Debate (tranh biện) là một kỹ năng cực kì quan trọng trong chương trình giáo dục, những nền giáo dục hàng đầu thế giới luôn coi đây là một nội dung chính trong hệ thống giáo dục. Vậy trong bài viết ngày chúng ta cùng tìm hiểu debate là gì nhé.
Debate là gì? Để nghe về thuật ngữ debate thì có lẽ sẽ rất nhiều người chưa biết đó là gì, nhưng để nói theo thuật ngữ việt về tranh luận, tranh biện thì có lẽ đó là khái niệm không quá xa vời với chúng ta. Một điều luôn xảy ra với bất kỳ ai trong cuộc sống này vì khi có tranh biện (debate) mới có sự giao tiếp để làm rõ những vấn đề. Vậy để có một cái nhìn chi tiết nhất về debate là gì và lợi ích khi học debate là gì thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. Hiểu debate là gì cùng sự tác động trong cuộc sống
Debate là gì? Debate được hiểu theo nghĩa tiếng việt là tranh biện, tranh luận tức là quá trình tăng thêm về tư duy phản biện cùng khả năng biểu đạt thông qua một loạt các bước như thu thập, sắp xếp, đối đáp, phân tích về một nguồn thông tin. Để từ đó có thể đưa ra những biện pháp tốt nhất cho sự giải quyết mọi khúc mắc và mâu thuẫn xung đột giữa các cá nhân, tập thể nào đó.
Tất nhiên rằng trong những cuộc tranh luận này chúng ta không phải luôn tìm đến cái kết quả là đúng hay sai mà cùng nhau tìm ra chung một đích đến, hướng đi mới cho tất cả mọi người cùng hướng đến. Và mục đích chính là làm sao có một kết quả tốt nhất và xem ai là người đã đưa ra đưa được sáng kiến tốt nhất.
Trong những cuộc debate này sẽ luôn tồn tại một người được gọi là trung lập cùng với sự thấu hiểu về cuộc sống, cùng với tư duy phản biện tốt để thu thập thông tin và đưa ra một hướng đi chung. Thúc đẩy cho chính những thành viên tạo ra nhóm tạo nên sự xuất sắc sau mỗi cuộc tranh luận đó, tăng thêm về kỹ năng mềm.
Và điều cần phải rèn luyện chính bản thân để tạo nên sự sáng tạo hơn nữa để sự tranh biện này diễn ra hàng ngày cùng sự tạo ra nhiều hơn về các lợi ích.
+ Giúp bản thân bạn có một những quan điểm rõ ràng hơn, có các bằng chứng tạo nên sự phù hợp hay liên kết giữa các thành viên trong nhóm.
+ Tạo lập ra những mức về đánh giá, phân tích, hoặc việc so sánh theo chiều sâu hơn để chỉ ra điều thiếu, khắc phục khó khăn qua nhiều biện pháp.
Debate là gì?
Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? Các kỹ năng mềm cần thiết trong công việc
II. Cần phân biệt rõ giữa tranh biện và tranh cãi
Cho đến bây giờ thì rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về debate là gì và tranh cãi là gì nên đôi khi mọi người vẫn lầm tưởng rằng hai điều này là một và khi bản thân đang tranh cãi nhưng vẫn nghĩ là tranh biện (debate).
Tranh biện và tranh cãi là hai thuật ngữ dùng để thể hiện thiện ý nói nhưng lại khác nhau hoàn toàn mục đích hướng tới nền cần tìm hiểu thật kỹ để tránh sự nhầm lẫn.
+ Tranh biện
Đây là hình thức sử dụng trên phương diện dùng lý luận để diễn giải ý nói của mình và khi tranh biện thì dù lý luận của mình kém hơn người khác thì bản thân có thể hiểu và chấp nhận lý luận được cho là tốt hơn mình đó. Để từ đó tạo nên một sự kết hợp hướng theo lối đi một tư duy chung cùng tìm ra những điểm cần phát huy và điểm cần hạn chế sau này.
Hình thức này thì sẽ luôn có sự hiểu sâu hơn và lựa chọn theo cái đúng tạo nên một mục đích chung để cùng hướng tới không tồn tại về thắng thua. Mà tại đây chỉ chú trọng đẩy mạnh về điểm mạnh và giảm bớt về những điểm yếu tạo nên tập thể vững mạnh nhất. Sự vận dụng về trí óc và sự sáng tạo sẽ luôn được đề cao.
+ Tranh cãi
Với tranh cãi thì có thể hiểu đơn giản là sử dụng cái lý luận chỉ để bảo vệ cho cái tôi của bản thân, đề cao hơn cái gọi là “bản ngã” luôn nhắm tới sự hơn thua, thắng hay bại.
Tranh cãi là nhắm tới những điểm yếu, điểm kém của người khác để tạo sự phản biện và không hề có sự để ý tới các điểm tốt, điểm có thể cải thiện của người tranh cãi với mình. Luôn nhắm tới mục đích tất yếu là làm sao để có thể thắng được mà họ không biết được rằng chính bản thân mình là thắng hay thua. Chính vì thế tạo nên một sự ganh đua không hợp lý tại đây, nếu người tranh cãi thắng sẽ càng tăng thêm sự tự mãn cho chính bản thân mình, coi như bản thân mình là luôn đúng. Còn nếu ngược lại họ là người thua họ sẽ có sự tị nạnh, buồn khổ, hay thấy tự ti.
Tóm lại debate là gì? Qua đó chúng ta có thể rất dễ dàng nhận thấy, tranh biện (debate) sẽ giúp chúng ta tiến bộ hơn, có tư duy phản biện tạo nên sự gắn kết còn với tranh cãi sẽ tạo sự yếu kém, tụi lùi và xa lánh hơn với tập thể.
Xem thêm: Những kỹ năng mềm cần có để thành công trong mọi lĩnh vực
III. 10 lợi ích khi học Debate
1. Nâng cao tư duy phản biện
Đây là thời kỳ mà trẻ em bị nhồi nhét những thông tin một cách bị động, thiếu tính tư duy phản biện nên giáo dục đang dần đánh mất sự thú vị của nó với con trẻ. Học Debate giúp trẻ em có thể rèn luyện tư duy phản biện và chủ động tìm hiểu về mọi vấn đề thay vì tiếp nhận nó một cách bị động. Thúc đẩy tư duy trẻ và giúp trẻ đặt ra các câu hỏi về những vấn đề xung quanh. Cũng như bảo vệ các quan điểm cá nhân về vấn đề đó.
2. Cải thiện kỹ năng thuyết trình, hình thành phong thái đĩnh đạc trước đám đông
Trong một buổi Debate trẻ cần phải thuyết phục mọi người đồng ý với quan điểm, lí luận của trẻ. Điều này giúp các em hình thành phong thái tự tin, đĩnh đạc trước đám đông và nâng cao kỹ năng thuyết trình của bản thân.
3. Giúp trẻ ghi nhớ kiến thức lâu hơn
Việc Debate về một vấn đề nào đó trong học tập giúp trẻ ghi nhớ kiến thức đó lâu hơn nhờ quá trình tự tìm hiểu sâu về vấn đề và tranh luận về các quan điểm trái chiều.
4. Nâng cao kỹ năng lắng nghe, ghi chú thông tin và tự tin trước đám đông
Trong một buổi debate những người tham gia debate cần nắm bắt các thông tin và ghi chú những quan điểm của các cá nhân/nhóm khác. Để nắm bắt và chỉ ra những lỗ hổng trong những quan điểm đó. Quá trình này sẽ rèn luyện kỹ năng lắng nghe và ghi chú thông tin cực kỳ hiệu quả!
5. Nâng cao kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm
Chúng ta có thể dễ dàng để nhận thấy những người có tham gia debate thường có sở hữu kỹ năng làm việc nhóm cực tốt do đặc thù về “teamwork” của các buổi debate!
6. Tự tin chỉ trích những sai lầm và những luận điểm thiếu chính xác
Việc áp dụng những buổi Debate trong giáo dục sẽ cho phép học sinh có thể tự do sáng tạo, tư duy, luôn duy trì trạng thái “Open mind” giúp các em tiếp cận kiến thức một cách chủ động hơn và tự tin bày tỏ quan điểm, suy luận của cá nhân về những vấn đề đang được học. Hình thành khả năng tự nhận thức đúng sai.
7. Học được cách chỉ ra sai lầm của người khác một cách lịch thiệp
8. Cho phép học sinh tự tìm ra những lỗ hổng trong lập luận của bản thân và cải thiện một cách chủ động
9. Xây dựng tư duy Logic cho các em học sinh sớm để tìm hiểu và diễn tả về một vấn đề
10. Debate đem lại rất nhiều niềm vui và là một hoạt động giải trí lành mạnh
Những lợi ích khi học Debate
Xem thêm: Kỹ năng thuyết trình là gì? Các kỹ năng để giúp bạn thuyết trình thành công
IV. Các nguyên tắc cần tranh luận giúp bạn có sự kết nối thành công
Không hẳn rằng việc những cuộc tranh biện xảy ra nhiều là điều tốt vậy nên việc làm sao để tránh tham gia những cuộc phản biện đó ít nhất có thể là điều cần và cũng không nên đồng nghĩa cho việc không hề tham gia. Bởi vì nếu bạn là người không tham gia thì mọi người sẽ lại nghĩ rằng bạn là người không tự tin và không giám khẳng định ý kiến, suy luận của mình. Vì vậy, hãy tham gia và đưa ra ý kiến của mình tại cuộc tranh luận thực sự có ích để có thể phát huy những điều cần thiết cho bản thân tránh được nhưng cuộc đấu tranh không hồi kết xảy ra.
1. Sự tôn trọng ý kiến trong tranh biện
Bạn nên biết rằng là không phải ai cũng có một ý kiến chung mà mỗi người luôn có những ý kiến của riêng bản thân mình vậy nên đừng quá tạo sự áp đặt mà hãy tôn trọng lắng nghe ý kiến của những người xung quanh nữa. Đừng bao giờ “vội vàng” cho rằng ý kiến của họ là sai bởi vì đôi khi chính bạn chưa chắc đúng hoàn toàn. Tại sao bạn không nghĩ rằng có thể ý kiến của mình là sai thì sao?
Hãy luôn lắng nghe đừng biến bản thân mình thành một kẻ bất bại và thao thao theo ý mình không cho người khác diễn đạt. Họ nói nhiều một chút thì đó cũng là điều tốt, giống như việc chính bạn đang nói chuyện với một người bạn yêu quý và bạn bất chấp mà ngồi hàng giờ để lắng nghe họ vậy.
2. Bản thân nên hiểu và đặt mình vào hoàn cảnh của người khác
Hãy để chính bản thân mình cũng nên đặt ra những câu hỏi, sự nghi vấn hoặc việc bạn đặt mình vào là họ. Khi mà bạn đang nói một điều gì đó mà bị người khác ném sang một bên coi như không hề nghe thấy gì, liệu bạn có cảm thấy tức giận hay không?
Vậy nên việc mà bản thân bạn có sự lắng nghe, diễn đạt một cách từ từ, điềm tĩnh hơn trong cách cư xử để nêu ra những ý kiến cùng tranh luận tìm ra điểm tốt và xấu sẽ có lợi hơn. Từ đó có thể thấy bạn là một con người có tầm nhìn bao quát và có ý chí cho tương lai sau này.
3. Nhận lỗi và sai lầm khi phạm phải
Và điều mà bạn nhận lỗi sẽ có ích hơn cho sau này, những người nhìn thấy khi bạn nhận lỗi và họ sẽ nghĩ rằng bạn cũng là một người dễ dàng bỏ qua nếu họ sai. Đương nhiên rằng ai cũng sẽ thích những người có sự tha thứ và rộng lượng đó. Con người mỗi chúng ta không ai là hoàn hảo cả và không có sai lầm cả quan trọng hơn là bạn nhận thấy sai lầm của mình mà thừa nhận rồi thay đổi hay không. Đừng bao giờ chần chừ trong việc nhận lỗi mà bạn hãy thừa nhận nó ngay lập tức, khi đó bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả của sự thẳng thắn dám nhận lỗi này. Có sự nhẹ lòng hơn, nhận được sự cảm thông, sự tôn trọng của người khác và ý kiến của bạn có giá trị hơn rất nhiều đó.
4. Bắt đầu cuộc trò chuyện một cách nhẹ nhàng hơn
Mọi cuộc giao tiếp hay bất kỳ cuộc nói chuyện nào đó tốt nhất nên có sự bắt đầu nhẹ nhàng hơn. Lấy ví dụ thực tiễn cho việc bạn là một ông chủ doanh nghiệp khi bắt đầu cuộc họp nào đó và việc đưa ra cho những người khác về đòi hỏi hay bắt buộc họ là điều không nên bởi lúc đó nhân viên sẽ nghĩ là bạn là một người sếp “tồi”. Họ chỉ nghĩ rằng những phương án đó gây sự bất tiện cho họ và bạn có lợi nhiều hơn. Vậy nên bạn sẽ tìm một cách nào đó để tạo sự tiếp cận dần và làm cho cấp dưới của mình không thấy bị dồn ép và căng thẳng.
Bởi con người luôn có khả năng liên quan đến sự tự vệ nên việc mà bạn có một sự phương pháp tốt là bạn sẽ có lợi cho mình.
Xem thêm: 10 bí quyết giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông
V. Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện
1. Tham gia các lớp học Debate
Ở tại những lớp học đó sẽ có người hướng dẫn, bạn được làm việc nhóm và chia đội ra debate về các chủ đề thiết thực trong cuộc sống. Sau 3 vòng debate với một khoảng thời gian gấp rút, giám khảo sẽ đưa ra cho bạn những sự gợi ý tốt hơn, phân tích cùng bạn những gì mà bạn đã nêu ra. Đây được xem là phương pháp tốt nhất vì có thầy có bạn cùng tiến. Tuy nhiên, theo lớp học thì bạn cái giá phải trả là thêm tiền bạc thôi.
2. Tham gia và tích cực phản biện trong các buổi làm việc team
Việc này cũng nâng cao kỹ năng làm việc nhóm (teamwork) cũng như xây dựng và đưa ra các xung đột. Đặt nhóm vào các hoàn cảnh thực tế và có những xung đột để cùng tháo gỡ. Việc cởi mở trao đổi khiến bạn sẽ trở thành trung tâm gây ra “xung đột”, tạo cơ hội gắn kết cho nhóm và sự thuyết phục đối với các vấn đề xoay quanh mà nhóm đang gặp phải.
3. Động não
Đặt ra các câu hỏi … tuy ngu nhưng mâu thuẫn: Đừng ngại nếu như bạn có trót đặt ra những câu hỏi có … hơi ngu. Vấn đề của chúng ta không phải là dốt hay khôn, mà là đấu tranh và để làm rõ tư tưởng. Nếu ai đó đang hỏi quá ngu nghĩa là họ không có tinh thần xây dựng và thực ra họ cũng có nhiều khiếm khuyết, vì họ chỉ chăm chăm vào tư tưởng của mình, họ chưa chắc là đã biết bạn đang phải đấu tranh tư tưởng thế nào, với những góc cạnh khác biết thế nào với tư duy của họ. Hãy cứ mạnh dạn hỏi những thứ gì bạn muốn hỏi và cảm thấy trong tư tưởng có mâu thuẫn.
Xây dựng các chuỗi câu hỏi “Tại sao”: Việc hỏi và tự trả lời hoặc nhờ người khác trả lời là cách nhanh nhất để bạn có thể hiểu vấn đề. Các câu hỏi được sinh ra như một sự đúc rút và tổng luận các thông tin bạn đã nắm bắt hết chưa, cũng như liên tục tạo ra những “xung đột” cho đến khi không còn vấn đề nào cần phải thắc mắc.
Viết tự do: Việc viết 01 bài văn lấy 01 chủ đề ngẫu hứng theo lối nghị luận khiến phải phải động não suy nghĩ 03 vấn đề then chốt: LUẬN ĐIỂM – LUẬN CỨ – LUẬN CHỨNG. Việc này sẽ xây dựng lên lối tư duy và xây dựng luận điểm chặt chẽ trong tư duy của bạn.
Gom: Gom là 01 hình thức mà bạn đưa ra 01 vấn đề và liên tục tư duy mạnh mẽ để móc nối những vấn đề có liên quan. Hãy tăng tính kịch tính bằng cách đặt ra thời gian suy nghĩ cho chính mình. Trong cuộc sống hoặc giải quyết vấn đề, nhiều khi bạn không có được sự ưu ái của thời gian để đưa ra mọi quyết định đâu.
Hình khối: Thông qua 6 quan điểm (tưởng tượng ra 6 mặt của hình khối và bạn nêu ra ý tưởng), đưa ra đề tài hay những ý tưởng :1) mô tả nó, 2) so sánh nó, 3) liên kết nó với vài thứ khác mà bạn biết, 4) phân tích nó (có nghĩa là chia nó ra làm thành các phần), 5) ứng dụng nó vào những trường hợp quen thuộc với bạn, 6) tranh luận ủng hộ hay là phản đối nó.
Tóm tắt luận điểm: Đây là một cách để bạn tăng khả năng nắm bắt thông tin từ những nguồn khác. Khi debate, bạn vừa phải xây dựng luận điểm của chính mình, vừa phải lắng nghe luận điểm đối phương, phân tích, so sánh… từ đó đưa ra những quyết định gây ra xung đột, tạo ra điểm nhấn và ăn điểm.
Viết nháp: Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất có thể áp dụng trong công việc đó là nháp tạp vấn đề ra. Nếu bạn để tư duy trong đầu mình, rất có thể trong một khoảng thời gian quá gấp bạn không kịp nhớ được các ý tưởng vụt thoáng qua trong đầu mình hay những ý tưởng có thể bị trùng lặp và lộn xộn. Bản nháp chính là cách để tận dụng những ý tưởng và xây dựng nên các lập luận thuyết phục hơn, sắp xếp hợp lý những lập luận..
Còn rất nhiều phương pháp khác có thể hỗ trợ khả năng động não, chúng tôi chỉ đưa 1 số phương pháp nhất định và thường dùng thôi.
Xem thêm: Tiết lộ bí quyết phát huy kỹ năng thuyết trình thành công
VI. Giá trị cần cho một cuộc tranh luận hoàn hảo
1. Về thái độ
Cởi mở: Sự cởi mở là một trong các thái độ cốt lõi để tránh định kiến và tạo động lực để học tập suốt đời. Debate để đưa tới những phong cách tư duy và hệ giá trị khác nhau, được thể hiện qua những nhóm lợi ích trong xã hội liên quan tới một chủ đề hay vấn đề cụ thể nào đó. Người học sẽ có cơ hội để đối diện và quan sát nhiều quan điểm khác nhau, từ đó có thể đánh giá quan điểm của chính bản thân mình để thay đổi hoặc cập nhật cho phù hợp.
Tôn trọng: Debate sẽ dạy người học biết cách lắng nghe tích cực và tiếp nhận quan điểm của người khác, trân trọng tri thức, giải quyết vào vấn đề mà không cần phải tấn công con người.
Tò mò: Debate thường kích thích và khơi dậy trí tò mò của người học, gợi mở hình dung về vẻ đẹp của tư duy phản biện và tương tác giữa con người với con người. Người học liên tục dự đoán, tưởng tưởng, đặt ra các giả thuyết và có nhu cầu tự bản thân tìm kiếm thông tin, lập luận để chứng minh hay bác bỏ các giả thuyết của mình.
2. Về kỹ năng
Nghe, Nói, Đọc, Viết: Những hoạt động cơ bản của quá trình giao tiếp – chất xăng bôi trơn và vận hành cỗ máy cuộc sống của con người – được luyện tập và nâng cao thông qua quá trình debate. Sử dụng một cách hài hòa những khả năng này đồng thời làm tăng hiệu quả học tập.
Tư duy phản biện: Sử dụng thông tin để hình thành lên lập luận chặt chẽ; Phân loại sắp xếp hệ thống lập luận hoàn chỉnh để hình thành quan điểm về một vấn đề cụ thể; Đặt câu hỏi tốt hơn.
Teamwork: Hợp tác với những người khác để chia sẻ tư duy, hài hòa, tiến tới xây dựng hệ thống lập luận vững mạnh và trình bày hiệu quả cho phe của mình (ủng hộ hay phản đối một vấn đề).
Đây chỉ là một trong những kỹ năng mềm mà mỗi chúng ta cần biết và nên rèn luyện. Nội dung có thể còn sơ sài khi nói đến cả 1 kỹ năng còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Ngoài ra để trở thành một con người hoàn hảo tốt cần khá nhiều các kỹ năng khác nữa.
Phương pháp rèn luyện kỹ năng debate
Xem thêm: 7 nguyên tắc vàng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả
VII. Kết luận
Qua những thông tin ngày hôm nay mà mangtuyendung.vn chia sẻ về debate là gì sẽ giúp bạn có một cái nhìn đúng đắn nhất về các cuộc tranh biện, cũng như phân biệt được debate và tranh cãi. Hy vọng rằng nhờ vào những gợi ý trên bản thân bạn sẽ trau dồi được nhiều kinh nghiệm hơn cho trong cuộc sống. Chúc bạn thành công!