Sơ đồ tổ chức công ty có vai trò quan trọng trong việc mang lại một cái nhìn tổng quan về cách tổ chức một doanh nghiệp dù đó là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ, là văn phòng khởi nghiệp hay là nhà máy sản xuất
Dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng đều cần hoạt động với một sơ đồ tổ chức rõ ràng. Một mô hình kinh doanh có chiến lược và có chiều sâu luôn thể hiện rõ các mối quan hệ báo cáo và hỗ trợ cho giao tiếp thông tin thông suốt. Kết quả là dòng chảy quy trình công việc cực kỳ hiệu quả. Ban lãnh đạo cấp cao chính là những người phải đưa ra quyết sách chính là họ sẽ quyết định sử dụng mô hình sơ đồ tổ chức nào mà có thể hỗ trợ tốt nhất các hoạt động nội bộ của công ty. Bài viết sau đây của mangtuyendung sẽ giúp bạn hoàn thiện sơ đồ tổ chức công ty hoàn thiện nhất.
Mục Lục Bài Viết
I. Sơ đồ tổ chức công ty là gì?
Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần hình ảnh biểu đồ gồm các hộp tính năng, các hình dạng hoặc hình ảnh thể hiện các vị trí hoặc con người.
Sơ đồ tổ chức công ty có thể bao gồm thông tin liên hệ, các biểu tượng, hình minh họa hoặc liên kết dẫn đến trang.
Các hộp được nối với nhau bằng các được tạo nên một sơ đồ mô tả cấu trúc bên trong của doanh nghiệp. Thông qua biểu đồ có thể thấy được bộ phận nào nằm ở vị trí nào, các phòng ban trong công ty sẽ kết nối như thế nào và bộ phận nào sẽ báo cáo cho bộ phận nào.
II. Vai trò của sơ đồ tổ chức công ty
Sơ đồ công ty giúp các nhân viên mới có thể nhanh chóng hiểu về công ty, vai trò và cách thức làm việc tại công ty. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần cũng có vai trò quan trọng giúp các nhân viên lâu năm có thể nắm vững và tránh làm sai quy trình.
Các vai trò quan trọng nhất của sơ đồ công ty là:
- Hiển thị được hệ thống thứ bậc và cấu trúc nội bộ công ty
- Giúp nhân viên công ty nắm được nhiệm vụ công việc mình sẽ báo cáo với ai, bộ phận nào và người sẽ liên hệ khi xảy ra vấn đề
- Làm rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ phận
- Dễ dàng lưu trữ thông tin liên hệ của nhân viên thuận tiện nhất
- Giúp bộ phận quản lý có thể dễ dàng nắm được số lượng nhân viên của các phòng ban
- Giúp nhân viên nắm được thông tin về lộ trình thăng tiến của mình
Mẫu sơ đồ tổ chức công ty
III. Cách tạo Sơ đồ Tổ chức
- Ghi lại tất cả các vai trò công việc trong công ty. Tạo mô tả công việc cho từng vị trí hiện tại và có thể có trong tương lai. Ghi rõ chức năng nhiệm vụ của mỗi vị trí công việc và yêu cầu tối thiểu kỹ năng kinh nghiệm cho vị trí đó.
- Vẽ sơ đồ quy trình hoàn thành công việc theo quy tắc hiệu quả nhất và cách mà thông tin được chia sẻ trong công ty bạn như thế nào
Dựa vào bản vẽ này, bạn sẽ biết những đội nhóm chính của bạn như nào và bạn sẽ giao nhiệm vụ cho mỗi vị trí công việc ra sao. Không chỉ những thế sơ đồ tổ chức có thể cho bạn biết thêm các mối quan hệ báo cáo công việc. Ví dụ, bạn muốn có các phòng ban thiết kế, marketing, dịch vụ khách hàng và sản xuất hay là phòng HCNS.
Một bước quan trọng trong phần này là đảm bảo rằng sơ đồ tổ chức hỗ trợ giao tiếp thông suốt trong toàn bộ công ty. Ví dụ, bạn có thể thiết kế cho phòng bán hàng có liên hệ trực tiếp với phòng phát triến sản phẩm. Khi công ty lớn mạnh lên, một số nhân viên có thể làm việc trong các nhóm chức năng chéo và báo cáo các trưởng phòng khác nhau. Sơ đồ tổ chức đó phải cho bạn xác định rõ được các mối quan hệ báo cáo công việc.
IV. 4 loại sơ đồ tổ chức phổ biến
Các loại hình sơ đồ tổ chức được các công ty sử dụng đó là:
- Thứ bậc từ trên xuống phân loại theo chức năng
- Sơ đồ tổ chức theo bộ phận trong công ty
- Sơ đồ tổ chức ma trận
- Sơ đồ tổ chức phẳng
V. Mẫu sơ đồ tổ chức phổ biến
1. Sơ đồ tổ chức tổng công ty
Mẫu sơ đồ tổ chức Tổng công ty
2. Sơ đồ tổ chức công ty xây dựng
Xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà ở, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng, đường cao tốc, cầu đường, sân bay, cảng biển, đường sắt, đường hầm, công trình trên biển,…
Sơ đồ tổ chức công ty xây dựng của một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng rất đa dạng nhưng nhìn chung phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Quy mô và sản phẩm và dịch vụ cung cấp cốt lõi. Tuỳ định hướng của từng doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh chính sơ đồ tổ chức công ty xây dựng có thể là:
- Xây dựng, lắp đặt, sửa chữa công trình dân dụng, công nghiệp, công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị, công nghiệp, công trình giao thông;
- Tư vấn quản lý dự án;
- Thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp;…
Tuy nhiên về cơ bản thì các doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng sẽ có sơ đồ tổ chức công ty xây dựng như sau:
Mẫu sơ đồ tổ chức công ty xây dựng
3. Sơ đồ tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn
Mẫu sơ đồ tổ chức công ty TNHH
4. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần
Mẫu sơ đồ tổ chức công ty cổ phần
5. Sơ đồ tổ chức công ty du lịch
Mẫu sơ đồ tổ chức công ty du lịch
6. Sơ đồ công ty kinh doanh theo chuỗi
Kinh doanh theo chuỗi là quá trình một chủ thể kinh doanh đầu tư các nguồn lực vào một hình thức phân phối, theo đó sở hữu và quản lí tập trung một nhóm các cửa hàng/điểm bán lẻ khác nhau, bao gồm cả cửa hàng/điểm bán lẻ hàng hóa hữu hình và cửa hàng/điểm bán lẻ dịch vụ.
Các loại hình kinh doanh theo chuỗi:
- Theo sản phẩm kinh doanh:
– Chuỗi kinh doanh/bán lẻ hàng hóa
– Chuỗi kinh doanh/bản lẻ dịch vụ
-
Theo lượng dịch vụ cung cấp trong chuỗi:
– Chuỗi cửa hàng bán lẻ tự phục vụ
– Chuỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ hạn chế
– Chuỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ đầy đủ
-
Theo dòng sản phẩm cung ứng:
– Chuỗi cửa hàng chuyên biệt
– Chuỗi cửa hàng tiện lợi
– Chuỗi cửa hàng bách hóa
– Chuỗi siêu thị
– Chuỗi trung tâm thương mại
-
Theo phương thức tổ chức kinh doanh:
– Chuỗi cửa hàng thông thường (Regular Chain) là hệ thống cửa hàng chuỗi do một doanh nghiệp sở hữu.
– Chuỗi tự nguyện (Voluntary Chain) bao gồm một loạt các nhà bán lẻ độc lập kinh doanh cùng một mặt hàng/nhóm hàng hoặc cùng một lĩnh vực kinh doanh tự nguyện liên kết với nhau để thực hiên các hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm đạt được lợi thế kinh tế nhờ qui mô.
– Hợp tác xã của nhà bán lẻ
– Nhượng quyền thương mại
-
Theo phương thức bán hàng
– Chuỗi cửa hàng truyền thống
– Chuỗi cửa hàng hiện đại
Đặc điểm của kinh doanh theo chuỗi:
– Một hệ thống kinh doanh theo chuỗi gồm từ hai hay nhiều hơn cửa hàng được sở hữu và quản lí tập trung. Với sự sắp xếp như vậy, một hệ thống thường có một trụ sở trung tâm được kết nối với hệ thống cửa hàng bán lẻ và/hoặc chi nhánh tọa lạc rộng khắp thị trường. Một trong những đặc điểm quan trọng của hệ thống kinh doanh theo chuỗi là kinh doanh một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng.
– Các phần tử trong chuỗi có thể hội nhập theo chiều ngang, nghĩa là với việc thêm một cửa hàng mới thì toàn bộ hệ thống lại tiếp cận thêm một nhóm khách hàng mới.
– Các phần tử trong chuỗi cũng hội nhập theo chiều dọc thông qua việc duy trì các trung tâm phân phối nơi họ có thể mua từ các nhà sản xuất, dự trữ hàng hóa và từ đó phân phối cho các cửa hàng trong hệ thống.
VI. Kết luận
Một tổ chức được cấu trúc hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đủ ổn định để thực thi chiến lược thành công và duy trì lợi thế cạnh tranh hiện tại, đồng thời cũng đủ linh hoạt để phát triển các lợi thế cạnh tranh cho chiến lược tương lai. Và tất nhiên, sẽ không có một sơ đồ tổ chức nào chính xác với tất cả doanh nghiệp. Để vẽ được một sơ đồ tổ chức công ty cổ phần hay sơ đồ tổ chức công ty xây dựng,… hoàn chỉnh, nhà lãnh đạo phải tạo ra sự phù hợp giữa các lựa chọn chiến lược của tổ chức và bối cảnh tổ chức.