Trong những năm gần đây, ngành xuất nhập khẩu đang trở thành ngành “Hot” và được nhiều bạn trẻ lựa chọn, theo đuổi. Bên cạnh đó những cơ hội mà ngành xuất nhập khẩu mở ra cũng ngày càng rộng mở và trong đó có vị trí OPS. Vậy OPS là gì?
Được biết đến là một nghề có mức thu nhập trong ngành xuất nhập khẩu, vị trí OPS là gì ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm hơn. Thế nhưng khi mới bước chân vào nghề cũng như mới tìm hiểu về vị trí này, không phải ai cũng hiểu rõ về OPS là gì, công việc chính của nhân viên hiện trường gồm những gì, cơ hội và thách thức như thế nào? Nếu bạn quan tâm tới vị trí OPS thì cùng theo dõi bài viết dưới đây để được mangtuyendung hé lộ một số “bí mật” về công việc OPS là gì nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. OPS là gì?
Trước khi tìm hiểu về những công việc của nhân viên OPS là gì, cơ hội và thách thức của vị trí OPS là gì thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm OPS là gì? OPS (Operations) là nhân viên hiện trường trong các công ty sản xuất thương mại hoặc các công ty xuất nhập khẩu (Forwarder – Logistics). Theo đó thì công việc chính của nhân viên hiện trường là sẽ trực tiếp đi đến kho bãi, cảng biển, cảng hàng không… để làm thủ tục thông quan, hoàn thành thủ tục, giấy tờ để xuất – nhập hàng hóa. Sau đó bộ phận OPS sẽ nhận hàng từ các công ty vận chuyển và nhập kho.
OPS là gì?
II. Công việc chính của nhân viên OPS
Như trên mangtuyendung đã chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin về OPS là gì? Vậy bạn đã biết một nhân viên bộ phận OPS cần thực hiện những công việc nào chưa? Dưới đây mangtuyendung sẽ bật mí ngay tới bạn đọc những công việc chính của nhân viên bộ phận OPS:
- Liên hệ với bên vận tải để giao nhận chứng từ, nộp thuế phí và lệ phí với các bên liên quan như: Hải quan, cảng vụ, hãng tàu….
- Ra cảng, sân bay hoặc các cửa khẩu hải quan để làm thủ tục vận chuyển hàng hóa.
- Hỗ trợ làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu khác như: C/O, bảo hiểm hàng hóa, kiểm tra chất lượng…Nhận chứng từ từ các phòng ban của công ty (Cus, Sale, Mua hàng) và sau đó kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ.
- Xuất trình bộ chứng từ phù hợp với cơ quan hải quan, thông quan tờ khai.
- Xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình làm việc hoặc báo thông tin chi tiết về cho CS làm hàng.
- Sắp xếp và giám sát hàng kiểm hóa với Cơ quan Hải quan; lấy chứng từ, D/O từ khách hàng, các hãng tàu, các công ty Logistics.
- Tiếp nhận hồ sơ để tiếp tục hoàn thành thủ tục đăng ký/khai báo tại các cảng/sân bay/ICD.
- Làm thủ tục kiểm dịch thực vật, động vật, giám định, kiểm tra chất lượng, y tế tùy vào từng yêu cầu cụ thể của lô hàng.
- Làm các thủ tục hải quan có liên quan đến lô hàng xuất nhập khẩu.
III. Những việc làm khác trong ngành xuất nhập khẩu
Ngoài vị trí OPS là gì (Nhân viên hiện trường) thì bạn cũng có thể đảm nhận một số công việc khác trong ngành xuất nhập khẩu như:
1. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu/Logistics
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu/Logistics là công việc phổ biến và có nhiều cơ hội việc làm nhất. Công việc này đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết phục khách hàng, đàm phán…Đối với vị trí này bạn có thể làm việc tại các hãng tàu, các công ty forwarder hay các công ty xuất nhập khẩu… Theo đó thì một số công việc chính mà một nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu/Logistics cần đảm nhận như:
- Tìm kiếm khách hàng
- Đàm phán và thương lượng giá với khách hàng
- Soạn thảo và theo dõi hợp đồng với khách hàng
- Đề nghị gửi hàng mẫu (nếu cần)
- Ký hợp đồng
- Chăm sóc khách hàng…
2. Nhân viên chứng từ
Công việc chính của nhân viên chứng từ bao gồm:
- Liên hệ với nhà cung cấp, khách hàng, hãng tàu để đặt lịch vận chuyển và sắp xếp lịch trình theo đúng tiến độ của công việc.
- Lập hợp đồng, soạn thảo hóa đơn, chuẩn bị chứng từ có liên quan đến hàng hóa như DO, invoice, PO…
- Lưu trữ và phân loại chứng từ một cách khoa học, sắp xếp lịch cho khách hàng. Bên cạnh đó có trách nhiệm giải quyết các thông tin phát sinh liên quan khi giao nhận hàng hóa, thông quan, các vấn đề về thuê xe, kho bãi…
3. Nhân viên thu mua (Purchaser)
Nhân viên thu mua là người chịu trách nhiệm chính trong các hoạt động thu mua hàng hóa và dịch vụ tại doanh nghiệp, công ty để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Công việc chính của nhân viên thu mua ( Purchaser) là tìm kiếm đối tác phù hợp, đảm bảo được chất lượng của các nguyên vật liệu, kiểm soát hàng hóa tồn kho, đàm phán giá, ký hợp đồng với các nhà cung cấp trong và ngoài nước…
Nhân viên thu mua (Purchaser)
4. Nhân viên thanh toán quốc tế
Vị trí nhân viên thanh toán quốc tế thường được thấy ở những ngân hàng hoặc các công ty lớn có riêng một phòng thanh toán quốc tế. Nhiệm vụ của vị trí này là hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: Mở L/C, chuyển T/T, D/P, kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ… Đối với vị trí này đòi hỏi bạn phải giỏi tiếng Anh, hiểu biết các kiến thức về UCP 600, nguyên tắc quốc tế…
5. Nhân viên điều vận xe/bãi
Công việc chính của nhân viên điều vận xe/bãi là phải điều động xe để đóng hàng, nâng hạ, rút hàng khỏi container… Vì tính chất việc làm không cố định và tương đối vất vả nên vị trí này đa phần là nam giới làm.
IV. Cơ hội và thách thức đối với vị trí nhân viên hiện trường
Khi quyết định lựa chọn một nghề nào đó thì chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng đều thắc mắc liệu đối với vị trí này có những cơ hội và thách thức gì. Và chắc hẳn đối với vị trí OPS là gì thì hiện tại bạn cũng đang thắc mắc về cơ hội nghề nghiệp cũng như thách thức đúng không? Thực tế thì vị trí nhân viên hiện trường không phải là con đường “trải đầy hoa hồng” như người ta thường nói. Vì đặc điểm công việc đòi hỏi phải di chuyển nhiều, làm việc ngoài trời nên đôi lúc sẽ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Tuy nhiên nếu bạn kiên trì và cố gắng tiếp thì cơ hội được thăng tiến sẽ mở ra.
V. Chế độ lương, thưởng của nhân viên OPS là gì?
Cũng tương tự như các công việc, ngành nghề khác, đối với vị trí OPS là gì cũng được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi theo quy định Nhà nước và Công ty như: BHXH, BHYT, BHTN, sinh nhật, du lịch năm, thưởng tháng lương thứ 13, thưởng những ngày lễ Tết… Còn đối với mức lương của nhân viên OPS là gì thì theo thống kê, mức thu nhập trung bình cho vị trí này thường dao động từ 6-10 triệu VNĐ/tháng. Và tất nhiên nếu bạn có nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao thì con số này sẽ còn cao hơn thế nữa.
VI. Những tố chất, kỹ năng cần có để trở thành một nhân viên OPS
Dưới đây là một số tố chất, kỹ năng quan trọng mà một nhân viên hiện trường cần có mà mangtuyendung muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Kiến thức chuyên môn: Đối với vị trí OPS là gì, thông thường các công ty sẽ yêu cầu ứng viên tốt nghiệp Cao đẳng trở lên các ngành Logistics, xuất nhập khẩu, kinh doanh quốc tế… Bên cạnh đó bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức về Incoterm, luật thương mại trong giao dịch mua bán quốc tế, luật hải quan, thủ tục hải quan xuất nhập khẩu…
- Sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc: Đối với vị trí OPS là gì thường đòi hỏi ứng viên phải có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc vì thường xuyên phải di chuyển giữa các cảng, kho… và làm việc ở môi trường ngoài trời.
- Tinh thần trách nhiệm cao: Vì hàng hóa xuất nhập khẩu có liên quan đến vấn đề an ninh và chất lượng nên đòi hỏi nhân viên bộ phận OPS phải thật sự cẩn thận, tỉ mỉ cũng như có trách nhiệm với công việc được giao. Bởi vì những điều này sẽ đảm bảo tuyệt đối tính an toàn, hiệu quả của hàng hóa trong quá trình xuất/nhập khẩu.
- Kỹ năng điều phối vận chuyển: Khi làm việc ở vị trí nhân viên hiện trường đòi hỏi bạn cần biết cách làm việc với nhà xe, điều phối hàng, kho bãi…để tránh tình trạng quá tải làm ùn tắc hàng, thiếu kho bãi, xe từ đó phát sinh thêm chi phí…
Những tố chất, kỹ năng cần có để trở thành một nhân viên OPS là gì?
VII. Học ngành gì để làm việc trong bộ phận OPS?
Hiện nay ở Việt Nam chưa có đơn vị cũng như trường Đại học/Cao đẳng nào đào tạo chuyên sâu về ngành nghề này. Tuy nhiên nếu muốn có kiến thức cơ bản về OPS là gì, bạn có thể theo học ngành xuất nhập khẩu, ngành Logistics với các chuyên ngành như: Thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại, thanh toán quốc tế, kinh tế vận tải… tại một số trường Đại học như Đại học Hàng Hải Việt Nam, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại…
VIII. Kết luận
Mỗi con đường, mỗi lựa chọn, mỗi công việc sẽ có những cơ hội và thách thức riêng. Và đối với vị trí nhân viên OPS là gì cũng vậy. Mặc dù những bước chân đầu tiên đến với con đường này có gặp đôi chút khó khăn, cảm thấy hơi hoang mang nhưng mangtuyendung hy vọng rằng bạn sẽ vẫn kiên trì tới cuối cùng bởi vì “ánh sáng luôn ở cuối con đường”. mangtuyendung cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn luôn kiên trì theo đuổi ước mơ, công việc mà mình đã lựa chọn!