Marketing là ngành nghề đang ngày trở nên phổ biến hơn chính vì vậy mà doanh nghiệp đang cần nhiều nhân viên marketing. Vậy để trở thành một nhân viên Marketing chuyên nghiệp bạn cần có những yếu tố, kỹ năng nào? Hãy cùng mangtuyendung tìm hiểu nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. Nhân viên Marketing là gì?
Nhân viên Marketing
1. Nhân viên marketing là gì?
Nhân viên Marketing là người thực hiện các kế hoạch thuộc phòng Marketing đề ra, đảm bảo hoạt động Marketing diễn ra trơn tru, đều đặn. Những chiến thuật sáng tạo, mạnh dạn, nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ và hình ảnh thương hiệu công ty đến người mọi người và phù hợp với xu hướng cũng như nhu cầu của khách hàng.
Từ đó, nhân viên Marketing có thể gắn kết khách hàng với thương hiệu của doanh nghiệp trong mối quan hệ bền chặt lâu dài.
2. Mô tả công việc nhân viên Marketing
- Thu thập những dữ liệu định lượng và định tính của chiến dịch
- Phân tích thị trường và nghiên cứu hoạt động của đối thủ
- Tổ chức và quản lý các chiến dịch quảng cáo và truyền thông trên các kênh marketing
- Khảo sát và tìm hiểu về những nhu cầu của khách hàng cùng như sự quan tâm của khách hàng
- Viết các bài quảng cáo PR trên các kênh marketing
- Thiết lập và duy trì của các đối tác, các cơ quan truyền thông và các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp
- Quản lý, thực thi và báo cáo về hiệu quả của chiến dịch
- Làm việc với các nhà quản lý trong việc chi tiêu danh sách
II. Nhân viên Marketing phải làm những gì?
Tùy vào đặc điểm, quy mô và định hướng của từng công ty mà mỗi nhân viên marketing phải triển khai những chiến dịch khác nhau nên mình sẽ tổng hợp những việc chung nhất mà một người đảm nhiệm vị trí marketing sẽ phải làm.
- Do market research: Nghiên cứu thị trường: tìm hiểu, đánh giá đối tượng khách hàng của mình là ai, trên thị trường đang có những đối thủ cạnh tranh nào hay xác định độ lớn của thị phần mà mình đang nắm giữ.
- Identify trends and customer insights: Nhận biết xu hướng của thị trường và những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu bên trong ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng.
- Come up with ideas of logo, slogan, packaging, design, style, layout and other elements to attract customers: Lên ý tưởng về logo, khẩu hiệu, bao bì, thiết kế, kiểu dáng và các yếu tố khác để thu hút khách hàng.
- Design catalogue/portfolio/brochure, writing content for website, create commercial clip and other tools: Thiết kế catalog/danh mục sản phẩm, viết nội dung cho trang web, tạo ra clip quảng cáo và các công cụ cần thiết khác.
- Plan to advertise and promote products in public areas: Lên kế hoạch quảng bá sản phẩm của mình tại những nơi công cộng.
- Implement marketing campaigns: Triển khai các chiến dịch marketing phù hợp theo từng thời điểm.
- Prepare and send out marketing email, event proposal, and invitations: Chuẩn bị và gửi email để marketing sản phẩm, mời tham dự các sự kiện quảng bá sản phẩm.
- Prepare and hold marketing communications (includes all press events, seminars, conferences, ceremonies, dinners and magazine publications): Chuẩn bị và tổ chức các buổi họp báo, hội thảo, kỷ niệm hay tri ân khách hàng để giới thiệu về công ty và sản phẩm.
- Execute public relations, product development, trade shows exhibition, online marketing, forum seeding, SEO management, sponsorship: Thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng, tài trợ, phát triển sản phẩm, triển lãm tại hội trợ, marketing trực tuyến, quảng bá trên các diễn đàn, quản lý SEO.
- Evaluate and analyze the performance of marketing campaigns: Đánh giá và phân tích các thành quả thu được từ các chiến dịch marketing.
- Develop pricing strategies for products: Đưa ra các chiến lược về giá cho sản phẩm.
- Report and set revenue targets for future business: Báo cáo về đưa ra các mục tiêu doanh thu trong tương lai.
III. Các vị trí việc làm cho nhân viên Marketing và mức lương
Cơ hội việc làm cho nhân viên Marketing
1. Hoạch định chiến lược truyền thông
Mô tả công việc
Công việc chính của vị trí hoạch định chiến lược truyền thông là lên kế hoạch thực hiện các dự án và kiểm tra lại kết quả trước khi bàn giao cho khách hàng.
Khi xin việc ngành Marketing vị trí này thì công việc cụ thể như sau:
- Nhận yêu cầu cụ thể từ phía khách hàng.
- Đưa ra các chiến dịch quảng cáo phù hợp.
- Tối ưu hóa các giải pháp chạy quảng cáo tổng hợp và báo cáo cho khách hàng.
- Lập bảng báo giá và kế hoạch truyền thông.
- Theo dõi chiến dịch xử lý các tình huống phát sinh.
Kỹ năng và kinh nghiệm cần có
Đối với vị trí hoạch định chiến lược truyền thông các công ty thường yêu cầu khá cao. Do đó bạn cần trang bị cho bản thân những kinh nghiệm cần thiết trước khi ứng tuyển.
- Bạn cần phải trang bị các kiến thức chuyên môn như: quảng cáo, truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng, quản trị kinh doanh…
- Kỹ năng lập kế hoạch nhạy bén dựa theo yêu cầu của khách hàng.
- Khả năng giao tiếp tốt và xử lý các tình huống phát sinh.
- Kỹ năng quản lý dự án nắm bắt xu hướng mới trong các lĩnh vực rộng khác nhau.
Mức lương: 10.000.000 – 15.000.000.
2. Chuyên viên sáng tạo nội dung
Mô tả công việc
Khi xin việc ngành Marketing vị trí chuyên viên sáng tạo nội dung bạn sẽ phải thực hiện nội dung các chiến dịch truyền thông, clip…trên các kênh khác nhau. Tại vị trí này bạn sẽ phải chịu trách nhiệm những công việc như:
- Xây dựng ý tưởng chủ đạo dành cho các chiến dịch quảng cáo.
- Sáng tạo nội dung cho các kênh truyền thông như: blog, website, Facebook, Forum, Event…
- Đặt tên cho một số sản phẩm mới, sự kiện hoặc chương trình game show, nhãn hàng của khách hàng.
- Sáng tạo Slogan mới độc đáo.
Kỹ năng và kinh nghiệm cần có
Để xin việc làm ngành Marketing thành công bạn phải trau dồi những kỹ năng, kinh nghiệm:
- Kiến thức chuyên môn về: quảng cáo, truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng và Marketing…
- Ngoài ra sáng tạo được coi là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn xin việc ngành Marketing tại vị trí chuyên viên nội dung.
- Kỹ năng phân tích tổng hợp thông tin: bạn cần phải có khả năng tổng hợp thông tin đưa ra những nội dung phù hợp với chiến lược.
- Khả năng trình bày tốt: nội dung sáng tạo được trình bày khoa học dễ truyền đạt chắc chắn sẽ thuyết phục được người đọc một cách dễ dàng.
- Chịu được áp lực tốt: xin việc ngành Marketing với vị trí sáng tạo bạn sẽ có một môi trường làm việc đáng mơ ước với sự năng động thoải mái tuy nhiên bên cạnh đó chính là những áp lực không thể tránh khỏi như deadline, bị bí ý tưởng…
Mức lương: 7.000.000 – 10.000.000.
3. Nhân viên quảng cáo
Xin việc ngành Marketing vị trí nhân viên quảng cáo là người chịu trách nhiệm cho các chiến dịch quảng cáo trên Internet như: Google, Facebook…
Mô tả công việc
- Xây dựng kế hoạch và trực tiếp triển khai chạy quảng cáo trên các kênh như Facebook Ads, Google Ads, Youtube, Zalo…
- Kết hợp với các phòng ban xây dựng chiến dịch quảng cáo phù hợp.
- Tìm kiếm sử dụng thành thạo các công cụ quảng cáo.
Kỹ năng và kinh nghiệm cần có
Xin việc ngành Marketing tại vị trí này bạn phải đáp ứng những yêu cầu như:
- Có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực quảng cáo, marketing, truyền thông đa phương tiện.
- Trình độ tiếng Anh khá.
- Chịu được áp lực cao có khả năng phân tích số liệu.
Mức lương: 8,000,000 – 12,000,000 VNĐ.
4. Nhân viên thiết kế đồ họa
Nhân viên thiết kế đồ họa là người chịu trách nhiệm thiết kế trong các chiến dịch quảng cáo và truyền thông. Đây được đánh giá là một trong những vị trí đáng mơ ước khi xin việc ngành Marketing.
Mô tả công việc
- Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu theo yêu cầu của khách hàng.
- Phối hợp thực hiện thiết kế hình ảnh với nội dung phù hợp cho các chiến dịch.
- Nghiên cứu tìm hiểu cập nhật các xu hướng thiết kế mới để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Kỹ năng và kinh nghiệm cần có
- Chuyên môn cần có kinh nghiệm liên quan đến các lĩnh vực thiết kế đồ họa, mỹ thuật.
- Thành thạo các phần mềm thiết kế đồ họa cơ bản.
- Chịu được áp lực cao trong công việc.
- Tiếng Anh tốt đây là yêu cầu cơ bản khi bạn xin việc ngành Marketing vị trí nhân viên thiết kế đồ họa.
Mức lương: 7,000,000 – 10,000,000 VNĐ
5. Nhân viên quản lý khách hàng
Nếu bạn xin việc ngành Marketing vị trí nhân viên quản lý khách hàng sẽ chịu trách nhiệm nhận yêu cầu từ phía khách hàng.
Mô tả công việc
- Gặp gỡ trao đổi với khách hàng để thảo luận và xác định yêu cầu của họ.
- Thúc giục kiểm tra tiến độ công việc của các team chịu trách nhiệm.
- Duyệt lại nội dung trước khi gửi khách hàng.
Kinh nghiệm và kỹ năng cần có
- Có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực quảng cáo, Marketing, truyền thông.
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán với khách hàng tốt.
- Xử lý thông tin và lập kế hoạch báo cáo hàng tuần cho khách hàng.
Mức lương: 8,000,000 – 10,000,000
6. Chuyên viên Marketing
Xin việc ngành Marketing với vị trí chuyên viên Marketing bạn sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong việc quảng bá hình ảnh và sản phẩm. Và đây cũng là vị trí được nhiều người mơ ước bởi bạn có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm, kỹ năng từ phía nhà quản lý.
Mô tả công việc
- Thực hiện các công việc liên quan đến Marketing như: sáng tạo nội dung, cập nhật thông tin khuyến mại, sự kiện…
- Được tham gia các hoạt động đề xuất và liên kế hoạch ứng dụng công cụ Marketing.
- Phối hợp với các bộ phận để hoàn tất công việc liên quan.
Kinh nghiệm và kỹ năng cần có
- Yêu cầu có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực: quản lý kinh doanh, tâm lý học, quảng cáo, Marketing…
- Kỹ năng phân tích, lên kế hoạch, xác định mục tiêu…
- Khả năng giao tiếp linh hoạt.
- Xử lý thông tin, nắm bắt xu hướng nhanh nhạy…
Mức lương: 8,000,000 – 12,000,000 VNĐ.
IV. Các kỹ năng mềm cần thiết của một marketer
Kĩ năng cần có của nhân viên Marketing
1. Khả năng thích nghi và linh hoạt
Trong kinh doanh, những vấn đề bất ngờ hay các yếu tố môi trường có thể khiến chúng ta phải thay đổi phương án. Nhưng marketers cần có một khả năng thích ứng cao để linh hoạt, bình tĩnh hơn trong việc xử lý tình huống. Hơn thế nữa họ cũng có thể biến những tình huống này thành lợi thế cho bản thân.
2. Quan sát và lắng nghe
Khả năng quan sát và lắng nghe giúp các marketers nắm bắt được tâm lý khách hàng, nắm rõ được mong muốn, nguyện vọng khách hàng. Từ đó có được những cải tiến trong sản phẩm hay tạo ra những sản phẩm mới tốt hơn đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.
3. Nhiệt tình và sáng tạo
Trước tiên bạn cần có được sự nhiệt tình và sự sáng tạo không ngừng. Những người làm marketing cần có một cái đầu nhạy bén cùng với những ý tưởng có khi là điên rồ nhưng việc chấp nhận những rủi ro, tình huống hóc búa hay thậm chí là những sự kiện quái gở cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công.
4, Kỹ năng giao tiếp
Ngoài ra khả năng giao tiếp cũng vô cùng cần thiết đối với các marketers. Bạn không chỉ thường xuyên trao đổi tiếp xúc khách hàng và bạn còn phải làm việc với nhân viên cũng như các đối tác. Một marketers giỏi sẽ biết linh hoạt điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với từng đối tượng mà họ tiếp xúc, trao đổi.
Ngoài ra, trong cuộc đối thoại, các marketers cần tạo được những câu chuyện và dẫn dắt khách hàng theo câu chuyện của chính mình, chạm đến cảm xúc người mua và làm cho họ thấy thú vị với sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn. Từ đó thay đổi quyết định, hành động mua hàng, đặt hàng của khách hàng.
5. Kỹ năng làm việc nhóm
Một chiến dịch marketing không thể thành công nếu như chỉ có một người. Đây là một việc đòi hỏi sự đóng góp của cả một tập thể. Vì thế mà khả năng làm việc nhóm là điều vô cùng cần thiết. Marketers không chỉ phối hợp với team của mình mà còn phải phối hợp với các bộ phận khác để có được cái nhìn bao quát tổng thể từ đó đưa ra hướng đi phù hợp và thực hiện nó một cách tốt nhất.
6. Kỹ năng sale
Kỹ năng này tưởng chừng như chỉ cần có ở những nhân viên sales. Nhưng không những người làm marketing rất cần kỹ năng bán hàng vì họ có nhiệm vụ làm cho khách hàng nhận ra rằng họ cần mua sản phẩm ngay cả khi họ không có ý định đó ban đầu.
7. Khả năng bán hàng
Người làm Marketing phải có khả năng bán hàng, thậm chí trước khi khách hàng nhận ra rằng họ cần chúng. Nếu bạn gặp một người làm Marketing mà không bán được hàng, hoặc nghĩ rằng họ không cần hoặc không thể bán hàng thì hãy để họ đi. Bạn không thể hợp tác với họ. Người làm Marketing phải có khả năng giao tiếp tốt và cho khách hàng thấy họ cần sản phẩm và dịch vụ của anh ta. Hãy tạo ra nhu cầu thụ động cho khách hàng.
8. Chuyên gia kể chuyện
Chúng ta cần những người có khả năng kể chuyện, không những cuốn hút mà còn có liên quan tới người nghe. Để người dùng thích thú và lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của công ty bạn thay vì công ty khác, bạn cần người có thể “chạm” vào cảm xúc của khách hàng thông qua những câu chuyện họ kể.
Bạn cần một người có khả năng khiến khách hàng cảm thấy như đang sử dụng sản phẩm/ dịch vụ hay thương hiệu của bạn trong cuộc sống hàng ngày, chứ không chỉ đơn thuần là “tôi sẽ thử nó một lần vì có vẻ nó thú vị”. Bạn muốn các khách hàng của mình, kể cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng “nhìn thấy” họ trong chính câu chuyện mà bạn kể.
9. Nhạy cảm với thị trường
Với đặc thù công việc, một trong những kỹ năng cần có của nhân viên marketing chính là sự nhạy cảm với thị trường. Các bạn phải nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, nắm bắt chính xác Market size (quy mô thị trường), Competition (mức cạnh tranh) và Market share (thị phần).
Để làm được điều này cần nhận dạng, lựa chọn, thu thập và xử lý thông tin về khách hàng, sản phẩm, khuynh hướng xã hội… Từ đó có chiến lược tiếp thị khách hàng hợp lý, đáp ứng nhu cầu thị trường trong mỗi thời điểm, làm cơ sở cho nghiệp vụ nghiên cứu ở giai đoạn mới.
10. Nắm bắt tâm lý khách hàng
Nguồn thông tin về marketing thật sự quá lớn, muốn khai thác triệt để và làm chủ chúng mỗi nhân viên marketing cần tạo lập cho mình những “kênh thông tin vệ tinh”. Tức là ở mỗi điểm nóng (hot spot) trên thị trường, bạn cần phải tạo lập mối quan hệ mật thiết với mọi thành phần, đối tượng như các bạn trẻ, người cao tuổi, nhân viên công sở, khách du lịch ngoại quốc, nội trợ,…
11. Biết tạo thương hiệu cá nhân và xây dựng mối quan hệ
“Bạn muốn làm marketing thì bạn phải biết marketing cho chính bản thân bạn.” Trong thuật ngữ chuyên ngành có từ ‘Personal Branding’ – thương hiệu cá nhân. Các bạn phải biết làm thương hiệu cho bạn, và quảng bá cho thương hiệu của chính mình”.
Để làm được điều đó, bạn phải làm được những điều sau:
- Tìm hiểu về bản thân. Đó là bạn phải hiểu rõ niềm đam mê, sở thích của mình là gì, muốn làm gì trong tương lai, điểm mạnh của mình là gì. Từ đó sẽ đi tìm, thiết lập mối quan hệ với những người có cùng đam mê, sở thích… giống như mình. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi bạn sinh viên muốn trở thành một marketer phải làm tốt được điều này.
- Tạo dựng mối quan hệ là đi theo từng bước: Quen biết – Bạn bè – Thân thiết – Tri kỷ. Mỗi người cần biết chia nhóm những mối quan hệ của mình theo từng nhóm trên. Và mỗi một marketer có thể tạo dựng được càng nhiều mối quan hệ, ở càng nhiều lĩnh vực khác nhau càng tốt.
12. Đam mê kinh doanh
Để đạt kết quả cao trong học tập và có được cơ hội việc làm tốt khi học ngành marketing, trước tiên bạn phải là người đam mê lĩnh vực kinh doanh và có khát vọng làm giàu chân chính. Đam mê chính là ngọn nguồn của sự thành công, là chất xúc tác giúp bạn vượt qua mọi khó khăn thử thách gặp phải trong nghề. Có đam mê với kinh doanh bạn sẽ tìm mọi cách để làm sao thúc đẩy được việc kinh doanh thông qua Marketing.
13. Nhạy bén, kiên trì
Marketing là môi trường luôn vận động, biến đổi; do đó nếu bạn muốn theo đuổi nó phải có sự nhạy bén với thị trường từ đó biết tiên liệu, dự báo. Những người làm marketing luôn có phong cách sống sôi động và bận rộn, đầy ắp sáng tạo. Say mê kinh doanh, thích giao tiếp, khám phá, tìm hiểu, ưa thử thách, … bạn có thể có nhiều tố chất để thành công. Nhưng những thành công tưởng chừng trong tầm với ấy có thể bị phá vỡ nếu không có tính kiên trì.
Một nghịch lý dễ thấy rằng những người năng động, sáng tạo thường ít kiên trì. Họ đi nhanh, nói nhanh, làm nhanh, muốn cái gì cũng xong nhanh. Do đó, bạn nên rèn luyện tính kiên trì ngay từ hôm nay. Nếu thiếu đi tố chất này, bạn sẽ rất dễ bị căng thẳng trước những áp lực của công việc, trước những kết quả không phải lúc nào cũng như mong đợi.
V. Rèn luyện các kỹ năng, kinh nghiệm xin việc ngành Marketing ở đâu?
Nếu bạn đang muốn xin việc ngành Marketing thì ngay từ khi đi học bạn phải rèn luyện các kỹ năng kiến thức bằng cách:
- Tham gia một số câu lạc bộ, nhóm liên quan tới Marketing như: giao tiếp, thuyết trình, khả năng làm việc nhóm…
- Bạn hãy mạnh dạn tham gia các cuộc thi trong và ngoài trường để học hỏi tích lũy thêm kiến thức khi xin việc ngành Marketing.
- Đặc biệt bạn hãy xin làm cộng tác viên hoặc nhân viên partime tại một số công ty ở vị trí Marketing nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm.
- Bạn có thể theo dõi một số group, blog về Marketing hay như: Cộng đồng Marketing Việt Nam, http://www.imediaconnection.com/, http://www.marketingchienluoc.com, http://www.toprankblog.com/, http://marketingland.com/, …
Bạn đang tìm kiếm cơ hội xin việc ngành Marketing tại các công ty lớn với môi trường làm việc chuyên nghiệp thì không nên bỏ qua những cái tên như: Dentsu, Mắt Bão Corp, XPR, WPP, Omnicom, Daiko Việt Nam, Interpublic…
Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể xin việc ngành Marketing với môi trường trẻ, năng động, nhiệt huyết sáng tạo tại những công ty startup. Đây sẽ là môi trường giúp bạn học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, được trải nghiệm nhiều vị trí làm việc thú vị.
VI. Bí quyết giúp xin việc ngành Marketing thành công
1. Lưu ý khi viết CV xin việc ngành Marketing
Với ngành Marketing việc trình bày CV xin việc không đơn giản. Vì vậy trong CV xin việc ngành Marketing bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
- Kỹ năng làm việc: bạn hãy nhấn mạnh khả năng làm việc nhóm, lãnh đạo, nhiệt huyết, sáng tạo trong công việc.
- Kinh nghiệm: bạn hãy đưa ra những con số cụ thể cho các dự án đã từng làm chứ không dừng lại ở việc đã làm việc ở đâu.
- Thể hiện sự chuyên nghiệp: trong CV để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi xin việc ngành Marketing bạn hãy sử dụng một số thuật ngữ chuyên ngành như: nhu cầu khách hàng, viral marketing…
2. Một số câu hỏi phỏng vấn xin việc ngành Marketing bạn cần biết
Ngoài những câu hỏi chung thì khi phỏng vấn xin việc ngành Marketing bạn có thể đối diện với các câu hỏi như:
- Bạn có biết nhân viên Marketing làm những việc gì không?
- Theo bạn tố chất nào cần cho một nhân viên Marketing?
- Bạn biết gì về sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi? Bạn đánh giá gì về tiềm năng của công ty.
- Hãy kể về 1 sự kiện mà bạn đã từng tham gia tổ chức.
- Để thương hiệu phát triển bền vững theo bạn cần có những phương pháp nào?
- Một số câu hỏi nhằm đo khả năng chịu đựng áp lực như: tốc độ các chương trình đã thực hiện, sáng tạo, báo cáo kết quả hàng tháng…
Để có thể phỏng vấn xin việc ngành Marketing thành công bạn hãy chuẩn bị các kỹ năng chuyên môn, cũng như tìm hiểu kĩ về dịch vụ, sản phẩm của công ty trước khi ứng tuyển.
VII. Các kỹ năng chuyên môn marketing hiệu quả bạn cần rèn luyện
Các kĩ năng cần thiết cho nhân viên Marketing
1.Kỹ năng nghiên cứu và phân tích khách hàng và thị trường
Marketing là làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Marketing hiện đại không bắt đầu từ trong phòng máy lạnh, lại càng không bắt đầu từ ý muốn chủ quan của những người trong công ty, marketing bắt đầu từ thị trường, từ nhu cầu người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp như môi trường vĩ mô và vi mô, và từ tình hình cạnh tranh. Người làm marketing phải biết thu thập thông tin và phân tích khách hàng và thị trường.
2. Kỹ năng phân khúc thị trường
Thị trường bao la, việc cung cấp một sản phẩm/dịch vụ chung cho tất cả thị trường không còn phù hợp trong thị trường trăm người bán vạn người mua như ngày nay. Người làm thị trường phải biết cách “nhìn” thị trường với nhiều mảng khác nhau theo cách nhìn riêng của mình, những mảng thị trường này có những sự khác biệt đặc trưng khác nhau. Nói một cách khác là phải nắm vững kỹ thuật phân khúc thị trường.
3. Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh
Hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh bị chi phối bởi các đối thủ cạnh tranh. “Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”, người làm thị trường phải biết vị trí cạnh tranh của mình so với từng đối thủ để từ đó có thể vạch ra chiến lược thích hợp. Từ đó có thể cạnh tranh một cách lành mạnh với các đối thủ khác mà vẫn nhận được đánh giá cao từ khách hàng.
4. Kỹ năng xác định thị trường mục tiêu
Trong một bối cảnh thị trường đa dạng và phong phú như ngày nay, câu hỏi “thị trường nào tôi nên cạnh tranh, thì trường nào tôi không nên?” luôn là một câu hỏi lớn mang tính chiến lược mà từng doanh nghiệp phải trả lời. Người làm marketing phải biết kỹ thuật phân tích để trên cơ sở đó chọn ra thị trường phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
5. Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing
Chiến lược marketing là kim chỉ nam, là cơ sở để hoạch định marketing mix, người làm thị trường ở cấp quản lý phải có khả năng hoạch định chiến lược để định hướng cho hoạt động marketing của doanh nghiệp. Nếu hoạch định chiến lược tốt thì việc đẩy mạnh được hàng, đẩy mạnh được thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả tốt nhất.
6. Kỹ năng xây dựng giải pháp cho khách hàng
Trên cơ sở những hiểu biết về khách hàng, người làm marketing phải có năng lực xây dựng gói giải pháp (sản phẩm, dịch vụ và những giá trị gia tăng khác) đáp ứng nhu cầu và làm hài lòng khách hàng, tạo ra lợi thế ưu việt so với đối thủ. Các gói giải pháp này có thể là gói lớn phù hợp với nhiều người hoặc là gói nhỏ phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
7. Kỹ năng phát triển sản phẩm mới
Doanh nghiệp luôn cần sản phẩm mới để phát triển trong khi theo thống kê trên 70% sản phẩm mới ra đời bị thất bại trong 2 năm đầu tiên. Để giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, người làm marketing phải nắm được những nguyên tắc cơ bản và quy trình phát triển sản phẩm mới. Đồng thời phải đưa ra kế hoạch PR để sản phẩm có thể được nhiều khách hàng đón nhận.
8. Kỹ năng phát triển thị trường mới
Vì đã quan tâm đến việc phát triển sản phẩm mới, thì phát triển thị trường mới cũng là một nhu cầu thường xuyên của doanh nghiệp, người làm marketing cần nắm được những nguyên tắc, kỹ thuật và lộ trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường mới. Mỗi thị trường lại có từng ưu nhược điểm khác nhau nên người làm Marketing cần phải cẩn trọng trong khâu tìm hiểu, đánh giá thị trường.
9. Kỹ năng xây dựng chiến lược giá
Doanh nghiệp phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ để mang lại lợi ích cho khách hàng, thế còn lợi ích của doanh nghiệp thì ai lo? Đây là câu hỏi mà tất cả các CEO doanh nghiệp đều mong muốn được giải đáp một cách hiệu quả nhất. Người làm marketing phải có kỹ năng sử dụng công cụ giá để thu lại giá trị và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
10. Kỹ năng xây dựng chiến lược kênh marketing
Thị trường là bao la, nhưng nếu không biết cách và đi lạc lối thì sẽ gặp khó khăn và không thể phát triển. Đã có nhiều doanh nghiệp thất bại vì không có một chiến lược thâm nhập thị trường thích hợp. Trong khi đó với sự phát triển của công nghệ, Internet, hiện tại đang có rất nhiều các kênh bán hàng, các cách tiếp cận với khách hàng. Vì vậy, người làm marketing phải có năng lực hoạch định chiến lược kênh marketing để đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng một cách hiệu quả.
11. Kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông
Để khách hàng nhớ đến và có thiện cảm với thương hiệu, biết rõ những ưu điểm của sản phẩm và hiểu rõ lý do tại sao họ nên mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp thay vì mua của đối thủ, người làm marketing cần phải nắm vững kỹ năng hoạch định chiến lược và biết sử dụng những công cụ truyền thông hiện đại nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Kỹ năng này thực sự quan trọng trong bối cảnh doanh nghiệp hoạt động với một ngân sách marketing hạn chế. Đó là lí do tại sao chúng ta lại thấy các cuộc chiến quảng cáo của các ông lớn diễn ra như Milo vs Ovaltine, Cocacola vs pepsi…
12. Kỹ năng xây dựng chiến lược thương hiệu
Doanh nghiệp cần xây dựng một thương hiệu, hay một hệ thống thương hiệu thân thiện, gần gũi trong tâm trí của khách hàng. Người làm marketing cần phải nắm những nguyên tắc cần thiết để hoạch định và quản trị một chiến lược thương hiệu nhất quán với tầm nhìn, sứ mệnh, và phù hợp với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp. Đây là lí do vì sao mà các doanh nghiệp thường sử dụng các KOLs, các nghệ sĩ nổi tiếng để từ đó PR, tạo lòng tin với khách hàng.
13. Kỹ năng hoạch định kế hoạch marketing
Chiến lược là xương sống, là kim chỉ nam, là lợi thế cạnh tranh bền vững, là yếu tố mang tính sống còn đối với doanh nghiệp. Việc hoạch định chiến lược nói chung và chiến lược marketing nói riêng luôn đòi hỏi phải nắm vững kiến thức và kỹ năng để có thể dẫn dắt tổ chức tham gia trong suốt quá trình hoạch định kế hoạch. Nếu hoạch định sai thì việc tổ chức sẽ không còn hiệu quả thậm chí là tốn phí công sức, tiền bạc…
14. Kỹ năng quản trị dự án marketing
Để tổ chức giới thiệu một sản phẩm mới, khai phá một thị trường mới, hay triển khai một sáng kiến marketing thành công, người làm marketing phải nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết của công tác quản trị dự án marketing. Từ đó triển khai dự án marketing mới có thể dễ dàng và trơn tru được.
15. Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing
Có được một chiến lược tốt, một kế hoạch được hoạch định tốt chỉ mới quyết định 50% thành công, 50% còn lại phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện. Để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch marketing, người làm marketing phải có kỹ năng tổ chức và triển khai hoạt động marketing, cũng như việc quản lý, chỉ đạo đốc thúc các nhân viên sale thật tốt để đẩy nhanh hàng.
16. Kỹ năng Marketing Online
Với sự phát triển của Internet thì giờ đây nhu cầu mua hàng online của người dân tăng lên nhanh chóng. Vì vậy bạn phải có kỹ năng Marketing online thật tốt để đẩy mạnh các kênh bán hàng cho doanh nghiệp mình. Đối với marketing online thì cần quan tâm đến content (nội dung, thông điệp truyền tải đến khách hàng), thiết kế đồ họa (hình ảnh bắt mắt dễ thu hút khách hàng), lựa chọn các kênh bán hàng, chiến lược marketing, các cách tối ưu hóa tìm kiếm…
VIII. Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến nhân viên Marketing, những kỹ năng cần có của một marketer, những câu hỏi thường có khi tuyển dụng nhân viên Marketing… mangtuyendung luôn mong muốn sẽ cung cấp được nhiều nhất những thông tin hữu ích đến với bạn đọc. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác của mangtuyendung nhé!