Xung quanh chúng ta có những câu chuyện khởi nghiệp của những người thành công, nếu bạn là người trẻ đang nung nấu ý tưởng khởi nghiệp thì hãy thử tìm hiểu về những con người đầy kinh nghiệm đi trước.
Mặc dù đã xuất hiện trên thế giới khá lâu nhưng trong hai năm gần đây, khởi nghiệp mới được biết đến và lan truyền rộng rãi tại Việt Nam. Chúng ta đã được nghe nhiều về những ý tưởng khởi nghiệp cũng như những câu chuyện khởi nghiệp đang hiện hữu xung quanh chúng ta. Liệu ở Việt Nam có những câu chuyện khởi nghiệp nào đang truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ hiện nay?
Mục Lục Bài Viết
I. 3 câu chuyện khởi nghiệp nổi tiếng thế giới
1. Hai bàn tay trắng tạo nên đế chế hơn 7 tỷ USD của ông hoàng thời trang Mỹ
Khi nhắc đến câu chuyện khởi nghiệp thời trang, bất cứ ai trong làng thời trang đều sẽ nhớ ngay đến cái tên Ralph Lauren – người sáng lập ra thương hiệu thời trang Polo.
Sinh ra trong một gia đình Do Thái đông con, ông Ralph Lauren lớn lên với một mong ước tìm ra con đường thoát khỏi cảnh nghèo khó như hiện tại. Sau thời gian rèn luyện trong quân đội, ông trở về New York để làm thư ký cho Brooks Brother – một trong những hãng thời trang nam lâu đời tại Mỹ ở thời điểm đó. Ông làm việc trong môi trường này vì được tiếp xúc với những khách hàng thượng lưu tự truyền cảm hứng cho bản thân phát triển một thương hiệu thời trang cao cấp của riêng mình.
Câu chuyện khởi nghiệp của Ralph Lauren
Đến năm 1967, ông làm việc cho cửa hàng Beau Brummel Neck wear và đây cũng là nơi ông tạo ra những chiếc cà vạt đầu tiên mang tên ông. Mặc dù xu hướng thiết kế ngày đó thiên về những tone màu cơ bản như trắng đen nhưng ông đã táo bạo khi đã thiết kế ra những chiếc cà vạt bản rộng nhiều màu sắc và cố gắng bán những chiếc cà vạt này cho Blooming Dales, họ đồng ý mua với điều kiện gạch tên ông ra khỏi sản phẩm. Lauren đương nhiên không đồng ý và khi những chiếc cà vạt mang tên Lauren được bán chạy ở các cửa hàng đối thủ thì Blooming Dales đã đồng ý bán cà vạt dưới tên ông. Những chiếc cà vạt đầu tiên thu về cho Lauren 50.000 USD đầu tiên. Câu chuyện khởi nghiệp của ông bắt đầu từ đây.
Quan điểm của Ralph Lauren về thiết kế thời trang cũng vô cùng độc đáo, ông coi thiết kế thời trang như làm một bộ phim, hình dung ra những thước phim và truyền đạt nội dung ý tưởng vào những bộ sưu tập để đội ngũ thiết kế chỉnh sửa góp ý và cho ra đời những bộ trang phục.
Tất cả lối suy nghĩ, tư duy sáng tạo và sự kiên trì của ông đã giúp ông khởi nghiệpthành công và làm nên một thương hiệu thời trang nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ.
2. Tinh thần không gì là không thể đưa doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới
Doanh nghiệp Việt trước nay không được coi trọng và cũng có khá ít doanh nghiệp có thể khởi nghiệp kinh doanh và phát triển trong một thời gian dài như Tân Hiệp Phát. Tân Hiệp Phát đã khởi nghiệp từ thời kỳ hậu chiến tranh nên thật sự đã gặp rất nhiều khó khăn ở thời bao cấp. Sau nhiều năm phát triển thì Tân Hiệp Phát được một doanh nghiệp ngoại quốc để ý và đề nghị mua lại với số tiền 2.5 tỷ USD vào năm 2012. Con số đó thật sự không phải là một con số nhỏ nhưng Tân Hiệp Phát đã từ chối lời đề nghị này.
Câu chuyện khởi nghiệp của Tân Hiệp Phát
Cuộc đàm phán giữa hai doanh nghiệp đã được tiết lộ với những kinh nghiệm thực tế trong kinh doanh, cách để một doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn mình ra cạnh tranh với thị trường thế giới đã được viết lại trong cuốn “Competing with Giant” – dịch tạm là “Vượt qua những gã khổng lồ”.
Để có thể khởi nghiệp kinh doanh từ hai bàn tay trắng và vươn mình phát triển thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, Tân Hiệp Phát đã trải qua những thời kỳ khó khăn vô cùng, đặc biệt trong những năm suy thoái kinh tế. Lột trình phát triển của doanh nghiệp sẽ bao gồm ba giai đoạn từ 10 năm xây dựng nội lực trong công ty tạo tiền đề vững chãi, 5 năm vươn lên vị trí doanh nghiệp số một Việt Nam và 10 năm vươn mình ra thị trường thế giới với hướng phát triển đa ngành nghề.
3. “Dốc hết trái tim”, thuyền trưởng Starbucks chinh phục thế giới
Howard Schultz – chủ sở hữu chuỗi cà phê lớn nhất thế giới Starbucks được xuất thân trong một gia đình nghèo khó tại khu bình dân. Ông đã chọn từ bỏ một công việc lương cao để làm việc cho Starbucks dù thời điểm đó, đây chỉ là một công ty nhỏ chưa có danh tiếng. Howard Schultz làm việc tại Starbucks dưới vai trò là giám đốc bán lẻ và tiếp thị, công việc của ông là làm sao phát triển thị trường cho Starbucks.
Câu chuyện khởi nghiệp của chủ thương hiệu Starbucks
Đến năm 1987, Howard Schultz đã mua lại Starbucks và trở thành giám đốc điều hành chính thức cho hãng cà phê này. Ông xây dựng môi trường làm việc tập trung vào nhân viên và đối xử với nhân viên như người nhà, phương thức quản lý này tạo được một môi trường làm việc gắn kết và chung niềm đam mê kinh doanh.
Câu chuyện khởi nghiệp này đã được lan truyền khắp thế giới đi kèm với sự xuất hiện của 1.300 cửa hàng và 25.000 nhân viên trên toàn thế giới.
II. Những câu chuyện khởi nghiệp thành công tại Việt Nam
1. Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp như thế nào?
Nếu là một công dân tại Việt Nam chắc bạn cũng đã hơn một lần được nghe đến câu chuyện khởi nghiệp của Đặng Lê Nguyên Vũ đi kèm với cái tên của ông, người ta luôn nhắc tới Trung Nguyên.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã từng bỏ học vào năm 3 đại học vì cảm thấy không phù hợp với ngành học, ông đã lên Sài Gòn để tìm cơ hội mới để thoát nghèo. Nhưng khi gặp chú của ông thì ông đã được thuyết phục trở lại trường học nhưng trong ông, ý tưởng kinh doanh vẫn luôn cháy bỏng. Sau khi tốt nghiệp đại học, Đặng Lê Nguyên Vũ đã tìm kiếm con đường kinh doanh với ý tưởng khởi nghiệp của riêng mình. Ông nhận ra Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới, tuy nhiên hình ảnh cà phê Việt Nam vẫn chưa được nhận diện một cách mạnh mẽ trên thế giới. Vì đam mê kinh doanh, ông đã nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi để chế biến ra những loại cà phê ngon nhất và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Câu chuyện khởi nghiệp của chủ thương hiệu cà phê Trung Nguyên
Khi đã nung nấu ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh, ông tìm kiếm cộng sự để cùng mình đi tiếp những đoạn đường phía trước nhưng không phải ai cũng sẽ thấy được tiềm năng của ý tưởng khởi nghiệp táo bạo này. Cuối cùng, ông kiếm được 3 người cộng sự cùng lớp có chung niềm đam mê. Họ đã cùng nhau đi tìm những thương gia cà phê để năn nỉ họ truyền nghề và rồi tích lũy cho bản thân những kiến thức về cà phê. Sau những thời gian cố gắng, miệt mài thì cuối cùng đứa con tinh thần Trung Nguyên cũng ra đời và phát triển như ngày hôm nay.
Năm 2003, câu chuyện khởi nghiệp của Trung Nguyên được mở rộng thêm dưới hình thức nhượng quyền kinh doanh. Để phát triển một cách bền vững theo hình thức này thì Đặng Lê Nguyên Vũ đã nhờ đội ngũ từ New Zealand tư vấn để hoạt động kinh doanh nhượng quyền một cách nhất quán hơn. Và sau thời gian thay đổi, cập nhật thì cửa hàng Trung Nguyên đầu tiên tại Tokyo đã được mở.
Nhắc đến cà phê, câu chuyện khởi nghiệp của Đặng Lê Nguyên Vũ cũng đã truyền cảm hứng cho không ít bạn trẻ ngày nay.
2. Câu chuyện khởi nghiệp thành công của Bầu Đức
Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con nên ước mong của Bầu Đức hồi còn nhỏ chỉ là đủ tiền để đi học và học thật giỏi để thoát khỏi cảnh nghèo nàn khốn khó hiện tại. Nhưng thực tế, ông dành thời gian của mình để học ở trường đời, liên tục làm việc miệt mài suốt 20 năm không nghỉ chỉ vì say mê kiếm tiền.
Câu chuyện khởi nghiệp của Bầu Đức
Sau 40 năm thì tài sản hiện thời của ông là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với giá trị ròng lên đến vài chục nghìn tỷ đồng. Dù vậy, ông vẫn làm việc miệt mài ngày đêm vì mong muốn của ông là phát triển khát vọng của một doanh nghiệp Việt Nam với thị trường quốc tế. Khát vọng cuối đời của Bầu Đức là ghi tên mình trong danh sách tỷ phú thế giới.
Phát triển đến năm 2008 thì Hoàng Anh Gia Lai chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán và đến năm 2010 thì triển khai nhiều dự án bất động sản trên toàn quốc và trở thành một câu chuyện khởi nghiệp luôn được nhắc đến.
3. Hành trình từ khởi nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Xuất thân trong một gia đình nghèo cùng 3 anh em, Phạm Nhật Vượng đã vươn mình phát triển và trở thành tỷ phú đô la đầu tiên ở Việt Nam với tổng giá trị lên đến 20.000 tỷ đồng Việt Nam tương đương với 1 tỷ đô la Mỹ thời điểm đó. Câu chuyện khởi nghiệp của Phạm Nhật Vượng luôn là đề tài nóng trong lĩnh vực startup.
Từ năm 1987, với thành tích học toán xuất sắc, ông giành được học bổng du học tại Matxcova ngành kinh tế và địa chất. Sau đó, ông khởi nghiệp với một quán ăn tại cao tốc Aminevshoe, nơi có nhiều người Việt sinh sống. Một thời gian sau, ông chuyển tới thành phố Kharkov với số tiền vay là 10.000 USD và đến Kiev để mở một cửa hàng khác với cái tên Việt Nam Thăng Long.
Câu chuyện khởi nghiệp của Phạm Nhật Vượng
Đến năm 1993 thì ông thành lập nhà máy sản xuất mỳ ăn liền và tiếp tục vay ngân hàng một khoản vốn để mở rộng sản xuất những sản phẩm đóng gói khô. Năm 1995 thì mỳ ăn liền trở thành món ăn phổ biến ở Ukraine thời điểm đó và đã bán được hơn 1 triệu gói mì trong 1 năm. Đến năm 2000, duy trì kinh doanh ở Ukraine, Phạm Nhật Vượng tiếp tục đầu tư tại Việt Nam ở những lĩnh vực như bất động sản và tiếp tục mở rộng những lĩnh vực khác như thương mại điện tử, ngành hàng bán lẻ, từ thiện,…
4. Câu chuyện khởi nghiệp của 3 người bạn dám bỏ vùng an toàn để startup
Câu chuyện khởi nghiệp của 3 bạn trẻ này là minh chứng cho cái “gan” của những con người trẻ tuổi, 3 người trẻ này đã dám từ bỏ những công việc ổn định lương cao để quay về đất nước và khởi nghiệp trong ngành hàng F&B.
Bước khởi đầu, Lĩnh và Hiếu là hai anh em với dự án khởi nghiệp đầu tiên nhưng lại gặp vấn đề khó khăn chưa giải quyết được và nhờ sự giúp đỡ của Yến, dự án đã chuyển mình thành một dự án F&B. Quyết định lựa chọn thị trường ngách, 3 nhân vật này đã được truyền cảm hứng từ mô hình Spackeasy vào những thập niên đầu thế kỷ trước. Họ biến tấu ý tưởng khởi nghiệp và không gian trong một con hẻm nhỏ đường Pasteur thành một nhà hàng kiểu lounge pha trộn nét cổ điển của Anh và trường phái hiện đại của Mỹ.
Câu chuyện khởi nghiệp của người trẻ
Câu chuyện khởi nghiệp của nhóm người trẻ này này truyền cảm hứng cho những ai đang hay sẽ khởi nghiệp hãy theo đuổi ước mơ của mình. Những bài toán như nhân sự, tài chính và quản lý sẽ luôn là nỗi đau khó nói của hầu hết những doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng đừng vì nó mà nản lòng vì mọi vấn đề đều có cách giải quyết.
III. Có nên khởi nghiệp sớm hay không?
Câu hỏi về việc có nên khởi nghiệp sớm hay không thật sự rất khó để trả lời vì nó còn phụ thuộc vào quan điểm cũng như hoàn cảnh hiện tại. Một người trẻ dưới 30 tuổi sẽ chưa đúc kết được nhiều kinh nghiệm nên tỷ lệ thất bại khi chuẩn bị vẽ lên câu chuyện khởi nghiệp sẽ không cao so với những doanh nghiệp có nhà sáng lập trên 30 tuổi.
Những nhà khởi nghiệp trẻ thiếu quá nhiều kinh nghiệm nên chưa có bản lĩnh để đương đầu với những khó khăn và thử thách mà một doanh nghiệp khởi nghiệp phải gặp.
Người trẻ khởi nghiệp kinh doanh
Khởi nghiệp là một hành trình đầy gian nan và thử thách với tính rủi ro cao nhưng nếu bạn thật sự nung nấu ý tưởng khởi nghiệp thì hãy đảm bảo mình có đủ trải nghiệm thực tế và kỹ năng để không chùn bước. Những câu chuyện khởi nghiệp xung quanh bạn sẽ phần nào giúp bạn thấy được những khó khăn gian nan trong hành trình khởi nghiệp kinh doanh của họ.
IV. Người trẻ khởi nghiệp như thế nào để thành công?
Một người trẻ không chỉ thiếu kinh nghiệm mà họ còn thiếu kỹ năng nên để có thể khởi nghiệp thành công thì người trẻ phải hy sinh rất nhiều thứ.
Trước tiên, một người trẻ cần có kỹ năng lắng nghe, nghe từ những người từng trải, nghe từ những người đã có kinh nghiệm, nghe từ những câu chuyện khởi nghiệp để học hỏi và tích lũy thêm. Bên cạnh đó, nếu muốn khởi nghiệp đừng quên sự nhiệt tình của tuổi trẻ, lòng can đảm và ý chí quyết tâm là những kỹ năng không thể thiếu.
Người trẻ nên hay không nên khởi nghiệp kinh doanh
Những kỹ năng, kinh nghiệm không phải yếu tố duy nhất quyết định thành bại của khởi nghiệp kinh doanh nhưng nó là nền tảng giúp nhà sáng lập đưa ra phán đoán và đánh giá quản lý doanh nghiệp.
Nếu một người muốn trẻ muốn có câu chuyện khởi nghiệp của mình thì bạn hãy thử đi làm công, làm một công việc mà bạn cho rằng sẽ đem lại cho mình những bài học và những kỹ năng cần thiết cho việc khởi nghiệp sau này. Việc tham gia vào một doanh nghiệp, bạn sẽ quan sát được cách một tổ chức làm việc và định hướng cũng như mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu tận dụng được thời gian đi làm công, bạn sẽ tích lũy cho bản thân không ít kinh nghiệm và bài học đáng giá.
V. Kết luận
Khởi nghiệp – nghe thì dễ nhưng không phải ai cũng có gan khởi nghiệp vì mức độ rủi ro của khởi nghiệp rất cao, không hề ổn định như một công việc hành chính văn phòng. Vậy nên để khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công thì người trẻ cần tìm hiểu về khởi nghiệp, những câu chuyện khởi nghiệp ở Việt Nam cũng như trên thế giới để tìm được con đường đi phù hợp với bản thân.