Bạn đang chuẩn bị ứng tuyển cho vị trí nhân viên bán hàng nhưng bạn chưa rõ về công việc đó ra sao, cần những kỹ năng gì và yêu cầu đặc thù công việc? Hãy để mangtuyendung.vn giới thiệu cho bạn về công việc này nhé!
Nhân viên bán hàng là công việc được tuyển dụng nhiều nhất trong thống kê của các website tuyển dụng. Rất nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ và vừa cần các tuyển nhân viên bán hàng để tư vấn các sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho có hiệu quả doanh số tốt nhất. Công việc cụ thể của nhân viên bán hàng là gì? Những yêu cầu, kỹ năng quan trọng khi làm nhân viên bán hàng là gì? Cùng tìm hiểu thông tin về công việc này nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. Nhân viên bán hàng là gì?
Nhân viên bán hàng siêu thị
Nhân viên bán hàng là người chăm sóc cửa hàng, chăm sóc, tư vấn cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để họ yêu thích và mua hàng. Công việc của nhân viên bán hàng sẽ là sắp xếp, trình bày các sản phẩm trong cửa hàng sao cho khoa học, đẹp mắt; tiếp đón, chăm sóc, tư vấn, giới thiệu một cách tốt nhất về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng; chốt đơn và chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng; thực hiện các công việc khác do cấp trên chỉ định.
Nhân viên bán hàng sẽ là người đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thị, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong thời đại kinh tế phát triển, nhân viên bán hàng với khả năng bán hàng giỏi sẽ luôn được các doanh nghiệp săn đón. Chính vì vậy, đây là công việc được tuyển dụng nhiều nhất, với tiềm năng phát triển và lương cao nhân viên bán hàng sẽ là lựa chọn tốt cho nhiều người.
II. Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng
Dưới đây là mô tả công việc nhân viên bán hàng chi tiết nhất để bạn hình dung rõ nhất những nhiệm vụ cần làm của nhân viên bán hàng là gì.
1. Nhận sản phẩm
Nhân viên bán hàng sẽ phải nhận hàng từ bên vận chuyển hoặc kho giao tới xem sản phẩm có số lượng bao nhiêu, chất lượng bao bì hay sản phẩm có bị lỗi hay không phải báo ngay với cấp trên để kịp thời xử lý, tránh tình trạng đưa sản phẩm lỗi đến tay khách hàng. Khi nhận hàng, nhân viên bán hàng phải ghi chép đầy đủ, xác nhận số lượng hàng có chuẩn trên biên bản nhận hàng hay không, giữ lại các giấy tờ để đối chiếu, thanh toán với bên cung cấp hoặc sắp xếp giấy tờ thành các bộ hồ sơ để chuyển đến bộ phận có trách nhiệm xử lý.
2. Bảo quản chất lượng sản phẩm
Sau khi nhận hàng đầy đủ, nhân viên bán hàng có nhiệm vụ sắp xếp, cất giữ, bảo quản các sản phẩm vào kho. Khi bạn sắp xếp hàng hóa hay ưu tiên thứ tự hàng hóa sao cho phù hợp với yêu cầu của sếp, hoặc các chương trình khuyến mãi. Ngoài ra bạn phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh kho hàng và sắp xếp khoa học để lúc lấy hàng dễ dàng hơn và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nếu có sản phẩm hỏng, bị lỗi phải báo cáo ngay với cấp trên để xử lý.
3. Trưng bày sản phẩm
Trưng bày các sản phẩm một cách khoa học, tính thẩm mỹ cao, quản lý số lượng sản phẩm trưng bày, nếu thiếu phải lấy hàng trong kho để bổ sung ngay. Một cửa hàng đẹp là có lượng hàng trưng bày vừa đủ, không nên quá nhiều sẽ tạo cảm giác chật chội, hàng tồn nhiều, còn nếu trưng bày quá ít sẽ khiến khách hàng cảm thấy thiếu sự đa dạng sản phẩm. Chính vì vậy trưng bày sản phẩm cũng là cả một nghệ thuật mà nhân viên bán hàng cần để ý. Sơ đồ sắp xếp hàng hóa sẽ được cửa hàng trưởng, quản lý thiết kế, nhiệm vụ của nhân viên bán hàng là sắp xếp và đảm bảo sự ổn định hàng hóa trưng bày. Cần giữ vệ sinh quầy hàng sạch sẽ, đẹp mắt, đúng nhãn dán để khách hàng theo dõi thông tin sản phẩm chuẩn xác nhất.
4. Kiểm kê sản phẩm
Lịch kiểm kê hàng hóa mỗi cửa hàng, doanh nghiệp sẽ quy định khác nhau, nhưng nhân viên bán hàng cần kiểm soát tốt nhất số lượng hàng tồn trong kho, số lượng hàng bày bán với số lượng hàng trên website quản lý sao cho trùng khớp. Nhân viên bán hàng cũng cần có kỹ năng sử dụng thành thạo Excel, các phần mềm quản lý sản phẩm trên website để kiểm kê hàng hóa chính xác, nhanh chóng, dễ dàng.
5. Tư vấn bán hàng
Nhân viên bán hàng tư vấn và chốt đơn với khách hàng
Để tư vấn bán hàng được cho khách thì trước tiên bạn phải học thuộc về thông tin sản phẩm, nắm chắc những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm để thuyết phục khách hàng. Nhân viên tư vấn bán hàng sản phẩm cho khách hàng thì bạn cũng phải hiểu được nhu cầu của khách hàng để tư vấn sản phẩm phù hợp với mong muốn của khách hàng. Tư vấn sản phẩm cho khách hàng phù hợp, có tâm, không phải vì doanh số mà tư vấn những sản phẩm không phù hợp với khách hàng, tránh những vấn đề khiếu nại, đổi trả sau này và cảm giác không thoải mái, bị lừa đảo của khách hàng.
6. Giải quyết các khiếu nại nếu có của khách hàng
Nhân viên bán hàng phải nắm được những quy định đổi trả, các quy định giải quyết khiếu nại cho khách hàng. Ngoài việc nắm chắc quy định thì nhân viên bán hàng cần có kỹ năng xử lý tình huống tốt để giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng, dễ dàng, đem lại cảm giác thoải mái nhất với khách hàng mà không ảnh hưởng đến hiệu quả doanh số, hình ảnh của công ty. Trong những trường hợp nhân viên bán hàng không giải quyết được, quá khả năng, chức vụ của mình thì cần báo cáo với cấp trên để tìm hướng giải quyết tốt nhất.
III. Vai trò của nhân viên bán hàng
Hiện nay có một số cửa hàng đã có hình thức tự phục vụ, tức là khách hàng đến muốn mua hàng gì có thể tự lấy đồ và thanh toán tại quầy, hoặc có thể sử dụng điện thoại, hay quầy order để lấy đồ rồi thanh toán qua thẻ hay ví điện tử,… Nhưng hình thức này còn chưa phổ biến và đòi hỏi sự phát triển về công nghệ tại khu vực đó là rất cao. Chính vì vậy vai trò của những người bán hàng không hề mất đi hay thuyên giảm ở thời điểm hiện tại mặc dù đã có những tiến bộ về công nghệ, người ta sử dụng AI trong quá trình thương mại nhưng vai trò của con người vẫn rất cần thiết. Chúng ta có thể hình dung ra hình ảnh chúng ta phải tự làm nhân viên bán hàng siêu thị để tự lựa chọn ra thứ mình cần mua trong không gian rộng lớn với muôn ngàn loại hàng hóa thật mệt mỏi phải không?
Nhân viên bán hàng như một chiếc cầu kết nối khách hàng với những giá trị của doanh nghiệp. Nhân viên bán hàng không chỉ là người tư vấn, chăm sóc cho khách hàng mà còn là người bộ mặt đại diện cho doanh nghiệp đưa đến những sự phục vụ tốt nhất, cũng là người truyền tải những phản hồi của khách hàng đến với doanh nghiệp. Chính vì vậy mà rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào khâu bán hàng, từ cách tuyển dụng nhân viên bán hàng cho đến khâu đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ sao cho người bán hàng phải thật chuyên nghiệp.
IV. Yêu cầu, kỹ năng cần phải có của nhân viên bán hàng
1. Yêu cầu đối với nhân viên bán hàng
1.1 Ngoại hình ưa nhìn
Ngoại hình ở đây không đòi hỏi bạn phải quá xinh đẹp như hoa hậu, dáng phải chuẩn như người mẫu nhưng bạn luôn phải chỉnh chu. Hãy luôn có thần thái vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình với khách hàng. Không nên trang điểm quá lòe loẹt, bạn chỉ cần trang điểm nhẹ nhàng, tự nhiên, sao cho gương mặt được sáng, hồng hào, tươi tỉnh. Vì nhân viên bán hàng luôn là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên bạn luôn phải để ý đến ngoại hình của mình sao cho phù hợp, lịch sự.
1.2 Trang phục gọn gàng
Nhân viên bán hàng chính là bộ mặt của doanh nghiệp, chính vì vậy vẻ ngoài cũng như trang phục của bạn luôn cần sự chỉnh chu. Thông thường nhân viên bán hàng sẽ luôn được mặc đồng phục theo quy định của công ty, đây cũng là một hình thức phân biệt, nhận diện thương hiệu doanh nghiệp. Nhưng nếu doanh nghiệp nhỏ không có đồng phục thì bạn cũng nên mặc trang phục lịch sự như nam thì mặc quần tây, áo sơ mi, giày, nữ có thể mặc váy, áo trắng công sở, giày cao gót,…
1.3 Sức khỏe tốt
Nhân viên bán hàng luôn vui vẻ, nhiệt tình
Là một nhân viên bán hàng bạn cần phải có một sức khỏe tốt, thể lực tốt, bền bỉ để đảm bảo chất lượng công việc. Nhân viên bán hàng không chỉ đứng hay di chuyển trò chuyện, tư vấn với khách hàng, đôi khi bạn sẽ phải bê, vác đồ, dọn dẹp vệ sinh,… Ngoài ra khi tư vấn khách hàng bạn còn phải lấy đồ, bê đồ, dẫn khách hàng thử đồ,… nên việc có sức khỏe tốt để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất với nụ cười tươi, nhiệt tình là vô cùng cần thiết
1.4 Nắm vững kiến thức chuyên môn
Nhân viên bán hàng cần nắm chắc kiến thức chuyên môn của mình như nắm chắc thông tin sản phẩm, các quy định bán hàng, cách chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng, cách up-sale,… Ngoài ra nhân viên bán hàng còn học cách giải quyết các vấn đề khiếu nại, đổi trả phát sinh để xử lý thật nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi giữa khách hàng với doanh nghiệp.
1.5 Cử chỉ nhanh nhẹn, chuẩn mực
Ai khi bước vào cửa hàng dù không mua hay có đều mong được phục vụ nhiệt tình. Nhân viên bán hàng luôn là người phải chiều lòng khách hàng mà ấn tượng đầu tiên luôn là một nụ cười thân thiện, một lời chào, một sự hỏi thăm về nhu cầu mua hàng sau đó mới có thể tư vấn cho khách hàng được. Thái độ lịch sự, niềm nở chào đón khách sẽ quyết định khách hàng có thoải mái, có thích những trải nghiệm dịch vụ của doanh nghiệp hay không.
2. Kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng
2.1. Mong muốn giúp đỡ người khác
Nhân viên bán hàng là người sẽ luôn đưa ra những lời khuyên, tư vấn với mong muốn giải quyết những khúc mắc, những vấn đề của khách hàng. Chính vì vậy nhân viên bán hàng chăm sóc khách hàng sẽ là người luôn quan tâm, giúp đỡ người khác. Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng là phải tìm ra những gì khách hàng mong muốn, từ đó cung cấp các sản phẩm để giải quyết mong muốn đó, nâng cao chất lượng cuộc sống cho khách hàng.
2.2. Đồng cảm
Khi tìm hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng bạn cần đồng cảm với nhu cầu đó, đặt mình vào khách hàng để tìm ra những giải pháp phù hợp nhất, những sản phẩm tốt nhất để phục vụ mong muốn đó. Việc bạn lắng nghe những mong muốn của khách hàng cũng là một kỹ năng tốt để tìm hiểu về họ.
2.3. Kiên nhẫn
Bán hàng sẽ không tránh khỏi các trường hợp khách hàng không có lập trường, họ sẽ lựa rất nhiều món và không tự quyết định được, hoặc có những người rất thư thả có khi là rất chậm rãi trong khâu lựa chọn nên đòi hỏi bạn phải rất kiên nhẫn. Kiên nhẫn tư vấn, chăm sóc cho khách hàng đến khi họ thỏa mãn thì thôi, đó chính là nhiệm vụ của nhân viên bán hàng.
2.4. Thân thiện
Thân thiện là kỹ năng quan trọng đối với nhân viên bán hàng
Đôi khi chất lượng dịch vụ mà khách hàng đánh giá sẽ chỉ là thái độ của nhân viên. Nếu bạn niềm nở, vui vẻ, nhiệt tình tiếp đón, chăm sóc, đem đến những trải nghiệm tốt cho khách hàng, bạn sẽ được đánh giá cao có khi còn được tips thêm. Nhưng chỉ cần một phút thoáng qua bạn không quan tâm, bạn không vui vẻ chăm sóc khách hàng bạn sẽ bị đánh giá thấp. Chính vì vậy thái độ thân thiện, nhiệt tình của nhân viên bán hàng là một yếu tố quan trọng trong toàn bộ khâu bán hàng và chăm sóc khách hàng.
2.5. Phải là một người học nhanh
Chắc chắn khi mới vào làm, nhân viên bán hàng sẽ phải học rất nhiều quy định của công ty, các thông tin sản phẩm, các quy tắc giải quyết khiếu nại khách hàng,… bạn cần phải học thật nhanh, tiếp thu và thực hành tốt. Ngoài ra mỗi tháng sẽ có những chương trình khuyến mãi, ưu đãi, các dịch vụ mới để phục vụ khách hàng, với tư cách là nhân viên bán hàng bạn phải nắm nhanh nhất và kỹ nhất các chính sách này.
2.6. Phải có khả năng đa nhiệm (làm nhiều việc cùng một lúc)
Khách hàng tất nhiên không chỉ có một, việc của nhân viên bán hàng đó chính là chăm sóc nhiều khách hàng. Ngoài ra nhân viên bán hàng có thể phải làm cả thu ngân hoặc trực tiếp giao hàng cho khách, đến tận nhà để hướng dẫn sử dụng cho khách hàng,… Chính vì vậy bạn cần là người nhanh nhẹn, có khả năng đa nhiệm, làm tốt nhiều việc cùng một lúc.
2.7. Kỹ năng lắng nghe tích cực
Để lắng nghe thật tốt bạn cần giao tiếp với khách hàng, hãy nhắc lại những nhu cầu mà khách hàng mong muốn vừa nói, thể hiện ngôn ngữ cử chỉ, ánh mắt với khách hàng,… Kỹ năng lắng nghe không phải chỉ cần nghe rồi để đấy mà bạn cần phải hiểu để từ đó tư vấn những sản phẩm phù hợp nhất với yêu cầu của khách hàng.
2.8. Am hiểu sâu sắc về sản phẩm
Nhân viên bán hàng mà không am hiểu về sản phẩm thì sao có thể tư vấn cho khách hàng được? Bạn phải nắm rõ đặc điểm, ưu điểm, khuyết điểm, công năng để so sánh với các sản phẩm khác, tư vấn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp nhất với họ.
2.9. Kỹ năng giao tiếp
Bán hàng chính là giao tiếp, kỹ năng giao tiếp tốt là một điểm cộng sẽ trợ giúp bạn khi tư vấn cho khách hàng. Một giọng nói hay, cách xử lý tình huống tốt, giải thích cho khách hàng những thắc mắc về sản phẩm, những vấn đề khách hàng quan tâm,… Để rèn luyện kỹ năng giao tiếp không cách nào khác ngoài giao tiếp trực tiếp, qua nhiều lần bạn sẽ rút ra được những lỗi sai hay điểm mạnh của chính mình để phát huy.
2.10. Kỹ năng bán hàng/ dịch vụ khách hàng
Nhân viên bán hàng phải nắm rõ nhất cách để phục vụ, chăm sóc khách hàng của mình. Kỹ năng bán hàng khéo léo, linh hoạt nhiệt tình để đẩy doanh số thật cao là những gì mà nhân viên bán hàng cần làm. Và chắc chắn rằng khi bạn nâng cao được doanh số thì bạn sẽ được sếp thưởng và cân nhắc lên những vị trí cao hơn.
V. Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến nhân viên bán hàng, các kỹ năng quan trọng khi làm nhân viên bán hàng. Mong rằng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn tìm được công việc phù hợp với bản thân và áp dụng những kỹ năng này trong công việc.
Xem thêm các bài viết:
Telesale là gì? Mô tả công việc của telesales hàng ngày
Sales Executive là gì? Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn Sales Executive
Sale online là gì? Những bật mí về công việc Sale online.
Sale Engineer là gì? Không học kỹ thuật có làm Sale Engineer được không?