Có bao giờ bạn cảm thấy chẳng còn sức lực để làm bất kỳ việc gì, luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, uể oải không? Có bao giờ bạn luôn cảm thấy khó chịu với mọi thứ? Vậy nguyên nhân là gì? Có thể là bạn đã mắc phải hội chứng Burnout là gì rồi đấy!
Ngày nay khi nhịp sống ngày càng hối hả, cuộc sống ngày càng phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thứ khác nhau như: Công việc, chuyện gia đình, kinh tế… Việc luôn luôn chịu nhiều áp lực trong công việc và cả cuộc sống vô tình đã đẩy chúng ta, đặc biệt là người trẻ rơi vào hội chứng Burnout. Hội chứng Burnout là gì đang dần hủy hoại cuộc sống chúng ta trong thầm lặng. Vậy Burnout là gì? Dấu hiệu của hội chứng Burnout là gì? Có những cách nào để có thể tránh được hội chứng Burnout là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về những thông tin liên quan tới Burnout là gì nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. Burnout là gì?
Burnout hay còn được gọi là kiệt sức là tình trạng suy kiệt về tình cảm, thể chất và tinh thần do căng thẳng quá mức và kéo dài. Nó xảy ra khi bạn cảm thấy quá tải, cạn kiệt về mặt cảm xúc và không thể đáp ứng các yêu cầu một cách liên tục. Khi căng thẳng tiếp tục, bạn bắt đầu mất hứng thú với mọi việc và không còn động lực để tiếp tục. Hội chứng Burnout là gì làm giảm năng suất và tiêu hao năng lượng của bạn, khiến bạn ngày càng cảm thấy bất lực, tuyệt vọng, hoài nghi và lúc nào cũng bực bội với mọi thứ. Cuối cùng, bạn có thể cảm thấy như mình không còn gì để cho đi nữa.
Burnout là gì?
II. Những khái niệm đầu tiên về burnout là gì?
Thuật ngữ burnout là gì lần đầu tiên được đặt ra vào năm 1974 bởi Herbert Freudenberger, trong cuốn sách của ông mang tựa đề là “Burnout: The High Cost of High Achievement”. Ban đầu, khái niệm burnout là gì được ông định nghĩa là sự cạn kiệt của động lực, là sự tận tâm của một người cho một sự nghiệp hoặc mối quan hệ không mang lại kết quả mong muốn.
Cho đến năm 1999, khái niệm burnout là gì được ông đã định nghĩa lại là tình trạng không còn động lực để có thể tiếp tục cố gắng, đặc biệt là khi sự cố gắng trong quá khứ đã không đem lại những kết quả như mong muốn. Trong một nghiên cứu được tiến hành năm 2011, khái niệm burnout là gì đã được sử dụng để giải thích cho những biểu hiện căng thẳng và áp lực trong công việc cũng như cuộc sống. Hội chứng burnout là một vấn đề thuộc về sức khỏe tinh thần, thế nhưng đi kèm theo với nó có thể là những bệnh lý về thể chất của con người.
Xem thêm: Bắt đầu làm giàu không khó với những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống
III. Dấu hiệu của “hội chứng cháy sạch” – Burnout là gì?
Như ở trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Burnout là gì, khái niệm Burnout là gì qua từng năm khác nhau. Vậy dấu hiệu của “hội chứng cháy sạch” – Burnout là gì? Nếu bạn không chắc mình có đang phải đối mặt với tình trạng kiệt sức hay không thì dưới đây là một số dấu hiệu của “hội chứng cháy sạch” mà mangtuyendung muốn chia sẻ tới bạn đọc:
1. Rơi vào tình trạng kiệt sức
Dấu hiệu nhận biết rõ nhất khi gặp phải tình trạng Burnout là gì là cơ thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và luôn uể oải. Các triệu chứng đi kèm thường bao gồm đau đầu, ăn không ngon miệng, khó ngủ… Và khi rơi vào tình trạng kiệt sức, dường như bạn mất hết động lực cố gắng, bạn không còn muốn thực hiện bất kỳ công việc nào nữa.
2. Cảm thấy sự tách biệt
Khi đang ở trong trạng thái burnout là gì, bạn sẽ luôn cảm thấy mình như đang bị chôn vùi, bị cô lập và mất kết nối với những người xung quanh. Kết quả là bạn sẽ giảm dần đi sự tương tác với đồng nghiệp, bạn bè hay gia đình.
3. Tìm cách chạy trốn
Cảm giác không hài lòng với công việc hay áp lực về việc phải cầu toàn đạt được tất cả mọi thứ khiến bạn luôn vẽ ra những kế hoạch bỏ trốn khỏi mọi thứ. Đó có thể là viễn cảnh tìm chỗ làm mới hay đi du lịch đâu đó để không phải đối mặt với những áp lực mỗi ngày nữa.
4. Luôn thấy khó chịu
Burnout là gì đã vô tình khiến bạn đánh mất đi những mối quan hệ xung quanh mình. Bạn dễ cáu kỉnh, khó chịu với tất cả mọi thứ, đặc biệt là khi mọi việc không diễn ra theo kế hoạch trước đó.
Dấu hiệu của “hội chứng cháy sạch”
5. Dễ mắc bệnh hơn
Tình trạng kiệt sức cùng những căng thẳng dài hạn khác kéo dài sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến bạn dễ bị cảm lạnh, đau đầu và tỷ lệ mắc các bệnh sẽ cao hơn. Ngoài ra thì “hội chứng cháy sạch” cũng dẫn đến nguy cơ về các tình trạng nguy hiểm như trầm cảm hay lo âu.
6. Sử dụng chất kích thích
Trong một số trường hợp, để quên hết đi những áp lực xung quanh, nhiều người sẽ lựa chọn cách đắm mình trong rượu bia hay các loại chất kích thích. Lâu dần theo thời gian bạn sẽ coi đây là giải pháp thường xuyên và là bài thuốc hiệu quả để giảm bớt áp lực nhưng rất khó lường trước được những hậu quả sau đó. Bởi việc sử dụng chất kích thích một cách thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mỗi chúng ta.
Xem thêm: Áp lực công việc là gì? Làm sao để trung hòa với áp lực công việc?
IV. Hội chứng “cháy sạch” được xuất hiện như thế nào?
1. Tham vọng nhiều hơn trước, thái độ cầu toàn
Dấu hiệu đầu tiên khi rơi vào tình trạng burnout là gì là thái độ cầu toàn, bạn có nhiều tham vọng hơn trước. Bạn luôn luôn đặt ra cho mình những mục tiêu trong đầu như “Tôi phải làm mọi thứ đúng và đạt được hơn 100%”, “tôi không thể mắc bất kỳ sai lầm nào”, “tôi phải làm hài lòng tất cả mọi người”, “tôi phải kiểm soát được tất cả mọi thứ”… Có nghĩa là bạn luôn cầu toàn mong muốn đạt được tất cả mọi thứ đúng với ý định của mình.
2. Làm việc nhiều hơn
Chính vì có thái độ cầu toàn, luôn mong muốn có được nhiều thành tựu nên bạn sẽ dồn nhiều công sức hơn vào công việc mình đang làm. Bạn làm việc mọi lúc, mọi nơi, làm việc một cách miệt mài mà quên đi bản thân cần được chăm sóc, cần được nghỉ ngơi.
3. Bắt đầu thờ ơ với bản thân
Khi những mục tiêu về công việc lớn dần, lấn át tất cả mọi thứ, khi mà thời gian dành cho công việc chiếm gần hết quỹ thời gian 24h trong ngày thì bạn sẽ dần thờ ơ bản thân. Lúc này bạn ăn một cách tùy hứng, ăn chỉ với mục đích lấp đầy dạ dày, thời gian ngủ cũng ít dần, dường như bạn đang sống vì công việc chứ không phải vì bản thân mình.
4. Những mâu thuẫn trong tâm trí bắt đầu xuất hiện
Trong lúc đang cố gắng vượt qua những giới hạn, vượt qua những thử thách mà bản thân đặt ra, bạn sẽ bắt đầu thấy mâu thuẫn rằng mình đang phải làm quá nhiều nhưng kết quả nhận lại không tương xứng. Lúc này tâm trí bạn bắt đầu mâu thuẫn với nhau, khiến bạn ngày càng rối bời và không tìm ra được hướng giải quyết vấn đề phù hợp.
“Hội chứng cháy sạch” được xuất hiện như thế nào?
5. Bỏ quên những giá trị khác trong cuộc sống
Khi tâm trí lúc nào cũng rơi vào tình trạng mâu thuẫn nó sẽ vô tình khiến cho những kết nối với bên ngoài như những buổi tiệc tùng, xem phim hay cà phê với bạn bè sẽ trở thành gánh nặng cho bạn. Hội chứng burnout là gì không chỉ khiến chúng ta quên đi cách chăm sóc bản thân mà còn làm cho chúng ta quên hết đi những giá trị khác trong cuộc sống.
6. Tìm cách đổ lỗi những vấn đề của bản thân
Sự thiếu kiên nhẫn bắt đầu xảy đến khiến bản thân bạn luôn cảm thấy khó chịu và bực bội với mọi thứ xung quanh. Bạn không nhận thấy rằng mình phải tự chịu trách nhiệm cho mọi hành vi của bản thân mà luôn đổ lỗi cho người khác.
7. Hạn chế tiếp xúc với những mối quan hệ xã hội
Khi mắc phải hội burnout là gì, gần như là bạn sẽ rơi vào tình trạng tự cách ly bản thân với xã hội bên ngoài. Bạn không còn muốn tiếp xúc, giao tiếp với thế giới xung quanh, từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp…
Xem thêm: 19 video truyền cảm hứng giúp bạn “vực dậy” tinh thần nhanh nhất
8. Thay đổi tính cách, cách cư xử, thậm chí là phong cách sống
Trong lúc trải qua “hội chứng cháy sạch”, đôi lúc bạn sẽ thấy bản thân mình trở nên hung hăng và rất dễ cáu gắt với bất kỳ ai mà không rõ lý do. Có nghĩa là khi gặp phải hội chứng burnout là gì, dường như tính cách, tâm lý, hành vi và phong cách sống của bạn đều thay đổi. Nhưng chúng không phải được thay đổi theo chiều hướng tích cực mà ngày càng tồi tệ hơn.
9. Không còn cảm nhận được những giá trị của bản thân
Một khi sự kiệt sức của bạn đạt đến một mức độ nhất định, điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cách bạn cảm nhận giá trị của bản thân. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy thờ ơ, kém hiệu quả và liên tục tự hỏi bản thân “Liệu vấn đề là gì?”. Khi rơi vào tình trạng Burnout là gì, bạn thường có cảm giác rằng bạn làm gì cũng không thành vấn đề, chẳng có gì khác biệt cả và chẳng có ý nghĩa gì với mọi người cả. Điều này có thể gây ra sự thất vọng và tức giận vì sự kém năng suất của bạn.
10. Cảm thấy trống rỗng
Người gặp phải hội chứng burnout là gì lúc này bắt đầu thấy bản thân vô dụng, đầy trống rỗng và mệt mỏi. Cũng chính vì vậy mà họ sẽ dễ tìm đến những việc làm thái quá và nguy hiểm như ăn nhiều quá mức cho phép, sử dụng các chất kích thích, dùng thuốc ngủ…
11. Buồn phiền, thất vọng và kiệt sức
Hội chứng burnout là gì khiến bạn không tìm thấy ý nghĩa cuộc sống hay cảm thấy vui vẻ, có động lực nữa. Trong đầu bạn bắt đầu hình thành những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí đôi lúc sẽ có ý nghĩ về cái chết để kết thúc mọi chuyện.
12. “Cháy sạch”
Giai đoạn cuối cùng của hội chứng burnout – “Cháy sạch”
“Cháy sạch” là giai đoạn cuối cùng của hội chứng burnout là gì. Đây là giai đoạn mà bạn cảm thấy cả thể chất và tinh thần của mình đều rã rời, kiệt sức. Và lúc này, một vài vấn đề về tâm lý nghiêm trọng khác cũng như một vài dấu hiệu xấu về sức khỏe cũng bắt đầu xuất hiện.
V. Vậy cần làm gì khi bản thân đang gặp phải hội chứng burnout?
Hội chứng Burnout không thể tự nhiên biến mất được mà thay vào đó, nó có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không giải quyết kịp thời. Nếu bạn bỏ qua các dấu hiệu của tình trạng kiệt sức thì nó có thể gây hại thêm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn trong tương lai. Vậy cần làm gì khi bản thân đang gặp phải hội chứng burnout? Dưới đây là một số mẹo nhỏ mà mangtuyendung muốn chia sẻ tới bạn đọc:
1. Tìm khoảng thời gian riêng cho bản thân và thực sự nghỉ ngơi
Quá trình phục hồi những căng thẳng, mệt mỏi sẽ bắt đầu khi bạn ưu tiên vào việc chăm sóc bản thân và sức khỏe của mình hơn những công việc và các mối quan hệ đang khiến bạn kiệt sức. Một số kỹ thuật bạn có thể thử trong khoảng thời gian riêng của mình để giúp có một tinh thần thoải mái hơn là:
- Sử dụng kỹ thuật thở tập trung: Điều này giúp bạn bình tĩnh và có thể tác động vào hệ thần kinh phó giao cảm để giúp giảm hoặc kiểm soát căng thẳng.
- Nghỉ việc thường xuyên và ngắn hạn: Cách tốt nhất là bạn nên nghỉ giải lao 5 phút sau mỗi 20 phút ở bàn làm việc hoặc cho một nhiệm vụ duy nhất. Sử dụng thời gian nghỉ ngơi để nạp năng lượng, ngắt kết nối với công việc và thực hiện các bài tập để bảo vệ bản thân khỏi tình trạng kiệt sức.
- Dành một chút thời gian hoặc nhiều thời gian hơn cho một sở thích ngoài công việc: Những sở thích khác ngoài công việc sẽ giúp bạn giải tỏa áp lực, giảm căng thẳng.
Xây dựng những thói quen lành mạnh này không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là hãy dành thời gian cho bản thân – thậm chí chỉ vài phút mỗi ngày.
Xem thêm: Quản lý thời gian hiệu quả với phương pháp Ma trận Eisenhower
2. Sắp xếp lại công việc của mình
Nếu bạn thường xuyên bị quá tải trong công việc thì hãy sắp xếp lại công việc, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng trước, thay vì làm theo trình tự thông thường. Việc sắp xếp công việc, quản lý thời gian hiệu quả không những giúp bạn có thể hoàn thành công việc một cách tốt hơn, có thời gian nghỉ ngơi mà còn giúp bạn tránh được khỏi tình trạng deadline lúc nào cũng “ngập mặt”.
Ngoài ra việc bạn lập một lịch trình làm việc cụ thể cũng là cách quản lý thời gian, hạn chế tình trạng kiệt sức hiệu quả. Nhờ việc sắp xếp, quản lý thời gian một cách khoa học, bạn sẽ hạn chế lãng phí thời gian vào những việc vặt vãnh hoặc vô ích như lướt mạng xã hội, nói chuyện phiếm… Điều quan trọng là bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình làm việc mà mình đưa ra. Kỷ luật bản thân luôn là việc cần thiết để quản lý tốt mọi thứ khi công việc quá tải.
Sắp xếp lại công việc giúp bạn hạn chế tình trạng kiệt sức hiệu quả
VI. Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh
Từ thời xa xưa ông bà ta vẫn thường có câu là “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” và câu nói này áp dụng cho hội chứng burnout là gì cũng cực kỳ đúng. Trước khi để tình trạng kiệt sức xảy ra một cách nghiêm trọng và khó giải quyết, tại sao chúng ta không chọn cách phòng tránh trước?
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc bạn gặp phải “hội chứng cháy sạch” là do khối lượng công việc quá nhiều dẫn đến việc bị quá tải. Vậy nên việc bạn cần làm nhất là hãy luôn biết ưu tiên những việc quan trọng và khẩn cấp, sắp xếp lại những công việc của bản thân sao cho hợp lý và hãy nói lời từ chối khi cần thiết. Ngoài ra việc quản lý thời gian tốt cũng là một giải pháp hiệu quả giúp bạn phòng tránh được hội chứng burnout là gì.
Nguyên nhân thứ hai khiến hội chứng burnout là gì xuất hiện là sự cầu toàn của bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Cuộc sống không có gì là “hoàn hảo” và đối với trong công việc cũng như vậy. Vì vậy nên đừng quá khắt khe và kỷ luật với bản thân mình.
Ngoài ra một cách phòng tránh hội chứng burnout là gì cũng rất hiệu quả đó là dành thời gian cho bản thân nhiều hơn bằng việc luyện tập thể dục, thể thao, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, dành thời gian cho bản thân được thực hiện những điều mà mình thích…. Khi bạn có một tâm lý thoải mái, luôn lạc quan, yêu đời thì chắc chắn một điều rằng hội chứng burnout là gì sẽ không bao giờ xuất hiện.
VII. Kết luận
Hội chứng burnout là gì có thể thay đổi hoàn toàn cách bạn cảm nhận về cuộc sống và khiến sự tồn tại trước đây của bạn dường như chỉ là một giấc mơ. Tuy nhiên đó không phải là một tình huống vô vọng và không có phương pháp giải quyết. Một khi bạn nhận ra những triệu chứng của “hội chứng cháy sạch” này ở bản thân thì đã đến lúc giải quyết vấn đề của riêng bạn và quay trở lại lối sống lành mạnh, hạnh phúc hơn. mangtuyendung chúc bạn luôn vui tươi với cuộc sống và luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái nhất nhé!