Có nhiều thuật ngữ tiếng Anh được dùng một cách phổ biến và rộng rãi trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực, ví dụ như khái niệm staff là gì. Bạn nên sử dụng khái niệm này trong những vị trí công việc nào?
Khi tiếng Anh ngày càng trở nên phổ biến, có nhiều thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng một cách rộng rãi trong nhiều ngành nghề ở Việt Nam. Bạn cũng chẳng còn xa lạ gì với những từ ngữ chuyên ngành tiếng Anh, kèm theo đó là nhiều từ ngữ bổ trợ khác. Ngoài ra, chắc bạn cũng đã từng nghe đến thuật ngữ staff là gì ở đâu đó khi đi làm. Thuật ngữ staff là gì được dùng trong nhiều ngành nghề khác nhau, vì một đây cũng là một từ đa nghĩa.
Mục Lục Bài Viết
I. Staff là gì trong công ty?
Với bất cứ ai biết đến ngoại ngữ thì khái niệm staff là gì không làm khó được bạn. Staff thực chất không phải là một nghề mà nó chỉ là một danh từ tiếng Anh dùng để chỉ chức vụ của nhân viên, cán bộ,… Khi mới được biết đến, thuật ngữ staff là gì được dùng nhiều nhất trong ngành dịch vụ, nhà hàng khách sạn cho một số chức vụ quen thuộc như Cashier, Event, Cooking,… Sau một thời gian, trên quá trình toàn cầu hóa, khái niệm staff là gì được dùng rộng rãi hơn với nhiều ngành nghề đa dạng. Tuy nhiên, trên thực tế, staff được dùng với nhiều ý nghĩa và cách viết khác thay vì được dịch ra tiếng Việt.
Staff là gì trong công ty?
Theo những thông tin trên về staff là gì thì có thể hiểu staff được dùng trong nhiều lĩnh vực, không riêng gì lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Tuy vậy, dù được sử dụng trong bất cứ ngành nghề nào. lĩnh vực nào thì staff cũng được dùng để chỉ những nhân viên, người lao động hay những người thực hiện công việc chuyên trách tại doanh nghiệp. Số lượng staff trong nhân viên thường đông và thùy theo chức danh cũng như bộ phận làm việc, vị trí làm việc sẽ được ghép thêm từ ngữ mô tả cụ thể hơn như Receptionist – nhân viên lễ tân, nhân viên thu ngân – Cashier Staff,…
II. Vị trí Key Staff là gì?
Thông thường, mỗi bộ phận sẽ có nhiều nhân viên nên trong số đó sẽ có một người chịu trách nhiệm quản lý, và giữ chức vụ điều hành và phân công công việc – key staff. Mọi công việc đều theo sự hướng dẫn của key staff trong quá trình làm việc và họ cũng là người chịu trách nhiệm chính khi có trường hợp bất ngờ xảy ra. Mỗi bộ phận thường sẽ có từ 1 đến 2 key staff làm nhiệm vụ giám sát, đôn đốc công việc tùy vào quy mô hoạt động và mức độ.
Vị trí Key Staff là gì?
III. Staff là gì thường gắn với công việc nào?
Trên thực tế, với khái niệm staff là gì cùng sự bao quát rộng về nghĩa thì khó có thể giới hạn lĩnh vực của staff. Tuy nhiên, vẫn sẽ tồn tại một số ngành nghề và lĩnh vực quen thuộc với khái niệm staff là gì:
1. Lĩnh vực nhà hàng, khách sạn
Dù bạn đã từng làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn hay chưa. bạn cần biết đây là một trong những lĩnh vực dùng khái niệm staff là gì nhiều nhất hiện nay. Theo đó mà các vị trí staff trong nhà hàng cũng được phân theo chức danh và vị trí cụ thể:
- Reception staff: Nhân viên thuộc bộ phận lễ tân của nhà hàng hay khách sạn
- Concierge Staff là nhân viên hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
- Reservation Staff là những nhân viên thuộc bộ phận Phòng của khách sạn, chịu trách nhiệm đặt, giao, đổi hay trả phòng.
- Laundry Staff là nhân viên thuộc bộ phận giặt ủi trong khách sạn
- Housekeeping Staff là nhân viên thuộc bộ phận buồng phòng.
2. Lĩnh vực vận hành
Vận hành cũng là một trong nhiều lĩnh vực sử dụng khái niệm staff là gì để chỉ chức danh của nhân viên. Trong một lĩnh vực hoạt động, sẽ có nhiều chức vụ khác nhau, nhân viên vận hành được biết đến với tên gọi Operation Staff – chỉ cần nghe tên gọi cũng đủ thấy được tính chất của ngành, đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp và tính chuyên môn cao.
Nhân viên vận hành Operation Staff
3. Lĩnh vực Marketing
Một trong những ngành cũng sử dụng khái niệm staff là gì không kém nhà hàng, khách sạn – lĩnh vực truyền thông, quảng cáo. Thuật ngữ này được sử dụng nhiều vô kể trong lĩnh vực này với những tên gọi được kể đến như Marketing Staff, Sale Staff,,… Nhân viên của những bộ phận này cũng sẽ thực hiện nhiều công việc khác nhau với mục tiêu chính là đem sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với đối tượng khách hàng mục tiêu.
4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, thương mại
Đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh, thương mại, khái niệm staff là gì được dùng nhiều với cụm từ Business Staff – hay còn hiểu là nhân viên kinh doanh. Việc lựa chọn sử dụng tên gọi Business Staff thay vì những cái tên khác mang nghĩa tương tự trong tiếng Việt vì thể hiện được tính chuyên nghiệp lại ngắn gọn mà còn thuận lợi trong hoạt động thương mại quốc tế. Hiện nay, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, vậy nên những tên gọi tiếng anh như vậy có thể áp dụng được trong nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau.
5. Lĩnh vực giải trí
Nếu bạn là một fan chân chính của nền văn hóa giải trí Hàn Quốc thì chắc chắn không còn xa lạ với những tên gọi như Staff Idol hay Staff Kpop. Vậy Staff là gì trong cụm từ này? Đây là một cụm từ được dùng để chỉ những nhân viên, trợ lý làm nhiệm vụ hỗ trợ, chăm sóc cho idol Hàn Quốc trong quá trình di chuyển, làm việc hay nghỉ ngơi.
Vị trí công việc Kpop Staff
IV. Những vị trí staff trong nhà hàng, khách sạn
1. Bộ phận kinh doanh – tiếp thị
Marketing Staff hay nhân viên Marketing là người thực hiện những công việc thuộc bộ phận quảng cáo truyền thông đề ra, hướng đến việc đảm bảo hoạt động tiếp thị quảng cáo hoạt động một cách hiệu quả. Những chiến lược sáng tạo nhằm xây dựng thương hiệu, phát triển hình ảnh nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty đến công chúng. Đây là một vị trí công việc mà hầu hết doanh nghiệp hoạt động đều có, không chỉ staff trong nhà hàng.
Sales Staff hay đội ngũ nhân viên kinh doanh cũng được áp dụng trong staff nhà hàng. Đây là vị trí dành cho những người bán hàng trực tiếp cho doanh nghiệp với nhiệm vụ chính là tư vấn, giới thiệu sản phẩm của công ty đến khách hàng. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ chăm sóc khách hàng bằng cách giải đáp mọi thắc mắc về dịch vụ, đồng thời thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của công ty.
PR/ Guest Relation là đội ngũ quan hệ khách hàng. Cũng là một trong những vị trí công việc theo khái niệm staff là gì, họ góp phần quan trọng trong việc giữ hồn cho thương hiệu. Họ sẽ là người lên kế hoạch xây dựng hình ảnh một cách thiện cảm khiến cho khách hàng quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn, đồng thời nhận diện hình ảnh thương hiệu rõ nét nhất.
2. Bộ phận hành chính – nhân sự
Human Resources Staff hay còn gọi là bộ phận HR. Nhân viên hành chính – nhân sự cũng góp mặt vào đội ngũ staff trong nhà hàng. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, họ chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân sự, lên kế hoạch liên quan đến hành chính của công ty bao gồm triển khai kế hoạch phù hợp để duy trì đội ngũ nhân lực tốt cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lên kế hoạch đào tạo nội bộ nhằm phát triển năng lực của mỗi cá nhân và phòng ban, giúp mọi người có thể đạt được hiệu quả trong công việc.
Bộ phận hành chính – nhân sự trong nhà hàng
Insurance còn được biết đến là Nhân viên lương – bảo hiểm với nhiệm vụ chính liên quan đến việc tính lương thương, chi trả lương cho nhân viên trong công ty cũng như các hợp đồng bảo hiểm của đội ngũ nhân sự.
Legal Officer góp mặt trong đội ngũ staff trong nhà hàng với tên gọi Nhân viên Pháp lý là người trực tiếp quản lý hồ sơ, giấy tờ sổ sách liên quan đến hoạt động pháp lý của doanh nghiệp và thương hiệu. Bên cạnh đó, chuyên viên pháp lý còn thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho những nhà lãnh đạo cấp cao, trường phòng tổng công ty để hoàn thành công việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ và định hướng mà công ty đã đăng ký.
3. Bộ phận tài chính – kế toán
Trong khái niệm staff là gì, không thể không nhắc đến vị trí Accountant Staff – Nhân viên kế toán là người làm việc liên quan đến hóa đơn, chứng từ, thông tin về mọi vấn đề kinh tế của công ty. Đồng thời, phân tích, xử lý dữ liệu và tính toán con số trên chứng từ, kiểm soát độ chính xác của những con số và làm báo cáo.
General Accountant cũng là một trong nhiều staff trong nhà hàng được biết đến là Nhân viên Kế toán tổng hợp với nhiệm vụ chính là quản lý và theo dõi công nợ của công ty. Các khoản thu, chi hay sổ quỹ tiền mặt, tiền ngân hàng, các khoản thanh toán cũng kết hợp với nhân viên kế toán để xử lý công nợ xấu.
Cash Keeper cũng được đặt theo khái niệm staff là gì là nhân viên thủ quỹ – người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ trước khi xuất nhập tiền khỏi quỹ. Đồng thời kiểm kê đối chiếu quỹ hàng ngày với nhân viên kế toán tổng hợp về số dữ tồn nhằm phục vụ mục tiêu kinh doanh hay đảm bảo hoạt động chi trả lương.
4. Bộ phận lễ tân
Trong đội ngũ staff trong nhà hàng, không thể thiếu Reception Staff hay còn gọi là Nhân viên lễ tân. Họ là người làm việc tại bộ phận sảnh khách sạn với công việc chính là trả lời điện thoại, cung cấp thông tin và giải quyết yêu cầu của khách hàng, chào đón và làm thủ tục nhận trả phòng cho khách.
Reservation Staff là gì? Trong nhà hàng, nhân viên đặt phòng là người đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và lắng nghe nhu cầu của họ. Công việc chính là xác nhận đặt phòng cho khách và giữ phòng theo nhu cầu của khách hàng.
Bộ phận lễ tân trong nhà hàng
Operation Staff là gì không chỉ có trong những công ty sản xuất mà cũng là staff trong nhà hàng với tên gọi nhân viên Tổng đài. Họ là người tiếp nhận và lắng nghe những phản hồi của khách hàng, đồng thời xử lý tình huống phát sinh trên telesale và báo cáo công việc tới những bộ phận liên quan để xử lý công việc.
Hiểu về khái niệm Cashier Staff là gì, ai cũng sẽ thấy đây là công việc quan trọng trong nhà hàng, khách sạn hay ngành F&B nói chung. Công việc chính của họ là thực hiện khâu thanh toán dịch vụ cho thực khách, kiểm soát hoạt động thu – chi, in hóa đơn và nhiều công việc khác liên quan theo sự phân công của quản lý.
Một số vị trí staff trong nhà hàng khác là Bellman và Doorman. Bellman là người hướng dẫn khách đến phòng đã được đặt trước hoặc vừa mới check in đặt phòng. Doorman sẽ là người đầu tiên tiếp đón và chào mừng khách hàng đến với nhà hàng, chỉ dẫn và phục vụ họ từ khâu mở cửa.
Xem thêm: Commission là gì? Những điều cần biết về commission trong nhà hàng khách sạn
5. Bộ phận buồng phòng
Housekeeping Staff cũng cần thiết không kém vì không khách sạn nào không cần đến nhân viên Buồng phòng. Họ là người làm vệ sinh, đảm bảo không gian phòng luôn gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát. Đồng thời, nhân viên buồng phòng cũng cần kiểm tra tình trạng hoạt động của những trang thiết bị, đồ dùng trong phòng để đảm bảo chúng luôn hoạt động tốt mà không có trục trặc.
Laundry Staff là nhân viên giặt ủi chịu trách nhiệm cho dịch vụ giặt ủi cho khách sạn, mọi giai đoạn đều được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn dịch vụ và đảm bảo tiêu chí kịp thời cho khách hàng.
6. Bộ phận kỹ thuật
Engineering Staff theo staff là gì – là nhân viên Kỹ thuật với công việc liên quan đến giải quyết vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị điện trong công ty. Do tính chất công việc khá đặc trưng nên đòi hỏi ứng viên phải có tư duy logic, kèm theo khả năng sáng tạo chứ không dấp khuôn một cách máy móc vào quy trình.
Bộ phận kỹ thuật trong nhà hàng
Electrical Engineer cũng góp mặt trong đội ngũ staff trong nhà hàng phụ trách và xử lý những công việc liên quan đến điện và các đường truyền tải điện trong nội bộ. Bên cạnh đó, Plumber Staff cũng góp mặt với nhiệm vụ chính là công việc liên quan đến hệ thống nước và đường thoát nước cho công ty.
V. Sự khác nhau cơ bản giữa Staff và Employee là gì?
Nếu chưa tìm hiểu thông tin về staff và employee là gì, rất khó để phân biệt được chúng vì nếu dịch ra tiếng Việt thì nó đều mang nghĩa tương đồng là nhân viên. Tuy nhiên, khi đã hiểu hơn về staff và employee là gì thì đây là hai khái niệm khác biệt.
Trong phạm vi staff và employee là gì, staff được dùng để nói về 1 nhóm người làm việc trong một công ty hay tổ chức chứ không chỉ một cá nhân nào. Còn employee là thuật ngữ dùng để ám chỉ một cá nhân được trả lương để làm việc cho một người khác. Ngoài ra, nếu tìm hiểu kỹ về staff và employee là gì, bạn sẽ thấy staff là gì được dùng để chỉ chung cho một vài vị trí nhân sự phổ biến. Tuy nhiên, employee là gì lại thường được dùng cho nhân sự làm việc tại văn phòng.
Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp ngành Quản lý nhà hàng mới nhất
VI. Kết luận
Khái niệm staff là gì khá đơn giản, dễ hiểu và được áp dụng trong nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau. Vì vậy, không khó để bạn nắm bắt được sự khác biệt giữa staff và employee là gì, đồng thời trong sử dụng nó hợp lý trong mỗi trường hợp. Có thể thấy tính ứng dụng của thuật ngữ này khá cao trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề đa dạng.