Hiệu ứng Mandela là gì? Bạn đã bao giờ có cảm giác sở hữu một mảng ký ức cực kỳ rõ ràng, cực kỳ chi tiết, bạn đã thực sự tin vào nó trong dòng thời gian rất lâu. Nhưng sau đó bạn nhận ra, từ trước đến nay điều mà bạn tưởng là bạn nhớ đó hóa ra đều sai?
Nếu đã từng như vậy, có vẻ như bạn đã từng trải qua một hiện tượng tâm lý kỳ lạ, mang tên hiệu ứng Mandela Effect. Hiệu ứng Mandela này được đặt tên theo vị tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ đó là Nelson Mandela.
Mục Lục Bài Viết
I. Hiệu ứng Mandela (Mandela effect) là gì?
Có khi nào bạn trải qua một thời điểm mà khi đó bản thân chắc chắn 100% về 1 việc nào đó xảy ra trong quá khứ mà ai cũng đã biết, nhưng rồi một ngày chợt nhận ra: nó thực sự chưa từng xảy ra? Có bao giờ bạn thấy một nhãn hiệu nào đó bỗng nhiên thay đổi một phần logo của nó trong khi đó bạn hỏi mọi người xung quanh thì chỉ nhận được câu nói: “Trước giờ nó đã thế mà”. Hay thậm chí có một câu quote trong một bộ phim mà bạn rất tâm đắc, bỗng dưng biến mất khỏi phim khi bạn xem lại? Cảm giác về một sự việc mà nó không có thật trong khi mình đã trải qua ngoài đời ở quá khứ. Đó chính là “Hiệu ứng Mandela”.
Hiệu ứng Mandela này có phần nào đó giống với một hiện tượng mà chắc hẳn ai cũng đã biết: Déjà Vu – một cảm giác quen thuộc khi bạn nhìn một cảnh vật đã xuất hiện trong giấc mơ của chính mình, nhưng với một mức độ creepy cao hơn đó là việc đó thật ra có nhiều người khác đã có trải nghiệm về sự việc đó hoàn toàn giống bạn trong dòng thời gian.
Hiệu ứng Mandela là gì?
Hiệu ứng Mandela (Mandela Effect) là hiện tượng khi mà có một số lượng lớn người có chung một ký ức sai về những hiện tượng trong quá khứ và dòng thời gian, được nhắc đến như là Chứng bịa chuyện (Confabulation Syndrome) trong tâm thần học. Một trong số những giải thích đúng nhất cho hiện tượng này là do sự va chạm, đan xen của các thế giới song song dẫn đến việc trao đổi dữ liệu liên hoàn giữa các thế giới tạo ra những ký ức bất kỳ mà ta có, một số khác cho là sự du hành của dòng thời gian ở đâu đó đã tạo nên Hiệu Ứng Bươm Bướm (The Butterfly Effect) làm đảo lộn những sự việc diễn ra trong quá khứ, sự việc này dẫn đến sự việc kia khiến cho thực tại bị thay đổi nhưng ta vẫn mang phần nào ký ức trước khi bị xáo trộn của nó.
Hiệu ứng Mandela (Mandela effect) được nhắc đến và biết tới vào năm 2010, khi một Blogger tên là Fiona Broome sử dụng hiệu ứng Mandela để nhắc đến những ký ức giả mà nhiều người cùng chia sẻ tại một hội nghị Dragoncon (hội nghị đa thể loại, diễn ra hàng năm tại Atlanta, Georgia) khi mà có rất nhiều thành viên cùng có vùng ký ức về cái chết của Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela những năm 80s trong tù. Năm đó, Fiona lập nên website MandelaEffect.com để ghi nhận lại những trường hợp khác của hiện này.
Ngoài ra, Broome còn mô tả lại những ký ức giả được nhắc đến rộng rãi, bao gồm một số tập của bộ phim Star Trek không tồn tại và cái chết nổi tiếng của mục sư Billy Graham.
II. Ví dụ điển hình cho Hiệu ứng Mandela (Mandela effect)
Darth Vader đã không hề nói rằng “Luke, i am your father.”
“Luke, i am your father” là câu nói nổi bật nhất trong series Star Wars, nhưng đến hiện nay nhiều người nhận ra đó không phải câu nói chính của Darth Vader. Chính gốc sẽ là, “No, i am your father.”
Tên của bộ phim này vốn dĩ không phải là “Sex in the City”.
Rất nhiều người khăng khăng rằng tên của series nổi tiếng Sex and the City có chứa “in the” chứ không phải “and the”.
Kết của bài hát “We are the champions” – Queen khác với hồi tưởng của nhiều người
Câu cuối: “No time for losers, ’cause we are the champions…of the world!”??? Một phần kết không thực sự tồn tại trong bài hát mà khiến ai cũng lầm tưởng. Nó chỉ kết thúc, không hề có “Of the world” ở cuối bài khác với đoạn 1, với nhiều người khẳng định 100% là đã nghe trong quá khứ.
Nhiều người nghĩ Mona Lisa đang cười hiện tại, nhưng bức tranh từng là khuôn mặt không cảm xúc.
Một bộ phận nhỏ số người đã khẳng định rằng khuôn mặt Mona Lisa đã thay đổi, vì họ luôn nhớ Mona Lisa có gương mặt nghiêm túc, nhưng giờ có vẻ như cô ấy có xuất hiện nụ cười.
Kit Kat không có dấu gạch ngang trên thân.
Nhiều người có vẻ nhớ là có dấu gạch ngang trong Kitkat, làm nó biến thành “Kitkat”, nhưng nó không hề chứa dấu gạch ngang, và rồi thất vọng khi chắc chắn khi xưa nó đã có.
Hannibal Lecter chưa từng nói rằng “Hello, Clarice.”
Nếu bạn đã từng xem Silence of the Lambs, bạn sẽ biết câu nói nổi bật trong suốt bộ phim là “Hello, Clarice”. Vấn đề ở chỗ, nó chưa hề xảy ra. Khi Clarice lần đầu gặp Hannibal Lecter, hắn chỉ nói ngắn gọn là “Good Morning.” Chỉ có đơn giản như vậy. Nhưng tại làm sao mà câu nói thương hiệu của một bộ phim nổi tiếng lại không hề tồn tại?
Phần đỉnh đuôi của nhân vật Pikachu không có màu đen.
Mọi người nhớ có một vết đen ở đuôi Pikachu, nhưng nếu bạn nhìn vào đuôi của nó bây giờ, bạn sẽ không thấy gì cả. Làm sao mà nhiều người có thể nhớ hình dạng sai của nhân vật được mọi người yêu thích này?
Rich Uncle Pennybags không đeo kính.
Nhiều người khó chịu khi biết cặp kính nhân vật của Board game nổi tiếng Monopoly lại biến mất hay thật ra, chưa bao giờ tồn tại.
C-3PO có cái chân màu bạc.
C-3PO – 1 nhân vật nổi tiếng trong Star Wars không 100% vàng như mọi người nghĩ, mà sở hữu 1 bên chân màu bạc. Không tin? Có thể google ngay để kiểm chứng.
III. Nguồn gốc thực sự của Hiệu ứng Mandela (Mandela effect)?
Sự việc bắt nguồn vào năm 2009, khi Fiona Broome đang ở phòng nghỉ tại Dragoncon và trò chuyện với mọi người về cái chết của Tổng thống Nelson Mandela. Họ đều cho rằng ông đã mất trong nhà giam vào khoảng những năm 1980. Thậm chí có người còn chắc nịch cho rằng đã từng đọc tin tức và xem những đoạn phim về tang lễ đó.
Nhưng sự thật đó là Nelson Mandela vẫn còn sống đến tận năm 2013. Khi phát hiện ra sự thật này, Fiona Broome đã ngay lập tức lập một website để bàn luận và ghi lại xem có bao nhiêu người có cùng sự nhầm lẫn này. Ngạc nhiên hơn chính là con số không hề ít với vô số trường hợp khác nữa. Hiện tượng này bắt đầu nổi lên ở Internet và trên toàn thế giới, Fiona đặt tên nó là “Hiệu ứng Mandela”
IV. Thực chất Hiệu ứng Mandela đó là gì?
Có nhiều lời giải cho hiệu ứng Mandela (Mandela effect), nhưng chung quy lại đều là các trục trặc khi chúng ta cố gợi lại vùng ký ức (false memory) của bản thân. Một số nguyên nhân là:
Thực chất hiệu ứng Mandela là gì?
- Nỗ lực tạo ý nghĩa (effort after meaning): Chúng ta thường cố biến những điều không quen thuộc sang dạng quen thuộc để hiểu được rõ nó, nhưng lại vô tình lược bỏ một số thông tin và tạo sự sai lệch đáng kể với bản gốc.
- Trí nhớ “bịa đặt” (confabulation): không phải vì cố tình lừa dối ai, mà vì chúng ta đang vô thức lấp khoảng trống trong trí nhớ rời rạc của mình.
- Thông tin sau mỗi sự kiện (post – event information): Thông tin bạn có thể biết được sau một sự kiện cũng là một khả năng thay đổi vùng ký ức của bạn về sự kiện đó.
- Thông tin “mồi” (priming): Hay được gọi là “thông tin gợi ý” (suggestibility) là khi vùng ký ức của bạn bị sai lệch do lời dẫn dắt, gợi ý hoặc nhận xét từ mọi người xung quanh.
Ngoài ra, những người theo hệ thuyết âm mưu còn tin rằng có một thực tại hoặc vũ trụ song song đang hòa trộn vào vũ trụ của chúng ta. Vì có nhiều người cùng bị xáo trộn dòng thời gian nên mới có nhiều trường hợp cùng chung một vùng ký ức sai thực tế. Tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có ai chứng thực được giả thuyết này.
V. Làm sao để hạn chế thông tin sai lệch để dẫn tới hiệu ứng Mandela?
Mặc dù Hiệu ứng Mandela nghe qua thì vô hại, nhưng thật ra nó lại là một mắt xích gây nên những hệ quả về việc lan truyền thông tin sai sự thật. Làm sao để có thể hạn chế hiệu ứng Mandela?
1. Tự chứng thực thông tin
Tốt nhất là bạn nên tự tra cứu thông tin sao cho thật sự chính xác trước khi quyết định chia sẻ cho ai đó. Còn khi xác thực với người khác, bạn nên lưu ý đừng đặt câu hỏi mang tính dẫn dắt, chẳng hạn như “Hình như là Nelson Mandela mất năm 1980 phải không?” bởi vì con người trong mỗi chúng ta thường có xu hướng hùa theo niềm tin của người khác. Thay vào đó, ta có thể hỏi theo cách khác như “Nelson Mandela mất năm nào nhỉ?”
2. Tự bảo vệ mình trước tin giả
Tin giả có thể đến từ bất kỳ nguồn nào trên khắp trang thông tin, việc chúng ta có thể làm đó là tự lọc lại khi nó tiếp cận mình.
3. Cẩn trọng với các trò chơi khăm
Công nghệ phát triển, đơn cử như Deepfake, đi cùng với tốc độ phát tán của mạng xã hội là mảnh đất màu mỡ tạo điều kiện cho thông tin sai lệch, gây hậu quả không đáng dù mục đích ban đầu chỉ để cho vui. Hãy cẩn thận vì nếu bạn cứ lặp lại việc ghi nhớ một thông tin sai, độ xác thực của nó sẽ dần được củng cố trong trí não bạn và sẽ tránh được hiệu ứng Mandela
VI. Kết luận
Có thể nói Hiệu ứng Mandela là bằng chứng cho Thuyết Vũ trụ song song hay sự du hành của dòng thời gian, nhưng nó được giải thích như là “Sự thu thập thông tin sai lệch” (Collective False Memories). Đơn giản là não chúng ta lấp đầy những khoảng trống trong ký ức khi ta thu thập thông tin chưa hoàn chỉnh, dẫn đến việc có những ký ức giả về một sự việc. Nhưng những ký ức rõ ràng của rất nhiều người như cái chết của Nelson Mandela trong tù thì vẫn là câu hỏi lớn.