Nghế designer web là một ngành đã phát sinh và đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Vậy một Web Designer là gì? Công việc chi tiết của họ như thế nào và làm thế nào để trở thành một Web Designer?
Sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của công nghệ 4.0 đã sinh ra được nhiều công việc liên quan đến công nghệ và nhất là những công việc thiết kế đồ họa trên máy tính, phổ biến có thể kể đến được Designer Web, ngành nghề đang ngày càng được ưu ái. Vậy Designer Web là gì? Có điểm nào mà khiến mọi người có thể trở thành một Designer Web? Và làm sao để thành công với ngành nghề Designer Web?
Mục Lục Bài Viết
I. Web designer là gì? Web designer sẽ làm những công việc gì?
1. Web Designer là gì?
Vậy Web Designer là gì? Ta có thể hiểu đơn giản Web Designer là người sử dụng những công cụ kỹ thuật số như máy tính hay các phần mềm, cùng với sự sáng tạo để có thể xây dựng các trang website. Những nhà thiết kế Web hay Web designer sẽ làm những điều câng thiết để làm một trang web có chức năng, giao diện thu hút cùng các thao tác dễ dàng dành cho những người sử dụng và truy cập.
Web Designer hiện đang được rất được ưu ái
2. Web Designer cần làm gì?
2.1. Kịch bản phía máy khách:
Kịch bản phía máy khách có nghĩa là những dòng mã được thực hiện và sử dụng trong một trinhf duyệt sẵn. Những kịch bản này sẽ là những gì khách hàng nhìn thấy khi truy cập vào trang web của bạn
2.2. Kịch bản phía máy chủ:
Kịch bản phía máy chủ cũng được thực hiện trên một trang web hay một trình duyệt được thiết kế sẵn. Những kịch bản này sẽ được những máy chủ sử dụng khi người quản lý truy cập vào và là một hỗ trợ cho cơ chế đằng sau phương thức vận hành của một trang web.
2.3. Công nghệ cơ sở dữ liệu:
Công nghệ cơ sở dữ liệu sẽ được một người Web Designer sử dụng để có thể giúp cho trang web chạy trơn chu và mượt mà nhất có thể.
Bên cạnh việc xử lý những vấn đề đã nói ở trên, những Web Designer cũng tác động nhiều lên việc xây dựng một trang web như xây dựng nội dung phù hợp với chủ đề, tìm kiếm những hình ảnh và bài viết để có thể thu hút được nhiều và đúng đối tượng người cần xem.
II. Phân biệt hai vị trí Web Designer và Web Developer.
1. Web developer khác web designer như thế nào? Làm sao để phân biệt 2 vị trí này?
Bên cạnh khái niệm Web Designer là gì, nhiều người cũng thường đánh đồng khái niệm của Web Desinger và Web Developer vì nó cũng khá giống nhau và có những điểm tương đồng trong những công việc cần thiết và được yêu cầu. Tuy nhiên, hau khái niệm Web Desinger và Web Developer là hai khái niệm khác nhau bất chấp rằng giữ chúng có một vài điểm chung.
Cả vị trí Web Designer và vị trí Web Developer đều đảm nhận những vai trò xây dựng website, phát triển và bảo trì những dòng mã đã được sử dụng để tạo nên trang web. Tuy nhiên, Web Designer sẽ là người trực tiếp thiết kế và tạo nên trang web ngay từ ban đầu và sau đó có thể tiếp tục trở thành người phát triển cho trang web đó luôn hoặc sẽ chuyển đổi trang web đã được xây dựng chi tiết sang cho một Web Developer khác để họ tiếp nhận và quản lý trang web đấy. Nói cơ bản thì công việc của Web Designer sẽ rộng hơn công việc của Web Developer. Một Web Designer đều có thể là một Web Developer nhưng không phải Web Developer nào cũng đều là Web Designer.
Những Web Desiner hay Web Developer có thể làm việc tại nhà hoặc tại công ty. Tuy nhiên phần việc cho mỗi người sẽ phụ thuộc vào khả năng làm front-end, back-end hay full stack cho trang web họ đang nhận và xây dựng.
2. Web developer bao gồm những lĩnh vực nào?
Về điểm này, Web Developer cũng có ba lĩnh vực
2.1. Back-end Developer
Đây là những người sẽ xác định phần cốt lõi của những trang web. Những người làm back-end là những chuyên gia lập trình và có thể sử dụng được những phần mềm lập trình phức tạpc tạp như Java, SQL, C++. Việc họ làm, khác với công việc của một Web Designer, phần việc của Back-ennd Developer chỉ tạo tiền đề hoạt động cho một trang web mà người truy cập hay sư dụng sẽ không nhìn thấy. Họ cũng là những con người rất cẩn thận và tỉ mỉ bởi những công việc kiểm tra và sửa các lỗi lập trình xuất hiện trên trang web.
2.2. Front-end Developer
Những Front-end Developer được coi như giống với những công việc tương tác hay lôi kéo khách hàng. Những Front-end Developer là những người sẽ sử dụng những phần mềm như HTLM, CSS, JavaScript để có thể tạo ra những thứ mà khi người ta truy cập vào trang web, người ta sẽ thấy được nó. Công việc này khá giống với một Web Designer, nhưng họ vẫn có khả năng mã hóa được những thiết kế trên trang web và xây dựng các framework để người sử dụng có thể tương tác được.
2.3. Full-stack Developer.
Đây là một dạng Developer có thể ôm được cả Back-ennd Develop và Front-end Develop, bao gồm được cả một gói phát triển dịch vụ Web. Đây là một người rất cứng tay và có thể phát triển cũng như sử dụng thông thạo được nhiều phần mềm khác nhau để có thể cấu tạo được cả web và giữ chúng hoạt động trơn tru hay ổn định.
III. Những kỹ năng cần phải có của một Web Designer
1. HTML & CSS
HTML (Ngôn ngữ đánh dầu siêu văn bản) cùng với CSS (Cascading Style Sheets) là môt trong những nền tảng cơ bản nhất để có thể mã hóa Web. Nếu bạn không có hai nền tảng này, bạn không thể tạo ra một trang web hoàn chỉnh dù bạn vẫn có thể màn hình không có định dạng văn bản . Bạn còn không thể thêm nổi hình ảnh vào trang web của mình nếu không có được ngôn ngữ lập trình HTML.
Sử dụng được những ngôn ngữ lập trình là điều rất cần thiết cho các Web designer.
Để có thể trở thành một Web Designer, bạn cần phải tiếp cận và sử dụng được những đoạn mã HTML và CSS. Tuy nhiên, những đoạn mã này không thực sự khó và bạn có thể tiếp cận được nó trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Và vì HTLM và CSS là hai nền tảng cơ bản nhất của một trang web, bạn đã có thể tạo được một số trang web cơ bản.
2. Design Sense.
Đối với một Web Designer, có được khả năng phán đoán trong những thiết kế web rất được chú trọng để phát huy. Xây dựng một trang web không đơn thuần là biết chọn màu hay phối màu cơ bản, bạn cần phải có những kiến thức thiết kế cơ bản như kiểu chữ, font chữ, cách hiệu chỉnh, cách sắp xếp và nhiều vấn đề khác nữa để có thể xây dựng được những trang web thu hút được nhiều người truy cập và sử dụng.
3. JavaScript và Jquery
Sau khi bạn đã có những kiến thức cơ bản về HTLM và CSS, bạn có thể sử dụng những phần mềm lập trình lập trình như JavaScript để bổ sung thêm những chức năng khác nhau hay nhiều web application hơn cho trang web bạn đang xây dựng với HTML, CSS và sử dụng cơ bản JavaScript (JS). Ở những bước đầu tiên, JS bổ sung thêm những tương tác vào web của bạn, nó có thể cập nhật những thời gian thực, các bộ phim trực tuyến hoặc các trò chơi trực tuyến.
JQuery (JQ) lại là một thư viện cập nhật được nhiều dạng JavaScript. Các JQ sẽ chứa những Plugin và các phần mở rộng đa dạng để có thể phát triển JavaScript nhanh chóng, dễ dàng và cũng hay ho hơn. Không cần mất công mã hóa, JQ cho
phép bạn thêm những gì đã có sẵn vào trang web của bạn và tùy ý tự chỉnh khi cần thiết. Bạn có thể dùng JQuery như một bộ đếm ngược thời gian, tự động tìm mẫu và tự động sắp xếp.
4. Ruby, PHP, ASP. Java, Perl or C++
Nếu một Web Designer muốn bổ sung nhiều hơn và rộng hơn cho trang web của mình, bạn nên học ít nhất thêm 1 hoặc hai ngôn ngữ lập trình nữa, ví dụ như Tuby, PHP, ASP, JAva, Perl hay C++ để có thể
5. Mobile Support
Hiện nay có nhiều loại thiết bị phù hợp để có thể hỗ trợ cho quá trình thiết kế tạo web tùy theo nhu cầu của từng người. Tùy yêu cầu mà mà những cấu tạo phân giải hay kích thước màn hình sẽ được thay đổi để có thể phù hợp với yêu cầu của người sử dụng.
6. Testing & Debugging
Sau khi hoàn thành tất cả các công đoạn trên xây dựng và thiết kế, Các Web Designer sẽ phải kiểm thử và debugging để bảo đảm mọi thứ trên trang web đều đưuọc vận hành tốt và không bị lỗi hoạt động. Quá trình thử nghiệm sẽ được các Web Designer bắt đầu từ việc kiểm tra từng khối mã nguồn (các hướng dẫn cho biết các trang web sẽ hoạt động như thế nào) và thêm các khuôn khổ kiểm yta đơn vị cung cấp với một phương thức cùng một cấu trúc cụ thể để có thể kiểm tra sửa lỗi được cho các trang web.
Công việc Web Designer yêu cầu rất nhiều kỹ năng khác nhau
Ngoài cách trên, còn có một cách khá cũng phổ biến không kém là thử nghiệm UI (UI testing) hay còn được gọi là những thử nghiệm chấp nhận, thử nghiệm trình duyệt hoặc kiểm tra chức năng. Thông qua chương trình này người ta sẽ bảo đảm rằng trang web thực sự hoạt động cùng các chức năng đã được cài đặt và sữa chữa từ trước.
Việc khắc phục lỗi có thể hiểu là tìm tất cả các lỗi có thể xuất hiện hoặc sai xót trong quá trình xây dựng Web. Những Web Designer cần phải làm điều này để có thể bảo đảm làm làm đúng và đủ, có thể giúp trang web vận hành mượt mà.Mỗi công ty sẽ có những quy trình khác nhau nhưng chủ yếu những quy trình này đều dễ tiếp cận và dễ hiểu.
7. GIT.
Hệ thống kiểm soát phiên bản này sẽ hỗ trợ bạn trong viecj theo dõi những thay đổi trong các mã được cài sẵn theo thời gian. Nó ngày càng được cải tiến để có thể theo dõi dễ dàng và nhanh chóng hơn. Vì vậy, ví dụ bạn có thể cài thêm một J! vào và đột nhiên mất hết những mã khác. Bạn chỉ cần quay trở lại với những phiên bản trước đó đã hoạt động và thử lại với một giải pháp khác.
8. Problem Solving Skill
Kỹ thuật số luôn sẽ có những vấn đề vô tình phát sinh trong lúc bạn xây dựng trang web của mình, có thể là bạn vô tình thêm một dấu phẩy làm cả chương trình đều không thể chạy được hay phía khách hàng vô tình phát sinh thêm một yêu cầu và đôi khi khiến bạn phải sửa hết lại tất cả những gì bạn đã làm. Nhwung việc giữu được bình tĩnh và suy xét trước những vấn đề khó khăn như thế này cũng rất cần thiết và thuận tiện cho bạn trong việc làm một Web Designer.
IV. Tổng hợp các website “đỉnh” dành cho Web Designer và Developer.
1. Smashing Magazine.
Đây là một trang web rất phổ biến và được sử dụng nhiều bởi tất cả những ai đã, đang hoặc sắp trở thành một Web Desiner. Trang web này được biết đến với những bài viết rất chất lượng và có giá trị học về Web Design rất cao và được thành lập bởi Vitaly Friedman và Sven Lennart vào năm 2009.
Vì những ý tưởng trên Smashing Magazine rất đa dạng và chất lượng nên cũng không lạ lùng gì khi những Web Designer sử dụng nó rất nhiều và hơi khó hiểu một chút với những Beginner trong ngành nghề này. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thử thì mới biết được.
2. Codrops
Những tutorials độc đáo, không đụng hàng đã tạo nên thương hiệu cho Codrops. Và một điều khác biệt nữa Codrop là hầu hết những bài trong trang web này đều được viết ra bởi một cô gái đáng yêu Manoela Ilic. Thêm nữa, Codrop đều có một lịch ra một collection các bài viết hay từ khắp mọi nơi nó thu thập được trong tuần, đó rõ là một lợi thế và giúp ích rất nhều cho các Designer.
3. Tutsplus
Tutsplus là một thánh địa đối với ngành Designer nói chung. Ở Tutsplus, rất nhiều những tutorial được tập hợp và xây dựng trên nhiều lĩnh vực để phục vụ cho mục đích công việc như Web Design, Coding, Art, Music,…Bạn sẽ bị choáng và bất ngờ bởi số lượng ý tưởng được tập hợp rất nhiều và đa dạng trên trình duyệt này.
Tuy Tutsplus hiện nay hầu hết đều miễn phí nhưng để xem một số ý tưởng đặc biệt và chi tiết hơn thì bạn có thể đăg ký gói Tutsplus để được biết thêm và được tham gia nhiều khóa học đặc quyền.
4. CSS-trick
CSS-Trick là một trang phục vụ cho các Web Designer muốn tìm hiểu thêm về CSS. CSS được thành lập bởi Chris Coysier vào năm 2007 và hoạt đến ngày nay với nhiều tip hữu dụng được cập nhật liên tục và hàng ngày.
Bạn cũng có thể học hỏi thêm rất nhiều khi nghe những clip mà Chris Coysier đăng tải lên với một giọng điệu dễ thương và vui tính.
5. A List Apart.
Trang web A List Apart được thành lập từ rất sớm vào những năm 1998 và vẫn còn tồn tại được đến ngày nay. Trang này chuyên viết về xu hướng Web Designer mới nhập môn vào nghề và chưa hiểu rõ lắm về CSS thì A List Apart rõ ràng là một trình duyệt tuyệt vời để học hỏi thêm.
6. Speckyboy
Được thành lập năm 2007 bởi Paul Andrew, Speckyboy tạo điểm nhấn bởi nhiều Tutorials và kèm theo các bộ sưu tập freebie, resource phục vụ rất nhiều cho công việc Design. Đây cũng là trang web blog đầu tiên được có một ứng dụng riêng trên hệ điều hành iOS. Tuy nhiên, một điểm trừ của Blog này là nó chủ yếu để sưu tập chứ không phải để tìm các đoạn mã code.
Có rất nhiều trang web có thể giúp cho Web Designer tìm kiếm ý tưởng
7. Webdesigndepot
Điều khiến trang web này thú vị là bởi các comic và các retweet hay ho được góp nhặc qua hàng tuần và sỡ hữu nhiều sản phẩm Design tốt có giá cả thấp. Nhưng đôi khi các bạn cũng có thể tìm được những sản phẩm free trên trang web này.
8. TreeHouse
Nó cũng cung cấp nhiều khóa học phục vụ Web Designer giống như Tutsplus và có khá khá bài viết thú vị và cập nhât được xu hướng mới nhất.
9. Webmonkey
Đây là một trang web phù hợp với cả những Web Designer có kinh nghiệm hoặc những newbie. Một điểm khuyên dùng cho các newbie là bạn nên đọc phần Browse Our Tutorial và Cheat Sheets rất dễ hiểu để lấy những kiến thức nền tảng.
10. SitePoint
SitePoint thì được yêu thích bởi những người muốn tìm hiểu thêm về code và bản thân nó cũng chứa rất nhiều Tutorial hay ho về HTML và CSS và rất đa dạng những ngôn ngữ khác. Bên cạnh đó, web cũng có một cộng đồng để mọi người có thể giao lưu học hỏi.
11. WebHostingTalk
Đây là một cộng đồng Web Hosting lớn nhất thế giới với những điều luật chặt ché, rõ ràng và rất có uy tín. Bạn có thể sử dụng WebHostingTalk để thảo luận về một vấn đề của riêng mình, hay tranh luận với những người khác về vấn đề cơ bản đã có sẵn. Hoặc nó cũng có thể giúp bạn tìm mua host ở đâu là uy tín và học hỏi được nhiều từ các chuyên gia.
12. Thachpham Blog
Đây là một web rất nổi tiếng của Việt Nam. Nó bao gồm những website cẩm nang cho những người xài word Press, những kiến thức cơ bản về VPS Sever và là Resources cho các Web Master.
13. IzWebz
Đây lại là một nguồn học hỏi tốt về lĩnh vực Front-end Developer. Tuy giờ trang web này không được cập nhật nhiều như trước nhưng những DVD của họ vẫn có được những giá trị học hỏi rất tốt nếu bạn chịu bỏ tiền ra để mua nó.
14. Behance
Web này sẽ cung cấp những ý tưởng sáng tạo cho các Web Designer hoặc chỉ đơn giản là nơi để họ có thể show những sản phẩm của mình. bạn có thể gặp được nhiều ý tưởng rất độc đáo và có tính ứng dụng cao ở đây.
15. Dribbbble
Dribbbble là nơi show hàng và cũng để tìm kiếm các ý tưởng cho các web desinger. Một điều đặc biệt là bạn phải có được Dribbbble Invitation thì mới có thể lấy được những sản phẩm của nó, vì dù sao thì chất lượng của những bài này cũng cao hơn rất nhiều
16. Codepen.io
Bạn có thể tìm thấy được rất nhiều code HTML/CSS/JS thú vị và rất có hay ho ở đây. Hơn nữa các loại ma thuật của markup language đều sẽ được diễn ra và show cho mọi người thấy ở đây.
17.Awwwards
Trang này sẽ vinh danh những website được thiết kế đẹp và thú vị định kì theo ngày, tuần, tháng, năm. Đây là nơi bạn có thể tìm được những ý tưởng thú vị cho Web Designer, bên cạnh đó, trang này cũng được chăm sóc kỹ càng và có chất lượng bài viết rất cao.
18. Twitter
số lượng bài viết và các diễn đàn cũng rất nhiều, điều này giúp bạn tìm ra được những ý tưởng khác nhau cho công việc đồng thời có thể trao đổi được với những người cùng ngành thông qua các nhóm, diễn đàn.
19. JS Fiddle
V. Kết
Web Designer là một trong những nghề nghiệp đang được ưu ái phát triển hiện nay và đã có những chỗ đứng nhất định trong lĩnh vực của mình. Vậy nếu bạn có hứng thú với nghề nghiệp này, tại sao bạn không thử bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình nào đó để bắt đầu với ngành nghề này.