Trong kinh doanh, chắc chắn bạn phải hiệu được rõ sự khác biệt của wholesaler, distributor và retailers để có cái nhìn tổng quát về thị trường. Khái niệm wholesaler là gì và vai trò của nó trong quy trình bán hàng?
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp mở rộng thị phần của mình bằng nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Nhiều mô hình kinh doanh xuất hiện giúp bổ trợ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh mới của cá nhân hay tổ chức. Vậy có những mô hình kinh doanh nào đang hoạt động mạnh mẽ? Nếu đã làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, không thể không nhắc đến hình thức wholesaler là gì, distributor hay retailers, vậy wholesaler là gì?
Mục Lục Bài Viết
I. Tìm hiểu wholesale là gì?
Nếu là một nhân viên kinh doanh, chắc hẳn khái niệm wholesaler là gì không còn quá xa lạ với bạn. Nhắc đến khái niệm wholesaler là gì, nhiều người thường nghĩ đến hình ảnh những nhà bán buôn, những công ty với đầy sản phẩm, hàng hóa với số lượng lớn giá rẻ hay những địa chỉ thường xuyên phân phối lại hàng hóa cho nhà bán lẻ hay còn gọi là retailers. Trong tiếng anh, những hoạt động này được gọi là wholesaling và wholesaler được dùng để chỉ những cá nhân là chủ cửa hàng phân phối. Vậy cụ thể khái niệm wholesaler là gì?
Theo định nghĩa Cambridge, khái niệm wholesaler là gì được định nghĩa là “someone who buys and sells goods in large amounts to shop and business.” Vậy có thể hiểu wholesaler là trung gian, vừa đảm nhận vai trò người mua và người bán, họ mua hàng hóa số lượng lớn sau đó phân phối lại cho những cá nhân nhỏ hơn, ở đây được hiểu là retailers nhằm phục vụ cho hoạt động thương mại hàng hóa hay thị trường tiêu thụ.
Wholesaler là gì?
Trong tiếng Việt, có thể hiểu wholesaler là gì, wholesaler là những nhà bán buôn, họ phân phối hàng số lượng lớn và bán lại cho những nhà bán lẻ nhỏ hơn. Vậy có thể ví dụ wholesaler là nhữngnhà phân phối và kênh phân phối hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam, như những thương hiệu thời trang nước ngoài. Họ không phải người bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng và họ chỉ phân phối số lượng lớn cho công ty hay cá nhân khác.
Hiểu được khái niệm wholesaler là gì, chúng ta cũng cần tìm hiểu về cách thức họ nhập hàng hay tìm nguồn hàng. Tại Việt Nam, wholesaler thường lấy hàng trực tiếp từ những xưởng sản xuất với số lượng lớn, sau đó phân phối lại cho những cửa hàng nhỏ hơn và đặc biệt, họ không cung ứng trực tiếp cho người tiêu dùng với số lượng hàng nhỏ. Thông thường, bạn có thể tìm kiếm rất nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau trong một nhà kho của một wholesaler, từ hàng tiêu dùng, đến trang thiết bị điện tử với giá rẻ hơn so với thị trường bán lẻ khi bạn mua số lượng càng lớn. Trong wholesaler là gì để kích thích khách hàng mua hàng nhiều, wholesaler sẽ đưa ra mức giá rẻ hơn khi mua với số lượng nhiều hơn trogn thị trường tiêu thụ. Chiến lược bán hàng của một wholesaler thường hướng đến những khách hàng ổn định với mức độ cung ứng hàng thường xuyên.
Đồi với những merchant wholesaler, họ thường được thành lập dưới dạng công ty sở hữu độc lập và có quyền sở hữu hàng hóa đã nhập về. Tại thị trường Mỹ, loại hình này chiếm khoảng hơn 50% thị trường và chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, có một hình thức wholesaler là môi giới trong thị trường tiêu thụ và họ không có quyền sở hữu hàng hóa, họ chỉ là trung gian giúp người mua và người bán tìm được nhau nhờ vào kỹ năng đàm phán.
II. Những chính sách marketing nào giúp wholesale trúng lớn
1. Xác định rõ thị trường tiêu thụ cụ thể
Hiện nay, khái niệm wholesaler là gì ngày càng được hiểu rõ hơn và ngày càng có nhiều người tham gia vào thị trường này, vì vậy đây cũng là một thị trường vô cùng cạnh tranh. Nếu chỉ duy trình những hình thức cũ thì doanh nghiệp sẽ khó tìm kiếm được đối tác mới và không tạo dựng được niềm tin với đối tác. Để làm chủ được nguồn hàng của mình hay tìm kiếm đối tác hiệu quả nhất, wholesaler phải xác định được thị trường hay khách hàng mục tiêu của họ theo một quy mô cụ thể và đối tượng khách hàng cụ thể. Trước đó, họ có thể cử người thăm dò thị trường và tiến hành nghiên cứu thị trường dựa vào định hướng, nhu cầu hay thị hiếu của đối tác để đưa ra phương hướng cải thiện phù hợp.
Xác định mục tiêu trong wholesaler là gì
Hiện tại với một số mô hình kinh doanh bán lẻ, doanh nghiệp có thể tận dụng ngày Black Friday hay những chiến dịch vận chuyển để thu hút khách hàng. Còn với wholesaler thì có thể tận dụng những đặc điểm này để hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất trong thị trường tiêu thụ và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
2. Sản phẩm của nhà buôn nên là hỗn hợp những gì họ bán
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp mở rộng hình thức kinh doanh từ wholesaler sang wholesaler kết hợp retailer để chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ với đa dạng sản phẩm. Khi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, nên nếu chỉ theo đuổi một mô hình hay một sản phẩm thì doanh nghiệp có thể đã “lỗi thời”. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề hàng tồn kho thì giải pháp để giải quyết hàng tồn kho bằng hình thức retailers là vô cùng tiện lợi.
3. Tận dụng sức mạnh internet
Khi nhắc đến doanh nghiệp bán lẻ hiện nay không thể không nhắc đến sự kết hợp, hợp tác thương hiệu nhằm quảng bá xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên với hình thức wholesaler là gì, có một vài ví dụ như hãng buôn thực phẩm SuperValu của Hoa Kỳ vẫn đạt doanh số hàng năm từ 23 tỷ đô la nhưng không biết đến người tiêu dùng. Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển, Internet là bạn của mọi nhà thì wholesaler có thể tận dụng sự phát triển mạnh mẽ này để quảng bá và xây dựng thương hiệu. Với những nhà buôn mới vào thị trường thì có thể quảng cáo chính là giải pháp hàng đầu của doanh nghiệp.
III. Khác biệt giữa Wholesaler, Distributor và Retailers
1. Nhà phân phối làm việc với Nhà sản xuất
Hiểu được khái niệm wholesaler là gì cùng những thông tin trên, có thể thấy wholesaler có mối quan hệ kinh doanh mật thiết với công ty sản xuất mà họ làm đại diện. Nhiều wholesaler đăng ký làm nhà phân phối độc quyền, giới hạn số lượng thành viên tham gia hoặc cho phép một wholesaler cho một khu vực thị trường nhất định.
Sự khác biệt giữa distributor, retailers vad wholesaler là gì
Đồng thời, wholesaler cũng là tiếp xúc điểm cho người mua tiềm năm với một số sản phẩm, tuy nhiên distributors ít khi bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. Vì vậy, với số lượng sản xuất lớn mà distributors mua lại từ nhà sản xuất và họ làm việc với nhà bán buôn đại diện hoặc nhà phân phối làm việc trực tiếp với những nhà bán lẻ.
2. Nhà bán buôn mua hàng từ Nhà phân phối
Nhà bán buôn hay wholesaler mua lại số lượng lớn sản phẩm trực tiếp từ nhà phân phối với giá trị đơn hàng lớn. Nhiều nhà phân phối hoạt động theo hình thức chiết khấu cho sản phẩm hoặc cho tổng giá trị đơn hàng. Nhà bán buôn với đa dạng hàng hóa từ điện thoại, máy tính, quần áo đến nội thất, thực phẩm có thể cung cấp cho nhiều nhà bán lẻ khác nhau hoặc doanh nghiệp bán hàng online. Ví dụ điển hình của wholesaler là gì là những doanh nghiệp thương mại lớn như Thiết bị Di động hay FPT đang là nhà phân phối Iphone của Apple tại thị trường Việt Nam và những wholesaler nhỏ hơn nhập hàng từ hai doanh nghiệp này để bán lại cho người tiêu dùng.
3. Nhà bán lẻ bán cho Người tiêu dùng
Nhà bán lẻ ở đây được hiểu là những doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, quy mô có thể nhỏ hoặc lớn, chuyên bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng. Để thu về lợi nhuận, nhà bán lẻ tìm kiếm những sản phẩm phù hợp với mục tiêu và định hướng kinh doanh, đồng thời tìm kiếm nhà cung cấp với giá cả cạnh tranh. Nhìn chung, một số nhà bán lẻ có thể mua lại số lượng nhỏ hàng hóa từ nhà phân phối hay wholesaler để nhận được giá tốt. Nếu nắm rõ khái niệm wholesaler là gì, bạn sẽ nhận ra rất ít wholesaler bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng, vì mục tiêu của wholesaler là những đơn hàng số lượng lớn, để họ tiếp tục nhập hàng từ nhà sản xuất.
4. Các điểm cần quan tâm của wholesaler là gì?
Nguyên vật liệu được chuyển vào dây chuyền sản xuất để tạo ra thành phẩm cuối cùng là một khía cạnh vô cùng quan trọng khi vận hành nhà máy sản xuất. Quy trình và thời gian bán hàng tiến hành song song và cùng nhịp độ với lịch trình sản xuất, vì nếu không nhà sản xuất có thể bị quá tải hàng tồn kho. Nhà phân phối thường sẽ đặt đơn hàng lớn với đa dạng hàng hóa để cung cấp với đa dạng khách hàng. Sự khác biệt chính giữa 3 loại đối tượng này dựa trên mô hình kinh doanh và mục tiêu kinh doanh liên quan đến hàng hóa. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp có thể vừa sản xuất sản phẩm vừa tham gia bán lẻ thẳng tới người tiêu dùng. Việc này cắt đi một số giai đoạn trong chuỗi cung ứng, vừa tiết kiệm thời gian lại tiết kiệm chi phí, tuy nhiên điều này lại làm mất đi vai trò của một số đối tượng còn lại trong quy trình bán hàng.
Các điểm cần quan tâm trong wholesaler là gì
IV. Các hình thức bán buôn Wholesaler là gì?
Hiện nay, trong thị trường tiêu thụ có hai hình thức buôn bán hàng hóa chủ yếu là hàng hóa qua kho và bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng. Phương thức bán buôn hàng hóa qua kho tức là hàng hóa được xuất bán từ kho bảo quản của doanh nghiệp và được thực hiện qua hai hình thức cụ thể:
Bán buôn hàng hóa qua kho với hình thức giao hàng trực tiếp là hình thức mà người mua cử đại diện đến kho hàng của nhà sản xuất để nhận hàng. Doanh nghiệp xuất khi hàng hóa và giao trực tiếp cho đại diện bên mua, sau khi đại diện bên mua nhận đủ số lượng hàng hóa với chất lượng cam kết, họ sẽ thanh toán tiền mặt hoặc chấp nhận ghi nợ, hàng hóa được xác định là đã tiêu thụ.
Bán buôn hàng hóa qua kho với hình thức chuyển hàng là hình thức hoạt động dựa theo căn cứ trên hợp đồng kinh tế đã được ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương mại hay nhà sản xuất xuất kho hàng hóa, vận chuyển bằng phương tiện của mình hoặc thuê ngoài để chuyển hàng từ kho người bán đến kho người mua. Hàng hóa lúc này thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi bên mua kiểm tra và thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng, lúc này hàng hóa được ghi nhận là đã tiêu thụ. Chi phí vận chuyển có thể do một trong hai bên chịu hoặc do thỏa thuận từ đôi bên trong hợp đồng.
Phương thức bán buôn hàng hóa với hình thức vận chuyển thẳng là hình thức mà sau khi mua hàng hoặc nhận hàng hóa, người mua không đưa về nhập khi mà chuyển thẳng cho bên mua hàng. Phương thức này cũng được thực hiện theo hai hình thức:
Phương pháp bán hàng trong wholesaler là gì
Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng với hình thức giao hàng trực tiếp thường được gọi là hình thức giao hàng tay ba, khi mà doanh nghiệp thương mại bán hàng và giao hàng trực tiếp cho người mua tại kho người bán. Sau khi đại diện bên mua ký xác nhận đủ số lượng hàng, bên mua sẽ thanh toán hoặc ghi nợ để xác nhận hàng tiêu thụ.
Bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng với hình thức chuyển hàng là sau khi phát sinh quan hệ bán hàng, doanh nghiệp thương mại vận chuyển hàng hóa cho người mua bằng phương tiện của mình hay phương tiện đi thuê tới địa điểm đã thỏa thuận. Hàng hóa chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại và hàng hóa được chuyển trạng thái sang tiêu thụ khi bên mua xác nhận thanh toán.
V. Những quyết định marketing của wholesaler là gì?
Nhà bán buôn hay wholesaler là gì khi họ hiểu được thị trường mục tiêu của họ. Dù trong lĩnh vực hay ngành hàng nào, wholesaler cũng cần hiểu được quy mô của họ, khách hàng tiềm năng theo nhu cầu phục vụ để chọn ra những khách hàng quan trọng nhất và ưu tiên xây dựng mối quan hệ tốt với họ.
Sản phẩm của wholesaler là gì? Thông thường sản phẩm của wholesaler rất đa dạng với mọi mặt hàng với số lượng tồn vừa đủ, đồng thời xem xét dịch vụ chăm sóc khách hàng quan trọng nhất để tập trung thay vì đầu tư quá dàn trải. Cách wholesaler định giá sản phẩm dựa trên chi phí giá gốc, dịch vụ kèm theo lợi nhuận thu về. Hiểu khái niệm wholesaler là gì và vai trò của wholesaler là gì trong thị trường, ta thấy được đa số wholesaler sẽ không quan tâm nhiều đến hoạt động marketing. Họ quan tâm đến chi phí kho bãi, chi phí văn phòng hay thiết bị hỗ trợ vận hành kho để đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận.
Những quyết định của wholesaler là gì
Khi Internet được sinh ra và hỗ trợ con người trong nhiều hoạt động kinh doanh, cũng là lúc wholesaler nghĩ đến hoạt động marketing cho sản phẩm của mình. Với wholesaler, hoạt động marketing hỗ trợ họ quảng bá sản phẩm của mình đến nhiều khách hàng tiềm năng, ở đây được kể đến là những nhà bán lẻ hay retailers. Họ không hướng đến những người tiêu dùng với giá trị đơn hàng nhỏ lẻ mà tập trung hướng đến những đối tác với mối quan hệ hợp tác lâu dài và ổn định. Nếu retailers hướng đến lợi nhuận trên từng sản phẩm thì wholesaler hướng đến lợi nhuận trên từng giá trị đơn hàng, họ quan tâm đến số lượng xuất bán.
VI. Kết luận
Trong kinh doanh, wholesaler là gì vô cùng quan trọng. Hiểu được wholesaler là gì và những thách thức khi trở thành wholesaler là gì, bạn sẽ thấy đây cũng là một lĩnh vực không dễ. Tuy nhiên, có thể nói rằng, những thứ càng thách thức càng thu hút nhiều người, cho nên dù áp lực lớn nhưng lợi nhuận cao đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư lớn nhỏ.