Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objectives) là những mô tả về đích đến của bạn trong tương lai, đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn và xem xét liệu bạn có phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển hay không.
“Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?” một trong những câu hỏi phỏng vấn của bất kỳ nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn trong buổi phỏng vấn. Hầu hết những doanh nhân thành đạt đều cho rằng yếu tố quan trọng nhất giúp bạn thành công chính là đặt ra mục tiêu và xác định chiến lược để đạt được mục tiêu đó, đây cũng là lý do trong các cuộc phỏng vấn, câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp trong cv trở lên vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Sau khi vượt qua vòng hồ sơ, vật lộn với CV xin việc và Cover letter (thư xin việc), bạn bước đến một vòng tiếp theo đầy khó khăn, cùng chúng tôi tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp trong cv phỏng vấn ngay sau đây.
Mục Lục Bài Viết
I. Tìm hiểu về mục tiêu nghề nghiệp
1.1 Mục tiêu nghề nghiệp là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objectives) là những mô tả về định hướng, lộ trình và đích đến của bạn trong tương lai, đây được coi là một “mấu chốt” vô cùng quan trọng giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn và xem xét liệu bạn có phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển hay không. Nói cách khác, mục tiêu nghề nghiệp đơn giản là sự trình bày ngắn gọn về những đích đến bạn đã đặt ra và những kế hoạch bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu của mình.
1.2 Tại sao mục tiêu nghề nghiệp của bản thân lại quan trọng?
Vai trò vô cùng quan trọng phải kể đến của mục tiêu nghề nghiệp trong cv đó là gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Qua phần trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong cv của bạn, nhà tuyển dụng có thể biết được “Bạn là người có tầm nhìn xa hay không?” thông qua sự khả thi về kế hoạch bạn đưa ra, và phần nào nhận định được về khả năng của bạn. Một điều nữa, nhà tuyển dụng muốn biết với mục tiêu như vậy thì bạn có gắn bó với công ty lâu dài hay không để có thể đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn.
Bạn muốn có phần mục tiêu nghề nghiệp hấp dẫn nhà tuyển dụng, bạn cần hiểu rõ về tính chất công việc mà bạn chọn là gì, bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển đó như thế nào. Điều này thật dễ dàng hiểu được nếu bạn thực hiện một bài MBTI test – trắc nghiệm nghề nghiệp chính xác nhất – MBTI sẽ giúp bạn tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu và những điều phù hợp giữa con người bạn và công việc bạn đã chọn. Từ đó bạn sẽ vạch ra được lộ trình công việc rõ ràng cho mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn.
1.3 Những câu hỏi về “Mục tiêu nghề nghiệp” thường gặp trong phỏng vấn
- Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?
- Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3 năm tới là gì?
- Bạn thấy bạn ở đâu sau 5 năm?
- Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 5-10 năm tiếp theo là gì?
- Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?
1.4 Mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi về mục tiêu nghề nghiệp
Câu trả lời của bạn về “Mục tiêu nghề nghiệp” sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về bạn. Họ sẽ có thêm dữ liệu để bổ sung hồ sơ của bạn hoàn chỉnh hơn.
Giúp nhà tuyển dụng đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên chính xác hơn: thật tuyệt vời khi mục tiêu dài hạn của bạn “khớp” với mục tiêu của công ty trong tương lai đúng không?
Mục tiêu nghề nghiệp trong phỏng vấn
II. Cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp hay nhất trong phỏng vấn xin việc
2.1 Những câu trả lời chung về mục tiêu nghề nghiệp
- Được làm việc trong một công ty lớn, vận dụng hết kiến thức chuyên môn đã học ở trường lớp và có cơ hội trau dồi thêm những kỹ năng kinh nghiệm mới ở nơi làm việc.
- Đóng góp công sức, trí tuệ và nhiệt huyết của mình vào sự phát triển của công ty, đảm đương thật tốt vị trí làm việc và có cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn.
- Mong muốn làm việc trong một môi trường năng động, vui vẻ, thỏa sức đưa ra các ý tưởng, sự sáng tạo và đặc biệt là được theo đuổi ngành nghề yêu thích của mình.
- Đưa bản thân vào một môi trường làm việc có kỷ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm và khả năng chịu áp lực, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và hiệu quả ở một vị trí đầy thách thức.
- Áp dụng những kinh nghiệm và kỹ năng của mình để trở thành một nhân viên chuyên nghiệp, mang đến nhiều giá trị cho khách hàng, từ đó giúp công ty mở rộng tập khách hàng và phát triển hơn nữa.
- Được trải nghiệm vị trí lãnh đạo đầy thách thức, áp dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo, quản lý tinh gọn tại một công ty đang phát triển để tối ưu các nguồn lực và lợi nhuận tối đa.
- Làm việc toàn thời gian trong một môi trường mang lại thách thức lớn hơn, đem đến nhiều lợi ích cho gia đình và có cơ hội để giúp công ty phát triển vượt bậc.
- Được làm công việc yêu thích của mình, trong một môi trường thoải mái và không bị gò bó, luôn hết mình vì mục tiêu chung của tổ chức.
- Trở thành một chuyên gia thành công trong lĩnh vực… và có cơ hội giúp đỡ, truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ
- Mục tiêu là sử dụng các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chuyên môn để đạt được mục tiêu của công ty, tập trung vào sự hài lòng của khách hàng và trải nghiệm của khách hàng.
2.2 Cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn trong phỏng vấn
Trong phỏng vấn, có khá nhiều câu hỏi phổ biến được hỏi đi hỏi lại ở những lần phỏng vấn khác nhau, trong đó có câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn. Bắt đầu với câu trả lời về mục tiêu ngắn hạn, bạn nên ghi nhớ một quy luật sau : Mục tiêu ngắn hạn bạn đưa ra sẽ là một bước đệm của mục tiêu nghề nghiệp dài hạn.
Mục tiêu ngắn hạn của bạn nên cụ thể, chi tiết, bạn có khả năng thực hiện trong tương lai gần. Một số mục tiêu ngắn hạn bạn có thể đưa ra trong phỏng vấn như:
- Trải nghiệm một vị trí công việc mới, thể hiện rõ mong muốn được làm việc tại công ty mà bạn đang ứng tuyển.
- Học những kỹ năng mới để nâng cao năng lực bản thân
- Học hỏi kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý đội ngũ
- Làm việc trong một môi trường năng động, tối đa sự sáng tạo, theo đuổi đam mê, chú ý thể hiện mong muốn được vào làm việc tại công ty mà bạn đang ứng tuyển.
2.3 Cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp dài hạn trong phỏng vấn
Trong phỏng vấn xin việc mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn chính là bước đệm để bạn tiến đến câu trả lời mục tiêu nghề nghiệp dài hạn. Cụ thể, nếu bạn trả lời rằng mục tiêu ngắn hạn của bạn trong thời gian tới là học hỏi các kỹ năng như kỹ năng quản lý đội nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình trước đám đông,… thì chắc chắn mục tiêu dài hạn của bạn trong tương lai chính là trở thành một nhà quản lý.
Mục tiêu dài hạn bạn có thể trả lời trong phỏng vấn là:
- Trở thành một nhà lãnh đạo tài ba và có được niềm tin yêu của tất cả nhân viên dưới quyền mình
- Trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực …. và cống hiến hết mình tại công ty cho đến cuối đời
- Tự do tài chính, làm chủ sự nghiệp, gia đình hạnh phúc và luôn thoải mái trong mọi mối quan hệ xã hội
- Tìm kiếm một công ty phù hợp để có thể làm lâu dài, cùng công ty vượt qua những khó khăn, thử thách để trở lên dày dặn kinh nghiệm hơn, có cơ hội rèn giũa bản thân.
Không có cách trả lời đúng hay sai cho câu hỏi “Mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn của bạn là gì?” Nó hoàn toàn phụ thuộc vào tính cách, kỹ năng, khả năng và mục tiêu thực tế của bạn. Đừng tạo ra một mục tiêu chỉ để làm hài lòng người phỏng vấn; thay vào đó, hãy định hình các mục tiêu thực tế của bạn để chúng thu hút người tuyển dụng của công ty. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự nhiệt huyết, đam mê và tinh thần cầu tiến của bạn, đồng thời nhấn mạnh lý do tại sao bạn muốn làm công việc đó.
Cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp trong phỏng vấn
III. Sinh viên mới ra trường nên trả lời mục tiêu nghề nghiệp như thế nào?
Với sinh viên mới ra trường thì cần nêu mục tiêu trước mắt là thành thạo các kỹ năng sau:
- Làm chủ, nắm chắc kiến thức chuyên môn
- Kỹ năng tin học
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Ngoại ngữ
- Kỹ năng giải quyết tình huống
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng giao tiếp, hòa nhập môi trường,…
Sau đó là nói đến mục tiêu dài hạn trong tương lai và cách để bạn thực hiện mục tiêu của mình. Ví dụ, bạn muốn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp thì cách để bạn đạt được ước mơ chính là nắm vững kiến thức trên trường lớp và tham gia các khóa học bên ngoài, học hỏi tại nơi làm việc,…
IV. Cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp trong 3 – 5 năm tới hấp dẫn nhất.
Qua phần trên của bài viết, bạn đã nắm chắc về cách xác định mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, lý do chúng tôi muốn đưa thêm phần mục tiêu nghề nghiệp trong 3-5 năm tới là để gợi ý cho bạn cách trả lời cụ thể mang đặc trưng riêng của loại câu hỏi này.
Điều bạn cần làm khi trả lời câu hỏi này:
- Đưa ra một mục tiêu đích (mục tiêu lớn nhất)
- Sau đó, xác định rõ mục tiêu của từng năm, qua mỗi năm bạn làm được những gì để sau 3 hoặc 5 năm bạn sẽ đạt được mục tiêu đích ấy và bạn cũng nên nói rõ cách bạn thực hiện mục tiêu (bạn cần làm gì,…)
Bạn hãy cố gắng đưa ra một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng nhất có thể. Để làm được điều này, bạn cần lên lộ trình kỹ lưỡng về mục tiêu và hành động cần thực hiện để đạt mục tiêu trước khi phỏng vấn.
V. Mẹo trả lời phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng nhất
5.1 Về nội dung câu trả lời phỏng vấn
- Nhấn mạnh lợi ích mà bạn mang đến cho công ty
Điều quan trọng hàng đầu mà các nhà quản lý tuyển dụng muốn biết khi họ quyết định có nên tuyển bạn hay không chính là giá trị mà bạn sẽ mang lại cho tổ chức. Việc nêu rõ giá trị bản thân sẽ làm tăng cơ hội được lựa chọn hơn so với một ứng cử viên khác có cùng mức độ kinh nghiệm.
- Không quá dài
Thay vì viết dài lan man thì bạn nên cô đọng lại câu trả lời của mình sao cho ngắn gọn và súc tích nhất có thể để nhà tuyển dụng dễ dàng hình dung điều bạn đang muốn nói đến
- Tránh đề cập về lương thưởng
Mặc dù lương là một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến bạn tìm đến công việc ấy thì đề cập đến vấn đề về lương là hoàn toàn không nên khi nhà tuyển dụng chưa biết rõ về năng lực của bạn.
- Tập trung vào người phỏng vấn và cấp trên
Câu trả lời của bạn nên nhấn mạnh về sự trung thành, gắn bó với công ty cũng như gắn bó với cấp trên của bạn. Hãy cho họ thấy rằng dù có chuyện gì xảy ra thì bạn cũng không bỏ họ giữa chừng trong công việc bởi mục tiêu của bạn là trợ giúp họ và cùng họ thực hiện mục tiêu chung của công ty.
- Tập trung vào giải thích những kỹ năng bạn sẽ học để thực hiện mục tiêu của mình
Đây là điều bạn thực sự cần làm, bởi khi bạn nhấn mạnh vào những kỹ năng bạn sẽ học, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn nhận thức được tầm quan trọng của mục tiêu và cố gắng thực hiện, có hướng đi rõ ràng để thực hiện mục tiêu đó.
5.2 Về kỹ năng trình bày câu trả lời trong phỏng vấn
- Sự lưu loát
Không một ai muốn nghe câu trả lời lắp bắp, nội dung không rõ ràng, các nhà tuyển dụng cũng vậy. Sự không lưu loát trong câu trả lời cho thấy bạn chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn, chưa thực sự mong muốn được làm công việc mà bạn ứng tuyển. Vì vậy, hãy cố gắng tập luyện để có thể trả lời trôi chảy hơn bạn nhé.
- Điều chỉnh cảm xúc
Chắc hẳn bạn đã từng bị run trong lần đầu phỏng vấn hoặc khi trình bày một vấn đề trước nhiều người. Trong buổi phỏng vấn, thần thái của ứng viên là điều vô cùng quan trọng, hãy thể hiện sự tự tin, tâm lý vững vàng trong mọi tình huống. Để làm được điều này, không cách nào khác là bạn cần mạnh dạn thực hành, ví dụ như trình bày vấn đề trước đám đông, lần đầu ngại nhưng các lần sau bạn sẽ quen dần với nó. Hãy nhờ bạn bè của bạn đóng vai nhà tuyển dụng và bạn sẽ luyện trả lời câu hỏi đến khi cảm thấy đủ tự tin, chúc bạn thành công nhé.
VI. Cần tìm hiểu những thông tin gì về công ty để trả lời mục tiêu nghề nghiệp tốt nhất?
6.1 Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, lĩnh vực kinh doanh, văn hóa của công ty
Tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh của công ty là điều đương nhiên bạn cần phải làm để có thể trả lời tốt trong phỏng vấn xin việc vì nó liên quan trực tiếp tới công việc mà bạn ứng tuyển và góp phần vào việc lập ra mục tiêu trong tương lai của bạn khi vào làm việc tại công ty.
Để trở thành người phù hợp nhất, bạn không chỉ cần những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết. Trên thực tế, trong một cuộc phỏng vấn trực diện, người phỏng vấn có thể cảm nhận rõ hơn về tính cách của bạn và mức độ phù hợp với văn hóa công ty. Vì vậy hãy tìm hiểu về văn hóa của công ty trước khi lên ý tưởng trả lời câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp bạn nhé.
Lý do bạn cần tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của công ty là: bạn hiểu được lộ trình thăng tiến của vị trí mà bạn đang ứng tuyển và đặt ra các mục tiêu phù hợp với cơ cấu tổ chức tại công ty đó.
6.2 Tìm hiểu sứ mệnh của công ty
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn nên phù hợp với sứ mệnh của công ty để giúp nhà tuyển dụng thấy được rằng lựa chọn bạn là điều hoàn toàn đúng đắn.
VII. Kết luận và lời khuyên
Kết luận
Trên đây mangtuyendung đã cung cấp cho bạn đủ nội dung kiến thức cần thiết để tự tin trả lời câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Bạn có thể đọc thêm bài cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV hay nhất của chúng tôi, nó chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc đưa ra ý tưởng trả lời câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp. Bạn hãy khéo léo vận dụng và cho nhà tuyển dụng thấy định hướng cũng như tầm nhìn của bạn trong tương lai nhé. Ngoài câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp ra thì còn rất nhiều câu hỏi phỏng vấn khác mà nhà tuyển dụng thường xuyên hỏi. Bạn đọc có thể xem series câu hỏi phỏng vấn của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức nhất để tự tin tham gia phỏng vấn.
Lời khuyên
Trong các cuộc phỏng vấn xin việc, ảnh hưởng từ tâm lý là rất đáng lo ngại. Bạn hãy cố gắng rèn luyện những gì bản thân làm chưa tốt vì một khi bạn đã làm tốt, thành thạo và giỏi một việc gì đó thì tự khắc bạn sẽ thấy tự tin và hình thành lên thần thái riêng của mình. Chúc bạn thành công!