Bảng cân đối tài khoản là một trong bốn bảng quan trọng mà kế toán trong một doanh nghiệp cần phải lập. Vì vậy, trong bài viết dưới đây mangtuyendung sẽ bật bí với bạn đọc về bảng cân đối tài khoản là gì, và những thông tin liên quan đến bảng cân đối kế toán.
Mỗi nghiệp vụ về tài khoản tài sản và nguồn vốn phát sinh trong doanh nghiệp sẽ phải được vào bảng cân đối tài khoản. Vậy nên trong những thông tin dưới đây mà mangtuyendung.vn sẽ chia sẻ với bạn đọc về bảng cân đối tài khoản là gì, cách lập bảng cân đối kế toán và các mẫu bảng cân đối tài khoản.
Mục Lục Bài Viết
I. Tìm hiểu chi tiết về bảng cân đối tài khoản
1. Bảng cân đối tài khoản là gì?
Vậy bảng cân đối tài khoản là gì? Bảng cân đối tài khoản (hay còn gọi Bảng cân đối phát sinh) lập ra nhằm mục đích kiểm tra, đối chiếu lại số liệu được ghi lại trong sổ sách, chứng từ để kiểm soát tính chính xác của số liệu trước khi lập vào bảng cân đối kế toán, hay cũng như các nghiệp vụ kinh tế khác.
Bảng cân đối tài khoản là gì?
2. Cần phân biệt rõ bảng cân đối tài khoản và bảng cân đối kế toán
Sự khác biệt cơ bản của bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài khoản là gì? Bảng cân đối tài khoản sẽ giúp đánh giá được hoạt động của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực thông qua nhưng chi tiết được thể hiện trên bảng ví dụ như số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ và phát sinh tài khoản của công ty được sử dụng để hạch toán. Đồng thời mặt khác thì bảng cân đối kế toán sẽ giúp các nhà quản trị học đưa ra mức đánh giá chính xác về công ty thông qua số dư đầu kỳ và cuối kỳ tại thời điểm lập mà không có số phát sinh thêm.
3. Mục đích của bảng cân đối tài khoản là gì?
Vậy mục đích khi kế toán lập bảng cân đối tài khoản là gì? Vì khái niệm của bảng cân đối tài khoản như trên, nên việc lập bảng sẽ giúp phản ánh tổng quát tinh hình tăng giảm và hiện có về các tài khoản tài sản, nguồn vốn của đơn vị trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối năm của kỳ báo cáo.
Mục đích của bảng cân đối tài khoản là gì?
Số liệu được phản ánh trên Bảng cân đối tài khoản sẽ là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp. Bên cạnh đó còn để đối chiếu và kiểm soát số liệu được ghi trên Báo cáo tài chính và bắt buộc phải gửi kèm theo BCTC cho cơ quan thuế.
II. Cách lập bảng cân đối tài khoản theo thông tư 133
Đề lập được bảng cân đối tài khoản ta dựa trên cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư số 133 với những thông tin như sau:
1. Mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 133
Trước hết theo cách lập bảng cân đối kế toán để có thể lập được bảng cân đối tài khoản, thì ta cần có mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 133.
Tải mẫu Bảng cân đối tài khoản (Word): TẠI ĐÂY
Tải mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 133 (Excel): TẠI ĐÂY
2. Cách lập bảng cân đối tài khoản theo thông tư 133
Đầu tiên, căn cứ để lập Bảng cân đối tài khoản dựa trên:
-
Số cái kế toán
-
Bảng cân đối tài khoản phát sinh của kỳ trước
Tiếp theo dựa trên căn cứ và mẫu bảng cân đối tài khoản ở trên ta sẽ có cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư số 133 như sau:
-
Công việc trước khi lập Bảng cân đối kế toán:
-
Bắt buộc phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ cái.
-
Thực hiện kiểm tra và đối chiếu giữa các sổ liên quan.
-
-
Số liệu khi ghi vào Bảng cân đối tài khoản sẽ được chia làm 2 loại:
-
Đầu tiên là loại phản ánh số dư các tài khoản tại các thời điểm đầu kì (Cột 1, 2 – Ghi Số dư đầu năm) và tại các thời điểm cuối kỳ (Cột 5, 6- Ghi Số dư cuối năm). Trong đó, tổng phát sinh số dư Nợ sẽ được phản ánh vào cột Nợ, còn tổng phát sinh số dư Có sẽ được phản ánh vào cột Có.
-
Thứ hai là loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến cuối kỳ báo cáo (Cột 3, 4 – Số phát sinh trong tháng). Trong đó, tương tự giống loại bên trên thì tổng phát sinh số dư bên Nợ cũng được ghi vào cột Nợ và tổng phát sinh số dư bên Có cũng được ghi vào cột Có.
-
Mục đích của bảng cân đối tài khoản là gì?
-
Cột A, B: Ghi Số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phân tích
-
Cột 1, 2 – Phản ánh Số dư đầu kỳ
-
Hai cột này sẽ phản ánh số dư ngày đầu tháng của tháng đầu năm (Số dư đầu năm báo cáo).
-
Số liệu thường được sử dụng để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu tháng của tháng đầu năm trên Sổ Cái kế toán; hay được căn cứ vào phần “Số dư cuối năm” của Bảng cân đối tài khoản của năm trước.
-
-
Cột 3, 4 – Ghi Số phát sinh trong kỳ
-
Hai cột này sẽ phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong năm báo cáo.
-
Số liệu được sử dụng để ghi vào phần này dựa trên căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái kế toán.
-
-
Cột 5, 6– Ghi Số dư cuối kỳ
-
Hai cột này phản ánh số dư ngày cuối cùng (cuối kỳ) của năm báo cáo.
-
Số liệu được dùng để ghi vào phần này phải dựa trên căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối của năm báo cáo ghi trên Sổ Cái kế toán hoặc được tính dựa vào căn cứ của các cột số dư đầu năm (cột 1, 2), số phát sinh trong năm (cột 3, 4) trên Bảng cân đối tài khoản của năm này.
-
Số liệu ở cột 5, 6 sẽ được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản cho năm tiếp theo.
-
Sau khi đã thực hiện ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản. Thì sau đó, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối tài khoản.
III. Cách lập bảng cân đối kế toán theo mẫu F01- DNN
1. Mẫu bảng cân đối kế toán theo mẫu FO1- DNN
Tải mẫu bảng cân đối kế toán theo mẫu F01 – DNN: TẠI ĐÂY
2. Hướng dẫn cách lập bảng cân đối theo mẫu F01-DNN
Dựa trên mẫu F01 – DNN trên thì cách lập bảng cân đối kế toán theo đó sẽ được xây dựng dựa trên 2 cơ sở:
-
Khi kết thúc một kỳ kế toán thì tổng của tất cả số dư bên Nợ tất cả các tài khoản phát sinh trong kỳ phải bằng tổng số dư bên Có của tất cả các tài khoản tổng hợp.
-
Tương đương với đó thì tổng phát sinh bên Nợ cũng phải bằng tổng phát sinh bên Có của tất cả các tài khoản.
Hướng dẫn cách lập bảng cân đối theo mẫu F01-DNN
Chi tiết cách lập bảng cân đối kế toán trong bảng CĐKT là:
-
Cột A – Ghi Số hiệu tài khoản (Mã TK): Cột này sẽ chỉ ghi số liệu của từng tài khoản cấp 1 (hoặc đôi khi là cả cấp 1 và cấp 2) để doanh nghiệp sử dụng trong năm báo cáo.
-
Cột B – Ghi Tên tài khoản: Được dùng để ghi tên tài khoản của tất cả các tài khoản tổng hợp (hoặc chi tiết) từ loại 1 đến loại 9. Mỗi tài khoản thì phải được ghi trên một dòng, ghi theo thứ tự từ tài khoản có số hiệu nhỏ nhất đến số hiệu lớn không phân biệt tài khoản có số dư cuối kỳ hay không hay trong kỳ có số phát sinh hay không.
-
Cột 1, 2 – Ghi Số dư đầu năm: Hai cột này để phản ánh số dư Nợ đầu năm và Có đầu năm theo từng tài khoản. Số liệu được ghi vào cột 1, 2 “Số dư đầu năm” dựa trên căn cứ của Sổ cái hay sổ Nhật ký – sổ cái, hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 5, 6 của bảng cân đối tài khoản năm trước.
-
Cột 3, 4 – Ghi Số phát sinh trong năm: Hai cột này cũng được dùng để phản ánh số dư bên Nợ và bên Có của từng đầu tài khoản trong năm báo cáo. Số liệu được ghi trên Cột 3, 4 dựa trên căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng đầu tài khoản được ghi trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái trong năm báo cáo.
-
Cột 5,6 – Ghi Số dư cuối năm: Được dùng để phản ánh số dư Nợ cuối năm và số dư Có cuối năm theo từng đầu tài khoản của năm báo cáo. Số liệu được ghi trên cột 5, 6 sẽ được tính theo công thức sau:
Số dư cuối năm (cuối kì) = Số dư đầu kì + Số phát sinh làm tăng trong kỳ – Số phát sinh làm giảm trong kỳ
IV. Cách kiểm tra chi tiết bảng cân đối tài khoản
Dựa trên cách lập bảng cân đối tài khoản, thì cách để kiểm tra chi tiết bảng cân đối tài khoản dựa trên trình tự như sau:
-
Bước 1: Tiến hành kiểm tra đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái kế toán.
-
Bước 2: Kiểm tra lại và đối chiếu các nghiệp vụ phát sinh so với sổ định khoản.
-
Bước 3: Kiểm tra và đối chiếu lại công nợ của khách hàng.
-
Bước 4: Kiểm lại các khoản còn phải trả khác
-
Bước 5: Kiểm tra lại dữ liệu nhập và phải khai báo thuế VAT đầu vào – đầu ra so với bảng kê khai thuế
-
Bước 6: Cân đối giữa đầu vào và đầu ra.
-
Bước 7: Kiểm tra xem chữ ký đã đầy đủ.
-
Bước 8: Kiểm tra lại các định khoản phải thu và phải trả xem đã đúng chưa?
Cách kiểm tra chi tiết bảng cân đối tài khoản
-
Bước 9: Kiểm tra lại các chữ ký trên bảng lương xem đã đầy đủ, số liệu trên sổ cái so với bảng lương đã khớp.
-
Bước 10: Kiểm tra lại hàng tồn kho xem có phù hợp.
-
Bước 11: Kiểm tra lại các chứng từ có đi kèm theo bảng kê khai xem đã đủ chưa?
-
Bước 12: Kiểm tra lại xem các hợp đồng lao động, các mã số thuế cá nhân và các chứng từ bảo hiểm.
V. Kết luận
Qua những thông tin mà mangtuyendung đã chia sẻ ở trên về bảng cân đối tài khoản, cách lập bảng cân đối kế toán và các mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 133 và theo mẫu F01 – DNN. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn, đặc biệt là những bạn làm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.