Starbucks là thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới nhưng có những thông tin rất thú vị về công ty này mà ngay cả nhân viên của họ cũng như khách hàng “ruột” đôi khi còn không biết. Vậy hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây của mangtuyendung.vn nhé!
Starbucks Vietnam là gì? Starbucks là thương hiệu coffee bậc nhất thế giới, sở hữu hơn 21.000 cửa hàng quanh 65 quốc gia, đương nhiên trong đó có cả Starbucks Vietnam. Với sứ mệnh là một trong những công ty phát triển và xây dựng thương hiệu nhanh nhất tại Mỹ thì Starbuck mỗi năm đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của khu vực. Chưa dừng lại ở đó, vẫn còn rất nhiều điều ẩn chứa đằng sau thương hiệu cafe này. Sẽ thật phí nếu bạn không đọc hết những nội dung sắp được mangtuyendung.vn chia sẻ về quá trình xây dựng thương hiệu của Starbuck dưới đây!
Mục Lục Bài Viết
I. Lịch sử hình thành Starbucks
Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Hãng cà phê Starbucks được thành lập vào ngày 30 tháng 3 năm 1971 tại số 2000 Western Avenue (Washington). Ba người sáng lập đầu tiên của hãng starbucks coffee là Jerry Baldwin – giáo viên tiếng Anh, Zev Siegl – giáo viên lịch sử và Gordon Bowker – nhà văn.
Starbucks có trụ sở chính tại Seattle, Washington, Mỹ. Hiện nay hãng đã có mặt trên 49 quốc gia với 17.800 quán.
Starbucks vào Việt Nam từ năm 2013, cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM. Mới bước chân vào thị trường Việt Nam nhưng hãng đã gây sốt khi mang đến hương vị cafe mới lạ, phong cách của người Mỹ.
Hành trình xây dựng thương hiệu
Xem thêm: Công thức xây dựng thương hiệu thành công dành cho các Marketer
II. Nguồn gốc tên thương hiệu Starbucks
Ban đầu, thương hiệu có ý định lấy tên là “Cargo House” theo như Gordon Boweker người đồng sáng lập chia sẻ. Sau đó được một người đối tác tên là Terry Heckler làm việc ở một công ty quảng cáo gợi ý cái tên bắt đầu từ “St” sẽ giúp hãng gây ấn tượng hơn. Sau khi bàn bạc, họ xây dựng thương hiệu với tên là Starbucks xuất phát từ tiểu thuyết Moby-Dick của Herman Melville. Cái tên tượng trưng cho sự lãng mạn của sóng biển và truyền thống đi biển của những nhà buôn cafe đầu tiên trên thế giới.
III. Ý nghĩa Starbucks logo
Sau gần 50 năm hình thành và xây dựng thương hiệu Starbucks đã nhiều lần thay đổi hình ảnh logo, mỗi lần Starbucks logo thay đổi đều có những ý nghĩa mang tính thông điệp khác nhau. Tuy nhiên cho đến năm 2011, thì Starbucks logo đã được thay đổi để phù hợp với giai đoạn đó và được sử dụng cho đến ngày nay.
Starbucks logo mới này so với những Starbucks coffee cũ đã được lược bỏ rất nhiều chi tiết, dường như được thiết kế tối giản khá nhiều. Biểu tượng chính của Starbucks logo hiện nay chỉ còn là hình ảnh nàng tiên cá không còn rốn, ngực được che sau lớp tóc, đầu đeo vương miện, trên đỉnh đầu là một ngôi sao tỏa sáng. Thông điệp mà Starbucks logo mới này mang lại đó là để chống lại những cáo buộc về hình ảnh “gợi dục”.
Starbucks logo này không còn những chi tiết như vòng tròn, tên thương hiệu Starbucks Coffee ở xung quanh. Nhưng hình ảnh cốt lõi, cơ bản của Starbucks logo vẫn được giữ, nên logo này vẫn tạo ra sự nhận diện quen thuộc của hãng.
Màu sắc Starbucks logo được tối giản hơn khi chỉ giữ lại 2 tone màu xanh, trắng làm chủ đạo. Màu xanh lá cây trong biểu tượng Starbucks logo tạo cảm giác ổn định, mang đến cảm giác ngon miệng, sạch sẽ, phù hợp với ngành thực phẩm. Trong khi màu trắng lại thể hiện cho sự đơn giản, sạch sẽ, tinh khiết. Hai tone màu kết hợp trong Starbucks logo mang thông điệp về sự sạch sẽ, ngon miệng và thu hút khách hàng.
Có thể nói rằng tổng thể Starbucks logo được tối giản gọn gàng hơn và thu hút hơn. Nếu ai chưa từng biết đến các Starbucks logo cũ thì không thể nhận ra được sự thay đổi mới mẻ này. Thiết kế logo mới này của hãng tiếp cận xu hướng hiện đại và tối giản hơn nhưng vẫn giữ nguyên bản chất cốt lõi. Giống như việc khẳng định trọng tâm chất lượng là đồ uống, phong cách quán vẫn được giữ vững.
Xem thêm: Những lợi ích từ việc xây dựng thương hiệu cá nhân dành cho CEO
Ý nghĩa Starbucks logo
IV. Tại sao thương hiệu cà phê Starbucks lại thành công đến vậy?
1. Sứ mệnh hoạt động
Starbuck đã tuyên bố sứ mệnh của họ là trở thành nơi thứ ba mà khách hàng ghé đến chỉ sau công ty và gia đình của họ. Tức là họ nhấn mạnh với toàn bộ khách hàng rằng Starbuck không chỉ đơn thuần là một quán coffee, mà nó còn là nơi thư giãn, làm việc và học tập, hay bạn bè có thể gặp gỡ tâm sự, sứ mệnh đó đã được tuân thủ hơn 4 thập kỷ.
2. Cách thức kinh doanh sáng tạo
Starbuck luôn duy trì được giá trị gốc của thương hiệu, nhưng vẫn rất sáng tạo trong việc thu hút khách hàng, biết cách tạo điểm nhấn. Minh chứng thực tế là khi cảm thấy khách hàng muốn được ở lại quán starbucks coffee lâu hơn thì họ đã bắt đầu cung cấp WIFI miễn phí từ năm 2010, đi trước so với những quán cafe khác. Và khi biết khách hàng muốn được thưởng thức cafe ở nhà thì Starbuck cũng đã cho ra mắt sản phẩm cà phê hòa tan với thương hiệu Via Instant-coffee. Ngoài ra, khách hàng còn được thanh toán tiền thông qua những ứng dụng di động và là một trong các công ty tiên phong tiến tới di động.
3. Chọn vị trí cửa hàng đẹp
Starbucks coffee là gì? Là thương hiệu cafe sở hữu nhiều địa điểm cửa hàng đặc biệt, không giống như những cách thức kinh doanh chuỗi thức uống khác. Họ chỉ tập trung vào mô hình thông thường để có thể kinh doanh thuận lợi, việc tìm hiểu về nhân khẩu học, mật độ giao thông, vị trí của đối thủ cạnh tranh là vô cùng cần thiết và dần Starbucks phủ kín được toàn bộ khu vực.
4. Nắm bắt truyền thông xã hội
Đối với bất cứ bộ máy hoạt động kinh doanh nào cũng đều rất quan tâm đến vấn đề quảng bá và xây dựng thương hiệu. Khi bắt kịp được xu hướng thời đại thì Starbucks đã sử dụng mạng xã hội Instagram để nói về câu chuyện kinh doanh cũng như thương hiệu của mình. Ngoài việc chia sẻ được những thông điệp quý giá thì Starbucks giới thiệu được những sản phẩm kinh doanh của mình cùng với những hình ảnh khách hàng đang tận hưởng cuộc sống tại Starbucks hoặc tự sáng tạo ra các hình ảnh thu hút khách hàng khác.
5. Chọn đúng đối tác
Ngay từ những ngày đầu bước chân vào lĩnh vực kinh doanh cafe thì Starbucks đã có điểm dựa đối tác vững chắc, cho đến năm 1993 thì Starbucks cũng đã bắt đầu hợp tác với Barnes & Noble để có thể đem sản phẩm của mình đến các nhà sách trên nước Mỹ. Ngoài ra, Starbucks còn hợp tác với rất nhiều tổ chức hoạt động với vai trò phục vụ, hỗ trợ cộng đồng để nâng cao danh tiếng và uy tín. Điều này vô cùng quan trọng, nó thúc đẩy được khá nhiều về tiếng tăm và quá trình xây dựng thương hiệu của Starbucks mà các tổ chức khác nên học hỏi.
6. Nhất quán hình ảnh, thông điệp trong tất cả các cửa hàng
Một trong số những cách mà bạn khiến cho khách hàng không thể quên được hình ảnh thương hiệu của mình là sự nhất quán về hình ảnh lẫn thông điệp. Dù bạn là một thương hiệu được rất nhiều người biết đến thì cũng không thể thay đổi hình ảnh hoặc thông điệp một cách bừa bãi. Và điều vô cùng đặc biệt khi bạn thưởng thức bất cứ một tách starbucks coffee ở nơi đâu thì bạn vẫn sẽ có cảm giác y như đang được thưởng thức đúng hương vị của Starbucks ở Seattle.
Xem thêm: Top 45+ cuốn sách kinh doanh bạn nên đọc một lần trong đời
V. Có thể bạn chưa biết những điều này về Starbucks
1. Starbucks ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính
Vào đầu năm 2012, Starbucks là một trong số những công ty nổi tiếng tại Washington ủng hộ cho việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Cụ thể hơn, ông lớn cà phê đã tuyên bố rằng: “Starbucks tự hào là một những công ty dẫn đầu ở vùng Tây Bắc Washington ủng hộ luật bình đẳng hôn nhân cho những cặp vợ chồng đồng tính. Starbucks sẽ cố gắng xây dựng văn hóa công ty đặt những đối tác lên hàng đầu và chúng tôi luôn ủng hộ các chính sách khuyến khích sự bình đẳng và hòa nhập”.
Đáp trả lại sự ủng hộ của Starbucks với hôn nhân đồng tính, hơn 22.000 chữ ký tẩy chay công ty này đã được gửi đến tổ chức Hôn nhân Quốc gia tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cộng đồng người đồng tính lại rất ủng hộ Starbucks với 640.000 chữ ký, giúp củng cố lại vị trí của công ty này.
2. Cửa hàng đầu tiên của Starbucks không bán cà phê pha sẵn
Vào năm 1971, ba sinh viên Jerry Baldwin, Gordon Bowker và Zev Siegl quen nhau ở đại học San Francisco. Baldwin và Siegl sau đó trở thành giáo viên, Bowker là một nhà văn.
Mọi việc thay đổi khi Alfred Peet, người chủ sở hữu của Peet’s Coffee and Tea đã dạy cả ba về cách rang hạt cà phê. Điều này đã khuyến khích cho Baldwin, Siegl và Bowker kinh doanh cà phê. Thời gian đầu họ mua hạt cà phê từ cửa hàng của Peet, nhưng cho đến năm 1984, họ đã mua lại cả Peet’s Coffee and Tea. Tuy nhiên, hiện cả ba người không còn làm việc ở Starbucks, họ đã bán cổ phần của mình ở nhiều thời điểm khác nhau.
3. Số tiền Starbucks dành cho bảo hiểm của nhân viên còn nhiều hơn cho những hạt cà phê của mình
Theo như Gordon Bowker cho biết lúc đầu ông và bạn bè gần như tuyệt vọng khi định đặt tên cho thương hiệu của mình là “Cargo House”. Cho đến khi một trong các đối tác của Bowker – Terry Heckler làm việc ở công ty quảng cáo đã gợi ý cho họ, rằng những từ bắt đầu bằng “St” sẽ có ấn tượng mạnh hơn.
Bowker đã đưa ra một danh sách những từ bắt đầu bằng “St” và đã phát hiện ra một thị trấn mỏ cũ có tên Starbo ở trên bản đồ. Nó làm ông nhớ tới Pequod, tên của một con tàu xấu số trong tiểu thuyết Moby-Dick của Herman Melville. Nhưng Hecker lại phản đối, ông nói: “Chẳng ai muốn uống một cốc cà phê có cái tên của một con tàu xấu số”.
Sau đó những người sáng lập họ đã họp bàn lại với nhau và quyết định lấy tên thương hiệu là Starbucks – tên của một nhân vật trong tiểu thuyết.
4. Một cốc Starbucks Trenta chứa lượng chất lỏng nhiều hơn lượng trung bình mà dạ dày con người có thể chứa
Logo Starbucks có lẽ là một trong những logo dễ nhận ra nhất trên thế giới, nhưng người phụ nữ ở trong logo là ai? Mặc dù logo hiện tại của Starbucks đã tiết giảm nhiều so với bản gốc nhưng sự thật người phụ nữ trong logo là biểu tượng mỹ nhân ngư khắc gỗ thời trung cổ với hai đuôi. Và như là cách để kết nối cà phê với hình ảnh mỹ nhân ngư nên công ty cũng được đặt theo tên một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết kể về hành trình đi săn cá voi (Moby-Dick). Starbucks cũng hy vọng rằng có thể kết hợp sức hút của cà phê và vẻ đẹp quyến rũ của mỹ nhân ngư.
Logo ban đầu của Starbucks có màu nâu với hình ảnh mỹ nhân ngư để ngực trần có hai đuôi. Tuy nhiên, cuối cùng công ty đã quyết định che đi bộ ngực và hai chiếc đuôi của mỹ nhân ngư. Hình ảnh đầy đủ của biểu tượng này có thể được thấy trong những phiên bản logo đầu tiên màu nâu của Starbucks.
5. Starbucks đang thử nghiệm cà phê hương bia
Cửa hàng đầu tiên của Starbucks ở số 2000 Western Avenue, Seattle, Washington mở cửa vào ngày 30/3/1971. Điều đáng ngạc nhiên là cửa hàng không bán cà phê pha sẵn, theo như dự định ban đầu của những người sáng lập, họ chỉ bán hạt cà phê rang và các thiết bị pha chế nó. Trên thực tế, các mẫu cà phê pha sẵn trong cửa hàng chỉ là mẫu miễn phí tặng kèm để khuyến khích khách hàng mua hạt cà phê và thiết bị pha.
Khi Howard Schultz được thuê làm Giám đốc điều hành thị trường bán lẻ của công ty Starbucks, sau 10 năm làm việc, ông đã đưa kết luận rằng, Starbucks hoàn toàn có thể tự bán cà phê pha sẵn. Tuy nhiên những chủ sở hữu đồng thời cũng là các nhà sáng lập đã không đồng ý. Vì vậy, Schultz đã tự kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê riêng mình, và đến năm 1986 ông đã mua lại được Starbucks, hợp nhất chuỗi cửa hàng riêng của mình với Starbucks và bắt đầu mở rộng quy mô công ty.
6. Một ly Venti Starbucks chứa lượng caffeine gấp hơn 5 lần so với một lon Red Bull
Vào năm 2008, khi Howard Schultz trở lại với vị trí giám đốc điều hành, sau khi nghiên cứu kĩ những chi phí của công ty, Starbucks đã quyết định cắt giảm 600 triệu USD. Thay vào đó là chi phí dành cho bảo hiểm y tế của nhân viên được tăng thêm với con số vô cùng kinh ngạc lên đến 300 triệu USD, hơn cả chi phí mà Starbucks dành cho những hạt cà phê của mình.
Mặc những ý kiến phản đối, Howard Schultz vẫn quyết không làm giảm lợi ích của người lao động. Đổi lại, ông chọn việc đóng cửa 600 cửa hàng, 80% trong số đó được mở trong chưa đầy 2 năm.
7. Tỷ suất lợi nhuận của Starbucks ở Trung Quốc cao hơn các nước khác
Trước đây, Starbucks bán những loại đồ uống theo các kích cỡ sau: Short (8 ounces), Tall (12 ounces), Grande (16 ounces) và Venti (20 ounces) ( đơn vị: 1 ounce ~ 30ml). Hiện tại, nhiều khách hàng đã cảm thấy rằng một cốc Venti là quá nhiều và khó có thể uống hết, thì năm 2011 Starbucks lại cho ra một loại kích cỡ còn lớn hơn Venti là Trenta (30,9 ounces), đây là một phiên bản khổng lồ cho kích cỡ các loại đồ uống.
Theo khoa học thì chẳng ai có thể uống hết được một cốc Trenta vì sức chứa trung bình của dạ dày con người là 30,4 ounces. Tuy nhiên, nhiều khách hàng của Starbucks thường ngồi nhâm nhi ly cafe của mình cho đến khi cửa hàng đóng cửa, nên họ hoàn toàn có thể sẽ uống hết một ly Starbucks coffee Trenta khổng lồ (tất nhiên là trong khoảng thời gian đó cần đi vệ sinh).
Xem thêm: Giám đốc điều hành là gì? Bí quyết trở thành một CEO chuyên nghiệp
Cách Starbucks xây dựng thương hiệu
VI. Cách order cafe Starbuck theo đúng sở thích của mình
Trên thực tế thì thực đơn của Starbuck coffee vô cùng phong phú, nếu bạn không phải là tín đồ của cafe thì bạn có thể chọn trà (tea), nước hoa quả xay (smoothie) hoặc món đá xay frappuccino truyền thống của Starbucks. Đối với các món đồ uống đơn giản này thì họ sẽ cho thêm bột cacao, bột trà xanh; cookies; siro, đường, sữa tươi, đá viên vào máy và xay lên. Tuy nhiên, khi vào Starbuck thì có lẽ chúng ta cũng nên thử thưởng thức vị cafe thì mới đúng vị.
1. Đối với đồ uống Espresso nguyên chất
Nếu không có nhiều thời gian để chờ, và đang muốn được tỉnh táo hơn thì có lẽ một ly espresso là đúng chuẩn với bạn lúc này. Còn bạn đang thực sự buồn ngủ thì có thể chọn một ly Doppio.
Americano all ice, vị cà phê đen đá cực đậm đà và nó hoàn toàn ngược lại với vị Americano (espresso vị hơi đắng + nước nên vị hơi loãng).
Dolce Misto, nâu đá (còn được nhiều nơi gọi là cà phê sữa) được pha chế theo kiểu Starbucks và nó được phục vụ riêng chỉ có tại thị trường Starbucks Vietnam giống như vị Espresso Roast.
2. Đối với đồ uống Espresso kèm sữa (Coffee)
Capuchino là một chút hương vị espresso (vị hơi đắng) pha lẫn cùng với foam milk (sữa tươi được làm nóng, tạo bọt) mang phong cách phương Tây và là đúng chuẩn hương vị của Starbucks.
Ristretto Bianco, là dạng espresso, nhưng không đắng quá hoặc chua quá giống như espresso, bởi khi chiết suất, barista kiểm soát lượng nước chạy qua cà phê sẽ ít hơn espresso nên tạo ra hương vị sẽ nhẹ nhàng hơn, nhưng vẫn cảm giác đậm đặc. Thêm một chút hương vị của Foam milk thì Ristretto Bianco cũng sẽ trở nên đậm đà và thơm ngậy hơn rất nhiều.
Dòng Latte có nhiều sữa nóng nên vị tương đối nhẹ nhàng. Gồm espresso, steam milk (sữa sục nóng) và được tráng một lớp foam milk mỏng ở bên trên. Ngoài ra Starbucks cũng có thêm hương vị khác cho bạn lựa chọn: vanilla, caramel, trà xanh…
Dòng cappuccino hay ristretto bianco không có nhiều bọt, gồm espresso và sữa tươi nóng.
Espresso con pana hương vị chủ yếu là espresso với một lớp kem (whipped cream) được trang trí ở trên.
Macchiato thì có một lớp foam milk ở trên và hương vị cũng chủ yếu là espresso, nên vị cũng tương đối ngậy hơn, có lẽ cũng đỡ đắng hơn.
Xem thêm: Nhượng quyền thương mại là gì? Các hình thức nhượng quyền phổ biến nhất
Cách order cafe Starbucks Vietnam theo đúng sở thích của mình
VII. Tại sao thương hiệu cà phê Starbucks không nhượng quyền?
Thương hiệu cà phê Starbucks hiện nay đã trên đỉnh thế giới, và rất nhiều đối tác muốn được nhượng quyền kinh doanh thương hiệu này. Tuy nhiên, lý do Starbucks không muốn nhượng quyền thương hiệu được cho là để kiểm soát chặt chẽ hơn và có sự phát triển vững chắc hơn trong tương lai.
Các cửa hàng cà phê Starbucks trên khắp thế giới hiện có thể thuộc một trong ba hình thức kinh doanh sau:
-
Do chính Starbucks thành lập và quản lý (đa số).
-
Starbucks liên doanh với một công ty tại địa phương để thành lập và quản lý.
-
Được Starbucks cấp phép hoạt động và kiểm soát (số ít).
Để trở thành đối tác kinh doanh của thương hiệu Starbucks, tiêu chí đặt ra cũng khá khó. Ngoài các yếu tố về năng lực kinh doanh và quản lý, thì đối tác được chọn thường là các sân bay, trung tâm thương mại, trường đại học hay chuỗi nhà hàng nổi tiếng.
Ở Việt Nam chúng ta hiện nay, thương hiệu cà phê Starbucks Vietnam đã có mặt và trở thành một trong các điểm đến quen thuộc của nhiều tín đồ mê cà phê. Và một điều đặc biệt là sự kiện Starbucks bán cà phê Arabica tại Đà Lạt, Việt Nam trong nhiều cửa hàng của họ và công bố cà phê Arabica Đà Lạt trở thành một trong 7 loại cà phê mà họ bán ở những cửa hàng trên toàn cầu.
Xem thêm: Nhượng quyền kinh doanh là gì? Những điều cần lưu ý khi nhượng quyền kinh doanh
VIII. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ về Starbucks Vietnam là gì và hành gtranh xây dựng thương hiệu của Starbuck đã mang lại nhiều tư liệu hữu ích đến các bạn. Nếu có thông tin gì mới về Starbucks Vietnam tôi sẽ cập nhật trong bài viết tại mangtuyendung.vn, các bạn cùng chờ đón nhé!