Dạo gần đây đã xuất hiện thuật ngữ Vendor và ngày càng được sử dụng nhiều trong môi trường kinh doanh. Vậy Vendor là gì? Khái niệm của nó và Supplier khác nhau như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu qua bài viết hôm nay
Kể từ khi ngành logistics ở xuất hiện ở Việt Nam ta và thế giới, ngoài việc thay đổi lớn về mặt kinh doanh của nhân loại, nó đã kéo theo sự xuất hiện của nhiều từ chuyên ngành như Vendor hay Supplier. Vậy Vendor là gì? Supplier là gì? Chúng khác nhau và có vai trò quan trọng như thế nào trong một chuỗi cung ứng? Ta sẽ cùng tìm hiểu Vendor là gì và các khái niệm liên quan trong bài viết sau.
Mục Lục Bài Viết
I. Vendor là gì?
Vendor gần đây đã xuất hiện ngày càng nhiều
Vậy, đầu tiên ta sẽ nói đến Vendor là gì. Nhiều người sẽ cảm thấy hoang mang hoặc mặc định Vendor và Supplier là một, khi họ dịch nghĩa và thấy cả hai từ đều có nghĩa là nhà cung cấp. Thực ra, Vendor đóng vai trò cuối cùng trong chuỗi cung ứng, ngày trước khi hàng đến với tay người tiêu dùng thông qua việc mua hàng.
Nói cho chi tiết Vendor là gì, thì họ sẽ là những người mua hàng và nhập hàng từ các nhà cung cấp với giá sỉ, sau đó sẽ trực tiếp bán lại cho khách hàng với giá bán lẻ và thu lời từ phần tiền chênh lệch. Vậy nên để trả lời vendor là gì, thì họ vừa là đối tượng mua hàng vừa là nhà cung cấp nhỏ lẻ. Họ có thể trao đổi thông qua trực tuyến hoặc trực tiếp, trong một môi trường có nhiều Supplier cạnh tranh như E-commerce hoặc trực tiếp đến nơi để traoo đổi hàng hóa và nhập hàng.
Những ví dụ cho Vendor có thể kể đến những cửa hàng tiện lợi như Ministop, hay các tiệm tạp hóa nhỏ ven đường đều đóng vai trò là một mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng hàng hóa lớn
Nói vậy thì nói, câu trả lời cho vendor là gì phía trên cũng chưa hoàn toàn chính xác. Sẽ có những vendor tự sản xuất được sản phẩm và tự làm nhà cung cấp cho chính bản thân nó. Ta có thể lấy nhãn hiệu Select của Co.op Mart hay Choice L của Lotte Mart để làm hình ảnh tiêu biểu cho khía cạnh này.
Vậy nên, nói cho đơn giản để bạn dễ hình dung vendor là gì, thì vendor chính là người mua và bán lại hàng cho những khách hàng – mục đích của tất cả các chuỗi cung ứng hiện nay.
Sau khi ta hiểu vendor là gì, vậy một số mô hình của vendor có thể kể đến như:
B2B (business-to-business): Từ doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp
B2C (business-to-customer): Từ doanh nghiệp bán cho khách hàng.
B2G (business-to-government): Từ doanh nghiệp bán cho các tổ chức chính phủ
II. Supplier là gì?
Như đã nói ở trên, nhiều người nhầm Supplier và Vendor là một vì nó đều có nghĩa là những nhà cung cấp. Tuy nhiên, Supplier là gì và Vendor là gì lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau và đóng vai trò khác nhau trong các khâu của chuỗi cung ứng.
Những nhà Supplier, hay những nhà cung ứng, đóng vai trò cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa cho người cần, còn người mua sẽ là người trả giá và chấp nhận trả phí để được sử dụng dịch dịch vụ hoặc mua hàng từ những nhà cung ứng. Đây là mối quan hệ ngang bằng và cộng tác cùng nhau trong kinh doanh hiện nay.
Mỗi một công ty hay doanh nghiệp hiện nay đều sẽ biết Supplier là gì và có riêng cho mình ít nhất một nhà cung ứng để nhập các nguyên liệu thô cho sản phẩm hoặc sử dụng những dịch vụ như digital marketing hay tổ chức sự kiện.
Supplier hay bị nhầm với Vendor do nghĩa của từ này.
Hiện nay, trong khi có quá nhiều nhà cung ứng và tạo nên một môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt và khó khăn, thì phí dịch vụ và chất lượng chính là những chìa khóa để có thể sống sót và phát triển trong môi trường này. Những nhà Supplier phải làm sao để cung cấp một giá thành và một chất lượng đủ để thỏa mãn và giải quyết được vấn đề của cả bên mua và bên bán. Tuy nhiên điều này không hề dễ dàng khi các nhà cung ứng cũng cần phải thu nhỏ những đầu vào để có thể tăng lợi nhuận và tạo cơ hội để có thể phát triển công ty.
III. Sự khác biệt giữa Vendor và Supplier?
Vậy, nếu đã hiểu vendor là gì và supplier là gì, vậy ta sẽ cùng làm rõ những điểm khác biệt nổi bật nhất của hai mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng qua phần phân tích sau.
Vendor là đứng cuối chuỗi cung ứng, là những bộ phận trực tiếp mang sản phẩm đến cho người tiêu dùng, khi thành phẩm đã có thể sử dụng được và có những giá trị nhất định. Còn những nhà cung ứng, hay Supplier lại là những người đứng đầu chuỗi cung ứng, mang đến cho nhà sản xuất các nguyên liệu thô hay những vật phẩm cần thiết để chế tạo thành phẩm.
Những vị trí khác nhau giữa Vendor và Supplier.
Vendor có thể bán cho bất kỳ ai có nhu cầu và tìm đến trao đổi. Trong khi đó Supplier chỉ có thể trao đổi bán hàng những mặt hàng của họ cho những ai có giấy phép chứng nhận hay quyền hạn để được phép nhập những mặt hàng của họ vì thường đồ bán sẽ là những thứ nguyên liệu thô và chưa qua xử lý, yêu cầu phải có những kiến thức nhất định để chế biến thành phẩm.
Supplier sẽ là những nhà cung ứng nguyên liệu trực tiếp cho nhà sản xuất. Và ngược lại những vendor có thể được cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Vendor có mối quan hệ và giao du trực tiếp tới đối tượng khách hàng, trong khi những Supplier lại không giao tiếp hay có mối quan hệ trực tiếp nào cả. Họ chỉ đơn giản là cung cấp nguyên liệu để tạo ra thành phẩm gửi đến tay người tiêu dùng mà thôi.
Mục đích việc cung cấp mặt hàng của Supplier là tạo ra sản phẩm, còn Vendor là bán được sản phẩm đã thành hình.
IV. Cách làm marketing để tiếp cận vendor hiệu quả.
Ta đã biết Vendor là gì, vậy có cách nào để tiếp cận họ một cách hiệu quả không? Khác với việc marketing để bán hàng, marketing cho những vendor lại có những yêu cầu hoàn toàn khác. Trong khi việc marketing bán hàng. ta cần phải để ý đến mẫu mã, cách bài trí hay thậm chí là làm sao để có thể khai thác tốt được sở thích thời thượng của mọi người. Vendor lại có xu hướng tìm những mặt hàng tốt, chất lượng cùng những thương lượng hơi và tối ưu nhất để họ có thể có lợi nhất trong việc bán hàng. Và với việc cạnh tranh khắc nghiệt như thị trường kinh doanh hiện tại, làm được những việc này không phải là dễ dàng. Vậy có cách nào khả quan để thu hút các vendor là gì? Ta sẽ cùng liệt kê qua một số phương thức hiệu quả:
Nghiên cứu kỹ càng về sản phẩm, xu hướng của các dòng sản phẩm hiện nay. Đồng thời tìm hiểu các nhu cầu của Vendor để đưa ra các chiến lược thông minh và đánh đúng vào việc giải quyết được các yêu cầu của Vendor. Nếu đã làm được điều này, thì bạn đã thành công được một nửa trong con đường đưa sản phẩm của mình đến chuối cuối mắt xích của chuỗi cung ứng rồi.
Hãy cố gắng tham gia càng nhiều các hội thảo, triển lãm thương mại hoặc các chương trình mang tính giao lưu và trao đổi. Điều này sẽ giúp bạn giao tiếp và liên kết được với nhiều người hơn, đồng thời giúp bạn có những kỹ năng marketing đơn giản và tìm được đối tượng khách hàng phù hợp cho công ty và doanh nghiệp của bạn.
Nên áp dụng một số phương thức khuyến mãi nhất định cho các Vendor. Ví dụ như giảm giá lần đầu mua hàng, tặng đồ và sản phẩm thêm khi Vendor đặt mua sản phẩm theo các gói, hay có thể tạo khuyến mãi dành cho khách hàng thân thiết nhằm giữ vendor và thiết lập quan hệ sâu sắc.
Ta phải để cho vendor thấy được những cái hay, những cái đặc biệt của sản phẩm mình so với những công ty khác. Vendor không chỉ đơn giản đi tìm một mối hàng có lợi cho họ, Vendor còn đi tìm những mặt hàng có giá cả phải chăng nhưng có những điểm đặc biệt để có thể cạnh tranh trong khu vực. Việc bạn có một mặt hàng thỏa mãn những tiêu chí trên có thể thu hút được rất nhiều vendor tìm đến đồng thời tìm cách deal với bạn.
Hãy thu hút những nhà Vendor của bạn bằng mức hoa hồng cao hơn một phần so với ngưỡng cạnh tranh của các công ty cùng lĩnh vực. Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các Vendor, nếu mức hoa hồng cao, thì nhiều nhà Vendor sẽ tìm đến và hỏi thăm sản phẩm của bạn nhiều hơn hẳn so với những sản phẩm còn lại.
V. Các thành phần khác trong chuỗi cung ứng
Nhưng thông qua các thông tin trên, ta sẽ thấy trong một chuỗi cung ứng không chỉ có Supplier hay Vendor, mà còn có nhiều những thành phần khác. Ta sẽ tìm hiểu rõ hơn phần này qua đoạn viết sau:
- Supplier: Đây là những nhà cung ứng sẽ cung cấp các nguyên vật liệu thô với giá cả thương lượng cho nhà sản xuất là các doanh nghiệp.
-
Manufacturer: Đây là những người sẽ sử dụng các nguyên vật liệu thô đã mua được từ Supplier để sản xuất ra sản phẩm theo một dây chuyền đã có sẵn.
-
Distributor: Sau khi sản xuất xong, sản phẩm sẽ được phân phối và đưa đến cho người mua thông qua các nhà môi giới hay thông qua trung gian giao hàng.
-
Vendor và Seller: Đây có thể hiểu đơn giản là những nhà bán lẻ và là hai thành phần cùng cấp trực tiếp nhập sản phẩm từ các nhà phân phối để bán.
-
Customer: Đây là mục đích cuối cùng của hầu hết các chuỗi cung ứng, họ sẽ là người cuối cùng mua và sử dụng sản phẩm, đem lại lợi nhuận cho cả chuỗi.
VI. Kết luận
Tầm quan trọng của các Vendor trong chuỗi cung ứng là điều không thể chối cãi khi nó là cầu nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng nhỏ lẻ của họ. Việc thu hút được những vendor và lôi kéo họ hợp tác làm việc trong một thời gian dài luôn là những yêu cầu hàng đầu trong bất cứ những dự án bán hàng hay giới thiệu sản phẩm nào. Vậy nên ta cần tìm hiểu kỹ những nhu cầu của Vendor, hiểu được tâm lý của họ để có thể đưa ra được những chính sách thỏa mãn được họ nhưng vẫn đem lại lời lãi cho bản thân công ty hoặc doanh nghiệp của mình.