Nhân viên kỹ thuật là gì? Mô tả chi tiết công việc của nhân viên kỹ thuật và những kỹ năng cần có của một nhân viên kỹ thuật là gì? mangtuyendung sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn.
Mục Lục Bài Viết
I. Khái niệm kỹ thuật là gì? Nhân viên kỹ thuật là gì?
Kỹ thuật (tiếng Anh là “engineering“) là để thiết kế, xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị điện tử, các hệ thống, các vật liệu người ta cần ứng dụng những kiến thức về khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội vào chính thực tiễn. Đây là quá trình làm việc, nghiên cứu lâu dài để có một kết quả, dự án tốt nhất. Không những thế người ta còn sử dụng những hiểu biết sâu sắc này để tìm ra, tạo nên những mô hình và thay đổi quy mô của một dự án, để đưa ra những giải pháp hợp lý hơn cho một vấn đề, một mục tiêu, hoặc một trục trặc nào đó.
Ngành kỹ thuật là một ngành khoa học lớn, có phạm vi rộng, chưa thành nhiều nhánh ngành nhỏ, có thể ứng dụng linh hoạt trong các ngành khác. Ngành này gồm có lĩnh vực kỹ thuật đặc thù, chuyên về công nghệ và những ứng dụng riêng. Những người hành nghề kỹ thuật được gọi là kỹ sư.
Nhân viên kỹ thuật là những người sẽ xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống, chương trình hoạt động của máy móc kỹ thuật trong công ty, doanh nghiệp. Là người nắm bắt và điều hành những công việc liên quan đến công nghệ, máy móc của công ty nhằm duy trì những hoạt động làm việc liên quan đến công nghệ, kịp thời sửa chữa những rắc rối về công nghệ, máy móc, bảo dưỡng và duy trì hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ làm việc trơn tru và tốt nhất.
II. Các vị trí việc làm trong ngành kỹ thuật
Kỹ thuật là một ngành rộng và thường được chia thành nhiều ngành nhỏ. Những ngành này liên quan đến những lĩnh vực công việc kỹ thuật khác nhau. Kỹ thuật thường được xem là có bốn ngành chính và các ngành kỹ thuật hệ thống, liên ngành.
- Kỹ thuật cơ khí: Thiết kế những hệ thống vật lý hay cơ học, như hệ thống cung cấp điện và năng lượng, sản phẩm hàng không và không gian, hệ thống vũ khí, phương tiện vận tải, động cơ đốt trong, bộ nén khí, tàu điện…
- Kỹ thuật hóa học: Ứng dụng những nguyên lý vật lý, hóa học, sinh học, và kỹ thuật trong việc thực hiện những quá trình hóa học ở quy mô sản xuất thương mại, như lọc đầu, chế tạo vật liệu và thiết bị ở kích thước micromet, lên men, sản xuất các phân tử sinh học.
- Kỹ thuật xây dựng: Thiết kế và xây dựng những công trình công cộng và cho tư nhân, như hạ tầng cơ sở (sân bay, đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp nước và hệ thống xử lý nước, v.v…), cầu cống, đập nước, và các tòa nhà.
- Kỹ thuật điện: Thiết kế và nghiên cứu những hệ thống điện và điện tử khác nhau, như mạch điện, máy phát điện, động cơ điện, thiết bị điện từ hay điện cơ, thiết bị điện tử, mạch điện tử, cáp quang, thiết bị điện quang, hệ thống máy tính, hệ thống thông tin liên lạc, công cụ, những bảng điều khiển…
- Kỹ thuật hệ thống: Phân tích, Thiết kế và Điều khiển hệ thống kỹ thuật. Nó tập trung vào khoa học và công nghệ của hệ thống công nghiệp. Nó nhấn mạnh đến việc phân tích và thiết kế hệ thống để sản xuất hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả.
- Kỹ thuật tích hợp liên ngành: Kỹ thuật hàng không vũ trụ; Kỹ thuật nông nghiệp; Kỹ thuật ứng dụng; Kỹ thuật y sinh; Kỹ thuật sinh học; Kỹ thuật dịch vụ tòa nhà; Kỹ thuật năng lượng; Kỹ thuật đường sắt; Kỹ thuật công nghiệp; Kỹ thuật Cơ điện tử; Kỹ thuật quản lý; Kỹ thuật quân sự; Kỹ thuật nano; Kỹ thuật hạt nhân; Kỹ thuật dầu khí; Kỹ thuật dệt may.
III. Mô tả công việc của nhân viên kỹ thuật
- Lập các bước công việc và xác định thời gian cho các công đoạn trên một sản phẩm của từng mã hàng.
- Dự trù trang thiết bị của các mã hàng sắp sản xuất..
- Theo dõi từng bước công việc của từng mã hàng để kịp thời điều chỉnh trong sản xuất. Thống nhất thời gian chuẩn với Ban quản lý phân xưởng.
- Lập bảng thống kê các mã hàng được thực hiện cho từng bộ phận trong tháng, báo cho bộ phận tài vụ lên bảng lương sản phẩm cho từng mã hàng.
- Nhận bảng thống kê lương từ bộ phận tài vụ kèm theo bảng qui trình đã được thống nhất phân xuống bộ phận sản xuất.
- Lập báo cáo định mức thời gian chuẩn, lập báo cáo phát sinh cho trưởng phòng sau khi các mã hàng được thực hiện.
- Điều chỉnh các công đoạn nếu thấy không hợp lý.
- Điều chỉnh thời gian phù hợp với tay nghề công nhân ở mức bình quân.
- Đề nghị loại bỏ thao tác thừa.
- Lập đơn giá của từng mã hàng trình Phó Giám đốc kỹ thuật duyệt.
- Đọc kỹ tài liệu kỹ thuật, nghiên cứu sản phẩm mẫu, các góp ý khách hàng ..
- Viết quy trình, thiết bị dùng cho từng công đoạn.
- Tính thời gian cho từng công đoạn (theo bấm thời gian).
- Kiểm tra bảng nhập công đoạn.
- Tính năng xuất cho từng công đoạn sản xuất trong 1 giờ,năng suất bình quân cho một lao động, chuyền.
- Tính tổng số thiết bị cần dùng cho đơn hàng (cho 1 chuyền)
- Tính các loại gá lắp dùng cho đơn hàng. (cho 1 chuyền).
- Lập sơ đồ chuyền
- Giao chi tiêu sản xuất theo quy trình
- Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, theo dõi nguyên phụ liệu nhập kho để lấy mẫu hiện vật.
- Thống kê tất cả các nguyên phụ liệu cần dùng.
- Sắp xếp các mẫu theo đúng thứ tự từ nguyên liệu đến phụ liệu tránh gây sự nhầm lẫn.
- Lập bảng phối bộ chi tiết của sản phẩm và minh hoạ ràng vị trí đánh số.
- Được quyền liên hệ làm việc và yêu cầu khách hàng xác định khi phát hiện ra nguyên phụ liệu nhập về kho sản xuất khác biệt với tài liệu kỹ thuật quy định.
- Yêu cầu khách hàng ký duyệt bảng màu trước khi sản xuất.
- Kiểm tra định mức do Phòng KHKD đưa xuống và phản hồi nếu định mức không đúng.
IV. Nhân viên kỹ thuật cần có những kỹ năng nào?
Nhân viên kỹ thuật cần có những kỹ năng nào?
1. Kiến thức chuyên môn tốt
Đã là dân kỹ thuật, nhà tuyển dụng mong muốn các ứng viên của mình phải am hiểu tường tận và biết sử dụng các chương trình máy tính và hệ thống, phần mềm thường được sử dụng trong một dự án kỹ thuật. Không những vậy, các nhân viên kỹ thuật còn cần phải có những kiến thức chuyên môn vững vàng để khi có sự cố, máy móc hư hỏng thì nhân viên kỹ thuật có thể nhanh chóng khắc phục, và đưa máy móc hoạt động bình thường. Ngoài ra nếu nhân viên có khả năng truyền đạt tốt, với kiến thức chuyên môn sâu rộng thì có thể dạy nghề, đào tạo các nhân viên kỹ thuật khác, để tất cả đội ngũ nhân viên trở nên hoàn thiện hơn, làm việc năng suất hơn.
2. Tư duy logic và khả năng sáng tạo
Công việc của một nhân viên kỹ thuật chủ yếu xoay quanh xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống, thiết bị. Đặc thù công việc liên quan đến giải quyết các vấn đề, sự cố do đó đòi hỏi người làm phải có khả năng phân tích và tư duy logic tốt mới có thể tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục vấn đề.
Phẩm chất này không chỉ yêu cầu ở lĩnh vực kỹ thuật mà còn ở nhiều ngành nghề khác, đây cũng là một tiêu chí để đánh giá các ứng viên khi nộp đơn xin việc. Với khả năng tư duy, phân tích vấn đề tốt, thì khả năng giải quyết công việc của bạn sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn, do vậy các ứng viên rất quan tâm tới tiêu chí này để thường xuyên trau dồi, hoàn thiện hơn.
3. Kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo
Bằng việc vận dụng các kỹ năng máy tính, phần mềm nhân viên kỹ thuật có thể tạo ra và sử dụng các mô hình mô phỏng hệ thống phức tạp, từ đó đưa ra các giải pháp, đề xuất để giải quyết các vấn đề nhanh gọn. Không phải tất cả kỹ sư đều được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến việc xây dựng các mô hình mô phỏng. Tất nhiên nếu nắm được cách thức các mô hình hoạt động như thế nào có thể giúp bạn dễ dàng tìm ra đầu mối để khắc phục sự cố.
4. Chú ý đến từng chi tiết
Đặc thù của các dự án kỹ thuật là cực kỳ phức tạp, liên quan đến hàng chục, hàng trăm nhà thầu, nhà đầu tư khác nhau. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong khâu lên kế hoạch và khâu thực hiện cũng có thể dẫn đến tổn thất hàng chục thậm chí là hàng trăm triệu đồng cho nhà đầu tư.
5. Kỹ năng tính toán
Một dự án trước khi được triển khai xây dựng bao giờ cũng phải qua khâu bóc tách bản vẽ, tính toán chi phí dự trù. Trong thực tế khâu tính toán chủ yếu là do máy tính thực hiện, nhưng điều đó không có nghĩa là không cần đến sự hiện diện của con người. Đôi khi máy tính cũng có thể sai sót, vì vậy đòi hỏi một nhân viên kỹ thuật phải giỏi kỹ năng tính toán, tìm ra cách giải quyết các vấn đề liên quan đến các con số.
6. Kỹ năng giao tiếp
Một nhân viên kỹ thuật dù giỏi chuyên môn đến mấy cũng phải giỏi cả trong kỹ năng giao tiếp, phải làm sao để dịch các ngôn ngữ chuyên ngành kỹ thuật phức tạp sang các ngôn ngữ quen thuộc hàng ngày để khách hàng có thể hiểu được nó là cái gì. Có thể nói kỹ năng giao tiếp là kỹ năng cần có của một nhân viên kỹ thuật giỏi, để hoàn thành tốt công việc của mình những ai đang đảm nhiệm vị trí nhân viên kỹ thuật, kỹ thuật viên hãy cố hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân mình nhé.
7. Kỹ năng lãnh đạo
Với vai trò là một người quản lý dự án, cần đòi hỏi ở bạn phải có khả năng lãnh đạo, phân công nhiệm vụ, tổ chức và phối hợp giữa các nhóm với nhau để thực hiện công việc cho đúng tiến độ.
8. Kỹ năng làm việc nhóm
Do tính chất công việc phức tạp và liên quan đến nhiều hạng mục, lĩnh vực khác nhau nên người làm kỹ thuật không bao giờ làm việc đơn lẻ cả mà sẽ làm việc nhóm. Vì vậy người làm kỹ thuật nhất định phải có khả năng làm việc nhóm, cộng tác và làm việc chung với nhiều người ở nhiều trình độ khác nhau.
9. Cẩn thận, tỉ mỉ
Nghề kỹ thuật là một trong những nghề có độ rủi ro cao, chỉ một sai sót nhỏ có thể phá hỏng cả một dự án. Người chịu trách nhiệm cho những sai sót này không ai khác chính là đội ngũ nhân viên kỹ thuật, vì vậy trong quá trình hoàn thành dự án đòi hỏi người làm phải xem xét một cách chi tiết, tỉ mỉ và cẩn thận các thông số, chi tiết dù là nhỏ nhất.
10. Bắt kịp các công nghệ mới
Trong thời đại công nghệ không ngừng phát triển như hiện nay, các nhà phát triển không ngừng cho ra mắt các phần mềm quản lý, phần mềm kỹ thuật mới để tối ưu hóa và cải tiến hiệu suất cho con người. Công nghệ không ngừng thay đổi buộc con người cũng phải không ngừng thay đổi, nắm bắt cái mới để không bị lạc hậu, và một nhân viên kỹ thuật cũng không loại trừ trong số đó.
11. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Ngoài những phẩm chất, kỹ năng trên, người làm kỹ thuật còn phải rèn luyện cho mình khả năng giải quyết vấn đề. Vì tính chất công việc của dân kỹ thuật là giải quyết vấn đề, mà để giải quyết được vấn đề trước hết đòi hỏi phải có khả năng nhìn nhận ra vấn đề, để từ đó mới đưa ra được giải pháp, đề xuất giải quyết.
V. Mức lương và cơ hội việc làm của nhân viên kỹ thuật
Mức lương và cơ hội việc làm của nhân viên kỹ thuật
Mức lương của nhân viên kỹ thuật có thể dao động từ 3 triệu đồng trở lên. Mức lương 3 triệu dành cho những bạn mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc. Nhân viên kỹ thuật có rất nhiều công việc, vị trí khác nhau với những mức lương khác nhau. Nếu bạn có kinh nghiệm thì mức lương của bạn sẽ tăng lên đến 7 triệu đồng.
Tùy vào vị trí công việc như nhân viên kỹ thuật điện, nhân viên kỹ thuật máy tính, nhân viên kỹ thuật phần mềm, nhân viên kỹ thuật điện thoại… sẽ có những mức lương khác nhau. Đối với mỗi công ty, doanh nghiệp lại đặt ra những mức KPIs nhân viên kỹ thuật khác nhau. Chính vì vậy, mức lương của nhân viên kỹ thuật sẽ phụ thuộc vào trình độ làm việc của bạn, nếu bạn giỏi chắc chắn ngoài lương cứng ra thì còn có lương thưởng rất hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rất cao. Hãy tự tin và cố gắng hết mình để thành công nhé!
VI. Kết luận
Trên đây là những thông tin về vị trí nhân viên kỹ thuật, công việc nhân viên kỹ thuật phải làm, những kỹ năng cần có của nhân viên kỹ thuật, mức KPIs của nhân viên kỹ thuật cần đạt được, mức lương của nhân viên kỹ thuật… Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về nhân viên kỹ thuật, giúp bạn có những tips mới để trở thành một nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công!