Đối với bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào thì việc áp dụng cách tính lương theo doanh số bán hàng là hoàn toàn thích hợp. Vậy khi nào thì dùng cách tính lương này sao cho phù hợp nhất?
Đối với bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào thì việc áp dụng cách tinh lương theo doanh số bán hàng là hoàn toàn thích hợp. Vậy khi nào thì dùng cách tính lương này sao cho phù hợp nhất? Cách tính lương cho nhân viên hay người lao động trong doanh nghiệp sẽ có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, tùy thuộc vào đặc điểm – tính chất của công việc, thậm chí phụ thuộc vào đặc điểm của người lao động. Từ đó mỗi doanh nghiệp cần nắm rõ những lưu ý khi trả lương cho nhân viên theo cách này.
Mục Lục Bài Viết
I. Khi nào thì dùng cách tính lương theo doanh số bán hàng?
Cách tính lương theo doanh thu là một cách thúc đẩy quá trình làm việc theo doanh thu, tạo ra tinh thần tự giác, nỗ lực trong công việc của mình. Đây là một trong những bí quyết mà các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài, hay sử dụng để giữ chân những nhân tài ở lại kiếm tiền cho công ty mình. Vậy khi nào thì dùng cách tính lương theo doanh số bán hàng?
Với các vị trí: Nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn… thì hình thức trả lương theo doanh thu sẽ phù hợp hơn các công việc khác. Bởi cách tính doanh số bán hàng sẽ rõ ràng và chính xác hơn các công việc khác. Cách tính lương này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu thâm hụt, rủi ro ngân sách trong trường hợp gặp phải kết quả làm ăn không tốt hoặc những sự cố bất ngờ, đồng thời sẽ làm mọi người luôn cố gắng hết mức có thể bởi mức lương cơ bản của họ sẽ thấp hơn trước, họ phải tích cực trong công việc thì mới có mức thu nhập tốt hơn.
Khi nào thì dùng cách tính lương theo doanh số bán hàng
Xem thêm: Hệ số lương là gì? Cách tính lương theo hệ số trong nhà hàng khách sạn
II. Các cách tính lương trong doanh nghiệp
1. Cách tính lương theo thời gian
Căn cứ vào khoảng thời gian thực tế làm việc của người lao động cũng như mức lương đã thỏa thuận từ trước, doanh nghiệp tiến hành trả lương cho nhân viên dựa trên cách tính lương theo thời gian.
Đối với cách tính lương này thì khoảng thời gian thường được áp dụng: Theo giờ, theo ngày, theo tuần, theo tháng.
Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào bảng chấm công để kiểm tra thời gian thực tế của công nhân làm việc. Với hình thức tính lương theo thời gian này thì cách tính lương thực tế sẽ được áp dụng như sau:
Lương tháng = Lương thỏa thuận / số ngày làm việc trong tháng x số ngày đi làm thực tế
Hoặc
Lương tháng = Lương thỏa thuận / 26 x số ngày công đi làm thực tế trong tháng
Lương thỏa thuận là mức lương thỏa thuận khi làm vào việc (có thể bao gồm cả phụ cấp)
Ví dụ: 6tr/tháng + 400.000 phụ cấp tiền xăng, 9tr/tháng + 600.000đ tiền ăn…
– Với việc tính lương theo tháng thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có bộ phận chấm công cho từng nhân viên hoặc sử dụng máy chấm công hằng ngày bằng vân tay hoặc quét thẻ nhân viên.
– Người lao động sẽ bị trừ lương vào những ngày nghỉ
Ví dụ: Công ty ABC ký hợp đồng lao động với A với mức lương thỏa thuận là 10.000.000đ/tháng và có phụ cấp 1.000.000đ/tháng tiền ăn + 500.000đ/tháng tiền xăng xe đi lại.
Tháng 3/2015 có 22 ngày làm việc (do công ty chỉ làm việc từ T2 đến T6) nhưng A chỉ đi làm 20 ngày.
=> Lương tháng 3 của A được nhận:
Lương tháng = (10tr + 1tr + 500.000đ) / 22 x 20 = 10.455.000đ
Lưu ý: Với những doanh nghiệp chỉ nghỉ chủ nhật tức số ngày đi làm trong tháng thường là 26, 25, 27 ngày hoặc ít hơn (với tháng 2) thì có thể áp dụng cách tính lương với số ngày công chuẩn trong tháng là 26 ngày.
Cách trả lương: Có thể là ngày cuối cùng trong tháng sau khi đã hoàn thiện bảng chấm công. Nhưng thường các doanh nghiệp sẽ trả vào ngày mùng 5 đến mùng 10 tháng của tháng kế tiếp.
2. Cách tính lương theo sản phẩm
Cách tính này căn cứ vào sản phẩm, năng suất của từng người lao động để trả công. Đây cũng là một cách trả lương tương đối cân bằng.
Công thức tính:
Lương theo sản phẩm = Khối lượng sản phẩm làm ra x Đơn giá sản phẩm
Ví dụ: Công ty C chuyên về may quần và áp dụng việc tính lương theo sản phẩm hoàn thành với đơn giá 150.000đ/ quần.
Trong tháng nhân viên A may được 90 chiếc quần => Lương của A = 150.000 x 90 = 13.500.000đ
– Ưu điểm của cách tính này là sẽ thúc đẩy được năng suất lao động cũng như sản lượng của mỗi công ty tuy nhiên nhược điểm của nó là chất lượng sản phẩm cần phải được kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt tránh tình trạng công việc bị làm ẩu, làm vội…
– Doanh nghiệp có thể khuyến khích người lao động bằng cách đưa ra mức khen thưởng phù hợp khi hoàn thành được một mức khối lượng sản phẩm nào đó vượt quá chỉ tiêu hoặc chất lượng vượt trội.
Ví dụ như nhân viên sẽ được thưởng 700.000đ nếu 1 tháng may được trên 20 chiếc quần…
3. Cách trả lương theo doanh thu
– Đây chắc chắn là cách trả lương hiệu quả khi mà việc trả lương theo doanh thu sẽ gắn chặt giữa mức lương người lao động nhận được với doanh thu. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tỉ lệ thuận với mức lương của nhân viên: nếu doanh nghiệp có lãi càng cao thì đồng nghĩa với việc nhân viên có mức lương càng lớn.
– Các vị trí công việc mà hình thức trả lương theo doanh thu có thể áp dụng: Nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn…
– Việc tính lương theo doanh thu sẽ làm giảm sự rủi ro, thâm hụt ngân quỹ khi doanh nghiệp làm ăn không đạt kết quả tốt hoặc do những sự cố bất ngờ xảy ra.
Ví dụ: Doanh nghiệp D chuyên bán bình nóng lạnh trả lương cho nhân viên bán hàng như sau:
Lương cứng 2.500.000đ/tháng + 1% doanh số.
Trong tháng 7/2016 công ty thu về 180.000.000đ từ tiền bán sơn
=> Lương = 2.500.000 + 1% x 180.000.000 = 4.300.000đ/tháng
Doanh nghiệp có thể khuyến khích nhân viên làm việc bằng cách đưa ra những khen thưởng khi doanh số đạt được mức nào đó vượt chỉ tiêu đã đặt ra hoặc tăng vọt lên.
4. Cách tính lương theo hình thức khoán
Hình thức tính lương theo khoán thường được các doanh nghiệp áp dụng cho những sản phẩm có tính chất thời vụ, ngắn hạn, sản phẩm không theo quy chuẩn nào…
Cách tính lương khoán dựa trên khối lượng hoàn thành theo đúng chất lượng và đơn giá lương khoán:
Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành
Ví dụ: công ty B khoán cho đơn vị A xây dựng toàn bộ tường rào và trang trí quanh trụ sở công ty với mức giá đưa ra là 120.000.000đ, xây theo đúng bản vẽ thiết kế. Công ty A sẽ tự lo liệu nhân công, vật tư…
– Khi làm xong và nghiệm thu đúng như chất lượng và khối lượng ban đầu đề ra thì B sẽ thanh toán toàn bộ số tiền cho Đơn vị A.
– Nếu Đơn vị A làm bỏ dở thì sẽ căn cứ vào khối lượng đã hoàn thành trên thực tế để thanh toán (có thể sẽ bị phạt tùy theo hợp đồng đã ký).
Cách trả lương Khoán thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây dựng, giao thông…
Các cách tinh lương mà doanh nghiệp cần biết
Xem thêm: Tổng hợp các cách tính lương hưu cụ thể và chi tiết nhất 2021
III. Lưu ý của doanh nghiệp khi trả lương cho nhân viên
Một số lưu ý quan trọng trong quá trình trả lương cho nhân viên mà các doanh nghiệp cần chú ý:
Doanh nghiệp được phép tự áp dụng các cách tính lương trong doanh nghiệp mình một cách phù hợp nhất với nhân viên.Với lương tháng sẽ phải trả 1 tháng 1 lần (không chậm quá 1 tháng). Nếu hưởng lương theo giờ, theo ngày, theo tuần thì sau giờ, ngày, tuần làm việc sẽ phải trả ngay hoặc trả lương gộp nhưng không quá 15 ngày gộp. Trường hợp nếu không thể trả lương đúng thời hạn thì không được trả chậm quá 1 tháng. Và người sử dụng lao động (doanh nghiệp) phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền. Ít nhất là bằng với lãi suất tiền gửi Ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm trả lương. Với lương khoán thì được phép ứng lương theo khối lượng sản phẩm hoàn thành khi khối lượng công việc lớn, kéo dài…
Ngoài mức lương cơ bản DN phải trả cho NLĐ. Thì DN còn phải trả thêm tiền lương, tiền công làm thêm giờ (ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ lễ,…). Các ngày nghỉ lễ theo quy định người lao động sẽ không bị trừ lương.
Luật quy định kỷ luật đi trễ về sớm bằng các hình thức như sau : Khiển trách, nhắc nhở ( bằng miệng hoặc văn bản ). Doanh nghiệp không được dùng phương pháp trừ lương hoặc phạt về mặt vật chất của người lao động.
Lưu ý của doanh nghiệp khi trả lương cho nhân viên
Xem thêm: Bật mí cách tính lương và các nguyên tắc tính lương trong doanh nghiệp
IV. Lương cứng là gì trong cách tính lương theo doanh thu?
Đối với các vị trí công việc hưởng lương theo doanh số bán hàng, lương thực nhận của người lao động phụ thuộc chủ yếu vào phần trăm của doanh số bán hàng mà họ đạt được. Theo đó, họ càng mang lại doanh số nhiều thì thu nhập sẽ nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, ngoài khoản lương theo doanh số thì người lao động còn nhận được một khoản lương cố định hàng tháng theo thoả thuận với người sử dụng lao động và được ghi rõ trong hợp đồng lao động và thường được gọi là “Lương cứng”. Doanh nghiệp cần thiết kế tỷ lệ giữa mức lương cứng và % hoa hồng sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh để vừa dễ dàng thu hút được nhân sự, vừa đảm bảo được về tài chính của doanh nghiệp.
Xem thêm: Chế độ tiền lương có phải là thứ duy nhất người lao động cần?
V. Kết luận
Trên đây là một số cách tính lương theo doanh số bán hàng: theo thời gian, theo sản phẩm, theo doanh thu và theo hình thức khoán. Từ đó, bài viết nêu ra cho bạn đọc những lưu ý cơ bản nhất mà doanh nghiệp cần phải biết khi trả lương cho nhân viên. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!