàng đầu đối với các bạn thí sinh và các bậc phụ huynh. Chọn trường, chọn ngành thế nào cho phù hợp với bản thân và phù hợp với xu hướng thị trường lao động hiện nay. Bài viết hôm nay thì mangtuyendung.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc một ngôi trường được đánh giá cao về chương trình đào tạo cũng như chất lượng đào tạo. Đó là trường Đại học Điện Lực Hà Nội. Ngôi trường này có gì đặc biệt và thú vị, chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo ra sao? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ngôi trường này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục Bài Viết
I. Khái quát về trường Đại học Điện lực Hà Nội
Giới thiệu về trường Đại học Điện lực Hà Nội
Trường Đại học Điện lực Hà Nội là trường đào tạo đa cấp, đa ngành, có nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phục vụ cho ngành kinh tế xã hội của đất nước với chương trình đào tạo được đánh giá cao. Ngoài ra, trường Đại học Điện lực Hà Nội còn là trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ hàng đầu của Ngành. Tiền thân của trường Đại học Điện lực Hà Nội là trường Kỹ nghệ Thực hành được thành lập vào năm 1898. Sau đó trường được tách thành trường Kỹ thuật I và Kỹ thuật II.
1. Đào tạo
Hiện tại, trường Đại học Điện lực Hà Nội có quy mô đào tạo gần 10.000 sinh viên với 18 ngành chương trình đào tạo đại học hệ đại trà (trong đó có 11 ngành đã tuyển sinh và tổ chức đào tạo), 8 chương trình đào tạo đại học chất lượng cao, 4 chương trình đào tạo tiến sĩ và 7 ngành đào tạo thạc sĩ.
2. Nghiên cứu khoa học
Vì là trường có chương trình đào tạo được đánh giá cao trong ngành và với sứ mệnh cao cả là phát triển khoa học và công nghệ gắn kết với thực tiễn sản xuất nên trường Đại học Điện lực Hà Nội luôn nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng cũng như của thực tiễn đặt ra. Hiện tại, chương trình đào tạo của trường gồm có các lĩnh vực nghiên cứu sau: các hệ thống kỹ thuật trong các nhà máy điện (thủy điện, nhiệt điện, điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác thải), trạm điện và đường dây truyền tải điện, các bộ phận và hệ thống nhiệt-lạnh, các hệ thống đo lường, điều khiển, giám sát và truyền tin trên diện rộng, các vấn đề liên quan đến cơ khí, chế tạo và xây dựng điện,… thuộc chương trình đào tạo.
Với rất nhiều các lĩnh vực nghiên cứu như vậy nên đã có hàng trăm đề tài nghiên cứu được ra đời và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị khoa học như thương phẩm công tơ điện tử, dàn nước nóng năng lượng mặt trời, lưới điện thông minh, máy tạo dòng 4000A, hộp bộ thí nghiệm Vôn-Ampe, máy bắn bóng bàn,…
3. Nhân lực
Nguồn nhân lực trường Đại học Điện lực Hà Nội
Với ngần ấy năm thành lập và phát triển thì hiện nay, trường Đại học Điện lực Hà Nội đang có 472 cán bộ viên chức lao động, trong đó có 2 Giáo sư, 21 Phó Giáo sư, 88 Tiến sĩ và 262 Thạc sĩ. Đặc biệt với mỗi chuyên ngành thuộc chương trình đào tạo thì đều có các giảng viên có trình độ tiến sĩ chuyên ngành và trình độ thạc sĩ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, 100% giảng viên của trường đều đạt trình độ chuẩn theo quy định, được bố trí giảng dạy đúng chuyên ngành chương trình đào tạo.
4. Hợp tác quốc tế
Trường Đại học Điện lực Hà Nội đã có nhiều hoạt động hợp tác liên kết chương trình đào tạo với các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng đào tạo như Đại học Grenoble (Pháp), CVUT (Cộng hòa Séc), Đại học Palermo (Ý), Học viện Chisholm (Úc), Đại học Fukui (Nhật Bản), Đại học Năng lượng Kazan (Liên bang Nga), Đại học Điện lực Thượng hải và Đại học Khoa học Kỹ thuật Điện tử Quế Lâm (Trung Quốc).
5. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất trường Đại học Điện lực Hà Nội
Trải qua ngần ấy năm hình thành và phát triển thì đến nay, trường Đại học Điện lực Hà Nội đang có 2 cơ sở đào tạo:
– Cơ sở 1 tọa lạc tại 235 Hoàng Quốc Việt – quận Bắc Từ Liêm – TP. Hà Nội
– Cơ sở 2 tại xã Tân Minh – huyện Sóc Sơn – Hà Nội
Với 2 cơ sở để đáp ứng chương trình đào tạo thì hiện tại, trường Đại học Điện lực Hà Nội đang có 54 phòng thí nghiệm, 94 phòng học lý thuyết với tổng diện tích sử dụng là 6.805m2 với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học của nhà trường như máy chiếu, âm thanh. Ngoài ra, trường còn có 1 thư viện điện tử với trên 13.000 đầu sách và rất nhiều đầu sách điện tử khác để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên và sinh viên nhà trường trong chương trình đào tạo.
Đặc biệt, trường Đại học Điện lực Hà Nội còn đầu tư xây dựng 2 khu làm việc hành chính được trang bị đầy đủ tiện nghi cùng 2 khu ký túc xá sinh viên với 171 phòng với tổng diện tích là 4.494m2, 2 khu thể thao đa năng với với diện tích là 11.985m2 và 2 khu nhà ăn tập thể với 1 khu dành cho cán bộ giảng viên và 1 khu dành cho sinh viên.
6. Về sinh hoạt và con người
Từ xưa đến nay, trường Đại học Điện lực Hà Nội không chỉ được biết đến với cơ sở vật chất đẹp mà còn có vị trí đắc địa khi nằm trên một trong những con đường đẹp nhất nhì Hà Nội. Đặc biệt, trường còn rất gần Hồ Tây nên bạn có thể thoải mái đi chơi, đi hẹn hò tại nơi đây. Đặc biệt, trường Đại học Điện lực Hà Nội là ngôi trường có số lượng sinh viên nam áp đảo sinh viên nữ nên chính điều này đã giúp con gái Điện lực trở nên có giá hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, mức học phí trong mấy năm gần đây của trường đang có sự biến đổi nhẹ nhưng bù lại trường lại có cơ sở vật chất tốt, đáp ứng được các nhu cầu học tập cũng như nghiên cứu của sinh viên.
Xem thêm: Bật mí những thông tin tuyển sinh trường Đại học Công đoàn mới nhất
II. Tìm hiểu nhóm ngành làm nên tên tuổi của trường Đại học Điện lực Hà Nội
1. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử
Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện – Điện tử
– Mã ngành: 7510301
– Bằng tốt nghiệp được cấp: Kỹ sư
– Thời gian đào tạo: 4,5 năm
Cuộc sống ngày nay không thể thiếu những trang thiết bị điện tử dù là ở các gia đình, công ty, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp. Vì vậy mà ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử đã trở thành một trong những ngành quan trọng hàng đầu thuộc chương trình đào tạo. Do đó mà nhu cầu về nguồn nhân lực Kỹ thuật Điện – Điện tử cũng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết và nhân lực của trường Đại học Điện lực Hà Nội bao giờ cũng được đánh giá cao. Sinh viên ngành này sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty, nhà máy với các vị trí như giám sát, lắp đặt, thi công, tư vấn thiết kế, vận hành chế tạo các tập đoàn điện tử.
Có nhiều cơ hội việc làm là thế nhưng sinh viên ngành này cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với nhiều đối thủ ở ngành khác cùng chương trình đào tạo. Trường Đại học Điện lực Hà Nội luôn đầu tư vào chất lượng chương trình giảng dạy để đảm bảo rằng cho ra đời những thế hệ nhân lực chất lượng tốt nhất. Cụ thể hơn về chương trình đào tạo thì sinh viên sau khi trúng tuyển thì có thể chọn:
– Lựa chọn 1 trong 4 chuyên ngành để theo học, đó là Hệ thống điện, Điện công nghiệp và Dân dụng, Tự động hóa Hệ thống điện và Điều khiển kết nối nguồn phân tán.
– Sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức chung của ngành và kiến thức chuyên sâu của mỗi ngành.
– Nhà trường sẽ xây dựng và rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ hỗ trợ liên quan, đặc biệt là khả năng phân tích, thiết kế và chế tạo.
2. Ngành Kỹ thuật nhiệt
Ngành Kỹ thuật nhiệt trường Đại học Điện lực Hà Nội
– Mã ngành: 7520115
– Bằng tốt nghiệp được cấp: Kỹ sư
– Thời gian đào tạo: 4,5 năm
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì ngành Kỹ thuật nhiệt đang đóng một vai trò rất quan trọng trong xã hội ngày nay và là kim chỉ nam, là chìa khóa dẫn tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Năng lượng nhiệt đang được ứng dụng vào trong rất nhiều lĩnh vực như sản xuất điện, luyện kim, cơ khí chế tạo, dệt may, giày da, chế biến thực phẩm,… Chính vì vậy mà nhu cầu về nguồn nhân lực ngành Kỹ thuật nhiệt ngày càng tăng cao nhưng số lượng và chất lượng kỹ sư của trường vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên chương trình đào tạo của trường vẫn được đổi mới để có thể đáp ứng nhu cầu về nhân lực.
Cơ hội việc làm đối với ngành Kỹ thuật nhiệt cũng rất phong phú và đa dạng:
– Kỹ sư chuyên ngành Nhiệt điện có thể làm ở các nhà máy nhiệt điện với các vị trí như kỹ sư vận hành nhà máy, kỹ sư quản lý dự án, kỹ thuật viên phụ trách các vấn đề liên quan đến máy móc,…
– Kỹ sư chuyên ngành Điện lạnh có cơ hội làm các công việc như kỹ sư quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình kỹ thuật cơ – nhiệt – điện lạnh trong dân dụng và công nghiệp, kỹ sư thiết kế, thi công, giám sát công trình,…
3. Ngành Công nghệ Kỹ thuật hạt nhân
Ngành Công nghệ Kỹ thuật hạt nhân
Công nghệ hạt nhân vẫn luôn được coi là ngành trọng điểm trong tương lai khi mà nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao và các nguồn năng lượng khác không đủ để đáp ứng. Và hiện nay, các nước phát triển hàng đầu thế giới cũng đang chú trọng đầu tư vào ngành này như Mỹ, Nhật Bản,…
Tuy nhiên, tại Việt Nam thì vẫn chưa có nhiều cơ hội và điều kiện để tập trung phát triển ngành này và trường Đại học Điện lực Hà Nội mới chỉ là một trong số ít ỏi các trường đại học trên cả nước đào tạo chuyên ngành này trong chương trình đào tạo.
Sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc tại các cơ quan như: viện nghiên cứu hạt nhân, lò phản ứng nghiên cứu, các cơ quan doanh nghiệp sử dụng nguồn phóng xạ và tia X để kiểm tra các vật liệu, mối hàn, đường ống, các trung tâm phóng xạ sử dụng nguồn phóng xạ và máy gia tốc để bảo vệ nguồn nông sản,… với chất lượng chương trình đào tạo được đánh giá cao.
Xem thêm: Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM- Ngôi trường của nhiều diễn viên nổi tiếng
III. 2 ngành học gây bất ngờ tại trường Đại học Điện lực
1. Ngành Quản trị kinh doanh
Ngành Quản trị kinh doanh đại học Điện lực Hà Nội
– Thời gian đào tạo: 4 năm
Những ai có đam mê kinh doanh và khao khát làm giàu thì ngành Quản trị kinh doanh hoàn toàn phù hợp với bạn nhưng không phải ai cũng dễ dàng chinh phục được lĩnh vực này.
Vì là một ngành hot trong chương trình đào tạo của rất nhiều ngành nên hiện nay cử nhân ngành Quản trị kinh doanh đang thất nghiệp rất nhiều, khoảng 200.000 người. Đây là con số báo động khi đây toàn là những người không làm việc được nhưng trên thực tế thì lại đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguyên nhân của việc này là do có nhiều trường đại học vẫn còn tồn tại phương pháp giảng dạy đặt nặng lý thuyết mà không quan tâm đến thực hành khiến cho sinh viên không có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để có thể làm việc.
Và để khắc phục điều đó thì chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Điện lực Hà Nội chú trọng đào tạo như sau:
– Sinh viên sẽ được lựa chọn 1 trong 2 chuyên môn sau khi trúng tuyển đó là Quản trị kinh doanh và Quản trị kinh doanh khách sạn du lịch.
– Nhà trường sẽ cung cấp các kiến thức tổng hợp về ngành Quản trị doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh khách sạn du lịch cùng các kiến thức thuộc lĩnh vực đặc thù.
– Ngoài ra, trường Đại học Điện lực Hà Nội cũng chú trọng xây dựng và rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết như kỹ năng mềm, phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo,…
Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm phong phú và đa dạng với các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing, nhân sư, trưởng phòng quản lý bộ phận, giảng viên,… với chất lượng chương trình đào tạo được đánh giá cao.
2. Ngành Tài chính – Ngân hàng
Ngành Tài chính – Ngân hàng
– Mã ngành: 7340201
– Bằng tốt nghiệp được cấp: Cử nhân
– Thời gian đào tạo: 4 năm
Nhiều người nghĩ rằng ngành Tài chính – Ngân hàng đang dư thừa nguồn lao động nhưng thực tế thì ngành này đang thừa nguồn lao động không có năng lực làm việc nhưng lại đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, mà hiện nay nhiều trường đại học trên cả nước đang thiết kế chương trình đào tạo mới cho ngành Tài chính – Ngân hàng để nâng cao chất lượng đào tạo và chương trình đào tạo của trường Đại học Điện lực Hà Nội như sau:
– Sinh viên sẽ được lựa chọn 1 trong 2 chuyên ngành để theo học đó chính là Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng thuộc chương trình đào tạo.
– Được đào tạo các kiến thức cơ bản và chuyên môn ngành Tài chính – Ngân hàng và sẽ được vận dụng các kiến thức đó để thực hành như lập và phân tích, quản lý danh mục đầu tư, lập kế hoạch tài chính dài hạn cho doanh nghiệp.
– Xây dựng và rèn luyện các kỹ năng chuyên môn như kỹ năng phản biện, kỹ năng đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành trong chương trình đào tạo.
Cơ hội việc làm dành cho cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng chính là trở thành nhân viên phân tích và quản lý tài chính, giao dịch viên, thủ quỹ, chuyên viên thanh toán quốc tế, nhân viên môi giới,…
Xem thêm: Đại học Văn Lang: Một trong những trường dân lập tốt nhất TPHCM
IV. Cơ sở vật chất của đại học Điện lực như thế nào?
1. Khu phòng học
Trường Đại học Điện Hà Nội lực hiện có tổng diện tích sử dụng là 14.999m2 với các khu giảng đường, hội trường và phòng học và một sân thể thao đa năng rộng tới 9.000m2. Trường Đại học Điện lực Hà Nội cũng đầu tư đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu thuộc chương trình đào tạo tại các phòng học. Hiện nay, số lượng phòng học tại trường là 100 phòng và có 5 phòng học máy tính nhằm phục vụ chương trình đào tạo.
2. Xưởng thực hành
Xưởng thực hành rộng lớn
Trường Đại học Điện lực Hà Nội đã xây dựng xưởng thực hành để quản lý các cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hành tại 2 cơ sở của nhà trường, hoàn thiện hơn chương trình đào tạo. Xưởng thực hành gồm có 26 phòng thực tập đầy đủ thiết bị với tổng diện tích là 8.993m2.
3. Hệ thống phòng thí nghiệm
Hệ thống phòng thí nghiệm trường Đại học Điện lực Hà Nội
Trường có 5 phòng thực hành máy tính với diện tích sử dụng là 450m2 nhằm phục vụ cho các chuyên ngành nhiệt điện, thủy điện, hệ thống điện và 33 phòng thí nghiệm như phòng nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm thủy lực và nhà máy thủy điện, phòng mô phỏng hệ thống điện, phòng thí nghiệm rơ-le, phòng thí nghiệm kỹ thuật nhiệt và nhà máy nhiệt điện, phòng thí nghiệm tự động hóa,… thuộc chương trình đào tạo.
4. Thư viện
Thư viện trường Đại học Điện lực Hà Nội
Thư viện trường Đại học Điện lực Hà Nội rộng 1.170m2 với gần 70.000 đầu sách thuộc rất nhiều lĩnh vực, phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên và sinh viên trong chương trình đào tạo.
5. Khu thực tập ngoài trời
Khu thực tập ngoài trời rộng lớn
Với mục đích rèn luyện, trau dồi kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và nâng cao chất lượng đào tạo thì trường Đại học Điện lực Hà Nội có hẳn 1 khu thực tập ngoài trời rộng lớn để sinh viên thực hành, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo.
Xem thêm: Khám phá “ngôi trường quý tộc” – Đại học Kinh tế Quốc dân
V. Thông báo tuyển sinh năm 2022 của Trường Đại học Điện lực
Năm 2022, Trường Đại học Điện lực sử dụng bốn phương thức để xét tuyển bao gồm xét học bạ, xét dựa vào kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, xét dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực và xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Với phương thức dựa vào học bạ Trung học phổ thông, nhà trường tuyển 25% tổng chỉ tiêu, tương đương hơn 900 sinh viên, giảm khoảng 500 so với năm ngoái; do tổng chỉ tiêu giảm hơn 300 và trường có thêm một phương thức xét tuyển.
Trường Đại học Điện lực nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức này từ 15/2 đến 20/6. Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình ba năm học Trung học phổ thông của ba môn trong tổ hợp cộng điểm ưu tiên. Thí sinh có tổng điểm xét tuyển từ 18 trở lên sẽ đủ điều kiện nộp hồ sơ.
Kết quả sơ tuyển được thông báo trên trang web tuyển sinh của trường trước 5/7. Các thí sinh qua sơ tuyển sẽ chính thức trúng tuyển khi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Những em tốt nghiệp các năm trước có thể làm thủ tục nhập học ngay khi có kết quả sơ tuyển.
Với phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, các tổ hợp vẫn giữ nguyên như với xét học bạ. Gần 2.100 chỉ tiêu (chiếm 65%) sẽ được xét tuyển theo phương thức này. Thời gian đăng ký và điều kiện xét tuyển sẽ được nhà trường thông báo sau, dựa vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường Đại học Điện lực dành 10% chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là phương thức xét tuyển mới so với năm ngoái. Thí sinh có điểm đánh giá năng lực đạt từ 80/150 sẽ đủ điều kiện xét tuyển. Điểm này được quy về thang 30 theo công thức:
Điểm xét tuyển = Điểm Đánh giá năng lực * 30/150 + Điểm ưu tiên.
Trường nhận hồ sơ từ ngày 1/3 đến 20/6. Ngoài ra, trường cũng xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nguồn Giáo dục
Về chỉ tiêu xét tuyển, cụ thể như sau:
Nguồn: Báo lao động
Xem thêm: Đại học Công nghiệp Hà Nội: Ngành học đa dạng, điều kiện học tập tốt
VI. Kết luận
Bài viết trên mangtuyendung.vn đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin bổ ích và cụ thể nhất về trường Đại học Điện lực Hà Nội, một trong những ngôi trường lâu đời nhất tại Hà Nội. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc sẽ cân nhắc và đưa ra cho mình những lựa chọn tốt nhất.