Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, sự thay đổi nhanh chóng về mọi mặt khiến các các doanh nghiệp phải đưa ra chiến lược marketing căn bản để giữ vững vị thế của mình. Vậy marketing là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Marketing căn bản là khái niệm không còn xa lạ đối với những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế. Đặc biệt với dân kinh doanh thì cụm từ này lại càng trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết. Nếu bạn đang quan tâm muốn tìm hiểu sau hơn về lĩnh vực này thì chắc chắn không thể bỏ qua những thông tin tại bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
I. Tìm hiểu về Marketing căn bản
1. Sự chuyển mình của Marketing căn bản trong thời đại mới
Từ truyền thống đến hiện đại Marketing cũng phát triển theo sự hình thành và phát triển của loài người. Do đó người ta hình thành nên khái niệm Marketing truyền thống và marketing hiện đại.
Với quan niệm truyền thống marketing là hình thức marketing thụ động với phương thức “hữu xạ tự nhiên hương”. Marketing căn bản giữ vai trò là giải pháp bán hết những gì doanh nghiệp có, giải pháp hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp tập trung vào sản xuất. Triết lý bán được hình thành trong tư duy của các marketer, tức là “bán hết những gì mình có”, giải quyết tồn kho và thu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp
Với quan niệm hiện đại, marketing căn bản là hình thức marketing chủ động với phương thức “tiếng lành đồn xa”. Lúc này marketing giữ vai trò cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Thay vì bán những gì sẵn có của doanh nghiệp, thì marketing căn bản đi tập trung vào thị trường, tập trung vào khách hàng, thỏa mãn nhu cầu, mong muốn và đưa ra giải pháp giải quyết nỗi đau của khách hàng. Từ đó, Doanh nghiệp trở nên nhạy cảm hơn, linh hoạt hơn và năng động hơn với thị trường
Như vậy thay vì bán những gì mình có thì doanh nghiệp chuyển sang bán những gì khách hàng cần từ đó khai thác tối đa nhu cầu thị trường đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngày xưa, các bạn sẽ nghe đến những mỹ từ như là Marketing căn bản là một nghệ thuật khéo léo, luồn lách qua các đối thủ để đem sản phẩm đến với người tiêu dùng. Nhưng ngày nay, marketing không phải là một nghệ thuật mà nó là một môn khoa học, có đầy đủ công thức, chiến lược, hoạch định, phân tích, nghiên cứu để đưa ra những quy trình, giải pháp đáp ứng khát khao của thị trường.
2. Định nghĩa Marketing căn bản là gì?
Theo định nghĩa về marketing căn bản của Philip Kotler: “Marketing căn bản là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.” Marketing căn bản là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác.
Marketing căn bản là gì?
Marketing căn bản ảnh hưởng rất mạnh mẽ đối với lòng tin và cách sống của người tiêu dùng. Vì thế, những người kinh doanh tìm cách để làm thỏa mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá mà người tiêu dùng có thể chi trả được.
Phạm vi sử dụng của marketing căn bản rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Hình thành giá cả, bao bì đóng gói, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động và quản lý bán hàng, phân tích người tiêu dùng, hoạt động bán lẻ, quảng cáo…
3. Vai trò của Marketing căn bản là gì?
Marketing căn bản ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu cạnh tranh khốc liệt. Marketing căn bản đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng và tổ chức cung cấp cho thị trường. Nó giúp làm hài lòng khách hàng bằng các sản phẩm của doanh nghiệp qua quá trình nghiên cứu marketing, xây dựng, thử nghiệm sản phẩm dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Nhờ chức năng truyền thông được thực hiện qua việc quảng cáo, PR…. Marketing còn đóng vai trò cung cấp các thông tin đến các khách hàng, là cơ sở chọn lựa của khách hàng. Ngoài ra, Marketing căn bản còn đóng vai trò xây dựng hình ảnh thương hiệu, mang lại uy tín và sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp. Khi marketing căn bản đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và bám sát thị trường thì sẽ đem lại lợi nhuận, gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Bởi vậy, chiến lược marketing căn bản đóng vai trò then chốt quyết định thành công của một doanh nghiệp.
II. 9 nguyên tắc cơ bản trong marketing căn bản
Với 9 nguyên tắc cơ bản trong marketing dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được những khía cạnh và góc độ khác của marketing căn bản.
1. Nhu cầu cơ bản (Needs)
Điểm xuất phát của tư duy chiến lược marketing là những nhu cầu và mong muốn của con người. Nhu cầu cấp thiết của con người là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà họ cảm nhận được, nó cũng rất đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm cả những nhu cầu sinh lý cơ bản của con người như ăn, mặc, sưởi ấm, an toàn tính mạng lẫn những nhu cầu xã hội như sự thân thiết, gần gũi, uy tín và tình cảm cũng như các nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình. Nhu cầu cấp thiết là những phần cấu thành của bản tính con người, không phải do xã hội hay người làm marketing căn bản tạo ra.
Điểm xuất phát của tư duy chiến lược trong marketing căn bản là nhu cầu
Nếu các nhu cầu cơ bản đó không được thỏa mãn thì con người sẽ cảm thấy khó chịu và bất hạnh. Và nếu các nhu cầu đó có ý nghĩa lớn đối với con người thì nó càng trở nên khổ hơn. Khi con người không được thỏa mãn, họ sẽ có 2 hướng giải quyết: Một là tìm kiếm một đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu, hai là cố gắng kìm chế nó.
2. Mong muốn (Wants)
Mong muốn của con người là một nhu cầu có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ văn hóa và nhân cách của mỗi người. Mong muốn được biểu hiện ra thành những thứ cụ thể có khả năng thỏa mãn nhu cầu nhưng phải phù hợp với nếp sống của người đó.
Khi xã hội phát triển thì nhu cầu của các thành viên cũng tăng lên. Vì lý do đó, các nhà sản xuất luôn hướng hoạt động của họ vào việc kích thích ham muốn mua hàng và cố gắng thiết lập mối quan hệ thích ứng giữa những sản phẩm của họ với nhu cầu cấp thiết của con người.
3. Nhu cầu (Demands)
Nhu cầu của con người trong marketing căn bản là những mong muốn kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán. Các mong muốn sẽ trở thành nhu cầu khi được đảm bảo bởi sức mua. Có rất nhiều người cùng mong muốn một sản phẩm nhưng chỉ có số ít là thỏa mãn được nhờ khả năng thanh toán của họ. Do vậy, trong chiến lược marketing, các doanh nghiệp phải đo lường được có bao nhiêu người mua sản phẩm của mình và đặc biệt là đo lường được có bao nhiêu người có khả năng và thuận lòng mua sản phẩm đó.
Người làm marketing căn bản cùng với các yếu tố khác trong xã hội tác động đến những mong muốn, nhu cầu bằng cách tạo ra những sản phẩm thích hợp, dễ tìm, hấp dẫn và hợp túi tiền cho những khách hàng mục tiêu. Sản phẩm càng thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của khách hàng mục tiêu bao nhiêu thì người làm marketing căn bản càng thành công bấy nhiêu.
4. Sản phẩm (Product)
Nguyên tắc về sản phẩm trong marketing căn bản là bất cứ những gì có thể đưa ra thị trường, gây sự chú ý, được tiếp nhận và được tiêu thụ hay sử dụng để thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người. Thông thường, từ “sản phẩm” được hiểu là vật thể vật chất như là ô tô, ti vi hay đồ uống…. Nên chúng ta thường dùng từ “sản phẩm” hay “dịch vụ” để phân biệt với các vật thể vật chất và những thứ không chạm vào được.
Giá trị của sản phẩm là yếu tố quyết định
Suy cho cùng, tầm quan trọng của sản phẩm vật chất không nằm ở chỗ chúng ta sở hữu nó mà là ở chỗ chúng ta dùng nó như thế nào để thỏa mãn được mong muốn của mình. Nói cách khác, người ta không mua sản phẩm mà họ mua lợi ích mà sản phẩm đem lại. Ví dụ như phụ nữ mua đồ trang điểm không phải để chiêm ngưỡng mà là để nó có thể giúp mình đẹp hơn.
Theo nguyên tắc 4P trong bán hàng, sẽ là sai lầm nếu các nhà sản xuất chỉ chú trọng đến khía cạnh vật chất của sản phẩm mà ít quan tâm đến những lợi ích mà sản phẩm mang lại. Nếu có suy nghĩ đó, họ chỉ nghĩ đến việc tiêu thụ được sản phẩm chứ không tìm giải pháp để giải quyết nhu cầu.
Họ cần lưu ý rằng sản phẩm càng thỏa mãn được nhiều mong muốn thì càng dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận hơn. Như vậy, có thể kết luận rằng, nhà sản xuất cần xác định những nhóm khách hàng mà họ muốn bán và nên cung cấp những sản phẩm làm thỏa mãn được càng nhiều càng tốt mong muốn của những nhóm mục tiêu.
5. Lợi ích (Benefit)
Tổng lợi ích của khách hàng là toàn bộ những lợi ích mà khách hàng mong đợi ở mỗi sản phẩm hay dịch vụ nhất định, có thể bao gồm lợi ích cốt lõi của sản phẩm, lợi ích từ các dịch vụ kèm theo sản phẩm, chất lượng và khả năng nhân sự của nhà sản xuất, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp…
Thông thường, mỗi người mua đều chỉ có khoản thu nhập nhất định, một trình độ hiểu biết nhất định về sản phẩm và kinh nghiệm mua hàng. Trong những điều kiện như vậy, người mua sẽ giải quyết định chọn mua những sản phẩm nào, của ai, số lượng bao nhiêu nhằm tối đa hóa sự thỏa mãn hay tổng lợi ích của họ khi tiêu dùng sản phẩm đó.
Trong nguyên lý marketing căn bản, để đánh giá đúng sự lựa chọn mua sản phẩm của khách hàng, ngoài việc xem xét mức độ mà một sản phẩm có thể thỏa mãn những mong muốn của người mua, nhà sản xuất còn phải cân nhắc và so sánh các chi phí mà người mua phải trả để có được sản phẩm và sự thỏa mãn.
Marketing căn bản cần chú trọng đến việc cung cấp lợi ích cho khách hàng
6. Chi phí (Cost)
Tổng chi phí của khách hàng là toàn bộ các chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm. Nó bao gồm các chi phí thời gian, sức lực và tinh thần để tìm kiếm và chọn mua sản phẩm. Nó bao gồm các chi phí về thời gian, sức lực và tinh thần để tìm kiếm và chọn mua sản phẩm. Người mua đánh giá các chi phí này cùng với chi phí tiền bạc để có thể hiểu đầy đủ về tổng chi phí của khách hàng.
Trong giai đoạn mua bán sản phẩm, các giải pháp nêu trên tạo thuận lợi cho người mua mua được những gì họ mong muốn và người bán bán được sản phẩm của mình. Nhưng trong giai đoạn tiêu dùng, người bán cần phải biết được người mua có hài lòng hay không so với những gì mà họ trông đợi từ sản phẩm.
Chi phí là yếu tố quyết định việc mua hàng
7. Sự thỏa mãn của khách hàng (Customers’ satisfaction)
Sự thỏa mãn của khách hàng chính là trạng thái cảm nhận của một người qua việc tiêu dùng sản phẩm về mức độ lợi ích mà sản phẩm đó đem lại so với những gì mà người đó kỳ vọng. Như vậy, để đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng về một sản phẩm, người ta sẽ so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng của người đó. Có thể xảy ra một trong 3 mức độ thỏa mãn sau: Khách hàng không hài lòng, khách hàng hài lòng và khách hàng rất hài lòng.
Những kỳ vọng của khách hàng thường được hình thành từ kinh nghiệm mua hàng trước đây của họ, những ý kiến của bạn bè và đồng nghiệp, những thông tin và hứa hẹn của người bán và đối thủ cạnh tranh. Bằng nỗ lực của marketing căn bản, người bán hàng có thể tác động, thậm chí là làm thay đổi kỳ vọng của người mua.
Ở đây cần tránh hai xu hướng: Một là người bán làm cho người mua kỳ vọng quá cao về sản phẩm của mình trong khi nó không xứng đáng, như vậy sẽ làm người mua thất vọng. Hai là người bán làm cho người mua có những kỳ vọng thấp hơn khả năng của sản phẩm thì sẽ làm hài lòng người mua nhưng không thu hút được nhiều người quan tâm. Trong trường hợp này, giải pháp marketing căn bản hợp lý mà các doanh nghiệp thành công thường áp dụng là gia tăng kỳ vọng của khách hàng đồng thời đảm bảo tính năng của sản phẩm tương xứng với những kỳ vọng đó.
Chiến lược Marketing căn bản tốt có thể làm thay đổi sự thỏa mãn của khách hàng
Khi doanh nghiệp lấy khách hàng làm trung tâm và cố gắng tạo ra sự thỏa mãn cao cho họ thì sẽ gặp một số trở ngại là khó có thể tăng tối đa mức độ thỏa mãn đó. Điều này được giải thích bằng 3 lý do như sau:
- Nếu tăng mức độ thỏa mãn của khách hàng bằng cách giảm giá sản phẩm hay tăng thêm dịch vụ có thể sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp còn có thể tăng khả năng sinh lợi bằng nhiều cách khác nhau như cải tiến sản xuất, tăng đầu tư nghiên cứu và phát triển.
- Doanh nghiệp còn có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu của nhóm lợi ích khác như các nhân viên trong doanh nghiệp, các đại lý, những người cung ứng và các cổ đông.
8. Trao đổi và giao dịch (Exchange and transaction)
Hoạt động marketing căn bản diễn ra khi người ta quyết định thỏa mãn các mong muốn của mình thông qua trao đổi. Trao đổi là khái niệm cốt lõi của marketing căn bản, nhưng để một cuộc trao đổi có thể tiến hành được một cách tự nguyện thì cần phải thỏa mãn 5 điều kiện sau:
- Có ít nhất 2 bên để trao đổi
- Mỗi bên có một cái gì đó có thể có giá trị đối với bên kia
- Mỗi bên có khả năng truyền thông và phân phối
- Mỗi bên tự do chấp nhận hoặc từ chối sản phẩm đề nghị của bên kia
- Mỗi bên đều tin là cần thiết và có lợi khi nằm trong mối quan hệ với bên kia
Năm điều kiện trên trở thành tiềm năng cho việc trao đổi, trao đổi có thực sự diễn ra hay không tùy thuộc vào việc hai bên đi đến một cuộc dàn xếp các điều kiện. Nếu hai bên đồng ý, ta có thể kết luận rằng hành vi trao đổi làm cho mọi người dễ chịu vì mỗi bên đều có quyền tự do từ chối hay chấp nhận đề nghị của bên kia. Hiểu theo nghĩa như vậy thì trao đổi là một tiến trình sáng tạo giá trị.
9. Giao dịch
Nếu hai bên cam kết trao đổi đã đàm phán và đạt được một thỏa thuận thì ta nói một giao dịch kinh doanh đã xảy ra. Đây chính là nguyên tắc cơ bản trong marketing cuối cùng, giao dịch chính là đơn vị cơ bản của trao đổi, một giao dịch kinh doanh là một vụ buôn bán các giá trị giữa hai bên.
Một giao dịch kinh doanh liên quan đến ít nhất hai vật có giá trị, những điều kiện được thỏa thuận, có thời điểm thích hợp, một nơi chốn phù hợp. Thông thường, sẽ có một hệ thống pháp lý phát sinh để hỗ trợ và ràng buộc các bên giao dịch phải làm đúng theo những gì đã cam kết.
Sự giao dịch khác với sự chuyển giao. Đối tượng nghiên cứu của marketing căn bản chỉ giới hạn chủ yếu trong khái niệm trao đổi chứ không phải chuyển giao. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, hành vi chuyển giao cũng có thể hiểu qua quan điểm trao đổi.
Giao dịch là nguyên tắc cơ bản cuối cùng của marketing căn bản
III. Nguyên tắc 4P trong marketing căn bản
Nguyên tắc 4P trong marketing căn bản
1. Product (Sản phẩm)
Nguyên tắc cơ bản trong marketing đầu tiên là Product. Sản phẩm được chia làm hai loại là sản phẩm vô hình và sản phẩm hữu hình. Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành du lịch, ngành công nghiệp khách sạn, mã số các sản phẩm như nạp thẻ điện thoại, tín dụng… Còn sản phẩm hữu hình thì đã quá quen thuộc với cuộc sống của mọi người như chiếc xe có động cơ, dao cạo râu…
2. Price (Giá cả)
Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố như thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm đó. Với thị trường cạnh tranh hiện nay, việc định giá vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp buộc phải tăng số lượng bán trên một đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ khó chấp nhận và dần chuyển sang mua hàng của đối thủ cạnh tranh. Vậy nên, việc quyết định về giá rất khó khăn, nó bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán…
3. Place (Phân phối)
Đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm các cửa hàng có mặt bằng cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp các sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing căn bản nào.
4. Promotions (Xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng)
Xúc tiến thương mại và hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, khiến họ có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự.
Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào trong phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình, bán hàng qua điện thoại, giới thiệu sản phẩm tại nhà, quan hệ công chúng…
Xúc tiến thương mại trong marketing căn bản
IV. 4 nguyên tắc trong marketing căn bản giúp bạn chiếm lĩnh trường mục tiêu & Ví dụ
Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp biết cách tạo dựng chiến lược marketing căn bản xuất sắc. Nếu bán hàng là một khái niệm tương đối đơn giản thì và trực quan thì marketing căn bản lại hoàn toàn khác. Marketing rất phức tạp và bao hàm vô vàn sắc thái. Đó là lý do tại sao nó lại khó hiểu và trừu tượng với rất nhiều người nhưng lại là chìa khóa quyết định sự thành công của một doanh nghiệp, và đó cũng là lý do mà 4 nguyên tắc trong marketing căn bản sau đây vô cùng quan trọng.
1. Nguyên tắc 1: Trong thị trường cạnh tranh, thắng làm vua, thua làm giặc
Nhiều người vẫn luôn có quan điểm những công ty thuộc top đầu có lợi nhuận cao hơn, có quyền định giá, nhân viên của họ có thu nhập cao hơn, được hưởng nhiều phụ cấp hơn và có kinh phí đầu tư phát triển trong tương lai. Còn những công ty ở top dưới cùng sẽ sớm bị đào thải.
Trái ngược với ý nghĩ phổ biến đó, trong kinh doanh, chiến thắng mới là tất cả. Để giành được phần thắng, các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ, doanh số và cả truyền thông của công ty bạn phải được khách hàng đánh giá tốt hơn đối thủ cạnh tranh của bạn. Và bởi vì bạn cung cấp cho họ những sản phẩm tốt nhất nên bạn đã là người chiến thắng, còn người thua cuộc trong cuộc chơi này là đối thủ cạnh tranh của bạn. Đây chính là ví dụ về nguyên tắc marketing căn bản: Thắng làm vua, thua làm giặc. Nếu bạn không chấp nhận được điều này thì bạn không nên đi theo ngành kinh doanh.
Đó là 1 trong 4 nguyên tắc trong marketing căn bản hữu ích để bạn trở thành số một trong mọi thị trường mà bạn tham gia. Chiến lược và kế hoạch của bạn phải phản ánh được mục tiêu đó, nếu không thì cuộc cạnh tranh của bạn sẽ gặp rất nhiều bất lợi. Trong thế giới cạnh tranh như hiện nay, bạn cần phải đánh đổi rất nhiều để giành được chiến thắng, chiếm lấy thị phần của thị trường. Nếu bạn coi sự thành công của các sản phẩm là một phương trình thì phương trình này sẽ có rất nhiều biến số, kinh doanh chính là việc bạn sử dụng và kiểm soát các biến hiệu quả như thế nào.
2. Nguyên tắc 2: Những người đi đầu biến các ý tưởng thành những sản phẩm con người có thể sử dụng
Như chúng ta biết, Steve Jobs và hãng Apple đều không phát minh ra được công nghệ nhận dạng giọng nói, nhưng họ lại là người tích hợp nó vào các sản phẩm mà hàng triệu người mua và sử dụng chúng hàng ngày, nhờ đó họ trở thành những người đi đầu. Sự sáng tạo không nhất thiết phải đi kèm với một ý tưởng đột phá mà nó gắn liền với sản phẩm mà con người có thể sử dụng được.
Bên cạnh đó, các sản phẩm công nghệ mới thường bất lợi với lần đầu tiên ra mắt thị trường. Vì nó phức tạp đến mức thường phải lặp đi lặp lại nhiều lần để có thể kết hợp chính xác các công dụng, tính năng, khả năng sử dụng và giá thành để ra mắt sản phẩm trước khi thị trường nở rộ.
Những người đi đầu biến những ý tưởng thành sản phẩm sử dụng được
Một số người sinh ra đã là nhà phát minh, họ mang tới những ý tưởng điên rồ mà chưa ai từng nghĩ tới. Những marketer giỏi là những người có xu hướng trở thành người đi đầu biến các ý tưởng thành những sản phẩm mà con người muốn và cần thiết. Marketing căn bản thường đẩy mạnh việc sử dụng lại những những ý tưởng cũ theo những cách mới và kết quả là các công ty về marketing căn bản cũng phát triển theo đó.
3. Nguyên tắc 3: Khác biệt hoặc thất bại
Theo nguyên tắc marketing căn bản này, các chủ doanh nghiệp cần phải đưa ra một giá trị cho khách hàng. Nhưng sự khác biệt không chỉ tập trung vào những gì bạn đang làm tốt nhất, mà thường sẽ tập trung vào việc định vị, cách bạn xác định và phân khúc thị trường.
Ví dụ:
WhatsApp – một công ty ứng dụng tin nhắn đã thành lập 4 năm, đem ra thị trường một ứng dụng, có 55 nhân viên và không có doanh thu nhưng lại có đến nửa tỷ người dùng thân thiết và được Facebook mua lại với giá 19 tỷ đô. Sau cùng, hàng ngàn ứng dụng tràn ngập thị trường, trong đó có rất nhiều ứng dụng nhắn tin được đưa ra, đủ cho thấy sự ảnh hưởng của ứng dụng tin nhắn WhatsApp.
Vậy tại sao nó lại có ảnh hưởng như vậy? Câu trả lời nằm ở các nhóm tập trung, phân khúc thị trường đúng và phát triển đúng hướng. Những người sáng lập phần mềm đó muốn tạo ra một ứng dụng nhắn tin đơn giản mà không lưu lại tin nhắn, thu thập dữ liệu người dùng hoặc làm phiền người dùng với các quảng cáo, trò chơi… Họ nghĩ rằng những người khác cũng sẽ muốn điều đó và đó chính là giá trị của họ.
Khác biệt hay thất bại trong marketing căn bản
Định vị sản phẩm và phân khúc thị trường là những công cụ mạnh mẽ nhất đi cùng với một giá trị mà có thể giúp doanh nghiệp bạn trở nên khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Khác biệt là khi doanh nghiệp bạn có thể bộc lộ năng lực tiềm tàng, định vị sáng tạo hoặc nhắm đến một phân khúc thị trường riêng biệt với những khách hàng cụ thể. Khi bạn đã thiết lập được một thị trường ngách của riêng bạn, thì lúc đó bạn mới nên phát triển sản phẩm.
Khác biệt hay thất bại – Nguyên tắc cơ bản trong marketing này có thể khiến doanh nghiệp bạn phải cam chịu lợi nhuận ít và có thị phần rất nhỏ. Nếu chỉ có bạn nói rằng mình đang khác biệt thì chưa đủ, chỉ khi khách hàng cảm nhận được sự khác biệt đó thì chiến dịch marketing căn bản của bạn mới thành công. Nếu không thì chắc chắn bạn sẽ thất bại.
4. Nguyên tắc 4: Bạn không bao giờ được đánh mất một khách hàng
Có rất nhiều sự nhầm lẫn về mối quan hệ nhân quả trong kinh doanh, có rất nhiều doanh nhân nghĩ rằng họ và nhân viên của họ mới là trung tâm. Nhưng thực chất không phải như vậy, chính khách hàng mới là người doanh nghiệp cần lưu ý nhất.
Trên thực tế, một công ty chỉ có duy nhất 3 bên quan trọng nhất, đó là các nhà đầu tư, nhân viên và khách hàng. Các nhà đầu tư cấp tiền để nhân viên sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng. Nếu không có khách hàng thì nhân viên cũng không có việc làm, và nhà đầu tư sẽ mất đi khoản đầu tư của họ. Nói một cách khác, không có khách hàng thì sẽ không có doanh nghiệp.
Trong mỗi chiến dịch marketing căn bản, chiến thắng và giữ khách hàng là mục đích duy nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần phải làm tất cả mọi thứ mà khách hàng yêu cầu. Nó chỉ có nghĩa là mục tiêu chính của bạn là mang lại giá trị cho khách hàng. Bằng mọi giá, bạn phải có một mục tiêu rõ ràng, hãy nhắm tới những mục tiêu trong nghề nghiệp của mình. Nhưng nếu bạn không thể tạo ra giá trị cho khách hàng, bạn sẽ không thể thành công.
Khách hàng nào cũng vô cùng quan trọng
V. Những yếu tố giúp chiến lược marketing căn bản đạt hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều mô tuýp marketing áp dụng lý thuyết marketing căn bản vào, nó được các doanh nghiệp sử dụng khéo léo, sáng tạo và tạo ra nhiều điều bất ngờ. Nhưng những yếu tố nào được cho là khéo léo, yếu tố nào được cho là sáng tạo. Cùng MarketingAI điểm qua các yếu tố giúp chiến lược marketing căn bản của bạn đạt được hiệu quả cao nhất nhé.
1. Bắt đầu bằng thông điệp
Marketing căn bản là gì? Marketing căn bản bao gồm các vấn đề giao tiếp giữa bên bán và bên mua. Có thể thấy, điểm đầu thuận lợi nhất cho các cuộc giao tiếp chính là thông điệp. Chính vì vậy, đầu tiên bạn cần khéo léo đưa ra thông điệp nào nêu rõ thế mạnh của doanh nghiệp mình để khách hàng quan tâm hơn cũng như hiểu được những giá trị mà doanh nghiệp của bạn đặc biệt có được. Marketing căn bản bằng thông điệp cần hướng tới đối tượng cụ thể, nhóm khách hàng cụ thể và phải cho khách hàng thấy đối thủ cạnh tranh của bạn không thể bằng bạn được.
2. Dấu hiệu nhận biết trên nhãn hiệu
Thông thường, màu sắc và hình ảnh của thương hiệu là 2 yếu tố chính làm nên thương hiệu của bạn. Chính vì vậy, marketing căn bản phải chú ý vào việc khách hàng có yêu thích thương hiệu của bạn không, sau đó bạn mới có thể thỏa mãn họ và khiến họ nhớ tới nhãn hiệu của mình được. Nhãn hiệu phải được thiết kế đơn giản, dễ nhớ, rất nhiều nhãn hàng có nhãn hiệu đơn giản đã có được thành công nhất định như trà Doctor Thanh, các loại nước giải khát của Tân Hiệp Phát,…
3. Công cụ marketing
Hiện nay, nếu doanh nghiệp chỉ tiếp cận khách hàng qua truyền hình hoặc báo giấy nhàm chán thì không thể có được sự quan tâm từ khách hàng. Chính vì thế, hãy dựa vào nguyên tắc marketing căn bản và làm khách hàng thỏa mãn, khiến họ thấy vui khi tìm hiểu doanh nghiệp của bạn. Hãy đưa ra các thông tin hữu ích để họ sử dụng thông tin đó hiệu quả và khiến họ trở thành khách hàng trung thành.
Ví dụ: Mai Linh Taxi có thể áp dụng các nguyên tắc marketing căn bản qua việc đưa các thông tin hữu ích về đường phố cũng như các thông tin cập nhật liên tục về tình trạng giao thông trên facebook, từ đó khách hàng sẽ truy cập vào trang của họ nhiều hơn, tương tác vào đó và cuối cùng sẽ sử dụng dịch vụ của họ.
VI. Kết luận
Bài viết trên đã làm rõ được khái niệm về marketing căn bản, những nguyên tắc cơ bản trong chiến lược marketing căn bản, từ đó các bạn có thể hiểu và phần nào giúp ích được cho sự phát triển của doanh nghiệp. Việc nắm vững được những nguyên tắc trên giúp bạn hiểu được cách xây dựng và lên ý tưởng cho chiến dịch marketing, làm thỏa mãn được những nhu cầu của khách hàng.