Cá trê từ lâu đã trở thành một nguyên liệu thân thuộc trong bữa cơm gia đình với hương vị hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao. Hãy cùng mangtuyendung phân biệt các loại cá trê phổ biến tại Việt Nam và những món ngon được chế biến từ chúng nhé!
Cá trê là một trong những loại cá nước ngọt rất phổ biến tại Việt Nam. Đây là một loại thực phẩm có nguồn dinh dưỡng cao, ngoài ra nhiều người còn sử dụng món ăn này để làm loại thuốc hỗ trợ chữa bệnh. Vậy bạn có biết cách làm cá trê và cách nấu cá trê đen không? Hãy cùng mangtuyendung tìm hiểu về họ cá trê và cách làm cá trê nhé!
Mục Lục Bài Viết
I. Giới thiệu chung
Đây là loại cá sinh sống ở những vùng nước ngọt, chủ yếu là ở miền Bắc nước ta. Thường được tìm thấy ở các nơi sình, bùn lầy, đồng ruộng hoặc trên sông, ao. Khi bắt gặp chắc chắn nhiều người sẽ nhận ra bởi vì loài này có da trần, bóng. Khi cầm thấy trơn, khó cầm, hơi nhớt với thân dài màu đen, xám đen hoặc vàng.
Chiếc đầu dẹt bằng khác biệt với loại khác, theo đó đuôi và thân cũng dẹt hai bên. Điểm khác biệt nữa nằm ở mang cá dạng hoa khế, mồm nhô ra phía trước rất rộng. Bộ phận mang này giúp chúng có thể tồn tại lâu khi không có nước. Đặc biệt bên miệng cá trê còn có 4 râu dài, đen, lỗ mũi thường cách xa nhau, mắt nhỏ khó nhìn thấy.
Các vây ở đuôi bo tròn, vây gai ở ngực, ở lưng và hậu môn dài hơn, ở bụng thu nhỏ. Nhờ có mang hoa khế mà có thể nuôi chúng ở bất kỳ đâu như ao tù, mương, sông,… Chúng ăn thức ăn có sẵn như là giun, côn trùng, các loại ốc/tôm/cua nhỏ tại nơi sinh sống. Ngoài ra có thể sử dụng chất thải từ những lò mổ hay phụ phẩm của nhà máy/trại chăn nuôi.cách làm cá trê
Họ cá trê là gì?
Xem thêm: Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rau cải xoong đối với sức khỏe?
II. Phân biệt các loại cá trê hiện nay
Các loại cá trê phổ biến hiện nay thuộc Họ cá trê, họ cá trê gồm 15 chi và khoảng 114 loài. Tất cả các loài cá trê đều là cá nước ngọt, thường sống ở ao, hồ, ruộng mương với nhiều bùn lầy – nơi có hàm lượng oxy thấp. Nhờ có cấu tạo cơ quan hô hấp phụ đặc biệt mà họ cá trê có thể hô hấp bằng khí trời.
Nước ta hiện đang nuôi và khai thác 5 loại cá trê chính gồm có: Cá trê Đen (Clarias focus), cá trê vàng (Clarias macrocephalus), cá trê Trắng (Clarias batrachus), cá trê lai (nuôi phổ biến ở nước ta nhờ lợi ích kinh tế cao) và cá trê phi (Clarias gariepinus). Mỗi loại đều có các đặc điểm hình thái khác nhau để người mua có thể phân biệt, lựa chọn theo sở thích và mục đích của mình.
1. Cá trê đen (Clarias focus)
Cá trê đen có màu vàng nâu hay xám, bao tử màu trắng xám, có hàng chấm trắng ở cơ quan đường bên. Cá trê đen thường dễ bị nhầm với cá nheo, tuy vậy ta có thể phân biệt chúng qua số lượng râu: Cá nheo chỉ có 2 râu dài trong khi loại cá trê đen có từ 4-6 râu dài. Chiều dài thông thường vào khoảng 9.6 cm, tối đa có thể đạt tới mức 24.5 cm.
Cá trê đen thường thích sống ở tầng nước sâu hơn những loại cá trê khác và có xu hướng ẩn mình dưới các tán thực vật thủy sinh, là loài cá ăn đêm với thức ăn là loài cá nhỏ, sâu, giáp xác và côn trùng.
Cách làm cá trê đen
2. Cá trê trắng (Clarias batrachus)
Khác với tên gọi của nó, cá trê trắng lại có màu sậm đồng nhất với nhiều đốm trắng sắp xếp thành các vạch ngang trên thân và rải rác ở mặt dưới của thân. Cá không có gai lưng mà thay vào đó là những tia vây lưng mềm.
Chiều dài tối đa cá trê trắng có thể đạt tới 47cm với khối lượng gần 1.2kg. Chiều dài thường gặp rơi vào khoảng 26.3cm. Cá trê trắng ưa thích vùng đất trũng thấp như: ruộng lúa, đầm lầy, ao sình bùn.
3. Cá trê vàng (Clarias macrocephalus)
Cá trê vàng có cấu tạo thân thon dài, hẹp dần về phía đuôi. Đầu cá to và dẹp đứng, đầu có 4 đôi râu dài đến khoảng gốc vây ngực. Gốc xương chẩm có hình dạng vòng cung.
Cá có vây lưng dài, không có gai cứng, không liền với vây đuôi. Vây bụng nhỏ, vây đuôi tròn. Lưng và đỉnh đầu màu đen, còn bụng vàng nhạt. Hai bên thân có các chấm trắng tạo thành những hàng thẳng đứng. Vây có màu đen, điểm đốm thẫm. Cá trê trắng có chiều dài tối đa ngoài tự nhiên có thể đạt tới 120cm.
Xem thêm: Công dụng của kẽm là gì? Dấu hiệu thiếu, thừa kẽm và khi bổ sung cần lưu ý điều gì?
4. Cá trê phi (Clarias gariepinus)
Cá trê phi có phần thân thon và dài. Đầu lớn, xương với mắt nhỏ, có miệng lớn. Cá có 4 cặp râu dài không đều, vây lưng dài. Ngạnh trước có răng cưa gắn và vây đuôi tròn. Màu sắc thay đổi từ vàng cát đến màu xám xen những mảng màu nâu, xanh tối, còn bụng màu trắng.
5. Cá trê lai
Phổ biến nhất là loại trê vàng lai – con lai giữa cá trê phi đực và cá trê vàng cái. Cá trê lai khi còn nhỏ có màu giống như cá trê vàng, có vài đốm trắng sáng trên cơ thể nhưng khi lớn lên lại giống cá trê phi có màu loang lổ.
Giống cá này khá phổ biến ở nước ta, do đặc tính của cá trê phi thường có khối lượng thịt cao tuy nhiên sức sống kém, sau khi lai tạo với trê vàng thì có được sức sống và khả năng sinh sản cao hơn.
III. Công dụng, dinh dưỡng
Theo nghiên cứu thì ở trong thịt cá trê có 16,5% protid, hàm lượng lipid là 11,9%. Ngoài ra còn có cả canxi, sắt, magie, vitamin các loại (B1, B2, PP) cùng 178 calo,… Điều này hỗ trợ về mặt thời gian phục hồi cho người đang ốm khi ăn om/hầm.
Một công dụng khác mà viện Dược liệu đã tìm ra chính là nó có thể chữa trị các bệnh. Bằng cách sử dụng điều chế thuốc đường sắt ngư bởi có tính ngọt/ không độc.
Loại thuốc này giúp giảm sưng tấy, giảm đau hiệu quả, bổ máu cho người thiếu máu. Hơn nữa giúp tạo sữa cho các bà mẹ mới sinh, chữa chân âm, tăng sinh khí cho con người.
IV. Dinh dưỡng trong cá trê đánh bắt tự nhiên và nuôi
Cá trê nuôi thường được cho ăn chế độ giàu protein; bao gồm: Các loại ngũ cốc như đậu nành, ngô và lúa mì. Vitamin, khoáng chất, axit béo, chất chống oxy hóa, và thậm chí cả men vi sinh thường xuyên được thêm vào thức ăn của chúng.
Còn cá trê trong tự nhiên là loài cá hay ăn ở tầng đáy, chúng ăn các loại thực phẩm như tảo, thực vật thủy sinh, trứng cá và đôi khi là những loại cá khác. Trong một con họ cá trê nuôi trưởng thành có hàm lượng axit amin cao nhất, mức axit béo khác nhau. Còn đối với cá trê tự nhiên chứa nhiều axit linoleic nhưng ít axit eicosanoic hơn cá nuôi.
Cá trê chứa ít calo và chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. Nó đặc biệt giàu chất béo omega-3 tốt cho hệ tim mạch và vitamin B12. Cá trê có thể là một sự bổ sung lành mạnh cho mọi bữa ăn, mặc dù chiên rán thêm nhiều calo và chất béo hơn nhiều so với các cách nấu cá trê ăn bằng nhiệt khô như nướng hoặc nướng.
Xem thêm: Bật mí cho bạn cách nấu cua đồng và những món ngon, dễ làm từ cua đồng
V. Câu cá trê như thế nào
Nhiều người nhận thấy giá trị dinh dưỡng từ loại động vật này nên rất muốn câu chúng. Vậy khi câu trê có khác gì so với câu các loại động vật dưới nước khác?
Mồi câu cá trê không phải thính mà nên dùng loại cá nhỏ sống là dễ dính nhất. Ngoài ra có thể dùng trứng kiến/dế hoặc nhái/ giun, chỉ cần tươi là được. Nếu sử dụng mồi chết thì cần cạo vảy hay xẻ thịt để có thể tiết ra mùi tanh. Một loại mồi nữa là sử dụng hỗn hợp mẻ chua, bánh mì và nem chua cũng vô cùng hiệu quả. Bằng cách trộn bánh mì xé nhỏ với mẻ đến khi nào dẻo có thể vo viên là được. Còn phần nem thì đem phơi trong râm một ngày để chuyển mùi. Khi đi câu trộn vào với hỗn hợp trên, rồi vo thành từng viên nhỏ, tròn.
Một mẹo để thu hút cá trê là đem viên gạch nung nóng ở trên bếp. Sau đó cho một chút nước mắm/mắm tôm/ mắm tép lên bên trên đó. Rồi thả xuống nước sẽ lan tỏa được mùi thơm kích thích chúng lại gần.
VI. Cách khử sạch nhớt khi chế biến
Họ cá trê này có một bộ da trơn kèm theo nhớt nên nhiều chị em rất ngại mua về ăn. Bởi nếu không loại bỏ được hết phần nhớt này thì sẽ rất tanh và không ăn được. Dù có cho nhiều gia vị, tẩm ướp như thế nào thì mùi tanh ở nhớt vẫn gây khó chịu. Tuy nhiên nếu nắm được những cách làm cá trê khử nhớt thì điều này rất dễ dàng.
Hiệu quả nhất vẫn là dùng vôi bột/ tro bếp đối với vùng nông thôn thường sẵn có. Chỉ cần bôi vào thân và vuốt qua vuốt lại nhiều lần là phần nhớt trên cá trê sẽ hết. Còn ở thành phố khó kiếm thì có thể thay bằng dấm hay nước muối. Khi mua về thả vào chậu có dấm hoặc nước muối khoảng tầm 7 phút rồi vớt ra rửa sạch.
Cách làm cá trê này cũng khử rất tốt phần nhớt, hoặc có thể thay thế bằng chanh vắt nước. Đặc biệt lưu ý không dùng nước sôi để rửa vì sẽ bị nát cá, tróc da mà không sạch. Hơn nữa bạn cũng nên rửa sạch phần tiết, làm sạch mang, ngạnh khử tanh.
VII. Một số món ngon chế biến từ cá trê
– Cá trê kho tiêu, kho gừng
Cá trê kho tiêu/kho gừng là những cách nấu cá trê ăn dân dã nhưng rất đậm vị, ngon cơm. Cá trê sẽ được sơ chế loại bỏ nhớt và kho với tiêu, gừng làm át đi mùi tanh của cá và mang đến một hương vị đậm đà của ruộng đồng.
Cách nấu cá trê kho gừng
– Cá trê chiên chấm mắm gừng
Một cách nấu cá trê đơn giản dễ làm nữa với cá trê chính là cá trê được chiên giòn rụm và chấm với mắm gừng cay cay ngọt ngọt. Thường để làm món này thì bạn nên lựa chọn những con nhỏ, vừa để cá chiên lên được giòn đều và không bị nát thịt.
– Cá trê nấu canh chua
Canh chua là một món ăn giải nhiệt, kết hợp với cá trê đồng cũng là sự lựa chọn rất tuyệt hảo vào những ngày hè nóng bức.
Xem thêm: Dưa gang là quả gì? Tác dụng của dưa gang và Bà bầu có nên ăn dưa gang hay không?
VIII. Kết luận
Vậy là chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn các cách nấu cá trê thơm ngon, hấp dẫn. Hy vọng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn biết cách làm cá trê, và có thêm thông tin về cá trê đen. Hãy theo dõi chúng tôi để đọc thêm nhiều bài viết về cách nấu cá trê nhé. Chúc bạn thành công!