Bạn có biết phụ cấp thâm niên là gì không? Bạn đã bao giờ nghe thấy thuật ngữ về phụ cấp thâm niên nhà giáo chưa? Cách tính phụ cấp thâm niên là gì? Nó có phải là một khoản tiền thưởng dành cho người lao động, nhất là trong lực lượng vũ trang không?
Hiện tại chưa có một tài liệu pháp luật nào định nghĩa về khoản phụ cấp thâm niên là gì. Nhưng với ngành giáo dục thì nó khá phổ biến, bởi lẽ luôn có một khoản phụ cấp thâm niên nhà giáo. Vậy các bạn đã biết đến cách tính phụ cấp thâm niên là gì chưa? Có thể ngầm hiểu khoản phụ cấp thâm niên là khoảng thời gian (năm) mà người lao động liên tục làm việc và công tác trong ngành, trong nghề, ở doanh nghiệp hoặc là ở cơ quan nhà nước nào đó, như là lamg trong lực lượng vũ trang và người lao động sẽ nhận được một khoản tiền thưởng hay gọi là phụ cấp thâm niên. Vậy hãy cùng mangtuyendung đi tìm hiểu về khoản phụ cấp thâm niên là gì và những thông tin quan trọng về nó nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. Tìm hiểu về thưởng thâm niên
Nếu xét các mối quan hệ trong xã hội thì phổ biến nhất là quan hệ lao động. Bởi lẽ nó xuất phát từ nhu cầu kinh doanh, sản xuất và trên hết nhu cầu gia tăng thu nhập của mỗi cá nhân. Trong mối quan hệ này, thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận, thống nhất với nhau về nội dung và điều kiện làm việc, tiền lương, tiền công, đặc biệt là các nghĩa vụ và quyền hạn của mỗi bên.
Thông thường thì trong hợp đồng lao động sẽ được thể hiện quan hệ lao động tồn tại trong bao lâu hoặc trong trường hợp người lao động làm dài hạn, không xác định cụ thể về mặt thời gian. Lúc này sẽ hình thành nên một khoản phụ cấp thâm niên. Khoản tiền thưởng thâm niên hay phụ cấp thâm niên này là khoản tiền thưởng được sử dụng để hỗ trợ và thúc đẩy cho mối quan hệ lao động lâu dài.
1. Khái niệm thâm niên
Khái niệm thâm niên
Như đã nói ở trên thì hiện chưa có một văn bản pháp lý nào quy định rõ về khái niệm về thâm niên. Nhưng chúng ta có thể ngầm hiểu nó là số năm, hay là một khoảng thời gian mà người lao động liên tục làm việc trong một ngành nghề, hay tại một công ty, một đơn vị hoặc một cơ quan tổ chức nhà nước.
Phụ cấp thâm niên cho người lao động sẽ lấy thâm niên làm cơ sở và căn cứ dựa vào đây sẽ có cách tính phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên hiện nay thường thì phụ cấp thâm niên chỉ áp dụng cho lực lượng vũ trang hoặc là trong các cơ quan hành chính Nhà nước như là phụ cấp thâm niên nhà giáo. Thực tế thì ngoài lực lượng vũ trang và cơ quan nhà nước thì một số công ty cũng áp dụng thâm niên để làm khoản tiền thưởng cho người lao động. Mặc dù có thể khoản tiền thưởng này không quá lớn bởi còn phụ thuộc vào năng lực tài chính và đãi ngộ của từng công ty.
2. Khái niệm phụ cấp thâm niên
Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp lương được bổ sung cho người lao động hàng tháng, trong trường hợp người lao động có thời gian làm việc lâu dài và liên tục tại một đơn vị, cơ quan. Phụ cấp thâm niên thì thường được sử dụng như một khoản khích lệ, thúc đẩy mối quan hệ lao động và tạo động lực cho người lao động cống hiến, làm việc một cách hiệu quả hơn. Phụ cấp thâm niên không được quy định cụ thể ở trong một văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên thì phụ cấp thâm niên là một khoản tiền thưởng bắt buộc, được bổ sung vào tiền lương hàng tháng của người lao động làm trong cơ quan nhà nước. Những đối tượng sẽ được hưởng khoản phụ cấp thâm niên này là:
-
Trong lực lượng vũ trang, là quân nhân, sĩ quan chuyên nghiệp
-
Hạ sĩ quan hưởng lương trong lực lượng công an nhân dân Việt Nam.
-
Công chức, cán bộ được hưởng lương theo chức danh chuyên ngành, theo ngạch bao gồm: Hải quan, viện kiểm sát, tòa án, kiểm toán, thanh tra thi hành án dân sự, kiểm lâm.
-
Giáo viên/ giảng viên đang công tác tại các cơ sở công lập.
Xem thêm: Hệ số lương – nhân tố quan trọng đảm bảo quyền lợi người lao động
II. Những đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên
1. Đối tượng là lực lượng vũ trang, cán bộ
Đối tượng là lực lượng vũ trang, cán bộ
Đầu tiên là quy định về phụ cấp thâm niên với các cá nhân làm trong lực lượng vũ trang, cán bộ và công chức, viên chức được nêu trong Nghị định 204 -CP ban hành và được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư 04 của Bộ Nội vụ.
Theo điểm 1 khoản 1 Thông tư 04/2005- BNV đã quy định rằng người lao động là cán bộ công chức, viên chức hưởng lương xếp cuối cùng trong tất cả bậc lương của công chức, viên chức. Đối với chức danh nghiệp vụ, chuyên ngành Kiểm sát, ngành Tòa án đang giữ đủ điều kiện về thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong chức danh, hay là trong ngạch sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.
Phụ cấp thâm niên nghề áp dụng với các đối tượng là sĩ quan chuyên nghiệp, quân nhân chuyên nghiệp trong lực lượng vũ trang đang công tác tại đơn vị quân đội nhân dân, còn với các đối tượng là hạ sĩ quan, sĩ quan trong công an nhân dân; và các đối tượng đang phục vụ công tác cơ yếu trong cơ quan nhà nước; đối tượng là công chức, cán bộ được hưởng lương theo chức danh chuyên ngành (Hải quan, viện kiểm sát, kiểm toán, tòa án, kiểm lâm và thanh tra thi hành án dân sự) và các ngạch.
2. Đối tượng giảng dạy ở các cơ sở giáo dục công lập
Quy định của pháp luật với giáo viên/ giảng viên hay gọi chung là nhà giáo cũng là một trong những đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên. Cụ thể hơn là được nêu rõ trong các Thông tư 27, Thông tư 29, Thông tư liên tịch 68 được ban hành bởi BGDĐT như là:
-
Đầu tiên là với nhà giáo đang làm công tác giáo dục và giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và tại các Học viện, trung tâm hay tại các trường, các tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị hay gọi chung là cơ sở giáo dục công lập đang được cấp kinh phí hoạt động bởi Nhà nước (bao gồm các khoản thu từ sự nghiệp giáo dục và các khoản thu từ NSNN)
-
Tiếp theo là với nhà giáo đang thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, hay đang giảng dạy tại các phòng thí nghiệm, các trung tâm thực hành, các trạm trường hay tại trại, xưởng, tàu huấn luyện, hoặc tại phòng bộ môn tại các đại học công lập, cơ sở giáo dục thường xuyên hay tại cơ sở giáo dục phổ thông, nghề nghiệp.
-
Cuối cùng là các đối tượng trên thì đã được xếp và hưởng chuyển lương theo Nghị định 204- CP ban hành về chế độ tiền lương với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể như là: Với đối tượng quy định tại khoản 1 điều 1 Thông tư liên tịch 68, đã được xếp vào ngạch viên chức đúng chuyên ngành GDĐT hoặc là hạng viên chức chuyên ngành GDĐT. Còn tại khoản 2 điều 1 Thông tư liên tịch 68 quy định với các đối tượng không nhất thiết là phải được xếp vào ngạch viên chức trong ngành GD&ĐT, theo điểm a khoản này.
Đối tượng giảng dạy ở các cơ sở giáo dục công lập
Xem thêm: Tổng hợp các khoản phí mà người lao động phải trả khi nhận lương Net
III. Hướng dẫn cách tính tiền thưởng thâm niên
1. Đối với nhà giáo
Đối với ngành giáo dục thì phụ cấp thâm niên nhà giáo thì sẽ được có cách tính tiền phụ cấp thâm niên như sau: Theo Khoản 3 Điều 2 của trong Thông tư 68/ 2011 và một số văn bản pháp luật khác cũng đã quy định rõ về khoản tiền phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Nếu như bạn là giáo viên có thời gian công tác tại một trường công lập trong thời gian dài, đủ từ 5 năm trở lên thì bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để nhận tiền thưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Tiền thưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo mà có thời gian công tác ít nhất là 5 năm thì họ có mức thưởng phụ cấp thâm niên là 5% so với mức lương tổng.
Kể từ năm thứ sáu, thì mức tiền thưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo của mỗi người sẽ được tính thêm 1% nữa nếu như năm đó đã làm việc đủ 12 tháng.
2. Đối với thanh tra
Bộ Nội vụ và Tài chính cũng đã đưa ra một Thông tư về việc hướng dẫn cho các doanh nghiệp và người lao động để có cách tính phụ cấp thâm niên, trong đó thì có cách tính phụ cấp thâm niên đối với các cán bộ thành tra mà đang được hưởng mức lương theo ngạch, hoặc là họ hưởng theo các chức danh trong tòa án và các lĩnh vực có liên quan đến nó.
Đối với các thanh tra thì mức cách tính phụ cấp thâm niên, cũng sẽ lại căn cứ vào thời gian làm việc của họ trong ngành nghề, tức là khi họ đã làm việc đủ thời gian là 5 năm, và kể từ năm thứ 6 thì họ sẽ có mức tiền thưởng phụ cấp thâm niên sẽ được tính thêm 1% cho mỗi năm.
Đối với trường hợp các thanh tra mà có khoảng thời gian làm việc bị gián đoạn, mà chưa hưởng BHXH hay là khoản trợ cấp 1 lần thì khoản tiền thưởng phụ cấp thâm niên cũng sẽ được cộng dồn lại.
3. Cách tính thưởng thâm niên chung
Đối với cách tính tiền thưởng phụ cấp thâm niên chung, thì áp dụng theo cách tính phụ cấp thâm niên theo công thức tính như sau:
– Tiền thưởng phụ cấp thâm niên = Hệ số lương được tính theo ngạch hoặc là bậc hệ số lương phụ cấp theo chức vụ của lãnh đạo x Mức lương tối thiểu cơ bản chung đã được quy định theo từng thời kỳ x Mức % tiền phụ cấp thâm niên mà người lao động đó được hưởng.
Cách tính thưởng thâm niên chung
Trên đây chính là cách tính phụ cấp thâm niên chung của mỗi cá nhân người lao động, công nhân viên chức Nhà nước.
Xem thêm: Một số quy định mới nhất về tiền lương cho người lao động
IV. Những lưu ý đối với tiền thưởng trợ cấp tăng lương
Nhà nước Việt Nam hiện nay không có quy định chung tất cả các doanh nghiệp cần phải có khoản tiền trợ cấp/tiền thưởng phụ cấp thâm niên cho người lao động, tuy nhiên mức thưởng trợ cấp còn tùy thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp, phụ thuộc vào quy mô, sự phát triển và tính chất hoạt động của từng doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên thì cũng có những doanh nghiệp đã đưa ra quy định riêng về khoản tiền phụ cấp tăng lương cho người lao động, nhưng vẫn tùy thuộc vào khả năng, năng lực làm việc, cũng như là trình độ sản xuất của từng người lao động và phải dựa trên bảng đánh giá năng lực công việc, năng suất làm việc và kết quả làm việc để có thể xác định được mức tiền thưởng phụ cấp thâm niên cho nhân viên.
Chính do đó mà các mức tiền thưởng phụ cấp thâm niên của người lao động sẽ không cố định, khoản tiền thưởng này sẽ được biến động theo từng tháng, bên cạnh đó thì khoản tiền thưởng phụ cấp thâm niên này sẽ được cập nhật thường xuyên để từ đó người lao động có sự phấn đấu và định hình rõ về mức tiền thưởng phụ cấp thâm niên của mình.
Dựa vào những căn cứ đó để quyết định khoản tiền thưởng phụ cấp thâm niên của nhân viên trong doanh nghiệp, thì câu hỏi đặt ra ở đây là khoản tiền thưởng phụ cấp thâm niên này có phải là khoản tiền bắt buộc mà các cá nhân hay người lao động phải đóng BHXH hay không?
Xem thêm: Những hình thức thưởng ngoài lương cho người lao động mới nhất
V. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến phụ cấp thâm niên
1. Công nhân có được hưởng phụ cấp thâm niên không?
Để có thể trả lời câu hỏi là “Công nhân làm việc thì có được hưởng phụ cấp thâm niên hay không” – Thì hoàn toàn điều này phụ thuộc vào chính sách phúc lợi của mỗi doanh nghiệp đã đặt ra. Nếu như bạn làm công nhân cho công ty có áp dụng phụ cấp thâm niên, thì chắc chắn là sau 5 năm/ 10 năm/ 15 năm… tương ứng với từng mốc thời gian như vậy, thì hàng tháng mỗi người lao động sẽ được nhận thêm một khoản tiền phụ cấp thâm niên nữa ngoài tiền lương.
Công nhân có được hưởng phụ cấp thâm niên không?
Còn trong trường hợp là bạn làm việc cho một công ty mà không có chế độ phụ cấp thâm niên thì theo Luật lao động hiện hành, thì cứ 5 năm làm việc cho một doanh nghiệp, thì công nhân làm ở đó sẽ được tăng thêm 1 ngày nghỉ hằng năm mà vẫn được hưởng nguyên lương của mình. Cụ thể như là từ năm làm việc đến thứ 6, thì sẽ có tổng 13 ngày nghỉ hằng năm và nếu tính từ năm 11 trở đi có tổng 14 ngày nghỉ…
2. Hưởng phụ cấp thâm niên có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Theo Thông tư 59/ 2015 – Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội về các khoản lương và phụ cấp được tính đóng BHXH bắt buộc gồm: Mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên; cũng như là phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút và các khoản được bổ sung xác định được mức tiền cụ thể…
Với quy định trên, có thể thấy nếu như được hưởng phụ cấp thâm niên hàng tháng thì người lao động sẽ phải trích đóng các khoản trên vào quỹ BHXH bắt buộc.
Xem thêm: Chế độ tiền lương có phải là thứ duy nhất người lao động cần?
VI. Kết luận
Qua những thông tin trên về phụ cấp thâm niên, phụ cấp thâm niên nhà giáo và cách tính phụ cấp thâm niên do mangtuyendung chia sẻ thì rất mong nó thật sự hữu ích với bạn đọc. Xin cảm ơn!